Giá bất động sản sẽ “bay” lên tầm cao mới?

Mai Bá Kiếm

13-12-2021

Ngày 10/12/2021, 4 lô đất “vàng” ở KĐT mới Thủ Thiêm có tổng diện tích 31.500m2 – với giá khởi điểm 5.300 tỷ đồng, đã đấu giá thành công với tổng số tiền thu về là 37.359 tỷ đồng, tức cao hơn giá khởi điểm 7 lần.

Làm sao để tránh những vụ như Đồng Tâm?

BBC

Ngô Ngọc Trai

23-10-2017

Các binh sỹ và sỹ quan cảnh sát của chính quyền Hà Nội trong ngày được trao trả tự do ở Đồng Tâm, Hà Nội vài tháng trước đây. Ảnh: STR/GETTY

Thông tin mới nhất liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là mới đây huyện ủy Mỹ Đức đã khai trừ đảng đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã.

Như vậy là sau chuỗi sự kiện người dân bắt giữ rồi thả 38 cán bộ đảng viên và cảnh sát cơ động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cam kết không khởi tố, nhưng sau đó cơ quan cảnh sát điều tra công an thành phố Hà Nội lại ra quyết định khởi tố triệu tập người dân Đồng Tâm, tới nay Bí thư đảng ủy xã bị khai trừ, cho thấy vụ việc vẫn còn căng thẳng.

Gia đình quốc dân

FB Nguyễn Anh Tuấn

31-12-2017

Cụ Kình (thứ 3 từ trái qua). Ảnh: FB Nguyễn Anh Tuấn.

Đây là gia đình cụ Kình – một gia đình bình thường, sống giữa những người hàng xóm bình thường, trong một ngôi làng bình thường của nông thôn Bắc Bộ.

Ba người đàn ông trong gia đình này lẽ ra đã có một kết cục rất khác, tệ hơn rất nhiều so với những gì được thấy trong ảnh.

Cụ Kình lẽ ra đang ngồi trong tù với đoạn xương đùi nẹp ốc vít từ vết thương ngày 15/4 mà các nhân viên công lực gây ra khi cố gắng bắt cụ.

Bài học Đồng Tâm

Viet-studies

Nguyễn Quang Dy

24-4-2017

Chủ tịch TP Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đi từ trụ sở UBND xã Đồng Tâm xuống nhà văn hoá thôn Hoành. Ảnh: internet

“Cách mạng không phải là một bữa tiệcRevolution is not a dinner party” (Mao Trạch Đông). 

Sau một tuần hai bên cầm cự đối phó lẫn nhau (standoff), chủ tịch Hà Nội đã xuống Đồng Tâm gặp dân đối thoại (chiều 22/4/2017) để tháo gỡ vụ khủng hoảng con tin đã làm dư luận cả nước nín thở theo dõi. Bi kịch Đồng Tâm do tranh chấp đất đai đã kết thúc có hậu (happy ending) như “quả bom nổ chậm” được tháo ngòi nổ, làm hai bên thở phào nhẹ nhõm. Phương án hòa giải ôn hòa đã thắng xu hướng bạo lực cực đoan, trong bối cảnh chính trị nhạy cảm hiện nay. Đồng Tâm đã trở thành biểu tượng người nông dân bị dồn đến bước đường cùng, buộc phải đấu tranh sinh tồn, và đi vào lịch sử như một “Ô Khảm” của Việt Nam. Đã đến lúc người Việt hãy vắt tay lên trán để rút ra bài học nhãn tiền: đổi mới hay là chết?

Ai là người phải “Thượng tôn pháp luật” trong vụ Đồng Tâm?

Nguyễn Đình Ấm

27-7-2017

Sau vụ công an Hà Nội đánh trọng thương cụ Kình, bắt cóc đưa lên thành phố giam giữ, vu cáo cụ “gây rối trật tự công cộng” làm dân Đồng Tâm phẫn nộ phải cầm giữ 30 CSCS, cảnh sát cơ động để đòi hỏi công lý, ông Nguyễn Đức Chung (NĐT) chủ tịch UBNDTP Hà Nội phát biểu: “Phải thượng tôn pháp luật, lấy pháp luật làm trọng. Mọi người có quyền được kiến nghị nhưng phát biểu phải có giới hạn…”(Vietnamnet: 7/7/2017).

Hậu thanh tra đất Đồng Tâm: Đôi điều nhắn gửi ông Nguyễn Đức Chung (bài 2)

Nguyễn Đăng Quang

15-12-2017

Tiếp theo bài 1: Có ai tin vào thanh tra Hà Nội

Thưa ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung,

1/. Ngày 22/4/2017, nhận lệnh của Bộ Chính trị và Thường trực Thành ủy Hà Nội, ông về Đồng Tâm để đối thoại trực tiếp với người dân nhằm thực thi một nhiệm vụ hy hữu, vô tiền khoáng hậu, chưa từng xảy ra trong lịch sử chính thể Nhà nước ta. Thật may mắn, ông đã hoàn thành nhiệm vụ, dù cho đến nay sự việc chưa được giải quyết tận gốc, còn tiềm ẩn không ít nguy cơ.

Dự án “tỷ đô” của DonaCoop đẩy hàng ngàn dân vào cảnh điêu tàn – Kỳ 3: “Mưu hèn, kế bẩn” ức hiếp cả người chết

PLVN

Nhóm PV

4-4-2018

Tiếp theo kỳ 1: Cuộc cưỡng chế “thí điểm” khủng bố tinh thần toàn xãkỳ 2: Túp lều dập dềnh bên dự án tỷ đô

(PLO) – Mười năm nay, Long Hưng luôn là “lò lửa nóng” về đất đai. Dù nhà đã bị phá, đất đã mất, án tù đã mang, những người nông dân vẫn kiên trì tới cơ quan chức năng từ TP Biên Hòa đến tỉnh Đồng Nai, rồi văn phòng các bộ, ngành tại TP HCM, oán thán giãi bày, đâm đơn khiếu kiện ra Hà Nội, mong Trung ương cứu xét tình cảnh của họ.

Ông Võ Viết Thanh và tấm bản đồ Thủ Thiêm

FB Võ Xuân Sơn

7-5-2018

Ông Võ Viết Thanh. Ảnh: internet

Trong tác phẩm “Bên thắng cuộc”, nhà văn, nhà báo Huy Đức đã dành hẳn một chương về vụ án “Năm Châu – Sáu Sứ”.

Theo đó, Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, vào cuối tháng 4-1991, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thượng tướng Trần Văn Trà đã bị cáo buộc âm mưu đảo chính. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị triệu hồi khẩn cấp khi vừa vào Vinh họp. Còn Thượng tướng Trần Văn Trà thì bị giữ lại ở Nhà khách số 8 Chu Văn An, Hà nội. Một văn bản tuyệt mật về vấn đề này được phổ biến tới thường vụ các tỉnh, thành, bằng cách cho đọc nguyên văn nhưng bị cấm sao chép.

Thêm bài và ảnh về dân oan Thủ Thiêm của nhà báo Trương Châu Hữu Danh

FB Trương Châu Hữu Danh

17-5-2018

Cang ơi! Nạn nhân Thủ Thiêm đây. Họ đi ăn xin đó Cang.

Cang ơiNạn nhân Thủ Thiêm đây. Họ đi ăn xin đó cang.Họ đi ăn xin đó hảiHọ đi ăn xin đó quânHọ đi ăn xin đó đuaHọ đi ăn xin đó tàiHọ đi ăn xin đó tâmHọ đi ăn xin đó cư…Họ gây nên tội gì hả? Sao chúng mày ác thế?

Publiée par Trương Châu Hữu Danh sur jeudi 17 mai 2018

Họ đi ăn xin đó Hải
Họ đi ăn xin đó Quân
Họ đi ăn xin đó Đua
Họ đi ăn xin đó Tài
Họ đi ăn xin đó Tâm
Họ đi ăn xin đó Cư…

Họ gây nên tội gì hả? Sao chúng mày ác thế?

Đặng Văn Hiến người dân tộc Nùng – Lạng Sơn

FB Nguyễn Văn Quynh

14-7-2018

Đặng Văn Hiến: Ảnh: internet

Đối với một người bị Tòa tuyên án mức cao nhất là “Tử hình” kể từ phút giây ấy, cho dù bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì ngay sau khi tuyên án bị cáo đã phải bị tách ra khỏi phòng tạm giam với phạm nhân khác, bắt đầu bị giam cùm chân ở phòng biệt giam.

Đặng Văn Hiến bị Tòa án tỉnh Đắk Nông tuyên án sơ thẩm vào ngày 03/1/2018 kể từ ngày đó Hiến đã bị cách ly biệt giam đến nay đã hơn 06 tháng. Hàng ngày Hiến bị cùm một chân lại và được ra ngoài tắm nắng 03 tiếng/1 ngày. Trước ngày xét xử phúc thẩm chúng tôi vào thăm Hiến để hỏi thăm tình trạng sức khỏe tình thần của Hiến ra sao thì Hiến kể về biệt giam, cùm chân tay hàng ngày diễn ra như thế nào trong hơn 06 tháng qua.

Nước mắt Thủ Thiêm, nước mắt người Cộng Sản

Nguyễn Tuấn Khoa

9-10-2018

Đằng sau giọt nước mắt của lãnh đạo cộng sản là những vụ sai phạm tày đình! Kịch bản này luôn được sử dụng để xoa dịu nỗi đau của nạn nhân dù biết rằng người dân không bao giờ tin. Khổ nhục kế, vì vậy, mãi mãi không bao giờ làm lành được vết thương.

Năm 1953-1956 tại miền Bắc dân oan bị chính chính quyền của mình dùng nhục hình trong sự kiện được gọi là “cải cách ruộng đất”, khiến cho hàng vạn người chết. Chính sách này được sao chép từ nguyên bản của Trung Cộng và được các đàn anh trong Quốc Tế Cộng Sản trực tiếp chỉ đạo cho những người cao nhất của CSVN thực hiện.

Có một sự kiện đáng chú ý là, sau khi CSVN đã công khai xác nhận sai lầm thì vào tháng 9/1957 tại Quỳnh Lưu (Nghệ An), khoảng 20,000 dân oan đã bạo động, trả thù những người đã tố oan họ. Cuộc chiến đẫm máu xãy ra giữa làng với làng, giữa những người cùng họ tộc với nhau; nó lớn đến mức Sư Đoàn 324 đã được huy động để vãn hồi trật tự.

Ông HCM khóc sau vụ giết chết dân oan trong cải cách ruộng đất. Ảnh trên mạng

Sự kiện này làm tôi liên tưởng đến Quân Đoàn IV đã được huy động đến Phan Thiết để đàn áp ngư dân vào tháng 06/2018. Hồ Chí Minh – người chịu trách nhiệm cao nhất – trong thư gửi đồng bào miền Bắc ngày 18/08/1956 đã xác nhận những sai phạm tày trời này nhưng chỉ gọi đó là khuyết điểm! Trong kỳ họp thứ 6, quốc hội khóa I, báo chí đồng loạt đưa hình ảnh ông Hồ… khóc!

 

Ông khóc gì? Khóc vì lệ thuộc Tàu mà phải làm theo những việc thất đức? Khóc cho đạo đức Việt được xây dựng ngàn năm đã bị phá nát? Có thể tin vào nước mắt người CS không, khi 60 năm sau họ đã tổ chức triển lãm “cải cách ruộng đất”, không phải để sám hối mà như để sát muối vào vết thương chưa lành.

Ngày 05/02/2016, ông Lê Thanh Hải – nguyên bí thư thành ủy TPHCM – trong buổi lễ tiễn đàn em Võ Văn Thưởng ra Bắc làm trưởng ban Tuyên Giáo Trung Ương với bộ mặt ràn rụa nước mắt mà rằng: “Dù em đi đâu, trên cương vị nào cũng sẽ luôn mang theo tình thương yêu, quý mến của đồng bào thành phố [SIC], của Đảng bộ tp.HCM [YES]”.


Ông Lê Thanh Hải rơi nước mắt khi nói về ông Võ Văn Thưởng. Ảnh: Độc Lập/ báo TN

Dân Sài Gòn nhất là dân Thủ Thiêm không ai tin vào giọt nước mắt của ông này vì họ biết rõ ông là một trong những người quan trọng nhất liên quan đến án cướp đất ở Thủ Thiêm. Nhắc lại, vào 06/09/2010, TS Cù Huy Hà Vũ đã thay mặt cho dân oan kiện Lê Thanh Hải khi còn đương chức bí thư Thành Ủy và ủy viên Bộ Chính Trị. Chỉ một tháng sau Vũ bị gài và bị bắt tại tpHCM rồi nhận án 7 năm tù sau đó.

Ngày 20/06/2018, ông Nguyễn Thiện Nhân – bí thư Thành Ủy – đã gặp gỡ dân oan Thủ Thiêm trong nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề cướp đất. Trong buổi này, ông đã nghẹn giọng và rơi nước mắt khi thấy quá nhiều nỗi oan khuất mà các đồng chí tiền nhiệm của ông đã gây ra theo cách của một bọn mafia đỏ.

Bí thư Thành uỷ TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định “Thành phố không gạt bà con”

Dân oan có thể tin phần nào những giọt nước mắt của ông vì ông là người ngoài cuộc. Tuy nhiên, đã gần 4 tháng từ cuộc gặp dân oan nói trên, kết luận thanh tra do ông chỉ thị đã không đem lại gì cho dân oan ngoại trừ một niềm tin vỡ vụn đối với nước mắt người cộng sản!

Ngày 8/10/2018 các đại biểu bù nhìn của HĐND TPHCM không hiểu vì nguyên cớ gì đã vội vã tổ chức một phiên họp “bất thường” (!) chỉ để đồng ý với nhau về dự án nhà hát Giao Hưởng với kinh phí hơn 1,500 tỷ. Bà Quyết Tâm – chủ tịch của tổ chức này – chẳng những phớt lờ trách nhiệm giải quyết trả đất cho dân oan mà còn lớn giọng cho rằng người dân TPHCM chờ đợi dự án này rất lâu. Số tiền 1,500 tỷ, trong tình hình thu nhập quốc gia không đủ trả nợ tới hạn, được rút ra không phải để xây nhà thương, không phải để bồi thường cho dân oan mà để xây một công trình chưa cần thiết ngay trên “lò lửa Thủ Thiêm”.

Người CS một lần nữa lại đi ngược với tiếng gào thét của dân Việt. Dân Thủ Thiêm không còn nước mắt và lòng kiên nhẫn để đi đòi đất nữa. Hận thù đằng đằng hiện rõ trên từng đôi mắt dân oan! Giờ đây họ chỉ muốn nhìn thấy nước mắt của những người CS trước vành móng ngựa. Thậm chí, còn hơn thế nữa!

Cướp đất – Cách kiếm tiền hiệu quả của quan chức

FB Đỗ Ngà

9-1-2019

Thức ăn đã vào miệng, thì nó chỉ còn là cái xác hôi thối thải ra cửa sau mà thôi. Nghĩa là kẻ phàm ăn đã hút sạch chất dinh dưỡng. Cứ xem Đinh La Thăng thì biết, ông ta và đàn em đã tàn phá ngân sách bao nhiêu? Và sau khi truy tố thì ngân khố quốc gia thu hồi lại được bao nhiêu? Tiền của nhân dân bị tham nhũng cạp hết, chúng tiêu hoá sạch, giờ bắt chúng xử thì dân nhận lại được gì? Chẳng được gì ngoài sự hả dạ.

Lộc Hưng và những sự thật được phơi bày

FB Lưu Trọng Văn

15-1-2019

Mấy ngày qua, gã chưa lên tiếng về vụ Lộc Hưng trong khi tin tức Lộc Hưng tràn các ngóc ngách và xa lộ mạng.

Ba lý do.

– Gã đang dở bài viết về sự thật ở nhà thờ Đức Bà mà gã cho rằng một dân tộc sẽ đổ vỡ khi hai dinh luỹ là làng quê và tôn giáo bị tha hoá. Với gã đó là hai dinh luỹ cuối cùng.

Quảng Ngãi: Chính quyền cấu kết với doanh nghiệp cướp đất của dân?!

Đàm Ngọc Tuyên

5-4-2019

Kì 1: Công ty Đồng Khánh, doanh nghiệp Ngọc Bảo Viên là sân sau của quan chức nào?

Nước mắt của ai?

Đoàn Bảo Châu

29-6-2019

Xin hãy đọc bằng cả con tim chứ đừng đọc hời hợt.

Mấy ngày qua, sau khi đọc cái kết luận thanh tra về những sai phạm của quan chức TP HCM ở Thủ Thiêm, tôi rơi vào trạng thái bí bách, bực bội.

Lý do là bởi tôi đã viết khá nhiều về Thủ Thiêm nơi sai phạm của quan chức khiến mấy vạn người của 15.000 hộ dân rơi vào cảnh khốn cùng trong suốt 20 năm qua.

Tàn phá rừng Tam Đảo – đừng đổ lỗi cho riêng Sun Group

Trần Đình Triển

8-10-2019

Câu chuyện cổ tích thần thoại nhưng có ý nghĩa dạy bảo cho muôn đời con dân nước Việt: Mẹ đưa 50 người con lên rừng là để bảo vệ biên giới non sông, trồng cây hái quả để sinh sống; cha đưa 50 người con xuống biển bảo vệ biển đảo, đánh bắt hải sản để mưu sinh.

Đất và người

Nguyễn Tiến Tường

9-1-2020

Ba chiến sĩ công an ra đi vào lúc tảng sáng, họ trở về vào lúc bình minh, trên khăn tang cô nhi quả phụ. Đừng ném vào họ những lời cay nghiệt. Tôi nghĩ rằng họ lên đường với niềm tin gìn giữ tôn nghiêm thể chế. Đó chính là niềm tin họ đã lựa chọn. Chẳng có người chiến sĩ tiên phong nào nghĩ đến lợi ích đâu.

Khi ông lớn Tesla mua đất công ở Đức

Phạm Thị Hoài

12-1-2020

Nhà sáng lập kiêm CEO của hãng xe điện Tesla, ông Elon Musk – Ảnh: Bloomberg/CNBC

Chính quyền bang Brandenburg vừa chấp thuận bán 300 ha (3 triệu m2) đất công ở vùng Grünheide cho dự án 4 tỉ euro, Gigafactory 4, của ông lớn Tesla. Sau Gigafactory 1 & 2 ở Mỹ và 3 ở Trung Quốc, Tesla dự định sản xuất mỗi năm từ 150.000 đến 500.000 chiếc ô tô tại Đức, sát cửa ngõ đông nam Berlin.

Điều gì xảy ra khi đất công ở Đức sang tay một tập đoàn tư nhân, so sánh với ở Việt Nam?

Tại sao lại không cho chúng tôi tưởng niệm cụ?

Van Anh Ha

19-1-2020

Ảnh: FB tác giả

Trưa hôm nay mình và chị Nguyễn Thái Linh đến trước đại sứ quán VN tại Ba Lan để đặt hoa thắp nến tưởng niệm cụ Lê Đình Kình, người đã bị sát hại bởi công an VN.

Chúng mình mới kịp bày hoa, treo ảnh thắp nến thì ngay lập tức có một người đàn ông Việt ra tranh luận và không cho chúng mình tưởng niệm. Trong lúc tranh luận ông ta cố tình cài bọn mình có phải là tổ chức nào đó không? Có phải làm vậy để bêu riếu hình ảnh đất nước không? Rằng đất nước đang rất phát triển, vân vân…

Vụ khu đất 30.2ha Novaland “xin” ở Thủ Thiêm – Kỳ 1: Kẻ lót đường cho Novaland

Nguyễn Thùy Dương

20-2-2020

 

Dự án khu dân cư 30.224 ha thuộc phường Bình Khánh, quận 2, TP.HCM có tên thương mại là The Water Bay. Ảnh: Báo MT&ĐT

Novaland “xin lại” khu đất 30,2ha đang bị đóng băng do thanh tra vì vướng mắc pháp lý chung tụ với vụ Thủ Thiêm. Khu đất Novaland xin có vị thế cực đẹp. Hướng Bắc chính là mặt tiền đường Mai Chí Thọ, phía Nam là mặt nhánh sông Sài Gòn, phía Đông giáp khu dân cư phường An Phú hạ tầng hoàn chỉnh, phía Tây giáp con đường đang mở ngã ba cầu Thời Đại và Mai Chí Thọ. Giá đất thị trường tự do của khu vực này không dưới 300 triệu đồng/m2, mỗi căn hộ chung cư tại đây không dưới 5 tỷ đồng.

Chia sẻ mấy ý kiến về vụ Đồng Tâm

Ngô Ngọc Trai

8-7-2020

Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 2015 đã đề cao tôn trọng quyền con người. Cụ thể tại Điều 8 quy định nguyên tắc cơ bản về tôn trọng và bảo vệ quyền con người như sau:

Khuyên ông Trọng

Nguyễn Quang A

11-9-2020

Chúng tôi biết rằng ĐCSVN chẳng bao giờ nhận mình sai cả, hay có nhận (như cải cách ruộng đất) cũng chỉ là khóc lóc nhận qua loa.

Sự trớ trêu của cuộc đời

Đoàn Kiên Giang

8-12-2020

Ảnh nằm trong bộ ảnh “những vụn vỡ sót lại ở quận 2” của Cương Trần

Ngót 20 năm kể từ ngày bán đảo Thủ Thiêm bình yên, quê mùa được “đánh thức”, thì “cô gái còn say ngủ” vẫn chưa thực sự trở mình, mang về đẹp giàu trước nhất cho lương dân bán đảo như khát vọng của lãnh đạo TP.HCM thời ấy.

Đất, tội lỗi, và sự khốn cùng

Nguyễn Thông

6-12-2021

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: Nguyệt Nhi/PLTP

Hôm nay 6.12, Sài Gòn mở phiên tòa xử đám quan chức ăn đất. Nhân vật chính là phó chủ tịch thành phố Trần Vĩnh Tuyến, cùng đám quan tham Lê Tấn Hùng em cựu bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải…

Luật đất đai sẽ đi về đâu?

Ngô Huy Cương

4-10-2022

Một người yêu cầu phỏng vấn tôi về Dự thảo Luật Đất đai sắp được trình Quốc hội thảo luận trong kỳ họp đang tới để đưa lên phương tiện truyền thông chính thống giúp cho các vị đại biểu Quốc hội nắm rõ hơn về Dự thảo.

Xã luận: Khởi tố và lời kêu gọi thượng tôn một thứ pháp luật bất công

Luật Khoa

Vi Yên

14-10-2017

Ông Nguyễn Đức Chung. Ảnh: Zing.

Có ý kiến cho rằng, lời hứa của tướng Nguyễn Đức Chung không có giá trị pháp lý, và ông cũng không có thẩm quyền trong các hoạt động điều tra để có thể quyết định không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người dân Đồng Tâm, rằng để đảm bảo tiêu chí của một nền pháp quyền, cơ quan điều tra cần phải độc lập khỏi sự chi phối của cơ quan hành pháp, và rằng hành động truy tố của CA Hà Nội lần này là đúng đắn theo các nguyên tắc pháp quyền.

Mạng người nào không quý?

FB Mai Quốc Ấn

5-1-2018

Từ trái: Đặng Văn Hiến, Ninh Viết Bình, Hà Văn Trường nắm chặt tay nhau sau khi nghe tòa tuyên án. Ảnh: Minh Quý/ Zing

Tòa sơ thẩm tuyên Đặng Văn Hiến án tử vì Hiến bắn chết 3 bảo vệ công ty Long Sơn. Trước khi 3 bảo vệ này chết, đã có người chết vì bị công ty Long Sơn cướp đất, đánh người. Có những người may mắn không chết nhưng thương tật suốt đời.

Tuyên bố quyền sở hữu đất nhân một năm sự kiện Đồng Tâm

14-4-2018

Sự việc

Sự kiện Đồng Tâm xảy ra một năm trước đây đã đánh dấu bước ngoặt mới trong phong trào phản kháng của người dân đối với chính sách đất đai của nhà nước. Nếu trước đó nhiều dân oan mất đất chỉ biết kéo nhau đi khiếu kiện đông người một cách ôn hòa, thì ở Đồng Tâm lần đầu tiên dân chúng trong một xã đã tổ chức quy củ dùng thế hợp pháp kết hợp dân vận, binh vận, lập làng chiến đấu, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình buộc chính quyền phải nhượng bộ.

Kết luận của UBND quận Hoàn Kiếm là lấp liếm sự thật

FB Truyền Thông Thái Hà

10-5-2018

Mời đọc lại: Quý Soeurs dòng Thánh Phaolô xuống đường tuần hành

Thái Hà (10.05.2018) – Sáng nay, thứ Năm, 10.05, quý soeurs Dòng Thánh Phao lô Hà Nội vừa nhận được văn bản trả lời của UBND quận Hoàn Kiếm do ông Phạm Tuấn Long, phó Chủ tịch UBND quận ký ngày 09.05.2018.

Thủ Thiêm hy vọng ở ông Đặng Thuần Phong!

FB Trương Châu Hữu Danh

30-5-2018

Đại biểu Quốc hội Đặng Thuần Phong (đoàn Bến Tre). Ảnh Vnexpress

Để tìm hiểu vì sao Thanh tra Chính phủ lại có văn bản mật dừng Thanh tra dự án Thủ Thiêm, tôi đã nhiều lần chầu chực (như chó chờ xương) ở trụ sở Thanh tra Chính phủ để có câu trả lời. Thậm chí, tôi phải dùng “chiêu” võ rừng lôi tùm lum sai phạm ở cơ quan này rồi bêu ra chỉ với mục đích cho lãnh đạo phải quan tâm để tôi làm cho rõ nguyên nhân vì sao Thanh tra Chính phủ cố tình nhẹm đi vụ Thủ Thiêm.