Gia đình tôi sẽ không chịu khuất phục!

Trịnh Thị Thảo

12-5-2022

Ông Trịnh Bá Khiêm (người ngồi giữa). Ảnh: FB tác giả

Hôm qua bố tôi có hẹn 8h sáng làm việc với an ninh. Nhưng sáng nay bố tôi nhớ là có hẹn đi thăm mẹ tôi Cấn Thị Thêu ở trại 5 Thanh Hoá, sáng bố tôi xếp đồ để đi sớm, 7h 15 phút đã có mặt ở cổng trại giam, sau đó gọi điện cho trưởng công an xã Ngọc Lương, Yên Thuỷ, Hoà Bình để hẹn buổi làm việc sang buổi chiều.

Đường xa vạn dặm

Nguyễn Thùy Dương

11-5-2022

Hôm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vào tiếp xúc cử tri TP. Thủ Đức, dân mất đất Thủ Thiêm trông ngóng gặp Chủ tịch nước giãi bày tâm tư, nguyện vọng. Nỗi lòng của dân khoắc khoải, bồn chồn trước một trong những con người nắm giữ vị trí quan trọng của quốc gia như một lẽ thường tình.

‘Quyền sử dụng đất không phải quyền sở hữu’

Trương Nhân Tuấn

11-5-2022

Câu dẫn trên là ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng, nhân phát biểu trong buổi bế mạc hội nghị trung ương lần thứ 5. Ông Trọng nói vậy là đúng hay sai?

Làm sao để lãnh đạo các tỉnh, thành không đi tù vì đất?

Mai Bá Kiếm

8-5-2022

Trong lời khai mạc Hội nghị Trung ương 5, TBT Nguyễn Phú Trọng nói một câu mang tính ta thán hơn là tự hào như mọi khi: “Nhiều người giàu lên nhờ đất, nghèo đi vì đất, thậm chí đi tù cũng vì đất”. Hệ quả này ai cũng thấy, cũng biết trong 30 năm qua, đến giờ ông mới thừa nhận là rất muộn.

Tuyên bố chống tham nhũng và sửa đổi Luật đất đai

7-5-2022

Thời gian gần đây một số vụ tham nhũng đã bị nhà nước tiến hành khởi tố, bắt giữ người:

– Vụ Việt Á là một kế hoạch phối hợp nhịp nhàng giữa Công ty Việt Á, Học viện Quân y, Bộ Khoa học – Công nghệ, Bộ Y tế với tổ chức phòng chống dịch CDC của hầu hết các tỉnh thành, có sự tiếp tay vô tình hoặc hữu ý của văn phòng Chủ tịch nước, Ban Thi đua – Khen thưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin – Truyền thông, nhằm lợi dụng tình trạng dịch bệnh bùng phát trên cả nước để ăn cướp ngân sách nhà nước chia chác nhau.

Hồi tưởng về cưỡng chế đất Văn Giang – Hưng Yên (Phần 2)

Đặng Bích Phượng

24-4-2022

Tiếp theo Phần 1

Bà con Văn Giang lên Hà Nội khiếu kiện. Ảnh trên mạng

Nhiều cuộc cưỡng chế để lại những dư âm rất xót xa” – Đấy là tiêu đề bài đăng trên báo Dan Trí ngày 13/5/2012.

Hồi tưởng về cưỡng chế đất Văn Giang – Hưng Yên (Phần 1)

Đặng Bích Phượng

24-4-2022

Cảnh sát cơ động được chính quyền huy động để tham gia cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên năm 2012. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng

Mười năm trước, vào lúc mờ sáng ngày 24/4/2012, hàng nghìn cảnh sát cơ động đã tiến hành cuộc cưỡng chế đất tại Văn Giang, làm chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Thăm bố Lê Đình Công và chú Lê Đình Chức

Nguyễn Thị Duyên

6-4-2022

Sau bao nhiêu tháng ngày không được thăm gặp do dịch bệnh Covid thì đến nay nhà cháu mới được gặp Bố, gặp chú bằng xương bằng thịt. Nhưng hôm nay cháu mới đăng bài được vì bận việc gia đình.

Đất đai, trái bom khi nào… phát nổ?

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2022

Vụ Thủ Thiêm: Hàng chục nhà báo, người dân ‘vây’ trụ sở tiếp dân. Hình minh họa. Nguồn: VNE

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả.

Hôm nay (29/3/2022), tờ Lao Động có hai thông tin liên quan đến việc hủy bỏ hai đại dự án dính líu tới đất đai ở hai tỉnh khác nhau: Công ty Đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) trả lại Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê cho chính quyền tỉnh Quảng Ngãi (1) và Tập đoàn Hoa Sen chính thức rút khỏi Dự án Khu Công nghiệp Du Long ở Ninh Thuận (2).

QISC giành được Dự án Khu Dân cư trục Mỹ Trà – Mỹ Khê (tọa lạc tại thành phố Quảng Ngãi) năm 2015 và từng được xem là “mỏ” giúp chính quyền tỉnh Quảng Ngãi kiếm được một khoản tiền lớn cho ngân sách tỉnh này nhưng đến giờ, “mỏ… tiền” này vẫn chỉ là một bãi đất có diện tích khoảng 20 héc ta dành cho… cỏ dại, bất kể ¾ diện tích đã được san nền, làm đường, thiết lập lưới điện, hệ thống thoát nước!

Tương tự, 407 héc ta ở huyện Thuận Bắc mà tỉnh Ninh Thuận tổ chức thu hồi cách nay 14 năm để thực hiện Dự án Khu Công nghiệp Du Long giờ vẫn dành để nuôi… cỏ. Chín năm đầu (2008 – 2017), 407 héc ta đó nằm trong tay một doanh nghiệp Trung Quốc. Vì dự án vẫn… nằm trên giấy, chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã dàn xếp để doanh nghiệp Trung Quốc ấy chuyển nhượng dự án cho Tập đoàn Hoa Sen và giờ, sau năm năm nắm giữ dự án, Tập đoàn Hoa Sen đã chuyển nhượng dự án cho một doanh nghiệp khác.

Thu hồi đất ồ ạt để đổi hạ tầng, công trình và để thực hiện các dự án phát triển đô thị, xây dựng khu công nghiệp là nguyên nhân tạo ra tạo ra vô số bãi đất hoang (3), thành phố ma (4) ở khắp mọi nơi tại Việt Nam, kể cả Hà Nội (5), TP.HCM (6). Tuy chưa có thống kê đầy đủ để biết một cách tường tận, rằng những dự án “trời ơi, đất hỡi” đó đã tước đoạt sinh kế của bao nhiêu triệu gia đình, khiến bao nhiệu nhiều triệu người lâm vào cảnh bần cùng, ảnh hưởng đến “quốc kế, dân sinh”, bao nhiêu triệu héc ta đất bị bỏ hoang không sinh lợi trong vài thập niên và đã tác động thế nào đến cả sự ổn định lẫn phát triển của kinh tế – xã hội nhưng có thể khẳng định, việc phê duyệt – cho phép thực hiện các dự án đã làm đất đai tăng giá, giúp một nhóm nhỏ quen được gọi là… “nhà đầu tư” hưởng lợi lớn trong ngắn hạn nhờ chênh lệch giá trị. Không chỉ có thế…

***

Tuần trước, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết, Dream Republic và Sheen Mega – hai trong số bốn doanh nghiệp giành được quyền khai thác bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM đem ra đấu giá hồi cuối năm ngoái (7), vừa… “hứa sẽ… cố gắng nộp đủ tiền trong thời gian sớm nhất” (8). Bởi hy vọng sẽ thu được khoảng 8.000 tỉ cho ngân sách nên Cục Thuế TP.HCM vẫn ráng chờ chứ không hủy kết quả đấu giá cho dù khoản tiền chậm nộp (lệ phí trước bạ và 50% tiền sử dụng đất) đã quá hạn khoảng sáu tuần. Đó cũng là lý do chưa rõ cuộc đấu giá bốn khu đất tại Khu Đô thị mới Thủ Thiêm hồi cuối năm ngoái có… “thất bại toàn diện” hay không, cho dù kết quả cuộc đấu giá ấy từng tạo ra giá trị chưa từng có đối với đất đai tại Việt Nam và ngay sau đó tạo ra sự lo âu trên diện rộng đối với cả chính quyền lẫn nhiều giới, kể cả giới kinh doanh bất động sản!

Không phải tự nhiên mà chính quyền Việt Nam yêu cầu một số ngân hàng giải trình về quan hệ với các doanh nghiệp tham gia đấu giá (đã cho vay hoặc hứa cho vay bao nhiêu, mục đích các khoản vay là gì, có phân loại chi tiết về nợ gốc, nợ lãi, kèm phân tích kế hoạch – khả năng trả nợ, phía hỏi vay có nợ xấu – nợ khó trả hay không,...) và công khai bày tỏ sự lo ngại về tình trạng một số doanh nghiệp vay mượn tứ tung, từ ngân hàng đến phát hành giấy mượn nợ (trái phiếu doanh nghiệp), nợ cao gấp nhiều lần vốn thực có, cho nên yêu cầu tổ chức kiểm tra (9). Cũng không phải tự nhiên mà Công ty Ngôi Sao Việt (thành viên của Tập đoàn Tân Hoàng Minh), rồi Công ty Bình Minh – hai trong bốn doanh nghiệp trúng đấu giá hai trong số bốn lô đất ở Khu Đô thị mới Thủ Thiêm xin bỏ cuộc sau khi giành chiến thắng, chấp nhận mất vài trăm tỉ tiền đặt cọc (10).

Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa giới thiệu bản phân tích của SSI Research (chuyên nghiên cứu về chứng khoán). Theo báo cáo này, riêng trong năm 2021, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam đã phát hành lượng trái phiếu trị giá 320.000 tỉ đồng với mức lãi suất trung bình từ 10,3%/năm đến 10,6%/năm, thậm chí một số doanh nghiệp bất động sản cam kết trả lãi từ 12%/năm tới 13%/năm (11). Đó cũng là lý do nhiều ngân hàng tại Việt Nam dốc tiền mua trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng để hưởng chênh lệch lãi suất khi nhận tiền tiết kiệm và cho vay, bất kể phần lớn trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán. Năm ngoái, hệ thống ngân hàng và công ty chứng khoán đã bỏ 153.000 tỉ mua trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Chẳng riêng các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã nhìn thấy nguy cơ vỡ nợ dây chuyền khi nhiều ngân hàng dốc tiền mua trái phiếu mà nhiều doanh nghiệp phát hành để có tiền thanh toán nợ cũ đến hạn phải trả, trong đó có tới gần 50% là trái phiếu do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản phát hành (12) nhưng vẫn không ngăn được tình trạng gần như toàn bộ nguồn lực của quốc gia, cả công lẫn tư tiếp tục dốc vô và trông vào đất đai – bất động sản. Làm sao có thể hùng cường nếu sự thịnh vượng phụ thuộc vào… giá đất đai – bất động sản? Tuy nhiên làm sao có thể khác khi hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương dường như chỉ biết mỗi một cách để chứng minh năng lực trí tuệ, năng lực quản trị – điều hành là đặt ra các chỉ tiêu về tăng trưởng rồi dùng đất để hoàn thành những chỉ tiêu ấy!

Chú thích

(1) https://laodong.vn/bat-dong-san/sa-lay-du-an-dat-vang-400-ti-o-quang-ngai-1028381.ldo

(2) https://laodong.vn/bat-dong-san/tap-doan-hoa-sen-rut-khoi-ninh-thuan-sau-14-nam-xi-dat-bo-hoang-1028456.ldo

(3) https://congthuong.vn/nghe-an-nhieu-khu-cong-nghiep-bi-bo-hoang-173154.html

(4) https://congan.com.vn/thi-truong/bat-dong-san/dong-nai-xoa-so-thanh-pho-ma-tai-nhon-trach_125696.html

(5) https://tienphong.vn/diem-mat-cac-khu-biet-thu-trieu-do-bo-hoang-o-ha-noi-truoc-de-xuat-danh-thue-post1348810.tpo

(6) https://thanhnien.vn/diem-danh-cac-du-an-bo-hoang-dat-post956124.html

(7) https://vnexpress.net/toan-canh-dau-gia-4-lo-dat-vang-thu-thiem-4416081.html

(8) https://tuoitre.vn/hai-doanh-nghiep-trung-dau-gia-dat-tai-thu-thiem-hua-se-som-nop-tien-20220321142521602.htm

(9) https://laodong.vn/thi-truong-bds/dau-gia-dat-thu-thiem-tinh-tiet-moi-day-con-sot-ngay-cang-nong-993201.ldo

(10) https://viettimes.vn/them-doanh-nghiep-xin-bo-coc-dat-thu-thiem-con-tay-choi-thu-3-thi-sao-post154199.html

(11) https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-bat-dong-san-phat-hanh-gan-320-000-ti-dong-trai-phieu-nam-2021/

(12) https://www.vietnamplus.vn/lo-ngai-rui-ro-siet-viec-mua-trai-phieu-doanh-nghiep-cua-ngan-hang/755570.vnp

Vỡ trận tiếp dân, vì sao?

Trịnh Vĩnh Phúc

16-3-2022

Buổi tiếp dân oan Vườn rau Lộc Hưng sáng ngày 15/3/2022 của Ủy ban nhân dân quận Tân Bình bị “vỡ trận”, hoàn toàn bị đỗ vỡ, bà con bỏ ra về sau khi lên tiếng phản đối cách tổ chức tiếp dân với những rào cản, hạn chế hết sức vô lý.

Thỉnh nguyện thư

Đỗ Thị Thu

5-3-2022

Yêu cầu trả tự do cho các nhà tranh đấu về quyền đất đai gồm chồng tôi – Trịnh Bá Phương; mẹ tôi – Cấn Thị Thêu; em tôi – Trịnh Bá Tư đang bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt giữ oan sai đến nay đã 20 tháng.

Tâm thư và tâm địa

Lê Thiếu Nhơn

11-1-2022

Thực sự khó nhịn được cười, khi đọc Tâm Thư viết ngày 10/1 của ông Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.

Tâm sự lúc nửa đêm…

Hoàng Hà

9-1-2022

Mãi mà không ngủ được, không biết đêm nay có bao người không ngủ? Cứ miên man nhớ về cái đêm hôm ấy trong nỗi đau thắt ruột.

Đồng Tâm: “Sự thật” đã được chế biến như thế

Luật Khoa

Y Chan

10-1-2022

Danh sách dài những sự kiện bị bôi tẩy có thêm cái tên Đồng Tâm.

Sẽ còn bao nhiêu lớp “sự thật” nữa được phủ lên Đồng Tâm? Ảnh: Nam Trần/Tuổi Trẻ.

Hòn đá rơi xuống hồ, mặt nước sẽ gợn sóng. Hòn đá càng to, sóng càng lan xa. Đó là hiện tượng tự nhiên mà một đứa trẻ cũng biết.

Tết này, có bao nhiêu người dân Việt còn tiền mang về cho mẹ?

Bạch Hoàn

9-1-2022

Những ngày cuối năm này thấy thật buồn. Nhiều người quanh chúng ta không biết bánh chưng có thịt, ngày Tết có tiền mua lấy một nhành hoa, con thơ có được tấm áo mới, mẹ già có được một bữa cơm đủ đầy ấm nóng, sau những ngày chiến đấu trong đại dịch hay không?

Đây là một phát biểu nguy hiểm, thưa Chủ tịch Quốc hội!

Nguyễn Thuỳ Dương

5-1-2022

Kính thưa Chủ tịch Quốc hội!

Tôi có một số ý kiến xin được nêu ra cùng Chủ tịch Quốc hội và Quốc hội như sau:

Tất Thành Cang và sự ủy nhiệm quyền lực!

Lê Thiếu Nhơn

27-12-2021

Hôm nay, 27/12, Tòa án Nhân dân TP.HCM bắt đầu xét xử vụ án “tham ô” và “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn – Sadeco. Bị cáo được quan tâm nhất vì có trách nhiệm cao nhất trong vụ án này, chính là nguyên Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM – Tất Thành Cang.

Đơn kháng cáo của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư

Trịnh Thị Thảo

20-12-2021

Từ trái qua: Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Cấn Thị Thêu. Ảnh trên mạng

Trong hang hùm miệng sói, mẹ tôi – Cấn Thị Thêu và em Trịnh Bá Tư vẫn mạnh mẽ và kiên cường.

Những cơn ác mộng của cụ Định

Mạc Văn Trang

17-12-2021

Nhân nói những người kết tội Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… rồi sẽ bị ám ảnh tội lỗi cả đời, nếu họ còn là con người, còn lương tri, nhớ lại chuyện một ông già bảo, làm sao giúp ông thoát khỏi những cơn ác mộng, vì ông từng làm đội viên Đội Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Vậy là có mấy bạn bảo tôi kể lại rõ hơn câu chuyện.

Tiếng vọng Đồng Tâm

Nguyễn Văn Miếng

16-12-2021

Hôm nay 15/12/2021, từ 8:30 – 13:15 TAND TP. Hà Nội xét xử 2 Facebooker Trịnh Bá Phương, 36 tuổi và Nguyễn Thị Tâm, 49 tuổi về hành vi “Tuyên truyền chống Nhà Nước” theo Điều 117 BLHS.

Giá đất đắt nhất thế giới

Đỗ Duy Ngọc

15-12-2021

Vừa qua, thành phố đã tổ chức đấu giá 4 lô đất ở Khu đô thị Thủ Thiêm. Kết quả của cuộc đấu giá gây bất ngờ và choáng váng rất nhiều người, kể cả những chuyên gia, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Ở hai lô đầu, giá trúng thầu là 470 triệu đồng một m2 và 600 triệu một m2. Đến hai lô sau, một công ty ở Hà Nội trúng đấu giá lô đất 3-9 với giá 5.026 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ đồng/m², gấp 7 lần giá khởi điểm. Và lô đất cuối cùng ký hiệu 3-12 chính thức thuộc về Công ty TNHH đầu tư bất động sản (BĐS) Ngôi Sao Việt sau 70 lần trả giá và trúng thầu với gần 2,44 tỷ đồng một mét vuông, gấp 8,3 lần giá khởi điểm.

Giá bất động sản sẽ “bay” lên tầm cao mới?

Mai Bá Kiếm

13-12-2021

Ngày 10/12/2021, 4 lô đất “vàng” ở KĐT mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 31.500m2 – với giá khởi điểm 5.300 tỷ đồng, đã đấu giá thành công với tổng số tiền thu về là 37.359 tỷ đồng, tức cao hơn giá khởi điểm 7 lần.

Giá đất đền bù cho dân Thủ Thiêm

Nguyễn Thùy Dương

12-12-2021

Giá đất biền rạch ở Thủ Thiêm là 75 ngàn đồng/m2. Giá đất nông nghiệp là 150 ngàn đồng/m2. Giá đất ở thấp nhất là 2,3 triệu đồng/m2. Giá đất ở cao nhất là 19 triệu 300 ngàn/m2. Đa số nhận 3 đợt nên tiền bị xé nát không mua được gì.

Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng

Nguyễn Thông

6-12-2021

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyệt Nhi/PLTP

Hôm nay 6.12, Sài Gòn mở phiên tòa xử đám quan chức ăn đất. Nhân vật chính là phó chủ tịch thành phố Trần Vĩnh Tuyến, cùng đám quan tham Lê Tấn Hùng em cựu bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải…

Đồng Tâm: Thân nhân báo động về sức khỏe của hai người bị tuyên án tử

RFA

23-11-2021

Từ trái qua: Ông Lê Đình Chức và ông Lê Đình Công trước tòa. Ảnh trên mạng

Thân nhân đang hết sức lo ngại cho tình trạng sức khoẻ và thậm chí là tính mạng của những người dân Đồng Tâm đang chịu cảnh tù đày, đặc biệt là hai người bị tuyên án tử hình.

Công chính

Mai Quốc Ấn

23-10-2021

Ngày 23/10/2016 là một ngày khó quên với tôi!

“Sở hữu toàn dân” và “Chủ nghĩa xã hội” mới có thể sinh ra hiện tượng “lò vôi” này

Nguyễn Lương Hải Khôi

15-5-2021

“Dũng Lò vôi” là một chính sách của ông Nguyễn Minh Triết mà tôi không thể hiểu được.

Phục sự lì lợm chiến đấu của những con người này

Nguyễn Văn Thịnh

14-5-2021

Dọc 3 miền, mình cũng đến thăm nhiều gia đình đi kêu oan. Nên cũng gặp nhiều hoàn cảnh trớ trêu dở khóc dở cuời (kiểu mếu).

Luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư…

Đặng Đình Mạnh

5-5-2021

Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư trước phiên tòa sáng nay 5/5/2021. Ảnh trên mạng

Dưới đây là phần trình bày sau phần luận cứ pháp lý bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư bị truy tố với tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117 Bộ luật Hình sự, trong phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vào ngày 05/05/2021 của TAND Tỉnh Hòa Bình

***

Trước khi kết thúc phần bào chữa của mình, tôi xin phép lạm dụng thêm vài phút quý báu của Hội đồng xét xử để thưa thêm đôi điều.

Sáng nay, trong phiên tòa, tất cả chúng ta đều chứng kiến thái độ uất ức cực độ của hai thân chủ chúng tôi thể hiện trước tòa. Đến mức độ đã có những lời phát biểu không còn bất kỳ sự kiêng dè như thường thấy. Nhất là đối với phần xác định về yếu tố nguyên nhân, là phần mà chính chủ tọa phiên tòa đã chủ động gợi mở và đồng nghiệp của chúng tôi là LS Lê Văn Luân đã nỗ lực làm rõ hơn về nội dung ấy trong phần tham gia xét hỏi.

Cho thấy, nguyên nhân của mọi nguyên nhân chính là về chính sách đất đai, cụ thể là chính sách đền bù giải tỏa về nhà đất của người dân. Mà hai thân chủ chúng tôi tin rằng chính mình đã là nạn nhân trực tiếp. Do đó, họ đã có sự đồng cảm với người dân Đồng Tâm vì đồng cảnh ngộ với nhau, nên đã lên tiếng để thông tin, để bênh vực…

Nếu chính sách đền bù giải tỏa nhà đất cho người dân công bằng, bảo đảm cuộc sống cho họ sau khi bị giải tỏa, thì đã không có những Dương Nội, Đồng Tâm, Tiên Lãng, Văn Giang, Thủ Thiêm hoặc Vườn Rau Lộc Hưng… và những đoàn dân oan tập trung ở Hà Nội.

Do đó, nếu phiên tòa này chỉ đóng khung trong phạm vi xét xử về hành vi bị cho là vi phạm pháp luật “Tuyên truyền chống nhà nước” thì chưa đủ. Những người tiến hành tố tụng chưa làm tròn trách nhiệm lương tâm của mình. Mà cần phải có sự phản ánh về nguyên nhân của vụ án đến các cơ quan có thẩm quyền để điều chỉnh chính sách đất đai, bảo đảm quyền lợi chính đáng, công bằng cho người dân. Để chúng ta không còn phải chứng kiến những Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư khác phải ra tòa nữa.

Cảm ơn Hội đồng xét xử đã chịu khó lắng nghe phần bào chữa dài dòng của chúng tôi.

***

Bà Cấn Thị Thêu: “Tên tôi là nạn nhân Cộng Sản”

Đó là câu trả lời của bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Tư cho tòa về họ tên trong phần xác định lý lịch.

Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất… của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ.

Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến “Đừng tin…”.

Thủ Thiêm, chuyện xưa giờ mới kể (Phần 1)

Nguyễn Thùy Dương

15-4-2021

Mấy má Thủ Thiêm ngày xưa cũng đẹp, cũng nét nào ra nét nấy, tràn trề sức sống, xinh tươi như hoa mới tưới. Quy hoạch Thủ Thiêm, trải qua mấy bận cưỡng chế, mấy má như hoa héo mất một thời kỳ.