Những người cách mạng được mệnh danh là các chiến sĩ mang tự do đến cho những người bị áp bức, nên thường gọi là “Giải phóng” (quân giải phóng, chiến sĩ giải phóng). Nói rộng ra, từ “giải phóng” được hiểu theo 4 nghĩa: 1- Làm cho tự do, thoát khỏi tình trạng nô dịch, chiếm đóng của nước ngoài (giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước) 2- Làm cho tự do, thoát khỏi tình trạng nô lệ, bị kiềm hãm (giải phóng nô lệ, giải phóng phụ nữ). 3-Làm thoát khỏi tình trạng bị vướng mắc, cản trở bởi các phương tiện hay đồ vật (giải phóng kho bãi, giải phóng lối đi, giải phóng mặt bằng). 4-Làm cho thoát ra một chất hoặc năng lượng bị kiềm chế (giải phóng năng lượng).
Nhiều ngày sau cái chết của cụ Lê Đình Kình, một lực lượng hùng hậu tay sai tuyên truyền, hay còn gọi là dư luận viên, được động viên tham gia cuộc chiến trên không gian mạng, nhằm tạo ra nhiều kịch bản và hình ảnh về sự kiện 9/1/2020 ở Làng Đồng Tâm, Hà Nội.
Họ khuyên anh ra đầu thú để nhận sự khoan hồng của pháp luật, và hôm nay, sự “khoan hồng” đó là ÁN CHẾT!
Hãy tưởng tượng gia đình anh chị đang sống ấm êm, một sớm, có hơn chục thằng nhân viên của 1 công ty tư nhân nào đó đến với vũ khí và máy cày, tấn công, đuổi anh chị ra khỏi nhà, hùng hổ lao vào dù anh chị đã bắn chỉ thiên cho bọn chúng biết là nhà có súng, chúng vẫn lao vào. Đến đứa con nít cũng biết tội phải thuộc về giám đốc công ty Long Sơn vì đã chủ động ra lệnh gây án, nhưng anh chị lại là người bị tử hình vì đã giết chúng để bảo vệ an toàn cho gia đình mình và tài sản cả cuộc đời mình. Hôm nay là anh Hiến này, mai sẽ là anh Hiến khác, cả 90 triệu con người đều có thể trở thành anh Hiến bất cứ lúc nào.
1. Đại diện người dân và người dân khiếu nại khiếu kiện kéo dài tại Dự án Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm không đồng ý việc ông Lê Sỹ Bảy, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ xuất hiện trong vai trò Chủ toạ đối thoại vì ông đã có những kết luận mà người dân cho là “gọt chân cho vừa giày” để đóng lại vụ Thủ Thiêm mà thiệt hại thuộc về người dân, thiếu tính khách quan.
Diễn ra tại điểm nóng liên quan đến đất đai, sắc tộc và tôn giáo.
Khi nhận được thư tin này, chắc bạn đã nghe nói tới vụ một nhóm người có vũ trang tấn công trụ sở công quyền tại hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Nếu bạn chưa nghe thì đây là một số thông tin tổng hợp cho đến thời điểm 15:30 ngày 11/6/2023:
– Theo Bộ Công an, vụ việc xảy ra sáng sớm ngày 11/6, với một nhóm người chưa xác định danh tính dùng súng tấn công trụ sở Công an xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết chết và làm bị thương một số cán bộ và thường dân. [1]
– Công an đã bắt được sáu nghi phạm và giải cứu được hai con tin, theo Thông tấn xã Việt Nam. [2]
Đây là vụ việc có tính chấn động quốc gia, nhưng thông tin được báo chí và chính quyền đưa ra rất ít, dựa hoàn toàn vào nguồn tin từ Bộ Công an và Thông tấn xã Việt Nam, chưa kể nhiều thông tin đã bị gỡ.
Những thông tin đã bị gỡ
Một bài trên VnExpress đã bị xóa hoặc sửa, trong đó có đưa thêm một số thông tin như sau:
– Vụ việc xảy ra lúc 0:35 sáng ngày 11/6.
– Khoảng 10 người đi xe máy đến tấn công trụ sở Ủy ban Nhân dân (UBND) và Công an xã Ea Tiêu, sát hại hai cán bộ công an, sau đó chặn ô-tô bán tải và bắn chết tài xế.
– Cùng lúc, một nhóm khác tấn công trụ sở UBND và Công an xã Ea Ktur, sát hại ba cán bộ, sau đó ra đường bắn chết ba người.
Bối cảnh
Những thông tin sau đây không nhất thiết liên quan tới vụ tấn công này, nhưng là bối cảnh chính trị – xã hội trên địa bàn hai xã kể trên, vốn là hai xã liền kề trong huyện Cư Kuin. Huyện này gần đây là điểm nóng liên quan tới đất đai và một vụ dọa giết phóng viên điều tra Nguyễn Văn Tuấn của báo Tiền Phong, bên cạnh vấn đề tôn giáo.
Trước hết, hai xã Ea Tiêu và Ea Ktur liên quan trực tiếp tới hai dự án xây dựng lớn trong thời gian vừa qua:
– Dự án đường Hồ Chí Minh, đoạn đường tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột, với chiều dài hơn 39km, có tổng kinh phí hơn 1.500 tỷ đồng, do Bộ Giao thông – Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư. Dự án này đi qua các thửa đất nông nghiệp do một số công ty cà phê đang quản lý. Các công ty cà phê này lại đang khoán đất cho các hộ nông dân canh tác. [3]
– Khu đô thị mới Trung Hòa, đã được quy hoạch, nằm gọn trong hai xã này. [4] Để xây dựng khu đô thị mới, chính quyền dự kiến sẽ phải thu hồi đất nông nghiệp từ các công ty cà phê dọc quốc lộ 27. Theo báo chí nhà nước, từ khi có quy hoạch khu đô thị này, tình trạng sốt đất gia tăng, nhiều hộ dân đang canh tác trên các phần đất nông nghiệp này đã sang tay một số thửa đất cho những người đầu tư, đầu cơ. Hiện có đến 500 trường hợp được cho là lấn chiếm, mua bán, sử dụng đất, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp do các công ty cà phê quản lý, trong đó có nhiều hộ nằm gọn trong khu vực quy hoạch khu đô thị mới. [5]
Liên quan tới hai dự án nói trên, trong thời gian gần đây, hoạt động giải phóng mặt bằng và cưỡng chế thu hồi đất diễn ra liên tục.
– Từ ngày 27-31/5/2022, UBND huyện Cư Kuin cưỡng chế tháo dỡ 64 công trình của 58 hộ được cho là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cà phê Việt Thắng quản lý tại xã Ea Tiêu. Theo quy hoạch, các công trình này nằm trong khu đô thị mới Trung Hòa. [6]
– Ngày 1/3/2023, có 29 hộ dân được cho là đã tự nguyện bàn giao đất nông nghiệp cho UBND huyện trước thời điểm cưỡng chế đất để giải phóng mặt bằng cho dự án đường tránh phía Đông, dự kiến diễn ra trong hai ngày 2-3/3. Trước đó, các hộ này không bàn giao vì chưa thỏa thuận được tiền đền bù với các công ty cà phê đang quản lý các thửa đất nông nghiệp này. [7]
Điều đáng chú ý là các thông tin liên quan tới hai vụ cưỡng chế trên đều không phỏng vấn các hộ dân bị cưỡng chế mà chỉ có thông tin từ phía chính quyền. Dựa trên các thông tin này, chúng ta không thể biết được lý do vì sao các hộ dân này không chịu bàn giao đất khi có quyết định thu hồi mà phải để chính quyền phải ra quyết định cưỡng chế.
Cũng liên quan tới dự án đường tránh phía Đông nói trên, tháng Năm vừa qua, báo Tiền Phong có đăng một phóng sự điều tra về nạn “đất tặc”, cụ thể như sau: [8]
– Phóng sự được thực hiện ngày 27-28/4/2023, ghi nhận hai chiếc máy xúc hoạt động trong khu vực đất của ông Hương ở thôn 8, xã Ea Ktur. Các máy xúc này liên tục cào đất từ quả đồi nằm trong thửa đất này, chất lên các xe tải lớn.
– Các xe tải này chở và đổ đất tại khu vực đang thi công công trình đường tránh phía Đông. Ước tính có hàng chục ngàn mét khối đất đã bị xúc mang đi.
– Ông Hương được cho là đã cho ông N.D.T. đào và xúc đất mang đi. Theo Luật Khoáng sản, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
– Chính quyền xã Ea Ktur cho biết đã xử phạt ông Hương 4 triệu đồng, đồng thời nói rằng tình trạng đào đất quanh khu vực này để phục vụ cho “dự án khác” cũng đã xảy ra trước đó.
– Ngày 18/5, phóng viên Nguyễn Văn Tuấn – người thực hiện phóng sự điều tra này – nhận được các cuộc điện thoại dọa giết cả nhà nếu tiếp tục điều tra. [9]
Vấn đề tôn giáo ở huyện Cư Kuin cũng được báo chí nhà nước khắc họa như một điểm nóng, liên quan tới các nhóm Tin Lành và Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (FULRO). Tuy nhiên, không có nhiều thông tin trong vài năm gần đây liên quan tới hai xã Ea Ktur và Ea Tiêu – nơi xảy ra vụ tấn công.
– Trích theo báo Đắk Lắk (2017): “Tại buôn K’nia (xã Ea Tiêu) có Ama Chới, tín đồ đạo Tin Lành, trước đây do lầm lạc nghe lời các đối tượng phản động Fulrô làm điều xấu với buôn làng. Sau khi được chính quyền, cán bộ Công an các cấp giáo dục, cải tạo, Ama Chới đã hiểu ra sai trái của mình, hồi tâm, hối cải, vượt khó vươn lên, chăm lo làm ruộng rẫy để cải thiện cuộc sống.” [10]
– Trích theo VOV (2021): “Tại Mỹ, đầu năm 2019, Y Hin Niê đã tăng cường liên lạc, tiếp tục chỉ đạo số cốt cán trong nước mà đứng đầu là con trai hắn là Yjôl Bkrông ở buôn Ea Khít, xã Ea Bhôk, huyện Cư Kuin, Đăk Lăk phục hồi, phát triển lực lượng, kiện toàn lại cái gọi là ‘Giáo hội Tin lành đấng Christ Việt Nam – ECCV’.” [11]
– Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh Đắk Lắk (2023) có bài nói về các nhân vật Y Pher Hdrue, Y Quynh Bđăp ở huyện Cư Kuin đã tham gia tổ chức FULRO, bị bắt và bị kết án tù giam vì tội “Phá hoại chính sách đoàn kết và hủy hoại tài sản”. Sau khi ra tù, họ đã vượt biên sang Thái Lan từ tháng 8/2018. [12]
Xin lưu ý lại một lần nữa: Thông tin bối cảnh trên đây không nhất thiết liên quan tới vụ tấn công vào các trụ sở công quyền ở Ea Tiêu và Ea Ktur.
Bình luận của Luật Khoa
Lưu ý: Đây chỉ là một quan điểm trong vô số quan điểm khác nhau. Nếu bạn có ý kiến phản hồi hoặc phản bác, bạn có thể hồi âm vào email này cho Luật Khoa.
– Trong tình hình khủng hoảng này, việc minh bạch thông tin là tối quan trọng. Tuy nhiên, báo chí chính thống đang đưa tin rất vắn tắt và nhỏ giọt theo Bộ Công an mà không có các nguồn tin độc lập từ các nhân chứng và người dân, khiến dư luận không có bức tranh đầy đủ (dù chỉ là tương đối) về vụ việc. Ngay cả thông tin chi tiết hơn về các nạn nhân của vụ tấn công này cũng chưa được công bố, dù là thông tin đã khử danh tính đi chăng nữa. Đây là cách kiểm soát thông tin điển hình của chính quyền trong các tình huống khủng hoảng, mà gần đây là cuộc khủng hoảng Đồng Tâm năm 2020. Và sau cùng, không có gì đảm bảo thông tin trên báo hiện nay là chính xác.
– Các nghi phạm bị bắt trong vụ việc này rất có khả năng sẽ bị tra tấn nặng nề để ép cung nhằm phục vụ mục tiêu phá án nhanh của cơ quan điều tra. Điều đáng quan ngại là do thông tin trên báo đang định hình họ là một nhóm khủng bố, nên dù họ có bị tra tấn đi chăng nữa cũng sẽ không được mấy ai quan tâm. Việc tra tấn cũng sẽ dễ dàng được biện minh bằng lý do an ninh, trong khi khía cạnh nhân quyền và động cơ gây án của các nghi phạm sẽ bị phớt lờ.
– Một số trang mạng thân chính quyền, chẳng hạn Tifosi, đã đăng bài ám chỉ vụ việc có thể liên quan tới vấn đề tôn giáo và FULRO. [13] Việc này có thể biến các hội nhóm tôn giáo ở huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk nói chung trở thành “dê tế thần”, đặc biệt là các hội nhóm Tin Lành và một số nhóm mà chính quyền gọi là “tà đạo”. Các cáo buộc vô căn cứ nhắm vào các hội nhóm tôn giáo là chuyện thường thấy ở nước ta, mà điển hình là vụ Hội thánh Truyền giáo Phục hưng trong thời kỳ đại dịch COVID-19. [14]
Năm 1997 cuộc nổi dậy của hàng vạn người dân Thái Bình trên 5 huyện, thị xuất phát từ việc việc quan chức địa phương vi phạm pháp lệnh dân chủ, nhân quyền và tham nhũng đất đai, thuế phí. Sự việc cứ tiếp tục leo thang khi chính quyền không giải quyết khiếu kiện của dân.
Cái áy náy của nhiều người là giỗ đầu cụ Lê Đình Kình, không ai vào thắp hương cho cụ được. Mấy chị em bảo nhau, gần Tết rồi, chắc chúng nó cũng lơi lỏng, không chú ý đến nữa, thì mấy chị em mình vào thắp hương cho cụ, nhân thể lì xì cho các cháu nhỏ, mấy bà mấy chị bị đánh nhiều nhất mà chưa có dịp gặp.
Câu hỏi “Tết này họ sẽ ra sao?” tôi tự hỏi lấy mình từ ngày 4 tháng 1 này, bắt đầu một năm mới của vòng quay thời gian, ngày mà đồng bào tôi bắt đầu chạm tay vào nỗi đau mất nhà, mất cả đồ đạc tùy thân cũng như vật dụng quen thuộc mà 112 gia đình tại Vườn rau Lộc Hưng nhận chịu.
Đôi khi, nghe thấy sự bất công, chúng ta cứ nghĩ là chuyện của thiên hạ. Có thể ở Văn Giang, Tiên Lãng, Thủ Thiêm, Vườn Rau Lộc Hưng, Đồng Tâm… nhưng chẳng phải là nhà mình.
Hôm nay “cô gái ném dép” Nguyễn Thùy Dương bị xe tông từ phía sau. May mà cô chỉ bị chấn thương phần mềm. “Cô gái ném dép”, “chiếc giày Thủ Thiêm”, hay “Tomadep” là những từ xuất hiện sau khi Dương ném thẳng một chiếc giày về phía bà Quyết Tâm, trong một cuộc tiếp xúc cử tri.
Thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là mới đây huyện ủy Mỹ Đức đã khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.
Như vậy là sau chuỗi sự kiện người dân bắt giữ rồi thả 38 cán bộ đảng viên và cảnh sát cơ động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết không khởi tố, nhưng sau đó cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội lại ra quyết định khởi tố triệu tập người dân Đồng Tâm, tới nay Bí thư đảng ủy xã bị khai trừ, cho thấy vụ việc vẫn còn căng thẳng.
Để ngăn cản những hành động quá đà của những người thực thi pháp luật, trong 5 năm trở lại đây nhiều nơi trên thế giới đã bắt buộc cảnh sát khi làm nhiệm vụ phải đeo trên người camera để ghi lại tất cả hình ảnh. Dữ liệu này sẽ được tòa án xem xét khi có nghi ngờ người thực thi pháp luật đã lạm quyền hoặc làm sai luật đối với người dân. Tôi cũng ước trong vụ Đồng Tâm những cảnh sát trực tiếp tấn công nhà dân và giết cụ Kình cũng đã được trang bị những thiết bị này…
Sau khi HĐNDTP Hồ Chí Minh họp bất thường để thông qua quyết định xây NHÀ HÁT GIAO HƯỞNG, NHẠC, VŨ KỊCH với 1.508 tỉ đồng ở Thủ Thiêm, thì hàng loạt báo chí Nhà nước đã phân tích một quyết định vội vã, chưa cần thiết; một quyết định trái lòng dân… Còn cư dân mạng xã hội thì cơ man nào những bài phân tích thấu tình, đạt lý; những tiếng chửi rủa, gào thét phẫn nộ…quá sức tưởng tượng.
Hôm nay, trong một diễn biến bất ngờ không báo trước, Quân đội đã triển khai lực lượng đào hào xây tường rào dọc theo mốc giới cũ phân chia đất quốc phòng (sân bay Miếu Môn) và đất nông nghiệp của Đồng Tâm (đồng Sênh), theo đúng nguyện vọng lâu nay của bà con Đồng Tâm.
Động thái trên thực địa này của Quân đội chẳng khác nào xé vụn bản kết luận của Thanh tra Hà Nội vài tháng trước đây. Bởi lẽ, trong khi Thanh tra Hà Nội cho tới gần đây vẫn kiên trì quan điểm “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp” thì nay chính Quân đội lại vạch ranh giới, gián tiếp thừa nhận rằng họ chỉ quản lý một phần, chứ không phải toàn bộ.
Hội nghị Trung ương 7 vừa bế mạc sáng nay. Cách đây 4 tuần lễ, người dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) gửi TÂM THƯ tới TBT Nguyễn Phú Trọng, các Ủy viên BCT, BBT và toàn thể các Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN (Khóa XII) tham dự Hội nghị này. Bức TÂM THƯ đề ngày 15/4/2018, đúng ngày người dân xã Đồng Tâm kỷ niệm 1 năm xảy ra sự kiện mà họ gọi là “cuộc đấu tranh giữ đất, chống giặc nội xâm”, còn công luận gọi ngắn gọn là “Biến cố Đồng Tâm” (15/4/2017).
Việc “mượn” đất sau năm 54 ở HN và sau 75 ở SG là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở HN, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và NN nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh…là nhưng biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia 5 xẻ 7 như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.
Vụ việc có thể khái quát như sau: mảnh đất hơn 100 ha tại Đồng Sênh, thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội theo chính quyền là đất quốc phòng và đòi thu lại cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. Trong khi đó người dân lại nói chỉ có một phần đất là của quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp của họ.
Vào tháng 4 cơ quan chức năng nói mời đại diên người dân đến để đo đất; nhưng sau đó xảy ra việc bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm và gây thương tích cho một cụ già trong quá trình bắt giữ. Bức xúc trước cách hành xử của phía lực lượng chức năng mà người dân cho là bất chấp luật pháp, phi nhân; người dân Đồng Tâm đã trả đũa bằng cách giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin từ ngày 15 đến ngày 22 tháng tư.
Hôm nay, bà Quyết Tâm “hồng phúc của dân tộc” tuy đã về hưu nhưng vẫn xuất hiện ở buổi tiếp xúc cử tri tại Thủ Thiêm, Tp.HCM. Và cũng hôm nay, dép ở Thủ Thiêm lại “bay”. Sai phạm ở Thủ Thiêm đã quá rõ! Nhưng cách khắc phục sai phạm ấy lại lần nữa thổi bùng lên cơn giận của người dân…
Có những trường hợp bắt buộc phải cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Nhưng ở chiều ngược lại, có những kế hoạch cưỡng chế đang “góp phần” làm mất tính chính danh của chế độ cầm quyền.
Không có quyết định cưỡng chế nào nhưng đoàn cưỡng chế thì có. Và họ dùng máy xúc múc mộ mẹ bà Lê Thị Thơ (ảnh), quan tài bỏ nằm chơ lơ giữa mảnh đất.
Cách đây 4 tháng, vào ngày 08.01.2019, bà con VRLH khủng hoảng chứng kiến cảnh kinh hoàng về việc nhà cầm quyền huy động rất đông CSCĐ, CSGT, công an, an ninh, dân quân tự vệ, máy xúc, máy ủi… đến đập phá nhà cửa và bình địa Vườn Rau Lộc Hưng của bà con chỉ trong vòng 1 ngày. Không những vậy, nhà cầm quyền còn dùng bao nilong chụp đầu, bắt bớ, đánh đập các công dân VRLH và câu lưu trái pháp luật.
Nỗi kinh hoàng đó không thể xóa mờ mà luôn ám ảnh bà con VRLH khi rùng mình chợt nghĩ đến.
Ngày 21/4/2018, chúng tôi – Nguyễn Quang A, Nguyễn Nguyên Bình, Hoàng Hà, Hoàng Hưng, Nguyễn Đăng Quang, Lê Trường Thanh, Đào Tiến Thi – về thăm bà con nông dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Sau những dữ liệu thu thập được và chứng kiến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chúng tôi thấy cần thông tin đến Thủ tướng hai vấn đề lớn sau đây.
Làm báo, đi qua nhiều xung đột đất đai, tôi vẫn ám ảnh nhất là khi nhìn về phía nhân dân trơn trắng. Họ, thường là bên nhận phần thất bại. Vì không những không có công cụ. Họ không có dã tâm.
Người ta ít chịu hiểu rằng khi tiếng súng nổ, khi một cậu bé ôm xăng chờ đoàn cưỡng chế, khi ôm cả bàn thờ và quấn khăn tang sống, nghĩa là họ đã không thể khuất nhục trước dã tâm được nữa.
Nhà văn Hoàng Hưng bình luận: Từ trước tới nay, chưa bao giờ có sự lên tiếng đông đảo về nhân quyền như trong vụ này. ĐCSVN phải nghiêm túc xử lý, không thể lẩn trốn hay bịa đặt thêm những kịch bản đối phó vô hiệu, chỉ càng gây căm phẫn và mất hết tính chính danh.
Trong vụ oan khiên ngút trời của người dân Thủ Thiêm, sự vụ cứ kéo dài lê thê, cho nên khi có một cán bộ lãnh đạo xuất hiện, họ tạo ra một phong cách quan tâm tới người dân, lập tức họ được coi như một cái phao cứu sinh, dân chúng dựa vào đó để kêu oan. Chẳng hạn như khi ông cựu Bí thư Đinh La Thăng tới thì bà con liền gần như đồng thanh: “Bác Thăng ơi, bác Thăng hỡi! Cứu dân, cứu dân với”.
Sáng ngày 27/6, BQL Đầu tư xây dựng KĐT mới Thủ Thiêm và Cty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TPHCM (HTKT) đã tổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư phía Bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam trong KĐT mới Thủ Thiêm theo hình thức hợp đồng BT.
Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 2 của ĐBQH, Ngày 08/01/2008 sau khi nghe cử tri phản ành về tính bất hợp lý và bất hợp pháp của KĐTMTT, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết là Đại biểu Quốc hội đã nhận xét: Khu đô thị mới Thủ Thiêm thật kinh hòang và đáng xấu hổ. Sau đó ông đã trang trọng lập lại nhiều lần: Sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ lập đoàn thanh tra tổng hợp, đủ mạnh để thanh tra tòan bộ KĐT mới Thủ Thiêm và quận 2, và được nhân dân đồng tình, thể hiện qua những tràng pháo tay nồng nhiệt, liên tục …
Người dân xã Long Hưng, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai liên tục kêu cứu vài năm qua, vì bị tỉnh này tiếp tay với nhà đầu tư Dona Coop, cướp đất của dân. Báo Saigon Giải phóng có bài về ông chủ Dona Coop: 10 năm trốn thi hành án hơn 4,6 tỷ đồng. Đó là ông Bùi Thanh Trúc, Chủ tịch HĐQT, kiêm Giám đốc Dona Coop, là người đã từng vay hàng tỉ đồng của một người dân ở Sài Gòn rồi quỵt.
Trong khi thực hiện đập phá, những kẻ đeo băng đỏ đến dụ, đuổi từng người dân ra khỏi căn nhà đổ nát của họ. Chúng hứa với những cụ già và những người nông dân vườn rau rằng, đi ra đi rồi chúng sẽ bảo vệ tài sản cho bà con, sáng mai quay về lấy.
Con đường vào vườn rau bị bao vây cho đến sáng nay, người có thể ra nhưng khó có thể vào.
Vì nhà cửa đã tan hoang, cả ngày bị tra tấn về thể xác và tinh thần, bà con đi lang thang kiếm chỗ ngủ qua đêm.
Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): “Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn”.
Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Q.8…) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng, dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài; không vốn buôn bán như dân Ông Tạ đã tranh thủ trồng rau kiểu tranh thủ đất trống trong Trạm phát tín của chính quyền Sài Gòn. Dân Ông Tạ gọi là Nhà Dây thép gió vì trong đó chằng chịt những dây cáp níu giữ các cột phát sóng cao nghễu nghện.
LTS: Ngay sau khi có thông tin Vietcombank thông báo miệng “phong tỏa tài khoản” của nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh – mà lý do được cho đây là tiền phúng viếng cụ Lê Đình Kình, trên mạng xã hội Facebook, nhiều cá nhân đã kêu gọi Ngân hàng này xem xét lại, đồng thời nói rằng sẽ tẩy chay nếu phía Vietcombank không ngừng phong tỏa tài khoản cho bà Nguyễn Thúy Hạnh.