Fake News, Bãi Tư Chính và thời đại báo chí của chúng ta

Khải Đơn

14-7-2019

Từ khi tổng thống Donald Trump chỉ vào mặt cánh nhà báo Mỹ và gọi họ là “fake news!”- thì những người mang quyền lực trong tay đã hiểu rằng chỉ cần chỉ mặt ai đó và chửi họ là “fake news”, thì họ có thể hạ bệ uy tín của thông tin đến mức nào.

Bị đánh đau không dám rên cũng là nỗi nhục lớn

Thọ Nguyễn

14-7-2019

Vụ tàu Hải Dương Địa Lý 8 (Haiyang Dizhi 8) của Trung Quốc vi phạm vùng chủ quyền kinh tế của Việt Nam ở khu vực bãi Tư Chính, đối đầu với tàu cảnh sát biển Việt Nam đã kéo dài cả tuần nay không có gì là bất ngờ. Trung Quốc đã nhiều lần làm như vậy, một phần để nắn gân Việt Nam, một phần để tạo ra các tiền lệ, cắm thêm các cột mốc mới vào sâu trong vùng biển của Việt Nam.

VN sẽ trả đũa vụ Tư Chính bằng cách gì?

Trương Nhân Tuấn

13-7-2019

Khu vực HYDZ 8 đi qua nằm trong các lô của PetroVN như thấy trong bản đồ, phía bắc của lô WAB-21 (Vạn An Bắc 21) mà Tàu cho sang nhượng từ 1994, cũng là khu vực có chứa lô 136-03 mà VN hợp tác với Repsol bị Tàu gàn trở mới đây. Ảnh: FB Song Phan

Báo chí nước ngoài đăng tin cho biết các tàu khảo sát địa chấn của TQ hơn một tuần nay mở cuộc thăm dò thềm lục địa của VN, khu vực bãi Tư Chính (TQ gọi là Vạn An Bắc). Khu vực này trong quá khứ TQ đã từng ký giấy phép (1992) cho phép hãng khai thác dầu khí Mỹ hoạt động. Vụ này tạm ngưng, vì phía VN đưa công ty khai thác của Mỹ ra tòa.

Vụ giàn khoan HY981 hồi năm 2014, phía TQ đưa vào khảo sát địa chấn khu vực chung quanh thềm lục địa đảo Tri Tôn (của VN), cách bờ biển VN 120 cây số.

Chỉ hai điều thôi

Ngô Trường An

13-7-2019

Trong 3 năm liền (2017, 2018, 2019) TQ liên tục gây hấn, gia tăng sức ép trong vùng biển thuộc chủ quyền VN.

Năm 2017 VN hợp đồng với tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, khai thác lô 136/3 (ngoài khơi Vũng Tàu). Tập đoàn Repsol đã chi 27 triệu USD thi công các công đoạn cho giếng khoan này thì VN yêu cầu dừng lại vì bị TQ đe doạ.

Hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển: Khẩn cấp nhất trong các khẩn cấp của Hải quân Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

13-7-2019

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc Cộng sản.

Cuộc đối đầu Việt-Trung ngoài thực địa đã diễn ra cả tuần nay

Dự án ĐSK Biển Đông

12-7-2019

Thông tin về diễn biến tàu thăm dò Trung Quốc thực hiện thăm dò địa chấn ở Bãi Tư Chính đã được khẳng định trên báo Bưu Điện Hoa Nam.

Tường thuật nhanh trận giao hữu bán chuyên nghiệp ở Biển Đông

Đặng Duân

11-7-2019

Xin chào quý vị đến với trận đấu giao hữu bán chuyên nghiệp 5 năm một lần ở Biển Đông! Do quy định của ban tổ chức nên chúng tôi chỉ có thể tường thuật chay, xin quý vị thông cảm.

Như thường lệ, các cầu thủ Tung Của lần này lại hành quân xuống phía nam với chiến thuật quen thuộc biến “vùng không tranh chấp thành vùng tranh chấp”. Tuy đá ở sân khách rõ ràng nhưng các huấn luyện viên ở Trung Nam Hải vẫn to mồm đang đá ở sân sở hữu chung để đòi chia chác tiền bán sân.

Khmer Đỏ – thảm sát Tân Lập

Viet Le

11-7-2019

Không như Ba Chúc và Thổ Chu, vụ thảm sát Tân Lập được tư liệu quốc tế nhắc đến khá rõ. Chẳng đâu xa, đó là cuốn Brother Enemy của Nayan Chanda.

So với các vụ thảm sát khác do Khmer Đỏ gây ra, vụ Tân Lập đáng chú ý hơn vì có ý nghĩa bước ngoặt trong quá trình leo thang xung đột giữa Việt Nam và Cam.

Mấy nguy cơ lớn Việt Nam phải đối phó

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

10-7-2019

Mấy năm qua, thế giới biến động “khó lường”, làm trật tự thế giới biến đổi sâu sắc. Nay đối đầu Mỹ-Trung đang làm các nước khác như Việt Nam bị mắc kẹt, vì “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Bài này chỉ đề cập vắn tắt mấy nguy cơ lớn có thể gây ra hệ lụy cho đất nước, phải cảnh giác. Muốn “biến nguy thành cơ”, Việt Nam cần khôn ngoan và linh hoạt, nhưng quan trọng nhất phải đổi mới thể chế, hệ quy chiếu, và tư duy quản trị/điều hành.

Chuyện bây giờ mới kể

Trần Đức Anh Sơn

10-7-2019

Chiều ngày 7/3/2019, Thành ủy Đà Nẵng ra quyết định khai trừ tôi ra khỏi đảng cộng sản Việt Nam. Sáng ngày 8/3/2019, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin. Sau đó thì các hãng tin / báo chí ngoại quốc như: Reuters, RFI, AFP, AP, Daily Mail, VOA, BBC, The New York Times, Global Times, Weibo… đều đồng loạt đăng tin về chuyện này. Nhưng không tờ báo nào tiếp cận được với tôi để phỏng vấn hay lấy tin, mà chủ yếu là lấy thông tin từ những gì tôi đăng tải trên FB từ trước và trong thời điểm đó để có bài đăng.

Bản chất của một quyết định

Đỗ Ngà

9-7-2019

Giữa một rừng tin tức bắt giữ cựu quan chức Sài Gòn người ta không mấy chú ý một tin khá quan trọng. Đó là trên báo Thanh Niên ngày 04/07/2019 có đăng bài “Hàng ngàn tàu cá nằm bờ vì quy định ‘dài 15m’”, trong bài báo này có nói đến một quy định quái đản, là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN & PTNT) không cho phép tàu dưới 15m đánh bắt ở vùng khơi xa. Chỉ một quy định này họ đã khiến hàng ngàn tàu cá phải nằm bờ. Chuyện nực cười ở chỗ, có tàu thiếu 10cm vẫn cho nằm bờ. Trong bài báo nói rằng, quy định “cứng” này gây lãng phí.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Tổng – Chủ Trọng trở lại, bà Kim Ngân thăm Tàu

BTV Tiếng Dân

6-7-2019

Sau khi tái xuất hiện hôm 21/6, người đứng đầu Đảng và Nhà nước lại tiếp tục lặn thêm… 2 tuần nữa. Đến hôm qua 5/7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng xuất hiện, chủ trì họp Bộ Chính trị, TTX Việt Nam đưa tin. Theo hình ảnh buổi họp Bộ Chính trị của TTXVN ghi lại, ông Trọng ngồi hàng đầu với hai ông Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc ngồi hai bên, bà Tòng Thị Phóng ngồi cạnh ông Phúc, và ông Trương Hòa Bình ngồi cạnh ông Vượng.

Nóng: Trung Quốc tập trận quy mô lớn phía Bắc Trường Sa

Đặng Duân

29-6-2019

Cục Hải sự tỉnh Hải Nam hôm nay 29.6 thông báo quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận kéo dài một tuần tại khu vực rộng lớn ở phía bắc quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 5)

Hồ Bạch Thảo

26-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4

Tượng vua Lê Đại Hành tại khu di tích Bạch Đằng Giang. Ảnh: Báo ĐĐK

5. Bang giao Việt – Trung dưới thời vua Lê Đại Hành

Sao không biến cao tốc Bắc Nam thành một biểu tượng lòng yêu nước của người Việt?

Đoàn Bảo Châu

26-6-2019

Tại sao chính phủ cứ khăng khăng phải xây dựng cao tốc Bắc Nam ngay khi nợ công đang tăng, ngân sách quốc gia cạn kiệt không thể tự đầu tư phải đi vay nước ngoài mà hiệu quả kinh tế của con đường lại không rõ ràng?

Mọi việc cứ như thể được vẽ ra để cố tình chui đầu vào cái bẫy nợ của Trung Cộng đã giương ra vậy.

Đừng lo cao tốc Bắc Nam, sẽ có ‘Quốc Hội giám sát’

Trân Văn

Blog VOA

26-6-2019

Một phần đồ họa dự án cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: Báo Người Lao Động

Công chúng vẫn tiếp tục bình luận sôi nổi về tuyên bố của ông Nguyễn Thiện Nhân: Cử tri không cần lo lắng về cao tốc Bắc Nam không bảo đảm điều này, điều kia vì Quốc hội sẽ giám sát chặt chẽ công trình này (1).

Việt Nam và “vấn đề” Trung Quốc

Trương Nhân Tuấn

24-6-2019

Nếu các nước cận biển Baltique (Lituanie, Lettonie, Estotine) có “vấn đề” Nga. Các nước Cuba, Venezuela, Mexico… có “vấn đề” Mỹ. Thì Việt Nam có “vấn đề” Trung quốc. Đây là một sự thật: Tất cả những nước số phận địa lý sắp đặt ở kế bên một đại cường, những nước này không thể phát triển một cách bình thường được.

Càng nghĩ càng không ổn

Mai Quốc Ấn

24-6-2019

Cao tốc Bắc – Nam được nhiều chuyên gia cảnh báo nhưng vẫn làm. Và nỗi lo lâu nay là công trình này rơi vào tay Trung Quốc được người dân rất quan tâm.

Trong cuộc tiếp xúc của tri gần đây, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiêm Bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã cho rằng người dân không cần lo lắng vì: “Trách nhiệm của Quốc hội là giám sát chặt chẽ công trình này. Đây là lợi ích quốc gia, cử tri không cần lo lắng không đảm bảo cái này hay cái kia.”

Chính trường Việt nam sẽ ra sao, khi khuyết Trọng? (Kỳ 2)

Nguyễn Tiến Dân

21-6-2019

Tiếp theo kỳ 1

1- Sau khi cho tiểu đồng lui, căn phòng chỉ còn lại 2 thầy trò, cụ kiểm tra đệ tử:

Tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông, đến Trường Sa bằng đường nào?

Đặng Duân

20-6-2019

Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (CV16), bao gồm tàu tiếp vận tổng hợp Hô Luân Hồ (965), tàu khu trục Thạch Gia Trang (116), tàu khu trục Tây Ninh (117), tàu hộ vệ Đại Khánh (576) và tàu hộ vệ Nhật Chiếu đã băng qua eo biển Miyako ở quần đảo Okinawa của Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương vào ngày 10.6.

Mời hổ vào nhà rồi thuê người canh nó đừng ăn thịt mình

Nguyễn Ngọc Chu

19-6-2019

Ông Huỳnh Thế Du. Ảnh: internet

Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ.

Chỉ trích cá nhân là điều nên tránh. Nhưng khi đã động chạm đến lợi ích quốc gia thì không thể nể nang.

Vietnam Finances ngày 18/6/2019 có đăng ý kiến của ông Huỳnh Thế Du “Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc – Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát”:

“Việt Nam có thể áp dụng giải pháp: để các nhà thầu Trung Quốc xây dựng và mời tư vấn Nhật Bản giám sát. Khả năng hai anh này bắt tay với nhau là rất thấp vì đang là đối thủ cạnh tranh một mất một còn.”

“Khi đó, Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao và Nhật Bản giám sát thì con muỗi cũng không thể chui lọt. Việt Nam sẽ là ngư ông đắc lợi”.

1. Thứ nhất, ông Huỳnh Thế Du không hiểu thành ngữ “Ngư ông đắc lợi”. Việt Nam trả tiền xây đương cao tốc cho cả nhà thầu thi công và nhà thầu giám sát thì làm sao gọi là “Ngư ông đắc lợi” được. Có phải hai nhà thầu tranh nhau làm đường và giám sát miễn phí cho Việt Nam đâu mà “Ngư ông đắc lợi”.

2. Hai là, ông Du vận dụng quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc không đúng chỗ. Một nhà thầu thi công, một nhà thầu giám sát, cả hai phía nhận tiền của chủ đầu tư Việt Nam, họ phải làm tốt công việc của mình, nếu không chủ đầu tư Việt Nam “đuổi cổ” họ đi. Có gì mà họ phải “cạnh tranh một mất một còn” ở đây?

3. Ba là, nhận xét của ông Du: “Trung Quốc có khả năng xây đường chi phí thấp và chất lượng cao” là mê muội.

Xin hỏi ông Du: Công trình nào của Trung Quốc trên đất Việt Nam có giá thành thấp và chất lượng cao? Có phải đó là đường sắt Cát Linh – Hà Đông không?

4. Bốn là, không ai ngu si mà rước hổ vào nhà rồi lại thuê người canh để nó khỏi ăn thịt mình cả!

Người dân đã khổ với mưu kế của quan. Nay lại thêm rợn người với mưu kế của những người dán mác có chữ.

Xin ông Huỳnh Thế Du đừng hiến kế nữa. Đất nước rồi sẽ bị tan nát nếu nghe theo mưu kế rước họa vào nhà của ông Huỳnh Thế Du.

Những tư cách bán nước

Phạm Đình Trọng

17-6-2019

Những kẻ bồi đắp những bãi đá cướp được của Việt Nam ở Biển Đông thành đảo nhân tạo, thành sân bay hiện đại, thành căn cứ quân sự bao vây Việt Nam, đang bị nước Mỹ xem xét cấm cửa, lại được lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam rắp tâm đón vào làm đường cao tốc Bắc Nam

Đã đến lúc hình thành liên minh tuần duyên Biển Đông

Đặng Duân

15-6-2019

Sự việc “tàu cá” Trung Quốc đâm tàu cá Philippines ở bãi Cỏ Rong một lần nữa gióng lên hồi chuông về cách hành xử bạo ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của loại tàu cá, tàu dân quân Trung Quốc, với sự yểm trợ của tàu hải cảnh, tàu hải quân ở khu vực Biển Đông.

Chính tri của chính trị (Phần 10)

GS Lê Hữu Khóa

14-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6phần 7phần 8phần 9

Dính thân-dính đảng

Dính thân là thực trạng của vài trường hợp mà y khoa thông báo cho chúng ta qua các trường hợp sinh đôi hiếm hoi: hai đứa trẻ ra đời cùng một lúc, có phần lớn các nội tạng nhưng chỉ có một cột xương sống, hai cá thể nhưng phải chia cùng cuộc đời, cùng kiếp sống.

Đừng để nhân dân phải xuống đường cứu Quốc hội lần thứ 3

Mạc Văn Trang

14-6-2019

Tôi đã được chứng kiến Nhân dân cứu Quốc hội 2 lần rồi.

1. Lần thứ nhất vào năm 2010. Năm đó QH máu làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam lắm. Từ Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đến nhiều ĐBQH đăng đàn diễn thuyết hùng hồn phát sợ. Nào là, không có đường sắt cao tốc Bắc – Nam, sao hoàn thành CNH- HĐH vào năm 2020? Nào, tôi ra nước ngoài thấy người dân đi chợ, trẻ em đi học với tàu cao tốc vô cùng tiện lợi; nào, những nước có IQ cao đều có đường sắt cao tốc, Việt Nam không lý gì không có; rồi, có đường sắt cao tốc ta sẽ, sáng ăn phở Hà Nội, tối uống cà phê ở Sài Gòn; rồi con đường này sẽ đánh thức những “cô gái ngủ say” miền Trung, Tây nguyên bừng tỉnh… Không khí trong QH rất là náo nức, như lên đồng!

Chiến lược nào cho Việt Nam giữ yên biển?

Nguyễn Ngọc Chu

13-6-2019

Chuyến đi Mỹ sắp tới của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng phải giải quyết thành công vấn đề hợp tác với Hải quân Mỹ. Lúc đó ngư dân Việt Nam mới không còn bị Hải quân Trung quốc xua đuổi và đâm chìm trên biển Việt Nam nữa.

Hội nghị Thành Đô

Dương Quốc Chính

13-6-2019

Hội nghị Thành đô ngày 3/9/1990 tại Tứ Xuyên, TQ. Photo Courtesy

Khi Đông Âu sụp đổ, đảng ta thấy chới với vì Liên Xô cũng đang có nguy cơ tan rã, VN mất đi người anh bao cấp hơn chục năm qua và là kẻ hỗ trợ tinh thần cũng như vật chất trong cuộc chiến Tây Nam. Vì thế, việc bình thường hóa quan hệ với TQ trở nên cấp bách. Nhưng TQ luôn đặt điều kiện VN phải rút quân khỏi Cam như điều kiện tiên quyết và hội nghị Thành Đô chính là lần “ăn hỏi” cho “đám cưới” Việt – Trung sau này.

Người Tàu bành trướng ở Việt Nam

BTV Tiếng Dân

10-6-2019

Báo Dân Việt có bài: Xôn xao tấm biển thông báo khu vực dành cho khách Trung Quốc ở Khánh Hòa. Theo đó, “một tấm ảnh chụp tấm biển trên địa bàn Khánh Hòa thông báo khu vực dành cho khách Trung Quốc đã gây xôn xao cư dân mạng… phần phía trên tấm biển ghi tiếng nước ngoài, phần phía dưới ghi dòng chữ khu vực dành cho khách Trung Quốc”. Bài báo không cho biết cá nhân, tập thể nào phải chịu trách nhiệm về tấm biển.

Chọn thầu (Trung Quốc) trước hay lập dự án trước?

Huy Đức

7-6-2019

Khi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông gần như khẳng định chỉ có nhà thầu Trung Quốc mới có thể xây dựng Cao tốc Bắc – Nam, không hiểu sao tôi đã nghĩ ngay tới anh Tạ Quyết Thắng, Chủ công ty Sơn Trường. Sáng nay, mở hộp thư ra thì được anh Tô Văn Trường chuyển cho bức thư này của anh Thắng: