Chính tri của chính trị (Phần 6)

GS Lê Hữu Khóa

6-6-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5

Tùy kế lập mưu

Tùy kế lập mưu, khai thác thuận thời mẫn kế, nhưng cùng lúc tìm ra kế phải lập được mưu, trong chính trị cũng như trong ngoại giao, và kinh tế, thương mại cũng không nằm ngoài sự vận hành của mưu lược, khác chiến lược nhận định trên toàn bộ mang tính dài hạn, và chiến thuật có tìm hiệu quả trước mắt mang tính cụ thể của một tình huống.

Mưu lược thì ngược lại được sử dụng song song với tính dài hạn của chiến lược, với tính ngắn hạn của chiến thuật, như đòn bẫy-cạm bẫy của tác giả tìm ra mưu lược đó, đòn bẫy cho chính mình được nhanh hơn, rộng hơn, cao hơn, dài hơn, ngược lại là cạm bẫy cho đối phương.

Tùy kế lập mưu nhận định mưu lược như là dàn phóng, dàn nhúng cho ta; có lúc là giăng bẫy để đối thủ rơi vào vì thiếu cẩn trọng, vì chủ quan, vì vô minh trước địa dư, vì vô tri trước sự thông minh của ta… Và nếu làm được cả hai việc: đòn bẫy cạm bẫy trên một trận địa thì càng hay. Thí dụ không hề thiếu trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt tộc, mà chỉ trong khung kinh nghiệm quân sự trên sông Bạch Đằng, cũng có thể giải thích trọn lý-đủ luận qua các chiến tích của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…

Tùy kế lập mưu quan trọng ngay trên thượng nguồn của kẻ sáng chế ra nó, và theo tri thức luận của khoa học chính trị, thì kẻ lãnh đạo chịu và nhận sự chi phối ít nhất ba yếu tố:

  • Mô hình hóa ý muốn-ý định-ý đồ của tác giả để đưa tính toán lý thuyết vào thực hành cụ thể.
  • Đồ án hóa các phương trình để biến mọi ẩn số thành hằng số để đưa vào chương trình hành động
  • Hợp lý hóa ý chí của mình rồi biến chúng thành chỉ tiêu để thành công khi thực hiện mô hình và đồ án của mình.

Tùy kế lập mưu luôn theo quy luật nhân-thời-địa-thế, nhưng đây chỉ là nhận định ban đầu để phân tích tổng quát, kẻ lãnh đạo lập phương án hành động cụ thể phải suy nghiệm chính xác sự khác biệt (mà cũng là khoảng cách) giữa ý chí ở dạng mô hình lý thuyết và thực hành linh động trên một thực tế nhất định, trong đó có sự tôn trọng sức thông minh của đối phương, đối thủ, chỉ để tránh “thảm bại vì khinh địch”.

Tùy kế lập mưu là sáng tạo của trí tuệ dũng lược, dựa trên sáng kiến của tuệ giác sáng suốt có gốc rễ của tài năng “biết nhìn xa trông rộng”, đây chính là tiêu chí để chọn lãnh đạo tối cao, nếu không có “cốt cách” này thì đừng giành làm lãnh tụ!

Nội lý diễn biến thực tế

Nội lý diễn biến thực tế nhận định thực tế không theo mô hình mà theo quy luật biến đổi thường trực của nhân thế; luôn được nhận ra từ tình huống, khi tình huống làm xoay chuyển môi trường hiện tại tạo ra thực trạng của xã hội, bất lợi hoặc thuận lợi cho dân tộc, cho đất nước; làm lãnh đạo chính trị là nhận định, phân tích để điều tiết hoặc khai phá các thực trạng này.

Nội lý diễn biến thực tế được nhận diện qua biến đổi của thời thế, mở lối cho chính sách hoặc đóng cửa mọi sáng kiến; làm lãnh đạo chính trị là thấy được, nhận ra nội lý diễn biến của tình hình, sẽ quyết định đúng hiệu quả của một chính sách, và nếu quyết định sai sẽ gây ra hậu quả cho xã hội, cho dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế, khi được lãnh đạo chính trị đánh giá qua nội lý diễn biến của tình hình, thì kẻ lãnh đạo giỏi biết khai thác tiềm năng xấu hoặc tốt của thực trạng; còn kẻ lãnh đạo tài thì biết khai triển vốn có sẵn để kiếm lời trong thời thế mới; riêng kẻ lãnh đạo lớn thì biết tìm cho ra các nội lực mới, các đồng minh mới, các liên minh mới, để củng cố thời-thế-vị của đất nước vì dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế trong tư duy của lãnh đạo chính trị chấp nhận chuyện “nắng sớm chiều mưa” trong so sánh lực lượng, bất lợi hay thuận lợi cho mình; công nhận luôn chuyện “sớm nở, tối tàn” trong các liên minh giữa các đồng minh, bên này hay bên kia; sẵn sàng đón nhận luôn chuyện “vật đổi, sao dời” không những giữa bạnthù, mà cả về chuyện bất biến giữa chung thủy và phản bội ngay trong nội bộ. Làm được tất cả các chuyện này thì xem như “đắc đạo” trong quản lý phương trình lãnh đạo: nội lý diễn biến thực tế-nội lý biến thiên nhân tâm.

Nội lý diễn biến thực tế, khi đã làm sáng tỏ nội lý biến thiên nhân tâm, thì kẻ lãnh đạo giỏi biết khai thác tính hiệu năng cho nội lực của chính mình; còn kẻ lãnh đạo tài thì biết khai triển tính hiệu quả cho nội công của chính mình trong thời thế mới; và kẻ lãnh đạo lớn thì biết tìm tổng hợp của cả tính hiệu năng lẫn tính hiệu quả để chế tác ra một tổng lực mới với kết quả hay, đẹp, tốt, lành nhất cho đất nước, cho dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế tạo ra nội lý biến đổi liên tục, hướng dẫn các kẻ lãnh đạo, giỏi, tài, lớn không bị:

  • Nhốt tù trong mô hình ý thức hệ của mình, thí dụ đau thương của cải cách ruộng đất (1954-1960).
  • Còng tay trong phương án chính trị của chính mình, thí dụ bi thảm của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn (1954-1975).

Các nhà tù ý thức hệ này bắt Việt tộc phải trả những giá quá đắt!

Nhập lý vào thể lực môi trường

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước đầu tiên trong nhập lý vào nội lực của bối cảnh, trong đó bối cảnh của thực tế làm chuyển đối hệ ý (ý muốn-ý định-ý đồ), lãnh đạo chính trị tài ba sẽ chuyển hóa linh động hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) của mình theo bối cảnh để biến bối cảnh thành thực lực của mình.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ hai là mô hình đôi, trong đó mô hình cứng mang ý chí của chính sách, mô hình mềm đưa thực tế của môi trường, của bối cảnh để làm tăng hiệu lực cho vốn đầu tư, trong đó sự phối hợp nhuần nhuyễn mô hình đôi (cứng và mềm) là khả năng và ý chí của lãnh đạo vừa biết cõng chính sách qua trở ngại, trở lực, vừa biết buông lỏng khi mô hình bóp ngộp thực lực trong thực tế.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ ba là chiến lược đôi khi gặp nước chảy xiết, thì biết chọn nơi để làm đập nước để giữ nước, biết chọn chỗ thông nước để cho thoát nước; và trên cùng một dòng nước: hai chiến lược này không hề mâu thuẫn nhau, được xử theo lý luận đôi trong thông minh linh động để mà giải quyết.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ tư là nắm hai tay, tay phải là chính sách của hệ lý (lý trí, lẽ, luận), tay trái là chuyển biến khôn lường của hệ thực (thực tế-thực cảnh-thực tại). Nắm hai tay để giữ cả hai, sự liên kết phải-trái, vừa tạo ra tính nội kết, bảo đảm sự tương tác linh hoạt của cả hai, không tách biệt nên không sợ mâu thuẫn, không có xung đột nên không có bùng nổ, đe dọa tính thực tiễn của chính sách.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ năm là tính hiệu quả đôi, lấy chính sách để kích thích tình hình phát triển theo hệ sáng (sáng kiến-sáng chế-sáng tạo) với hiệu quả có trong sự đồng tình và ủng hộ của tập thể, cộng đồng làm nên khối đại đoàn kết cho dân tộc. Song hành cùng với hệ khai (khai thị-khai minh-khai trí) để phục vụ cho khai thác mọi tiềm năng, tiềm lực, của môi trường qua hành động chính trị cụ thể.

Nhập lý vào thể lực môi trường có bước thứ sáu là biến tình hình thực tế thành lực đẩy làm xoay chuyển môi trường ban đầu theo quỹ đạo của chính sách lãnh đạo trong đó hệ thực (thực tế-thực cảnh-thực tại) giờ đã nhận sự chi phối của hệ khai (khai thị-khai minh-khai trí), tạo ra thực tế mới: nhập lý vào sung lực khai phá qua hệ sáng (sáng kiến-sáng chế-sáng tạo), từ đây lãnh đạo mới thực sự có chiến-lược-thật-trong-tình-hình-thật.

Lý mục đích của luận phương tiện

Lý mục đích của luận phương tiện, không liên quan gì tới loại khẩu lệnh “lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện”, sống sượng trong diễn luận, mù quáng trong giải luận, loại khẩu lệnh này sẽ không có một cứu cánh nào có nhân lý, nhân tri, nhân tâm, nếu phương tiện của nó không tôn trọng nhân bản, nhân tính. Ngược lại, lý mục đích của luận phương tiện luôn được diễn biến trên quá trình nhận thức của hệ lương (lương thiện-lương tâm-lương tri), không ép ý đồ chính trị của lãnh đạo qua một ý thức hệ vô tri, vô cảm, vô nhân.

Lý mục đích của luận phương tiện, có thượng nguồn của nhân bản, nhân văn, nhân tính, sẽ hướng để tránh được các khuyết tật sinh ra trong tư duy trong lãnh đạo chính trị là:

  • Mô hình hoá một cách cứng ngắt các đồ án.
  • Kế hoạch hoá một cách thô thiển khi triển khai các phương án.
  • Duy vật hóa một cách thiển cận các quá trình sử dụng phương tiện…

Lý mục đích của luận phương tiện, cũng có công cụ, kỹ thuật, đầu tư của phương tiện trong hạ nguồn để giữ cái lý trí của lý mục đích và cái hợp lý của luận phương tiện để đạt được:

  • Tính hợp lý của 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán)
  • Tính thực tế của 3S (sáng lý-sáng kiến-sáng tạo)
  • Tính khả thi của 3K (khai minh-khai trí-khai phá)

Lý mục đích của luận phương tiện luôn có sự phối hợp chặt chẽ của phương trình lý trí mục đíchhợp lý phương tiện, dựng lên tư duy hành luận của lãnh đạo trong hành động lãnh đạo qua 3B:

  • Bảo đảm khối đoàn kết dân tộc.
  • Bảo trì vốn liếng xã hội.
  • Bảo quản tiền đồ tổ tiên.

Lý mục đích của luận phương tiện luôn thường xuyên đánh giá để tìm hiểu thực chất để có thực lực trên 3T:

  • Tiềm năng thuận lợi của bối cảnh thực tại.
  • Tiềm lực của các liên minh mới xuất hiện trong thực cảnh.
  • Khả năng khai thác các đồng minh mới trong thực tế.

Lý mục đíchcủa nhân trí, luận phương tiệnluận của nhân bản, không biết, không thấu, không hiểu thì tốt nhất là: đừng nên lãnh đạo!

Luận tạo lực trong thuận lý

Luận tạo lực trong thuận lý, luận mang của lý trí ra chống lại chuyện triển khai những phương án trước khi nắm tình hình, trước khi điều tra cơ bản, trước khi nghiên cứu thực địa để nắm 3T thứ nhất (thực trạng-thực cảnh-thực tế), của lý trí dụng để thấy rõ các trở ngại, các chướng ngại của 3T này.

Luận tạo lực trong thuận lý bắt đầu bằng chuẩn đoán theo các chỉ báo khách quan để đánh giá một 3T thứ hai (thực tại-thực lực-thực tiển), nơi mà lý thuyết xơ cứng sẽ lùi lại để các hành động cụ thể mang nội chất tích cực là hiểu vấn đề để vượt khó khăn, lấy sáng kiến để thoát các ngõ cụt, lấy sáng tạo để biến vượt thoát thành vượt thắng.

Luận tạo lực trong thuận lý sẽ cho xuất hiện một 3T thứ ba (thích ứng-thích nghi-thích hợp), trong đó nhập nội với 3T (thực trạng-thực cảnh-thực tế) để không bị bỏ rơi bởi hiện tại của bây giờở đây. Kế tiếp là thích nghi theo lời dạy của tổ tiên “tùy cơ ứng biến”, nhưng cùng lúc phải sáng tạo ra các thuận lý mới để xoay chuyển tình thế, cụ thể là chuyển hóa các so sánh lực lượng, biến bất lợi thành thuận lợi. Chính khả năng lãnh đạo biết sáng tạo ra các thuận lý mới, để đưa thích ứng thích nghi vào quy trình của thích hợp, hỗ trợ bởi các thuận lý mới, để không bi quan chịu đựng cảnh “thời bắt thế theo thời phải thế”; từ đây biết biến vượt thoát thành vượt thắng để không mang theo tính thất thế tạo ra chủ bại của “qua sông thì phải lụy đò”.

Luận tạo lực trong thuận lý, là tạo ra khả năng hội nhập của lãnh đạo trong phương trình 3N (nội chất-nội lực-nội công), trong đó nội chất chính là lý trí bảo vệ chuyện hay, đẹp, tốt, lành trong một chính sách sáng suốt, vì lãnh đạo có nội lực của 3L (lý luận-lập luận-giải luận), để biến nó thành nội công của lãnh đạo. Nội công này sẽ làm nên bản lĩnh chính trị, tầm vóc của chính sách, nơi đây cũng là nơi để suy nghiệm bài học lãnh đạo của tổ tiên “so ra mới biết ngắn dài” để phân định hai loại lãnh đạo: hữu tài hay bất tài.

Luận tạo lực trong thuận lý, không hề là chuyện lý thuyết mơ hồ, tạo mơ hồ trong hành động chính trị, mà là khả năng quản lý và tổ chức 3L (nội lực-sung lực-hùng lực). Tại đây, sung lực tới từ tiềm năng của đất nước, tiềm lực của dân tộc để tạo ra hùng lực trong xã hội với nhân dân đã hiểu rõ 3T (tự tin-tự chủ-tự cường) chế tác ra mãnh lực chống ngoại xâm để bảo vệ bờ cõi, tạo nên sức bật trong việc xây dựng cho bằng được chuyện “dân giàu, nước mạnh”.

Luận tạo lực trong thuận lý, chế tác ra tổng lực của “thuận lý luận”, có thượng nguồn của lý trí, có trung nguồn của chỉ đạo linh động, có hạ nguồn trong tổng hợp 3T+3L+3N, để làm nên thành công của lãnh đạo. Và, kẻ lãnh đạo giỏi, người lãnh đạo tài, phải biết hành tác trong mọi tình huống chính trị.

______

Lê Hữu Khóa: Giáo sư Đại học Lille* Giám đốc Anthropol-Asie*Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á* Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO – Liên Hiệp Quốc * Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.*Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á* Hội viên danh dự nhóm Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các bài của giáo sư LÊ HỮU KHOÁ trên Tiếng Dân đã được ANTHRPOL-ASIE xuất bản và các bạn đọc có thể chuyển tải trực tiếp các tác phẩm Trực Luận (l’argumentation directe), Xã Luận (l’argumentation sociétale), Dân Luận (l’argumentation démocratique), Tự Luận (l’argumentation libre), Chính luận (l’argumentation politique), qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

Mời đọc lại các bài cùng tác giả tại đây.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. Tạo hóa ra con người, nhưng trí tuệ của con người phụ thuộc vào cái mà họ được học và cách mà họ vận dụng. Khoa học kĩ thuật công nghệ, cách vận dụng để tạo ra sản phẩm… cho người ta thấy cái siêu phàm trí tuệ. Đem những thứ này vận dụng vào mọi ngóc ngách của cuộc sống thì thật là tuyệt vời bởi người ta sẽ biết lợi hại, nên làm cái gì, và làm như thế nào. Muốn tiến lên Vn cần thay đổi hoàn toàn cách học khoa học bởi nó là tiền đề cho mọi thứ…

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây