Luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư…

Đặng Đình Mạnh

5-5-2021

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư trước phiên tòa sáng nay 5/5/2021. Ảnh trên mạng

Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của TAND Tỉnh Hòa Bình

***

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy. Nhất là đối với phần xác định về yếu tố nguyên nhân, là phần mà chính chủ tọa phiên tòa đã chủ động gợi mở và đồng nghiệp của chúng tôi là LS Lê Văn Luân đã nỗ lực làm rõ hơn về nội dung ấy trong phần tham gia xét hỏi.

Cho thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là về chính sách đất đai, cụ thể là chính sách đền bù giải tỏa về nhà đất của người dân. Mà hai thân chủ chúng tôi tin rằng chính mình đã là nạn nhân trực tiếp. Do đó, họ đã có sự đồng cảm với người dân Đồng Tâm vì đồng cảnh ngộ với nhau, nên đã lên tiếng để thông tin, để bênh vực…

Nếu chính sách đền bù giải tỏa nhà đất cho người dân công bằng, bảo đảm cuộc sống cho họ sau khi bị giải tỏa, thì đã không có những Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Thủ Thiêm hoặc Vườn Rau Lộc Hưng… và những đoàn dân oan tập trung ở Hà Nội.

Do đó, nếu phiên tòa này chỉ đóng khung trong phạm vi xét xử về hành vi bị cho là vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống nhà nước” thì chưa đủ. Những người tiến hành tố tụng chưa làm tròn trách nhiệm lương tâm của mình. Mà cần phải có sự phản ánh về nguyên nhân của vụ án đến các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh chính sách đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng, công bằng cho người dân. Để chúng ta không còn phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư khác phải ra tòa nữa.

Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chịu khó lắng nghe phần bào chữa dài dòng của chúng tôi.

***

Bà Cấn Thị Thêu: “Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản”

Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến “Đừng tin…”.

Thủ Thiêm, chuyện xưa giờ mới kể (Phần 1)

Nguyễn Thùy Dương

15-4-2021

Mấy má Thủ Thiêm ngày xưa cũng đẹp, cũng nét nào ra nét nấy, tràn trề sức sống, xinh tươi như hoa mới tưới. Quy hoạch Thủ Thiêm, trải qua mấy bận cưỡng chế, mấy má như hoa héo mất một thời kỳ.

Cuối cùng thì bà Kình cũng gặp được các con trai bà!

Nguyễn Thị Duyên

27-3-2021

Bà Dư Thị Thành, quả phụ ông Lê Đình Kình. Ảnh: FB tác giả

Ngày 26/03/2021, gia đình họ Lê chúng cháu lại tiếp tục hành trình tìm người.

Hậu họa…

Lý Trần

23-3-2021

Kết quả của phiên tòa phúc thẩm vụ án Đồng Tâm không làm những người lương thiện ngạc nhiên vì họ rất hiếu bản chất của chế độ CS. Chế độ này “sinh ra từ bạo lực” nên nó không chấp nhận “thua” bất kỳ lẽ phải hay đạo lý nào, một khi nó nắm quyền lực trong tay.

Nhiều động thái lạ sau một phiên toà chóng vánh

Ngô Anh Tuấn

17-3-2021

– Toà tuyên án tại Hà Nội vào tối ngày 09/3/2021, tới sáng ngày 17/3/2021, các luật tại thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được bản án, đây là việc làm nhanh không tưởng;

Bắn dân lành Đồng Tâm: Ô nhục quốc gia…

Phạm Đình Trọng

15-3-2021

Bắn dân lành Đồng Tâm: Ô nhục quốc gia một

Tử hình dân lành Đồng Tâm: Ô nhục quốc gia mười.

Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan: “Cầm súng bắn vào người dân nước mình là đỉnh cao của nỗi ô nhục quốc gia“.

Bài bào chữa cho hai bị cáo vụ án Đồng Tâm tại phiên phúc thẩm

Hà Huy Sơn

13-3-2021

LUẬN CỨ BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ ĐỒNG TÂM

Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, ngày 08/03/2021.

Gót Achilles của câu chuyện Đồng Tâm

Đặng Đình Mạnh

10-3-2021

Luật pháp quy định 2 cấp xét xử, thì phúc thẩm là cấp thứ 2 và là cấp cuối cùng. Bản án phúc thẩm tuyên xong thì có hiệu lực pháp luật tức thì. Tuy rằng luật pháp có quy định các thủ tục giám đốc thẩm (nếu xét xử sai lầm), tái thẩm (nếu có chứng cứ mới) sau cấp phúc thẩm. Thế nhưng, trong những vụ án có yếu tố chính trị, xác xuất khả năng giám đốc thẩm hoặc tái thẩm là bằng 0, trừ phi…

Mạng đổi mạng không phải là công lý

Huy Đức

10-3-2021

29 bị cáo đều là người ở xã Đồng Tâm tại phiên tòa. Ảnh: Giang Long/ TT

Chuẩn bị hung khí mà để trong nhà thì có thể coi là chuẩn bị “phòng vệ”. Trên thực tế là gia đình cụ Kình đã bị tấn công. Tôi vẫn cho rằng, nếu đúng như các bị cáo thừa nhận, họ đã giết ba cán bộ công an, thì họ đã “vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (dù họ đã phòng vệ không thành công, cửa nhà tan nát, cha già bị giết) hoặc “giết người trong trạng thái bị kích động mạnh” (do bị tấn công vào ban đêm bằng vũ trang).

Một sự thật dân cần được biết!

Chu Hảo

9-3-2021

GS Chu Hảo chúc Tết Cụ ông Đình Kình năm 2018. Ảnh: Nguyễn Đình Ấm.

Sự thật này nhỏ hơn so với nhiều sự thật khác, nhưng vô cùng hệ trọng, mà nhân dân có quyền được biết theo Hiến định, có tên là “ Sự thật Đồng Tâm”. Sự thật này được GS Hoàng Xuân Phú vạch trần một cách cực kỳ rõ ràng và logic trong các bài viết có thể đọc được trên trang nhà của ông.

Giải mã vụ Đồng Tâm

Hoàng Xuân Phú

7-3-2021

Án tử hình cho hai bị cáo Lê Đình Chức và Lê Đình Công. Án chung thân cho bị cáo Lê Đình Doanh. 16 năm tù cho bị cáo Bùi Viết Hiểu. 13 năm tù cho bị cáo Nguyễn Quốc Tiến. 12 năm tù cho bị cáo Nguyễn Văn Tuyển. Và tổng cộng 71 năm 3 tháng tù cho 23 bị cáo khác. Đó là phán quyết của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội trong Bản án số 355/2020/HS-ST ngày 14/9/2020.

Trích Đơn kiến nghị vụ Đồng Tâm (Phần 2)

Nguyễn Văn Miếng

7-3-3021

Tiếp theo Phần 1

HÀNH VI VÀ CÁI CHẾT CỦA ÔNG LÊ ĐÌNH KÌNH

1. Kết luận điều tra:

Trích Đơn kiến nghị vụ Đồng Tâm (Phần 1)

Nguyễn Văn Miếng

6-3-2021

Ngày 2/3/2021, 14 luật sư bào chữa cho 6 bị cáo có kháng cáo trong phiên tòa phúc thẩm ngày 8/3/2021 tại TANDCC tại Hà Nội đã gửi một Đơn kiến nghị về một số nội dung liên quan tới quá trình điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 09/01/2020 đến Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội; Ông Ngô Tự Học – Thẩm phán TAND Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao tại Hà Nội; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao.

Vết đạn trên vai áo

Ngô Anh Tuấn

5-3-2021

Chiều hôm nay, một số luật sư chúng tôi vào Trại giam số 2 Công an thành phố Hà Nội để thăm gặp một số thân chủ trước ngày xét xử phúc thẩm vụ án “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” xảy ra tại Đồng Tâm vào đầu năm 2020; phiên toà sẽ được mở vào ngày 08/3/2021 và dự kiến kéo dài 2-3 ngày.

Thông tin về phiên tòa phúc thẩm vụ Đồng Tâm

Nguyễn Văn Miếng

5-3-2021

Ngày 8/3/2021, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đưa vụ án “Đồng Tâm” ra xét xử phúc thẩm, dự kiến sẽ diễn ra trong 3 ngày.

Án mạng Đồng Tâm: Cảnh sát giết dân và Tòa án giết luật pháp

Phạm Đình Trọng

4-3-2021

Ngày 8.3.2021, tại Hà Nội, tư pháp Việt Nam sẽ trình diễn phiên tòa phúc thẩm vụ án mạng Đồng Tâm.

Tôi không được triệu tập tham dự phiên toà?

Ngô Anh Tuấn

26-2-2021

Theo thông tin tôi có được từ các đồng nghiệp, ngày 8/3/2021 tới đây Toà án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên toà xét xử phúc thẩm vụ án xảy ra tại Đồng Tâm cách đây hơn một năm về trước.

Một lần nữa anh Công nói: tôi bị oan

LS Phạm Lệ Quyên

26-2-2021

Vụ án Đồng Tâm sẽ được xét xử phúc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội vào 8h00 ngày 08 tháng 3 năm 2021. Sáu bị cáo kháng cáo trong phiên phúc thẩm như sau:

Giỗ muộn

Đặng Bích Phượng

7-2-2021

Ảnh: FB tác giả

Cái áy náy của nhiều người là giỗ đầu cụ Lê Đình Kình, không ai vào thắp hương cho cụ được. Mấy chị em bảo nhau, gần Tết rồi, chắc chúng nó cũng lơi lỏng, không chú ý đến nữa, thì mấy chị em mình vào thắp hương cho cụ, nhân thể lì xì cho các cháu nhỏ, mấy bà mấy chị bị đánh nhiều nhất mà chưa có dịp gặp.

Phương thuốc Thủ Thiêm và chính trị Thủ Đức

Tâm Chánh

22-1-2021

Thật khó có thể tìm thấy điều gì mới mẻ về thể chế trong câu chuyện thành phố Thủ Đức.

Từ là huyện vùng ven, được cơi nới ra 3 quận đô thị hoá, thành phố Thủ Đức đang mắc kẹt trong hình dung về một cấp huyện thành thị.

Sự Thật và Công Lý

Đoàn Bảo Châu

15-1-2021

Mấy ngày trước là ngày giỗ ông Lê Đình Kình, tôi thấy cần phải nhắc lại mấy điều cần nói về sự việc Đồng Tâm. Ở đây, tôi sẽ không bàn nữa tới tính pháp lý của mảnh đất tranh chấp. Cơ sở pháp lý của mảnh đất ấy sẽ mãi là một ẩn số khi không có được một phiên toà công khai minh bạch.

Viết về người ông đáng kính có tên họ đầy đủ là Lê Đình Kình

Nguyễn Thị Duyên

8-1-2021

Ngày mai 9/1/2021 là tròn một năm Ông bị nòng súng của CAHN cướp đi sinh mạng.

Con còn nhớ những ngày cuối cùng ngồi uống trà bên cạnh Ông. Vẫn tâm hồn và tinh thần chống tham nhũng không có vùng cấm, vẫn có một niềm tin bác Trọng “chống tham nhũng giỏi” sẽ để mắt đến vụ án “dân Đồng Tâm chống tham nhũng”.

24 tháng dân oan Vườn rau Lộc Hưng trải qua sự dữ (8/1/2019 – 8/1/2021)

Trịnh Vĩnh Phúc

8-1-2021

24 tháng trôi qua, người dân Vườn rau Lộc Hưng sống trong nỗi thống khổ vì bị mất nhà, mất đất, mất nguồn sống do bị “cưỡng chế” đuổi người, phá nhà, chiếm đất, huỷ hoại tài sản, hoa màu… một cách trái pháp luật!

Xét xử vụ án Đồng Tâm: TAND Thành phố Hà Nội đã tuyên án tử hình nền tư pháp

Vũ Hữu Sự

7-1-2021

(Viết nhân ngày giỗ đầu cụ Lê Đình Kình)

Đầu tiên, phải khẳng định rằng từ trước đến 3 giờ ngày 9/1/2020, không có bất cứ vụ án hình sự nào ở làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, bị khởi tố, lại càng không có người dân nào ở làng Hoành trở thành bị can. Điều đó có nghĩa là không có bất cứ một người dân nào ở làng Hoành vi phạm pháp luật. Đó là điều không ai có thể phủ nhận.

Bắt Tất Thành Cang: Thủ Thiêm mù mịt

Nguyễn Thùy Dương

17-12-2020

Việc khởi tố, bắt tạm giam Tất Thành Cang chiều hôm qua (16/12/2020) sẽ khiến con đường đi tìm công lý, quyền lợi của dân Thủ Thiêm gần như mịt mù, bít lối.

Không nhận tội dù có phải chết!

Nguyễn Thị Duyên

15-12-2020

Ông Lê Đình Công và cháu nội. Ảnh: FB tác giả

Hôm nay, thứ 3 ngày 15/12/2020. Luật sư đã vào trại giam số 2 Thường Tín gặp bố chồng em là Lê Đình Công.

Di sản Sáu Tường và bài học Thủ Thiêm

Tâm Chánh

12-12-2020

Ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp (tức Sáu Tường). Ảnh: Thanh Đạm

Món nợ Thủ Thiêm đã phải di dời vào thành phố Thủ Đức.

Câu chuyện bồi thường thiệt hại cho dân vì chủ trương và cách làm sai trái trong thực hiện dự án phát triển bán đảo Thủ Thiêm không thể kéo dài.

Nó phải được tiến hành trên nguyên tắc bồi thường, không chỉ cứ khơi khơi từng dấu sai lầm cũ, đền bù giải phóng mặt bằng.

Nó phải được thảo luận đến đúng độ sâu của nó, vì sao một dự án tốt đẹp lại trở thành một món nợ? Ai đã bẻ lái con đò Thủ Thiêm ra khỏi trời nước nhân dân của nó?

Sự trớ trêu của cuộc đời

Đoàn Kiên Giang

8-12-2020

Ảnh nằm trong bộ ảnh “những vụn vỡ sót lại ở quận 2” của Cương Trần

Ngót 20 năm kể từ ngày bán đảo Thủ Thiêm bình yên, quê mùa được “đánh thức”, thì “cô gái còn say ngủ” vẫn chưa thực sự trở mình, mang về đẹp giàu trước nhất cho lương dân bán đảo như khát vọng của lãnh đạo TP.HCM thời ấy.

Thủ Thiêm: Số phận 160ha đất tái định cư và sự tương phản chua chát

Báo Sạch

Đoàn Kiên Giang

2-12-2020

Ảnh: Hữu Khoa

Gần 20 năm qua, người dân bán đảo Thủ Thiêm (quận 2, TP.HCM) đã liên tục khiếu nại việc chính quyền TP.HCM thu hồi đất ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm để phát triển đô thị, giao đất cho doanh nghiệp làm dự án, có sai phạm gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của dân.

Ai bầu anh chứ tôi không có…

Nguyễn Thùy Dương

29-11-2020

Ảnh: QHVN

Trong cuộc đối thoại chiều ngày 27/11/2020, giữa dân Thủ Thiêm và Tổ Thanh tra liên ngành do Thanh tra Chính phủ chủ trì. Dù vô cùng đuối pháp lý với người dân nhưng đại diện các cơ quan, ban ngành vẫn nhất quyết dân 5 khu phố, 3 phường Bình An, Bình Khánh, An Khánh nằm trong ranh quy hoạch.

Kịch tính được đẩy lên cao, khi ông Đặng Công Huẩn đề nghị liên tục 3 cán bộ phát biểu và cả 3 đều thấy 5 khu phố, 3 phường nằm trong ranh quy hoạch dù họ chẳng đưa được chút pháp lý nào. Cảm nhận của tôi khi nghe lại cuộc đối thoại đó là họ như con vẹt nói cùng một bài. Tuy nhiên, lý lẽ của họ chỉ nói cho dân không biết gì nghe thì được chứ dân khiếu kiện lâu năm nắm chắc pháp lý thì không được.