Cần lên án hành động vô pháp và bất nhân của nhà cầm quyền CS

FB Đỗ Ngà

1-9-2018

Quyền tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, và quyền biểu tình là những quyền đã được hiến định. Mà hiến pháp là luật cao nhất. Tất cả những đạo luật buộc tội công dân chỉ vì họ thực hiện quyền hiến định là những buộc tội càn quấy của nhà cầm quyền CS. Nó dựa trên sức mạnh của quyền lực nhà nước đã được ĐCS dùng sai mục đích chứ không dựa công lý.

Giọt máu ngoài sân

Nguyễn Anh Tuấn

21-6-2023

Ảnh trên mạng

65 hội đoàn dân sự hàng đầu khu vực và quốc tế như trong hình trên, vừa cùng gửi thư đến cựu Tổng thống Obama thúc giục ông kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng. Có người sẽ nói đương kiêm tổng thống lên tiếng còn chưa ăn thua, huống gì cựu tổng thống. Nhưng không phải vậy, lên tiếng trước hết là để tỏ bày một thái độ, để những ai đứng sau quyết định bắt bớ thấy được hành vi độc đoán chuyên quyền của họ hoàn toàn không có chỗ trong thế giới văn minh và chỉ đang đẩy họ về phần sai trái của lịch sử.

Thư khẩn về tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức

LTS: Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực, bước sang ngày thứ 27. Lo lắng cho tính mạng của con trai, hôm nay 09/09/2018, ông Trần Văn Huỳnh, cha ông Thức viết thư gửi các cơ quan lãnh đạo nhà nước và các tổ chức quốc tế, cùng toàn thể nhân dân Việt Nam. Nội dung bức thư như sau:

Không thể xử phạt người im lặng

Nguyễn Huy Cường

9-9-2023

Gần đây tôi rời mạng internet nhiều hơn và trong khi “offline”, nghĩa là gặp gỡ, giao du trực tiếp với bạn hữu ngoài đời, thì biết một sự thể.

Tâm thư của anh Đào Ngọc Tú về cuộc bức hại Pháp Luân Công (Phần II – 2)

Đào Ngọc Tú

20-9-2018

Tiếp theo phần mở đầuphần Iphần II-1

2. Nguyên nhân ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công

Có một điều dễ nhận thấy là tại sao chính phủ và người dân khắp thế giới ủng hộ Pháp Luân Công còn ĐCSTQ lại bức hại, lẽ nào ĐCSTQ văn minh hơn thế giới, đó chẳng phải là Đảng này có vấn đề, bởi lẽ Giang Trạch Dân và ĐCSTQ không phải vì dân mà là vì độc tài thống trị của tổ chức, trục lợi của các cá nhân và vì bản chất của ĐCSTQ trái ngược với Chân-Thiện-Nhẫn nên mới thấy khó chịu.

Tiền Giang: Chàng thanh niên bán truyện tranh bị truy nã đặc biệt vì “tội hồng phúc”

Nguyễn Văn Miếng

30-11-2023

Lê Quốc Anh bị cơ quan công an ra quyết định truy nã đặc biệt – Ảnh: A.X

Chuyện xưa kể lại…

Tôi biết bạn trẻ Lê Quốc Anh từ khi cậu còn là một người bán truyện tranh trên mạng. Cậu có một đam mê không gì cưỡng lại nổi với những tranh vẽ cho thiếu nhi. Cậu đã đi học để trở thành một kỹ thuật viên đồ họa vi tính.

Công đoàn tay sai, lãng phí tiền dân

Phạm Trần

27-9-2018

“Hiện nay xã hội vẫn băn khoăn trước tình trạng một bộ phận công nhân, người lao động có biểu hiện phai nhạt về chính trị, chỉ lo nhiều đến những vấn đề lợi ích kinh tế, đời sống cụ thể trước mắt, ít quan tâm đến những vấn đề cơ bản, lâu dài, có tính chiến lược như ý thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, vai trò, sứ mệnh lịch sử, trách nhiệm của giai cấp công nhân…; một số bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động, đã có những việc làm sai trái, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Anh Chí trong mắt tôi

Blog RFA

Nguyễn Anh Tuấn

1-3-2024

Những ai từng tham gia các cuộc biểu tình dậy lửa Hà Nội, khởi đầu vào năm 2011 nhân sự kiện Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh, cho đến 2018, lúc chính quyền dự định ban hành Luật Đặc khu, hẳn sẽ không quên được hình ảnh blogger Nguyễn Chí Tuyến, tên thường gọi là Anh Chí.

Bút ký luật sư: Phiên tòa “Liên minh Dân tộc Việt Nam” ngày 5/10/2018

LS Nguyễn Văn Miếng

7-10-2018

Bắt người tùy tiện

Từ Công văn số 99/CV-IP ngày 04/11/2016 của Trung tâm Viễn thông IP thuộc Công ty Cổ phần dịch Bưu chính Viễn thông Saigon, ngày 06, 07 và 16/11/2016 Cơ quan ANĐT – Công an thành phố Hồ Chí Minh đã vào cuộc bắt bớ hàng loạt: Nguyễn Quốc Hoàn, Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ, Nguyễn Vi L., Từ Công Nghĩa và Phan Trung (một tu sĩ Phật giáo pháp danh Thích Nhật Huệ).

Xin lỗi chị – Bình an nhé

FB Trịnh Kim Tiến

17-10-2018

Xin lỗi chị vì em đã không thể làm được, để chị được tự do trên quê hương mình. Em biết chị đang phải ra đi trong tủi hờn và nước mắt. Ngày mà em biết chị khóc nấc gật đầu, trong lòng em day dứt không nguôi.

Ngụy tạo tội danh để dẫn độ

FB Phạm Lê Vương Các

22-10-2018

Từ ngày 12/11 đến ngày 7/12 năm 2018 , Uỷ ban Chống tra tấn LHQ sẽ có phiên họp lần thứ 65 tại Geneva để thẩm tra Báo cáo ban đầu của nhà nước Việt Nam về việc thực hiện Công ước Chống tra tấn sau hơn 3 năm phê chuẩn.

Tổng Công tố Đức điều tra về việc mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến ở Đức

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

31-10-2018

Các phương tiện truyền thông Đức như báo chí, truyền thanh và truyền hình đồng loạt đưa tin mật vụ Việt Nam đe dọa các nhà bất đồng chính kiến người Việt ở Đức. Ảnh trên mạng

Các nhà phê bình chế độ Việt Nam tại Berlin bị doạ dẫm, lung lạc tinh thần, đe dọa giết chết và tấn công mạng – được cho là do mật vụ Việt Nam thực hiện.

Dĩ độc trị độc

Trương Minh Ẩn

10-11-2018

Trong vụ oan khiên ngút trời của người dân Thủ Thiêm, sự vụ cứ kéo dài lê thê, cho nên khi có một cán bộ lãnh đạo xuất hiện, họ tạo ra một phong cách quan tâm tới người dân, lập tức họ được coi như một cái phao cứu sinh, dân chúng dựa vào đó để kêu oan. Chẳng hạn như khi ông cựu Bí thư Đinh La Thăng tới thì bà con liền gần như đồng thanh: “Bác Thăng ơi, bác Thăng hỡi! Cứu dân, cứu dân với”.  

Là Người Hùng Của Chính Mình

Nguyệt Quỳnh

17-11-2018

Ngày 25/09/2018 Liên Hiệp Quốc đã trao giải thưởng “Người Tị Nạn Nansen” cho bác sĩ giải phẫu Evan Atar Agha người Sudan. Đây là một giải thưởng cao quý nhằm vinh danh những người hùng vô danh. Bác sĩ Evan Atar Agha đã từ bỏ đời sống tiện nghi ở Ai Cập để trở về với đồng bào ông ở thị trấn Bunj, vùng đất vẫn đang xảy ra xung đột. Suốt hai mươi năm dài ông đã giải phẫu, băng bó, cứu sống hàng chục ngàn nạn nhân của chiến tranh và bị đàn áp tại Sudan và Nam Sudan.

Giải cứu nền dân chủ Mỹ

Nghiên cứu Quốc tế

Tác giả: Joseph E. Stiglitz/ Project Syndicate

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

26-11-2018

Hoa Kỳ từ lâu đã trở thành cứ điểm của chế độ dân chủ. Nước này đã thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Vì sự nghiệp dân chủ, dù chịu tổn thất nặng nề nhưng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong Thế chiến II. Bây giờ một cuộc chiến như vậy đang diễn ra tại nước Mỹ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Ngưng điều tra quan chức Slovakia, nhưng tiếp tục điều tra nghi can VN

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

4-12-2018

Về việc cảnh sát Slovakia vẫn tiếp tục điều tra nghi can trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, nhật báo Dennik N của Slovakia trích lời Công tố viên Sona Juřičková nói rằng, các điều tra viên sẽ chỉ tập trung vào việc điều tra “những người châu Á – mà có nhiều khả năng nhất là các công dân của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, những người đã đưa Trịnh Xuân Thanh ra khỏi Berlin.

‘Yêu Sách 8 Điểm’ và giấc mộng trăm năm

Blog VOA

Trân Văn

20-12-2018

Nhiều người Việt sống ở trong và ngoài Việt Nam đang chuyển cho nhau “Yêu sách tám điểm năm 2019 của người dân Việt Nam” (1).

10 sự kiện nổi bật về tự do ngôn luận năm 2018

FB Nguyễn Vi Yên

31-12-2018

Tại Việt Nam, mạng xã hội đã trở thành kênh thông tin, kênh vận động và phanh phui nhiều sai phạm liên quan đến môi trường, tham nhũng, và bất công. Cộng đồng Facebook tại Việt Nam sẽ phản ứng như thế nào khi luật An ninh mạng sắp có hiệu lực trong vài giờ tới? Năm 2019 dự báo sẽ là một năm đầy hứa hẹn với tiềm năng sáng tạo của cư dân mạng để lên tiếng trước những bất công xã hội.

Báo chí phụng sự

FB Trung Bảo

12-1-2019

Báo Tuổi Trẻ với châm ngôn “Phụng sự bạn đọc” cùng với báo Thanh Niên có bài về tỷ phú Phạm Nhật Vượng trong số báo Xuân. Không đánh giá hai bài báo này về sự hay-dở, vì tôi không đọc bất kỳ bài nào, nhưng tôi cho rằng hai bài viết này vô giá trị về mặt báo chí.

Chính quyền “âm thầm” xua quân đập chùa Sơn Linh Tự, khi sư thầy trụ trì đi chữa bệnh (Phần 2)

Đàm Ngọc Tuyên

21-1-2019

Phần 2: Đường tu sao quá gian nan của vị sư bốn lần bị chính quyền đập chùa. Tiếp theo phần 1.

Sáng hôm sau, ngày 17/1/2019, trước khi quay trở lại chùa Sơn Linh Tự để nghe vị sư trụ trì ở đây tâm sự nguồn cơn mà chính quyền thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, quyết triệt hạ ngôi chùa của ông. Tôi đã gặp một số người dân địa phương (bao gồm lương dân và Phật tử) ở gần khu vực chùa để nghe họ nói về chuyện đập chùa của chính quyền.

Tư tưởng đảng viên ở đâu?

Phạm Trần

31- 1- 2019

Chưa bao giờ mà cả Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị đã phải cùng lúc lên tiếng báo động về nguy cơ suy thoái trong nội bộ, đồng thời khuyến cáo phải phòng ngừa “bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị ‘tự do, dân chủ’ của các thế lực thù địch.”

Đừng quá buồn, hãy nhìn rõ

Jonathan London

28-2-2019

Hiểu nhưng lại hơi bất ngờ khi thấy “hơn vài người” dân Việt Nam nuối tiếc về việc đàm phán Kim-Trump đã chưa, hay không mang lại kết quả gì, nếu không muốn nói là thất bại.

Thông báo về Giải Tự Do Tôn Giáo Nguyễn Kim Điền năm 2019

Phạm Hồng-Lam

18-3-2019

Đã có những người chịu chết vì bênh vực quyền lợi của Hội Thánh. Nhưng ngày nay có người nào dám chịu chết để bênh vực quyền lợi của con người không?

(TGM. Nguyễn Kim Điền)

Báo Đại Đoàn Kết “nổi tiếng” nhờ… Vũ ‘nhôm’

Bá Tân

30-3-2019

Hàng trên, từ trái: Vũ ‘nhôm’, Trương Duy Nhất. Hàng dưới, từ trái: Đinh Đức Lập, Vũ Trọng Kim. Ảnh trên mạng, Tiếng Dân edit

Thời gian gần đây, báo Đại Đoàn Kết trở nên “nổi tiếng” kể cả trong và ngoài nước. Không chỉ mạng xã hội, mà số đông báo chí quốc doanh đều nhắc đến tên báo này.

Báo chí Việt Nam, cuộc khủng hoảng bao giờ kết thúc?

Mạnh Quân

7-4-2019

Ai cũng đã biết, Quyết định phê duyệt Quy hoạch báo chí VN đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành.

Mức độ ảnh hưởng của quyết định này đến hàng trăm tờ báo, hàng chục ngàn nhà báo và phía sau cũng là hàng vạn người thân của họ là rất lớn. Bởi có nhiều tờ báo phải thu hẹp phạm vi hoạt động, nhiều tờ phải sáp nhập … sẽ có nhiều nhà báo công việc trở lên khó khăn hơn, và rất có thể sẽ có những người rơi vào cảnh thất nghiệp.

Một thứ tư duy bần tiện!

LTS: Hết tiền, người ta tìm đủ mọi cách để móc túi dân. Chính quyền trung ương thì tìm cách thu thuế, phí, chính quyền địa phương, thậm chí ngay cả bệnh viện cũng không chịu thua, quyết đè dân ra vặt, như “vặt lông vịt“!

Bài báo đã bị gỡ: Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình

LTS: Bài trên báo Thanh Niên của tác giả Trung Hiếu có tựa đề: “Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: TP.HCM hứa với Bộ Chính trị sẽ không có biểu tình“. Bài báo có 19 lần nhắc tới cụm từ “Biểu tình”, được đăng lên mạng lúc 18:10′ chiều nay, nhưng chẳng bao lâu thì đã bị gỡ bỏ. Tiếng Dân xin được đăng lại tại đây:

____

Thanh Niên

18:10 – 26/04/2019

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại cuộc gặp mặt, Ảnh: Trung Hiếu/ TN

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân cho hay TP.HCM sẽ có những biện pháp chống biểu tình và đã hứa với Bộ Chính trị, Chính phủ không để biểu tình diễn ra ở TP.HCM.

Tượng “Ngày về” của điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

Nguyễn Tuấn Khoa

5-5-2019

Tượng Ngày Về cao 4m, bằng bê-tông cốt thép, giải nhất điêu khắc, giải Văn Học Nghệ Thuật 1963 (giải Tổng Thống Ngô Đình Diệm). Tượng triển lãm tại công viên đống Đa.

Trong các tác phẩm điêu khắc của Nguyễn Thanh Thu, người lính VNCH là đề tài gây cho ông nhiều cảm xúc. Khi nhắc tới tác phẩm của ông người ta thường nói nhiều tới tượng Thương Tiếc nhưng với ông tác phẩm Ngày Về lại đem cho ông niềm vinh dự lớn nhất. Đó là bước ngoặc lớn trong sự nghiệp điêu khắc vào tuổi 29.

CSVN “học tập và làm” theo Trung Cộng, giám sát dân

 BTV Tiếng Dân

14-5-2019

Zing đưa tin: Camera công cộng ở TP.HCM sẽ nhận dạng mặt người. Tại hội nghị công bố kết quả triển khai đề án “Xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn đến 2025”, ông Lê Quốc Cường, PGĐ Sở TT-TT, cho biết, Trung tâm điều hành chỉ huy đô thị thông minh đã gắn khoảng 1.000 camera. Trong số các camera này, có những camera có độ phân giải chất lượng cao, có thể nhận diện được mặt người.

Vì sao chưa xử Nguyễn Hữu Linh đã bàn tới tình tiết giảm nhẹ?

 BTV Tiếng Dân

25-5-2019

Báo Lao Động dẫn lời ĐBQH Nguyễn Ngọc Phương: “Áp dụng tình tiết giảm nhẹ cho ông Nguyễn Hữu Linh là vô lý”. Ông Phương nói: “Tăng nặng hay giảm nhẹ thì phải dựa vào quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với trường hợp của ông Nguyễn Hữu Linh, đây là vụ việc mà dư luận xã hội quan tâm và lên án mạnh mẽ. Đặc biệt ông Linh có những vi phạm khi bản thân là người hiểu biết về pháp luật, từng có vị trí, chức quyền, đây là điều khó chấp nhận. Đây rõ ràng là tình tiết tăng nặng chứ không phải giảm nhẹ”.