Như vậy phiên xử kín ngày 30.7 Tòa án TP.Hà Nội đã tuyên án Vũ nhôm 9 năm tù, cựu Trung tướng Phan Hữu Tuấn, cựu Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an 7 năm tù, đại tá Bách – Bộ công an 6 năm tù về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước.
Một thợ nhôm kính bất ngờ đeo lon thượng tá, đó là tài năng của Vũ nhôm hay âm mưu của những tướng “cao cấp” và lãnh đạo TP. Đà Nẵng muốn dùng Vũ để thâu tóm hàng chục bất động sản ở Đà Nẵng, TP.HCM và các tỉnh… Số bất động sản trị giá lên đến hàng trăm ngàn tỉ đồng rơi vào tay Vũ nhôm với giá mua chỉ định bằng 1/100 giá trị thị trường vốn là đất vàng, kim cương.
Cuối tuần vừa qua, Bộ Chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương (TƯ) Đảng CSVN quyết định kỷ luật ba ông tướng, một của quân đội và hai của công an. Theo đó, Thượng tướng Phương Minh Hòa – cựu Uỷ viên BCH TƯ Đảng CSVN, cựu Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, cựu Bí thư Đảng uỷ kiêm Chính uỷ, cựu Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân – bị cảnh cáo. Hai ông tướng công an (Thượng tướng Trần Việt Tân – cựu Uỷ viên BCH Đảng bộ Công an TƯ, cựu Thứ trưởng Công an và Bùi Văn Thành – cựu Ủy viên BCH Đảng bộ Công an TƯ, cựu Thứ trưởng Công an đặc trách Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật của Bộ Công an), cùng bị tước bỏ tất cả các chức vụ trong Đảng và bị giáng cấp (1).
Café Rex là nơi tập trung của giới thượng lưu Hà Nội, mặc dù Rex ở TP.HCM, thế mới hay. Bộ trưởng, thứ trưởng, cục trưởng, cấp phó, những tay có máu mặt trong giới đại gia Hà Nội cũng hay lui tới. Tôi chỉ ra Rex khi anh Trần Hùng bay vào hoặc khi mấy thằng thư ký của mấy ổng nhắn tin “Anh 7, anh 6, anh gì gì gặp”. (Ciao cafe của giới Việt Kiều hoài cổ, Milano của dân chơi xe, văn phòng, chứng khoán, Sun Wah của dân chơi người mẫu, ca sĩ…). Nghe nói cô Lý Nhã Kỳ mới mở quán cafe rất sang trọng…
Vừa qua BCT đã kỷ luật nội bộ một số quan chức và tướng lĩnh cao cấp vì các tội tham nhũng, sử dụng đất công và đất chiếm của dân vào các hoạt động của nhóm lợi ích v.v… Với dân đây chỉ là một việc giống như mấy cái gỉ mũi mà thằng hủi cạy ra khoe khắp xóm làng là mình đã sạch sẽ thơm tho mà thôi!
Công an, quân đội, nhà báo, luật sư… nào là người “đại diện cho pháp luật”, nào là lực lượng “bảo vệ tổ quốc”, nào là người “giám sát và phản biện xã hội”, nào là người “bảo vệ công lý”…. càng về khuya, mặt nạ son phấn nham nhở của chế độ xã hội chủ nghĩa càng thêm loang lổ, dần dần hé lộ xuống.
Thông tin về xét xử tướng tình báo, sĩ quan quân đội tưởng hấp dẫn lắm nhưng đọc báo chán chết, chẳng có thông tin gì. May mà có chú Đinh Ngọc Hệ khai mấy chi tiết khá hài hước nhưng lại đúng bản chất mấy cái trục không tên đang “điều khiển” hầu hết chúng ta mới ghê. Chú Đinh Ngọc Hệ gọi đó là “anh em ngoài xã hội”.
Nguyễn Bá Thanh qua đời tháng 2/2015, một mất mát, hụt hẫng rất lớn đối với Bá Cảnh. Nhưng không sao, vẫn còn đó Phó Bí thư Thành uỷ Nguyễn Xuân Anh, người được ông Bá Thanh “sắp đặt” sẽ ngồi vào ghế Bí thư. Xuân Anh sẽ “dìu dắt” Bá Cảnh trong chặng đường mới.
Tháng 10/2015, tại Đại hội Đảng bộ ĐN lần thứ 21, Nguyễn Bá Cảnh , đương kim Bí thư đoàn Thanh niên, tất nhiên được cơ cấu lại một suất Uỷ viên BCH thành uỷ nhiệm kỳ 2015- 2020. Còn Nguyễn Xuân Anh, người được Bá Thanh “huấn luyện” từ năm 2007, được bầu làm Bí thư Thành uỷ, sau đó là UVTW chính thức tại Đại hội 12, rồi kiêm luôn Chủ tịch HĐND TP khi tuổi đời vừa chạm 40.
Ngày 16/8/2017 Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng đã công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy, điều động ông Nguyễn Bá Cảnh thôi làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng để sang giữ chức Phó Trưởng ban Thường trực ban Dân vận Thành ủy Đà Nẵng. Giới cán bộ Đà Nẵng cho rằng, Bí thư Xuân Anh muốn “tráng men” cho Cảnh, để đưa cậu ta vào một vị trí cao hơn.
Ngày 6/10/2017, tại Hội nghị TW 6, với những sai phạm rất nghiêm trọng, Xuân Anh nhận kỷ luật nặng nề: Cách tất cả các chức vụ và “đuổi” ra khỏi BCH Trung ương. Nguyễn Bá Cảnh một lần nữa hụt hẫng đến chơi vơi. Không hụt hẫng sao được, khi mà đàn anh của mình, một UVTW trẻ nhất nước, được đào tạo “cán bộ nguồn cấp cao” mà nhiều người dự báo sẽ vào BCT nhiệm kỳ sau, và tương lai sẽ ngồi vào ghế “tứ trụ”… đã chính thức ngã ngựa.
Tuy nhiên, Bá Cảnh cũng không phải lo lắng lâu nữa. Ngay sau đó, ngày 7/10/2018 Trung ương quyết định điều động Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa về nhận nhiệm vụ Bí thư Đà Nẵng.
Dẫu sao ông Nghĩa cũng là bạn của Bá Thanh, có 2 năm bên cạnh Bí thư Thành uỷ Nguyễn Bá Thanh với vai trò Phó Bí thư Thành ủy , tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Nẵng khóa XIX (nhiệm kỳ 2005-2010).
Ở Đà Nẵng nhiều người biết Công ty TNHH Khởi Phát, được thành lập ngày 10/11/2008 (năm Bá Cảnh về nước). Công ty này sở hữu và quản lý Làng Thể thao Tuyên Sơn, có diện tích lên đến hàng chục hecta, nằm bên bờ sông Hàn, phía Bắc kế cận với Cung Thể thao Tiên Sơn được xây dựng hình “tổ chim”, vốn đầu tư 42 triệu đô la.
Làng Thể thao có 15 sân bóng đá, 8 sân tennic. Nơi đây có cả nhà hàng, khách sạn lưu trú, có các shop mua bán. Đây là địa điểm cho thuê mặt bằng tổ chức các chuyến dã ngoại, cắm trại và các hoạt động vui chơi ngoài trời. Tổng vốn đầu tư cho hạ tầng Làng Thể thao Tuyên Sơn này ước đoán không dưới 100 tỷ.
Ngoài ra, Cty Khởi Phát còn sở hữu khu vui chơi giải trí duy nhất tại Đà Nẵng, đó là Helio Center, giáp với Cung Thể thao Tiên Sơn về phía Tây.
Helio Center có diện tích khép kín 3,5 hecta, được xem là khu vui chơi, giải trí bậc nhất miền Trung. Có khu ẩm thực, có công viên, có rạp Cinema, có phòng game và các khu vui chơi điện tử “đốt tiền”.
Nhìn cơ ngơi bề thế và hiện đại của Helio Center, cũng đủ biết số tiền đầu tư vào đây phải trên 200 tỷ đồng, nằm trên mặt tiền con đường đắt giá, đường 2-9. Thực ra thỉ cả diện tích 3,5 hecta của Helio Center nằm gọn trong 4 mặt tiền thông thoáng.
Helio Center phát hành thẻ thanh toán Power Card, tại đây bạn có thể mua thẻ, có mệnh giá vài trăm, đến hàng triệu VN đồng, rồi quẹt thanh toán để tham gia các trò chơi có thưởng (thực chất là cờ bạc trá hình).
Helio Center khánh thành vào dịp cận Tết cổ truyền ngày 11/3/2015. Trong khi đó Bá Thanh hôn mê và sắp qua đời (mất ngày 13/2/2015).
Nói điều đó ra, sẽ làm mọi người bất ngờ, thảng thốt và không tin đó là sự thật. Bởi vì ông chủ “giấu mặt” của Làng Thể thao Tuyên Sơn và Helio Center là cùng một người – Nguyễn Bá Cảnh!
Biết rằng, cuộc chống tham nhũng sẽ không truy đến gốc rễ cuối cùng, sẽ không đi đến kẻ chủ mưu cuối cùng, rằng vẫn sẽ có vùng cấm. Nhưng đã có lúc ảo tưởng đợi chờ những nước cờ quyết liệt hơn nữa. Không. Vụ án xử kín. Quá chóng vánh. Và thất vọng.
Trước hết, để tránh bàn cãi không cần thiết, phải khẳng định rằng, ủng hộ cuộc chống tham những của TBT Nguyễn Phú Trọng, và rằng cuộc chống tham nhũng đã có những kết quả tích cực.
Lần đầu tiên trong lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của hai lực lượng vũ trang quân đội, công an; lần đầu tiên trong lịch sử ngành tư pháp kể từ khi Việt Nam độc lập người dân một lúc phải chứng kiến số tướng lĩnh bị kỉ luật, thậm chí phải ra toà nhiều thế. Nỗi đau không chỉ riêng của những ai đã, đang mang trên mình bộ quân phục của hai ngành đặc biệt, luôn được dân tin cậy cả khi thời bình cũng như lúc đất nước gặp cơn nguy biến.
Các dự án đầu tư BOT (Build-Operate-Transfer) là dự án cơ sở hạ tầng do chính quyền kêu gọi công ty tư nhân bỏ vốn ra xây dựng qua đấu thầu, rồi vận hành thu phí để thu hồi vốn và lãi, và cuối cùng chuyển giao lại cho nhà nước.
Ngày 30-7, TAND TP.Hà Nội đã xử kín vụ Vũ nhôm và nguyên tướng tình báo “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. Tòa tuyên Phan Văn Anh Vũ 9 năm tù, cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn – 7 năm tù – nguyên Tổng cục phó Tổng cục Tình báo – Bộ Công an và 6 năm tù đối với Nguyễn Hữu Bách (55 tuổi), cán bộ Bộ Công an.
Trong số các tướng lãnh công an bảo kê cho Vũ nhôm đã và đang chuẩn bị vào lò, có 2 tướng từng là Tổng cục trưởng và Tổng cục phó Tổng cục Tình báo và 1 tướng là đương kim Thứ trưởng Bộ Công an. Còn Vũ nhôm được phong là thượng tá thuộc Tổng cục này.
Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, ngày mai 30/7 Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ Nhôm) sẽ ra toà với tội danh “cố ý làm lộ bí mật nhà nước”, theo Điều 263 Bộ luật Hình sự 1999. Tội danh này có khung hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
Đây mới chỉ là 1 trong 3 tội danh Vũ bị truy tố. Hai tội danh còn lại, gồm tội danh “trốn thuế, truy tố theo điều 161 của BLHS năm 1999 có hình phạt cao nhất là 7 năm tù giam.
Tội danh còn lại “lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, truy tố theo điều 280 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009. Khung hình phạt dành cho tội danh này lên đến 20 năm tù giam hoặc chung thân.
Chừng đó thôi, đủ để thấy con đường phía trước mà Vũ đối diện, sẽ mịt mù nhường nào.
Vũ Nhôm phải trả giá cho 15 năm “làm mưa làm gió” tại ĐN và các tỉnh thành phía Nam.
Có người cho rằng Vũ Nhôm hào phóng và có tình, người khác thì bảo Vũ thủ đoạn và lạnh lùng… Tôi không phản bác đúng sai của thiên hạ. Chỉ cho rằng Vũ, mặc dầu học hành không đâu vào đâu, nhưng rất giỏi và tinh ranh. Vũ biết cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền ấy để “mê hoặc” và điều khiển người khác làm theo ý mình.
Hình như những ngày tháng lăn lộn “giang hồ”, Vũ đã học được rất nhiều mánh khoé, mưu mô của dân anh chị. Từ một anh thợ nhôm, Vũ biến mình thành “đệ tử ruột” của Bá Thanh, một ông trùm quyền lực số một ở thành phố biển này.
Người dân Đà Nẵng còn nhớ, khi mẹ Vũ qua đời, đám tang xem như lớn nhất nhì miền Trung từ sau 1975 đến nay, dù Vũ chả phải quan chức hay chính trị gia.
Khách viếng có mặt đầy đủ các quan chức lãnh đạo hàng đầu Đà Nẵng, các cơ quan ban ngành thành phố. Có gần đủ các tướng lĩnh cao cấp của Bộ Công an, đại diện lãnh đạo một số ban Đảng và các cơ quan trung ương đến viếng. Xe “dẫn tiêu” mở đường hú còi liên tục, đưa các đoàn trên đường từ sân bay về nhà Vũ.
Khách đến viếng còn có rất nhiều văn nghệ sĩ, người mẫu. Người ta thấy có cả MC nổi tiếng Nguyễn Cao Kỳ Duyên, ông bầu Khắc Tiệp và cô người đẹp đình đám “vòng eo 56” Ngọc Trinh.
Vũ là người hiểu rất rõ khả năng siêu hình của báo chí, nơi được gọi là “quyền lực thứ tư” sau lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia. Vì vậy, kết thân báo chí, làm bạn với những người quản lý, có trách nhiệm của tờ báo hay các văn phòng đại diện, là ưu tiên hàng đầu của Vũ.
Ngày 19/7/2004 UBND TP. Đà Nẵng đã ra Quyết định số 5755/QĐ-UB chuyển quyền sử dụng đất tại số nhà 82 Trần Quốc Toản cho báo Đại Đoàn Kết để làm trụ sở văn phòng thường trú. Nhưng một thời gian ngắn sau, Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết, ông Đinh Đức Lập (lúc đó) đã nhượng lại cho Vũ, để Vũ xây dựng biệt thự.
Tháng 8/2006, Vũ Nhôm thành lập Công ty TNHH I.V.C, chuyên kinh doanh bất động sản. I.V.C là tên viết tắt của 3 người:
• Trương Duy Nhất, cựu trưởng đại diện báo Đại Đoàn Kết tại miền Trung, một cây bút có “số má”, người dám ghép hình thủ tướng 3D vào thùng rác và đưa lên trang cá nhân. Sau này Nhất bị bắt, kết án 2 năm tù giam.
• Phan Văn Anh Vũ.
• Phan Minh Cương (một người bà con của Vũ).
Nêu như thế, để thấy Vũ đã “bắt cầu” với báo chí thế nào. Còn nhiều nhà báo nữa “tiếp tay” cho Vũ, sẽ nêu trong dịp khác.
Đã từ lâu rồi tôi luôn có một nguyện vọng viết về người bác kính yêu của mình, bác Đoàn Phú Tứ, người bác gần gũi nhất với tôi trong số tất cả họ hàng bên nội của mình. Không hiểu duyên cơ gì mà tôi lại được bác quý và được gần gũi với bác đến thế. Trong đời mình rất ít khi tôi mê nhưng nếu có thì tôi thường mê thấy bố mẹ tôi và bác.
Cách đây mấy hôm, cậu bạn già thân thiết Phan Trí Đỉnh có một bài viết về bác nên càng giúp tôi quyết tâm viết về người bác kính yêu của mình. Viết về những gì tôi biết và được nghe bác hay bố tôi kể về bác.
Tháng 4/2016, ông Trương Minh Tuấn làm Bộ trưởng 4T. Sau đó ít lâu, ông ấy thêm chức phó Ban Tuyên giáo TƯ. Cái chức này ông giữ cho đến tận bây giờ. Vậy nên, dù cái chức Bộ trưởng 4T có bị cách mất thì ổng vẫn là Ủy viên TƯ đảng CSVN, vẫn làm phó ban Tuyên giáo TƯ từ khoảng 2 năm nay.
Sinh năm 1983, quê làng Dương Sơn, xã Hoà Tiến, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng, Nguyễn Bá Cảnh là con trai duy nhất của Nguyễn Bá Thanh, cố Trưởng Ban Nội chính Trung ương. Khi Nguyễn Bá Cảnh vào tuổi trưởng thành, thì bố Bá Thanh đã là Chủ tịch thành phố, trực thuộc trung ương. Bá Cảnh học xong phổ thông, thì bố là Ủy viên Trung ương, Bí thư Thành uỷ ĐN.
Công an, quân đội thời bình nhiều tướng hơn thời chiến. Đó là một nghịch lý! Nhưng nếu chỉ về số lượng thì chỉ mới tốn lương bổng từ ngân sách quốc gia. Việc các tướng biến chất kèm theo quyền lực đã gây thiệt hại khủng khiếp cho đất nước, tổn hại hình ảnh của lực lượng bảo vệ tổ quốc, an ninh trật tự.
Suốt chiều dài lịch sử Quân đội Nhân dân Việt Nam và Công an Nhân dân Việt Nam, chưa bao giờ tướng các cấp của hai lực lượng này lại bị kỷ luật, thậm chí bị bắt giam nhiều đến vậy.
Trước ngày TAND Hà Nội xử kín Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) và Tòa án Quân sự Trung ương xử Đinh Ngọc Hệ (Út trọc), Bộ Chính Trị đã ra quyết định thi hành kỷ luật với một loạt tướng CA và QĐ. Trong đó, nặng nhất là cách hết chức vụ trong Đảng đối với Thứ trưởng BCA Bùi Văn Thành và giáng cấp. Theo đúng… qui trình, tướng Thành phải qua kỳ họp Quốc Hội vào tháng 10, nếu bất chấp các qui định thì khả năng thành củi còn nhanh hơn!
Trong chế độ một đảng, không phải lá phiếu cử tri mà kỷ luật đảng mới là thứ quyết định sinh mệnh chính trị của chính khách.
Việt Nam là một trường hợp như thế, nơi mà đảng cộng sản cầm quyền trừng phạt đảng viên của họ theo 4 mức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.
Trong 4 bước này, từ mức cảnh cáo đến cách chức là một sự thay đổi quan trọng, vậy nên, thuộc thẩm quyền của các cấp ủy đảng khác nhau. Chẳng hạn, theo Điều lệ đảng cộng sản, Bộ Chính trị, Ban Bí thư có quyền cảnh cáo Uỷ viên Trung ương Đảng nhưng cách chức trở lên thì cần sự chuẩn thuận của Ban Chấp hành Trung ương.
Đúng ngày Thương binh – Liệt sĩ, hai nhân vật cộm cán trong ngành công an là đương kim Thứ trưởng Bộ Công an, trung tướng Bùi Văn Thành, và cựu Thứ trưởng Bộ Công an là thượng tướng Trần Việt Tân, bị đề nghị kỷ luật vì vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước. Ngoài ra, năm trung tướng công an khác cũng bị xem xét trách nhiệm.
Thiên hạ phát hoảng sau khi nghe ông Huỳnh Đức Thơ, Phó Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch thành phố Đà Nẵng, đồng thời còn là đại biểu của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, đề cập đến… “kiên định”, “dũng cảm”. Dường như về mặt ngữ nghĩa, “kiên định”, “dũng cảm” nay đã… khác hẳn hiểu biết của đa số người Việt!
Ông Tư than ở nhà buồn quá, ông Ba Hưu trí kéo tới quán chị Tư Sồn, giới thiệu ở đây vui lắm, tha hồ trò chuyện. Vừa bước vô quán, ông Hai Xích lô hỏi liền:
Bộ trưởng Tuấn và thượng tướng Tô Lâm bộ trưởng Bộ Công an đã kí các văn bản để hô biến phi vụ Mobifone mua AVG thành thương vụ Mật- Tuyệt Mật như thế nào?
Trong khi thương vụ này chỉ là quan hệ kinh tế giữa một cty vốn nhà nước và cty tư nhân AVG nhưng lại được đóng dấu Mật. Đây là hành vi nhằm che đậy hợp đồng phi vụ không lọt ra ngoài.
Từ việc tướng Tô Lâm- khi đó là thứ trưởng (cấp dưới đại tướng Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an) đã kí thay bộ trưởng Quang đồng ý đưa vào danh mục Mật thương vụ Mobifone mua AVG.
Nhờ được đưa vào bí mật nhà nước nên bộ TTTT đã giao cty Mobifone chọn chỉ định cty thẩm định trị giá AVG. Một cty đang thua lỗ hàng ngàn tỉ, giá trị thực chỉ vài trăm tỉ nhưng phía cty thẩm định đã đưa ra mức 33.000 tỉ đồng. Sau đó một cty khác thẩm định còn hơn 16.000 tỉ đồng. Bộ TTTT cùng cty mobifone đã nhiều lâgn thỏa thuận và thống nhất giá gần 8.900 tỉ đồng.
Vì sao thanh tra chính phủ, ủy ban kiểm tra trung ương không công bố!
Vì sao bộ trưởng Tô Lâm không bị kỷ luật, trong khi ông Tuấn giờ đây đã bị tạm đình chỉ chức vụ bộ trưởng bộ TTTT. Trước đó ông Tuấn bị kỷ luật cảnh cáo, mất chức bí thư ban cán sự đảng bộ này. Dù hiện ông Tuấn vẫn là ủy viên Trung ương, Phó ban tuyên giáo trung ương. Nhưng đây là lần hiếm hoi mà chủ tịch nước ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ một bộ trưởng sau kết luận của Bộ chính trị Ban Bí thư.
Điều đáng nói, trong phi vụ mua xác cty AVG, ngoài Bộ Công an thì nhiều bộ và cả Văn phòng Chính phủ có liên quan. Tuy nhiên đến nay các bộ ngành này chưa bị xử lí!
Quả thật một mình bộ TTTT không thể làm gấp rút phi vụ, trong 11 ngày đã chuyển hết 8.900 tỉ đồng từ ngân sách cho cty AVG. Sự thực các đối tượng liên quan được hưởng lợi từ phi vụ này cần được cơ quan tố tụng làm rõ!
Ngoài ra, đến hiện tại, cơ quan tố tụng vẫn chưa làm rõ vai trò Phạm Nhật Vũ như thế nào trong phi vụ trên (các kì 1,2,3, tôi đã có đề cập). Liệu hai bộ trưởng Tuấn Son có bị bắt? Chúng tôi sẽ thông tin tiếp tảng băng chìm này!
Tôi gởi thư này cho ông vì ông là người phát ngôn quyết đoán: “Bằng mọi giá sẽ bắt cho kỳ được Trịnh Xuân Thanh” để xử về tội tham nhũng và làm thiệt hại vốn của nhà nước hơn 2300 tỷ. Chính từ phát ngôn đó, kịch bản “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú…” đã được thi hành. Nhưng chẳng bao lâu, cái “trò hề đầu thú” ấy bị bể bạc thành vụ bắt cóc.
Với tôi, Trương Minh Tuấn không thân nhưng cũng không sơ. Anh biết tôi còn trước cả khi tôi biết anh ấy.
Có một lần cách nay vài năm. Trương Minh Tuấn đến báo Thanh niên chúng tôi tại Hà Nội nói chuyện chuyên đề về tình hình biển Đông. Lúc chia tay anh em ra về, Tuấn qua bắt tay tôi, thái độ chân tình rồi anh tự giới thiệu:
LTS: Truyền thông trong nước đưa tin, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký quyết định đình chỉ công tác đối với ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp, xem xét thi hành kỷ luật ông Trương Minh Tuấn. Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã ký quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Trương Minh Tuấn.
Vua Mèo bây giờ là Triệu Tài Vinh. Ông họ Triệu, không biết có máu huyết chi với ông Triệu Đà không, nhưng chắc là không có dính với Bà Triệu. Ông sinh năm 1968 tại quê hương xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Cha ông cũng một thời là vua Mèo, là ông Triệu Đức Thanh sinh năm 1944, quê xã Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì, Hà Giang; nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang năm 1991. Hiện nay ông Thanh đang là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam Di ô xin tỉnh Hà Giang; ông cũng sinh hoạt văn hoá nghệ thuật và đang là hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam; hội viên Hội VHNT Hà Giang.