13-12-2019
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân mới đây nói “phải trăn trở làm sao cho dân có nhà ở”. Theo tôi, đó là một sự lạc quan tếu. Điều tốt nhất thể chế có thể làm lúc này là không để người dân mất nhà.
13-12-2019
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân mới đây nói “phải trăn trở làm sao cho dân có nhà ở”. Theo tôi, đó là một sự lạc quan tếu. Điều tốt nhất thể chế có thể làm lúc này là không để người dân mất nhà.
Nguyễn Thái Nguyên
13-12-2019
(Nhân kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với các sai phạm của ông Hoàng Trung Hải: “Đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO2”)
1/ Khoảng năm 1998, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải ở Trung Quốc, mang theo ý kiến chỉ đạo của ông Đỗ Mười về việc đề nghị Chính phủ Trung Quốc tiếp tục giúp đỡ cho VN nâng cấp khu Gang thép Thái Nguyên và Nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Trong hội đàm, sau khi nghe đề xuất của Thủ tướng Phan Văn Khải, Thủ tướng Chu Dung Cơ nói (tôi cho rằng đó là ý kiến rất chân tình) đại ý: Theo tôi, các đồng chí Việt nam không nên tiếp tục đầu tư vào 2 cơ sở công nghiệp này. Trung Quốc đến nay chưa có được công nghệ luyện thép chất lượng cao nên có giúp các đồng chí nâng cấp khu Gang thép Thái Nguyên cũng không hiệu quả. Đạm Hà Bắc cũng thế. Không phải chúng tôi không muốn giúp, nhưng các đồng chí VN phải tìm kiếm những hướng đầu tư khác với công nghệ hiện đại hơn.
Thế nhưng Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn kiên trì đề xuất nên Chu Dung Cơ hứa sẽ xem xét. Đúng là Chính phủ TQ đã xem xét và có sự “viện trợ” đối với hai cơ sở “công nghiệp nặng” này. Theo tôi hiểu, không chỉ ông Đỗ Mười mà từ thời ông Lê Duẩn, lãnh đạo đảng và nhà nước VN đã hình thành một tư tưởng khá nhất quán, đó là phải có các cơ sở công nghiệp nặng “làm nền tảng” cho nền kinh tế XHCN độc lập, tự chủ, do đó mà đầu tư với bất cứ giá nào cho Cơ khí, Sắt, Thép, Xi măng… đều được coi như thực hiện kiên định Cương lĩnh, Chiến lược của đảng. Sự kiên định của Thủ tướng Phan Văn Khải thể hiện tư tưởng chiến lược đó. Nếu nói rộng ra, không cứ Việt Nam mà Mao Trạch Đông cũng là một lãnh tụ có tư tưởng vĩ cuồng về “Đại nhảy vọt” mà nền tảng cơ bản nhất phải có vẫn là sắt thép!
Khu Gang thép Thái Nguyên là một sản phẩm đặc trưng của tư duy lý luận đó. Không phải đến TISCO 2 thì mới xẩy ra tình trạng lãng phí, tổn thất cỡ vài bốn ngàn tỷ mà TISCO 1 là hoàn hảo. Không có chuyện như thế. Không ai thanh tra, đánh giá cái TISCO 1 ấy cả mà mặc nhiên “cái tồn tại là cái hợp lý” vậy thôi. Thế thì vì sao bây giờ lại thanh tra TISCO 2? TISCO 2 là 1 trong 12 “dự án khủng” bởi quy mô vốn đầu tư khủng, tổn thất khủng và mức độ bê bối cũng khủng, vậy vì sao TISCO 2 có vẻ bỗng nhiên trở thành vụ việc trọng điểm? Có lẽ có cả những vấn đề đã ở ngoài phạm vi kinh tế mà người viết không có hiểu biết thấu đáo nên xin không trình bày ở đây mà chỉ nêu các căn cứ kinh tế và luật pháp mà thôi.
2/ Tháng 10/2004, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Ban quản lý Dự án Gang thép Thái Nguyên (TISCO) lập báo cáo nghiên cứu khả thi nâng công suất sản xuất phôi thép từ 250.000 tấn lên750.000 tấn (Gọi tắt là TISCO 2). Khoảng 6 tháng sau, ngày 1/4/2005, Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư với tổng vốn được duyệt chi cho dự án là 3.843 tỷ đồng (tương đương 242,5 triệu đô la theo tỷ giá 2005, 15.850 VN/1USD). Năm 2007, dựa vào “kết quả đấu thầu”, TISCO chọn và ký hợp đồng với nhà thầu, Công ty Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) thực hiện gói thầu lớn nhất của dự án là EPC (Thiết kế, cung cấp thiết bị, xây dựng và lắp đặt) với giá trị xấp xỉ 161 triệu đô la. Cùng với đó là sự cam kết mức giá này là “trọn gói, không thay đổi”. Sau một thời gian tiến hành đủ các thủ tục đầu tư và tiến hành triển khai dự án, đến năm 2012, dự án không những không được triển khai đúng theo kế hoạch mà còn xuất hiện nhiều “trục trặc” chủ yếu do nhà tổng thầu TQ không thể triển khai vì… “thiếu vốn”!
3/ Tháng 8/2012, TISCO và Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) đã có báo cáo lên Bộ Công thương về khó khăn và đề nghị được điều chỉnh vốn lên mức 8.104 tỷ đồng (tăng thêm 4.261 tỷ, gấp 2,1 lần tổng mức đầu tư đã duyệt chi của Thủ tướng trước khi đấu thầu). Không lâu sau, Bộ Công thương đã có báo cáo trình Thủ tướng đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ như đề nghị của TISCO và VNS.
Từ văn bản này của Bộ Công thương, theo chỉ đạo của PTTg Hoàng Trung Hải, VPCP đã có công văn gửi các cơ quan: Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước đề nghị các ngành này cho ý kiến để có cơ sở trình Thủ tướng xem xét quyết định. Tuy mức độ có khác nhau, nhưng cả 4 cơ quan này đều không đồng tình việc điều chỉnh tổng mức đầu tư lớn như vậy. Bộ KH&ĐT còn khẳng định việc điều chỉnh nhiều hạng mục đầu tư do nhà thầu đưa ra không hợp lý và không có cơ sở pháp lý. Bộ Xây dựng khẳng định, dự án được triển khai theo hợp đồng EPC vì vậy, việc quản lý thực hiện hợp đồng phải theo đúng hợp đồng đã ký, không tùy tiện thay đổi các hạng mục đầu tư và nâng mức đầu tư được. Trong công văn trả lời của Bộ Tài chính cũng khẳng định chi phí tăng thêm như đề nghị của Bộ Công thương là không hợp lý. Ngân hàng Nhà nước cho rằng hơn 72% số tiền xin điều chỉnh tăng, chủ yếu là tăng thêm hơn 3.000 tỷ cho gói thầu EPC số 1 do nhà thầu Trung Quốc MCC thực hiện là “bất thường”…
Trong khi các bộ ngành chức năng đều có ý kiến không đồng tình với đề xuất của TISCO, VNS và Bộ Công Thương thì không hiểu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải căn cứ vào đâu, đã đưa ra quyết định: “Giao HĐQT VNS quyết định và chịu trách nhiệm về điều chỉnh Tổng mức đầu tư dự án theo quy định hiện hành đảm bảo hiệu quả, nếu vượt hạn mức, giao Thống đốc NHNN và Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng xem xét”. Văn bản cũng nói rõ: Giao cho ngân hàng Phát triển Việt nam Vietinbank, Ngân hàng Công thương cho vay tiếp (Thông báo của VPCP về ý kiến của Phó Thủ tướng CP Hoàng Trung Hải, số 3136 ngày 22/2/2013). Đây là một hiện tượng rất bất bình thường ở VPCP vì nó trái với các quy chế và trình tự thủ tục mà VPCP phải chuẩn bị để Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ ra các quyết định xử lý công việc thường xuyên. Mặt khác, VPCP là một cơ quan Tham mưu giúp việc Thủ tướng và Chính phủ, không hề có quyền bất chấp ý kiến không đồng tình của các bộ ngành chức năng để tham mưu sai lầm cho lãnh đạo Chính phủ.
Theo tôi, ở đây rất có thể đã có một “Quy trình ngược”: Ý kiến quyết định của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có trước, VPCP đã không nghiêm túc trong vai trò tham mưu của mình với Phó Thủ tướng. Thông thường, những trường hợp tương tự như vậy, VPCP phải báo cáo ý kiến của các ngành và cả của Phó Thủ tướng lên Thủ tướng chứ không được phép “hợp thức hóa” ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải bằng các văn bản dưới luật như trên. Đây là điều cấm kỵ đối với bất cứ chuyên viên và lãnh đạo nào của VPCP. Tôi không nghĩ VPCP đã thay đổi quy chế làm việc truyền thống đó.
Dù nội dung văn bản này rất tù mù về việc “chịu trách nhiệm điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án” là bao nhiêu và “nếu vượt hạn mức…” là hạn mức nào? Dù là thế, nhưng những người “trong cuộc” hay “trong nhóm” đều hiểu rõ, hiểu hết. “Được lời như cởi tấm lòng”, ông Chủ tịch đã không để lâu, ngày 15/5/2013, Chủ tịch HĐQT TISCO đã ký quyết định nâng tổng mức đầu tư của dự án từ 3.843 tỷ lên 8.104 tỷ. Trong trường hợp này, ông Chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp, được PTTg cho phép đã có quyền hạn to hơn cả Thủ tướng. Với quy mô số tiền tăng thêm so với tổng mức đầu tư một dự án 4.261 tỷ đồng (tương đương 269 triệu đô la theo thời giá 2015) thì không Thủ tướng nào tự quyết một mình như thế mà Thủ tướng sẽ yêu cầu VPCP đưa vào nội dung họp Chính phủ và xử lý vấn đề ấy ở tầm Chính phủ.
Với cách làm này, không chỉ đối với một dự án TISCO mà xẩy ra ở hàng chục dự án còn to hơn TISCO thì ai cũng hiểu vì sao nợ công tăng nhanh và cao ngất ngưởng mà hiệu quả nền kinh tế lại rất thấp. Chỉ có điều, những người thực thi công vụ bừa bãi gây tổn thất rất lớn cho đất nước như đối với dự án TISCO không hề phạm tội tham nhũng. Những tài sản và tiền bạc họ tham nhũng được đều an toàn vô sự. Với tổng mức đầu tư lớn như vậy, nhưng dự án này đã “tạm dừng” từ năm 2013, “hiện một số thiết bị đã rỉ sét, hư hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư” (Kết luận của Thanh tra Chính phủ). Cái còn lại hoành tráng nhất, đáng giá nhất liên quan đến dự án TISCO có lẽ là ngôi biệt thự của ông Chủ tịch HĐQT TISCO.
4/ Mặc dù phía nhà thầu Trung Quốc MCC đã vi phạm nhiều khoản mục đầu tư, chưa chuyển đủ thiết bị theo danh mục, đồng thời cung cấp nhiều máy móc thiết bị đã hư hỏng, sai lệch về xuất xứ, nhà cung cấp cũng như về thông số kỹ thuật không phù hợp với quy chuẩn Việt Nam… (Kết luận của Thanh tra Chính phủ) nhưng điều lạ lùng là TISCO đã được Phó Thủ tướng “đồng ý để TISCO thanh toán các khoản chi phí cho MCC” (Thông báo 196 của VPCP ngày 11/6/2015). Tất nhiên thông báo này cũng không nói rõ “thanh toán” những khoản mục nào và bao nhiêu. Nhưng căn cứ vào kết luận của Thanh tra Chính phủ thì bất chấp phía MCC đã vi phạm hợp đồng, triển khai dựa án, kể cả việc cung cấp thiết bị chậm, thiếu nhiều hạng mục, dự án đã phải “đắp chiếu” từ năm 2013, vậy mà TISCO lại rất hào phóng thanh toán gần hết tổng chi phí dự án: tổng số gần 4.500 tỷ đồng, trong đó chi phí thiết bị hơn 2.100 tỷ đồng, chi phí xây dựng gần 1.000 tỷ đồng… Nghĩa là đã thanh toán gần 93% giá trị hợp đồng (Phần E-Thiết kế là 2,9 triệu đô la/3,1 triệu đô la, chiếm 92,77%; Phần P là 106,6 triệu đô la/114,8 triệu đô la, chiếm 92,89%) . TISCO còn “thanh toán hộ” cho MCC 11,6 triệu đô la tiền thuế và khoảng 5 tỷ đồng các khoản chi phí bốc xếp, bảo quan thiết bị…
Với ông Hoàng Trung Hải, Ủy ban Kiểm tra Trung ương chỉ dám kết luận “có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2” và vi phạm này “đến mức phải xem xét kỷ luật”. Còn ông Tổng Bí thư, dù phải cân nhắc nhiều bề, dù có chịu sức ép của các đồng chí của ông từ Trung Nam hải thì chắc cũng không thể bỏ qua những sai phạm tày đình này, nhất là Đại hội 13 đã cận kề. Nếu cứ dung túng những con người và những hành vi vi phạm này thì kỷ cương phép nước sẽ không còn được tôn trọng, công cuộc chống tham nhũng rất được lòng dân sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Chắc chắn còn nhiều vấn đề “chưa rõ” trong việc thực hiện dự án này không khó để làm rõ trong thời gian tới.
12-12-2019
Báo CAND và nhiều cơ quan báo chí khác đang phản ánh vụ UBND tỉnh Vũng Tàu “phản bội” đồng minh, bẻ án tư pháp, phớt lờ trung ương để lấy đất vàng từ tay dân trao cho doanh nghiệp.
9-12-2019
Nhiều khi đọc tin trên báo, nghe tin trên đài nhà nước mà không tin được. Sao con người Việt thời nay có thể táng tận lương tâm, tàn nhẫn và khốn nạn đến thế? Người đi xét nghiệm là người đi tìm bệnh để chữa, là người có bệnh xem bệnh mình tiến triển hay đã bớt được phần nào. Người thầy thuốc căn cứ vào đấy để đưa ra phác đồ điều trị.
10-12-2019
– Bất chấp phản đối của các bộ liên quan nhưng vẫn cho phép Dự án Nhà máy Thép Thái Nguyên tăng vốn đầu tư lên gấp đôi.
– Bất chấp nhà thầu và nhà cung cấp thiết bị Trung Quốc làm không đúng tiến độ và cung cấp thiết bị kém chất lượng vẫn thanh toán mau lẹ và gần hết tiền cho họ để họ ung dung
chạy… làng.
BTV Tiếng Dân
9-12-2019
Bắt đầu xử lý sai phạm ở Công ty gang thép Thái Nguyên
Ngày 9/12/2019, trang web Ủy ban Kiểm tra Trung ương đăng tải Thông cáo báo chí Kỳ họp 41 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Cơ quan này đã tiến hành họp từ ngày 4 đến ngày 6/12 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Trần Cẩm Tú. Rất nhiều khúc củi đang từ từ tiến vào miệng lò, trong đó có thông tin đáng chú ý nhất, đó là: Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét vi phạm của ông Hoàng Trung Hải.
9-12-2019
Đứng nhất là Hồ Chí Minh. Ở thành phố này hớ cái chi ra là bị cướp giật hoặc bị trộm cắp ngay. Đi xe gắn máy, mang thứ chi trên người cũng bị giật. Đi ô tô cũng bị, nhất là lúc mới xuống xe hoặc lên xe. Nạn nhân phần lớn là quý cô quý bà.
8-12-2019
Tổ chức xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản sẵn sàng bỏ ra 100% kinh phí để làm sạch toàn bộ dòng sông Tô Lịch cho TP Hà Nội. Họ không đưa ra bất cứ điều kiện nào khi bỏ ra toàn bộ kinh phí, chỉ yêu cầu chính quyền TP Hà Nội đồng ý cho họ thực hiện dự án.
Thế nhưng, ông chủ tịch TP Hà Nội – Nguyễn Đức Chung kiên quyết không chấp nhận. Ông tuyên bố: Không có công nghệ nào có thể làm sạch dòng sông Tô Lịch. Và, ông thể hiện sự kiên quyết của mình qua phát biểu trước cử tri: “Không thể để chuyên gia Nhật vào đây làm trò cười cho cả thiên hạ”?!
Trong khi đó, để làm sạch dòng sông Tô Lịch, chính quyền Hà Nội phải đưa ra phương án là:
7-12-2019
Đọc bài báo trả lời của chuyên gia Nhật Bản về việc làm sạch nước sông Tô Lịch, tôi thấy chán ngán và xấu hổ thay cho ông chủ tịch Nguyễn Đức Chung và chính quyền thành phố Hà Nội khi cho rằng việc “Thử nghiệm công nghệ Nano-Bioreactor làm sạch sông Tô Lịch” người Nhật “chưa xin phép Thành phố”. Trong khi không phải vậy.
Trân Văn
6-12-2019
Phải mất 51 năm sau khi 13 thanh niên xung phong (TNXP) của C933 – N92 Thanh vận tử nạn tại đập Yên Minh (tọa lạc tại xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn), thân nhân của họ mới được Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (Sở LĐTBXH) tỉnh Bắc Kạn vời đến để thử ADN, nhằm xác định danh tính cho từng bộ hài cốt…
4-12-2019
Xin thông báo để toàn thể bà con được biết, tin chính xác 100%, trong một vài ngày tới Quốc Phòng sẽ xây dựng tường bao trên đất của Quốc Phòng và họ cũng nêu rõ chỉ xây trên diện tích 47,36 ha đất Quốc Phòng không đụng chạm đến khu đất nông nghiệp liền kề của nhân dân xã Đồng Tâm. Vậy nhân dân xã Đồng Tâm nhiệt liệt hoan nghênh và cảm ơn Bộ Quốc Phòng đã ủng hộ lẽ phải và ủng hộ nhân dân xã Đồng Tâm.
2-12-2019
1. ĐỪNG ĐỔ LỖI CHO NGƯỜI
Vì muốn dùng hóa chất đã mua sẵn, hay muốn làm dự án mới không cho ai can thiệp vào – thì phải nghĩ cách khác. Đằng này ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục lại đổ lỗi cho công nghệ Nano-Bioreactor của Tổ chức Xúc tiến Thương mại – Môi trường Nhật Bản (JEBO) không thành công trong xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch. Buộc JEBO cực chẳng đã phải lên tiếng ‘Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội phát biểu vô căn cứ’ (Tuoitre.vn, ngày 01/12/2019).
Đinh Hồ Tiên Sa
2-12-2019
Tiếp theo phần 1
Suốt 9 năm qua, từ 2010 đến 2019, thiên hạ cứ nghĩ Lê Trương Hiền Hòa chỉ yêu mỗi mình cô diễn viên có tên Trần Thị Thanh Nhàn, nghệ danh Lý Nhã Kỳ. Lý Nhã Kỳ sinh 1982, đến từ Bà Rịa-Vũng Tàu. Cô diễn viên này nổi tiếng và cũng nhiều tai tiếng, hơn anh ta hai tuổi. Thật ra, không hẳn thế, nhiều tiền và xuất thân trong “đệ nhất gia tộc” ở Sài Gòn, Hiền Hòa chả dại gì làm một kẻ chung tình, cho dù bất đắc dĩ.
29-11-2019
Ngày 29/11, cơ quan chức năng đã có mặt tại Sở KHĐT TP.Hà Nội cũng như nhà riêng của nguyên lãnh đạo, cán bộ Sở này để bắt các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo gồm: Ông Nguyễn Tiến Học – nguyên Phó Giám đốc Sở KHĐT TP.Hà Nội. Ông Học bị khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam; lệnh khám xét để điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 222 Bộ Luật hình sự năm 2015.
Quế Hương
28-11-2019
Tiếp theo kỳ 1 — kỳ 2 — kỳ 3 và kỳ 4
Từ Bệnh viện Phụ nữ của vợ Lê Thị Quý…
Quay trở lại Bệnh viện Phụ nữ, nơi giết chết hai sản phụ và làm hôn mê một sản phụ khác, nơi mà ĐBQH “kền kền” Ngô Thị Kim Yến đang ra sức “bảo kê”. Nguyễn Bá Thanh lập Hội Bảo trợ Phụ nữ nghèo và Trẻ em bất hạnh, theo mô hình của TP HCM vào ngày 8/11/2002, tất nhiên Thanh là Chủ tịch Hội.
BTV Tiếng Dân
28-11-2019
Chiều 27/11, bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14: 11 Luật, Đạo luật đã được thông qua, nhưng Quốc hội vẫn tiếp tục nợ dân luật biểu tình và luật về hội: Quốc hội vẫn đang chờ Chính phủ trình luật Biểu tình, báo Thanh Niên đưa tin.
26-11-2019
Hôm nay “cô gái ném dép” Nguyễn Thùy Dương bị xe tông từ phía sau. May mà cô chỉ bị chấn thương phần mềm. “Cô gái ném dép”, “chiếc giày Thủ Thiêm”, hay “Tomadep” là những từ xuất hiện sau khi Dương ném thẳng một chiếc giày về phía bà Quyết Tâm, trong một cuộc tiếp xúc cử tri.
Quế Hương
25-11-2019
Ngành y, thiên chức thật cao quý. Y đức của một người thầy thuốc, chính là hình ảnh mà người đó mang lại khi tiếp đón, phục vụ và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân. Một người bác sĩ có y đức là người đó luôn có thái độ niềm nở, tận tình, quan tâm, chăm sóc bệnh nhân mà không hề có ý đồ trục lợi hay mục đích bất lương. Tiếc thay, điều đó, cùng với lời thề Hypocrate đã bị các bác sĩ ném qua cửa sổ giảng đường từ lâu.
Quế Hương
24-11-2019
Cũng cần nói thêm rằng, suốt 20 năm, dưới thời lãnh đạo của Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y dược Việt Nam tệ hại, bê bết và bát nháo hơn bao giờ hết. Từ cấp phép nhập khẩu, sản xuất, lưu hành thuốc; đến đấu thầu thuốc vào bệnh viện, tuyển dụng cán bộ y tế, công tác khám chữa bệnh… sờ đến đâu cũng vi phạm pháp luật, tham nhũng, dân kêu không thấu Trời. Đó là chưa kể đến đội ngũ cán bộ y tế đánh mất lương tâm, tha hoá y đức, vòi vĩnh, nhũng nhiễu với bệnh nhân, làm tiền trên nỗi đau của đồng bào.
23-11-2019
Chuyện xe quá tải, quá khổ mua đường là có thật, ai cũng biết nhưng kể cả khi nó thành án thì cũng bị tắc khi cuộn chỉ rối bị cắt ngang từ chỗ “đứng đường”, những sĩ quan ngồi văn phòng nhận “cổ tức” của anh em ngoài mặt lộ hầu như chưa bao giờ bị xử lý. Khi “thân chủ” bị anh em CSGT ngoài đường xử lý, người ngồi máy lạnh chỉ cần điện thoại là xong.
Thục Quyên
22-11-2019
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100.
Quế Hương
21-11-2019
Ngày 22/10/2019, sản phụ L.H.P.T, sinh năm1987, trú quận Hải Châu, nhập Bệnh viện Phụ nữ để sinh con, sau khi gây tê tuỷ sống để mổ bắt con, thì chị co giật, tê liệt tứ chi và hôn mê sâu, rồi tử vong.
Trân Văn
21-11-2019
Tự thân “thủ tướng” đã đủ nghĩa khi muốn đề cập đến người đứng đầu chính phủ song dường như hệ thống chính trị, hệ thống công quyền và hệ thống truyền thông chính thức ở Việt Nam sợ công chúng… nhầm lẫn, rằng “thủ tướng” có thể chỉ là người đứng đầu một nhóm “trời ơi, đất hỡi” nào đó, thành ra mới đem “thủ tướng” gắn vào chính phủ, tạo thành “thủ tướng chính phủ”. “Thủ tướng chính phủ” tuy ngô nghê, ngớ ngẩn nhưng thực tế cho thấy hoàn toàn không thừa…
18-11-2019
Sáng nay, tại Hà Nội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.
16-11-2019
1. Giá nước sông Đuống không phải 7,7k/m3
Trả lời báo chí, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho hay: TP chưa mất một đồng nào bù giá cho nước sạch suông Đuống cả. Và chắc chắc là không bao giờ bù giá cho họ. Chủ tịch Chung cũng nói: Trước mắt thì các công ty nước họ tự mua với nhau với giá 7,7k/m3.
16-11-2019
Chiều ngày 15/11/2019 sau khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp HĐND TP tại địa bàn quận Hoàn kiếm, ông Nguyễn Đức Chung Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã trả lời báo chí.
Bá Tân
15-11-2019
Nguyễn Thiện Nhân, đương kim bí thư thành ủy TP Hồ Chí Minh, nguyên là chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Sau khi Đinh La Thăng ngã ngựa, Nguyễn Thiện Nhân như là người trúng số độc đắc bởi được thượng cấp cho “về nguồn” nắm chức cao nhất thành phố mang tên cụ Hồ. Sự đời thật trớ trêu, cái mất (nỗi đau) của người này lại trở thành cái được (niềm vui) của người khác.
Quế Hương
14-11-2019
“Hạt giống đỏ” Nguyễn Bá Cảnh sinh năm 1983, là con trai Nguyễn Bá Thanh. Ông Thanh là cựu Uỷ viên Trung ương khoá 10, 11; Đại biểu Quốc hội, Bí thư thành uỷ Đà Nẵng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đảng.
14-11-2019
Giống như mọi cổ tích, câu chuyện hôm nay tôi kể cũng bắt đầu bằng cụm từ: Ngày xửa ngày xưa.