23-11-2019
Chuyện xe quá tải, quá khổ mua đường là có thật, ai cũng biết nhưng kể cả khi nó thành án thì cũng bị tắc khi cuộn chỉ rối bị cắt ngang từ chỗ “đứng đường”, những sĩ quan ngồi văn phòng nhận “cổ tức” của anh em ngoài mặt lộ hầu như chưa bao giờ bị xử lý. Khi “thân chủ” bị anh em CSGT ngoài đường xử lý, người ngồi máy lạnh chỉ cần điện thoại là xong.
Nhiều nhà báo viết về CSGT đã bị kỷ luật, đi tù, nhiều vụ án liên quan đến cảnh sát giao thông tắc tị như kiểu có người đưa hối lộ bị truy tố mà không có ông nhận hối lộ.
Sáng 21-10 vừa qua, TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm vụ mua bán logo “xe vua”, liên quan đến 80 CSGT, TTGT các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Đây là vụ án gây xôn xao dư luận do 10 bị cáo trong vụ án bị truy tố, xét xử về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhưng lại “khuyết” người nhận hối lộ.
Trong khi lời khai của các bị cáo, trong các kết luận điều tra, cáo trạng đều nêu rõ tên, chức vụ của những người nhận hối hộ và số tiền nhận hối lộ.
Còn hôm nay, dư luận chấn động bởi một bài trên Tuổi Trẻ về việc “Mua đường”.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận với PV Tuổi Trẻ đã nhận được đơn tố giác của 2 sĩ quan công an đang công tác ở Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt công an tỉnh, tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng “bảo kê”, can thiệp, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ.
Một vị lãnh đạo ở Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận “đang xin ý kiến để xử lý theo quy định pháp luật”.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người đứng đơn tố giác đã gửi đơn gần một tháng qua, yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng “đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Người tố giác đã cung cấp nhiều clip ghi lại hình ảnh, âm thanh cho thấy CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên quốc lộ 20 thì ngay sau đó lãnh đạo của đội tuần tra giao thông trên quốc lộ 20, quốc lộ 1 gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo qua điện thoại “xe đã gửi đội”, “xe của sếp lớn đó”, “xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà”, “thôi cho đi đi”…
Các clip ghi lại thể hiện mỗi ca trực có rất nhiều xe bị chặn lại, chỉ vài phút sau các “sếp” gọi điện đến CSGT đang tuần tra thì tài xế lên xe chạy đi mà không bị xử lý.
Theo những người tố giác, khi họ có ý kiến về việc “bảo kê xe” quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội.
“Khi thấy việc bảo kê xe xảy ra nhiều lần, cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ lên tiếng thì bị trù dập”, một CSGT đứng ra tố giác (đề nghị chưa nêu tên lúc này) nói.
Cần phá vỡ thành trì “mãi lộ” trong một bộ phận cảnh sát giao thôngChuyện xe quá tải, quá khổ mua đường là có thật, ai cũng biết nhưng kể cả khi nó thành án thì cũng bị tắc khi cuộn chỉ rối bị cắt ngang từ chỗ “đứng đường”, những sĩ quan ngồi văn phòng nhận “cổ tức” của anh em ngoài mặt lộ hầu như chưa bao giờ bị xử lý. Khi “thân chủ” bị anh em CSGT ngoài đường xử lý, người ngồi máy lạnh chỉ cần điện thoại là xong.Nhiều nhà báo viết về CSGT đã bị kỷ luật, đi tù, nhiều vụ án liên quan đến cảnh sát giao thông tắc tị như kiểu có người đưa hối lộ bị truy tố mà không có ông nhận hối lộ.Sáng 21-10 vừa qua , TAND cấp cao tại TP.HCM đã tuyên hủy bản án sơ thẩm vụ mua bán logo "xe vua", liên quan đến 80 CSGT, TTGT các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM do có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.Đây là vụ án gây xôn xao dư luận do 10 bị cáo trong vụ án bị truy tố, xét xử về tội đưa hối lộ, môi giới hối lộ nhưng lại "khuyết" người nhận hối lộ.Trong khi lời khai của các bị cáo, trong các kết luận điều tra, cáo trạng đều nêu rõ tên, chức vụ của những người nhận hối hộ và số tiền nhận hối lộ.Còn hôm nay, dư luận chấn động bởi một bài trên Tuổi Trẻ về việc “Mua đường”.Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận với PV Tuổi Trẻ đã nhận được đơn tố giác của 2 sĩ quan công an đang công tác ở Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt công an tỉnh, tố giác cấp lãnh đạo ở đội và phòng "bảo kê", can thiệp, không cho xử lý xe quá tải trên quốc lộ. Một vị lãnh đạo ở Công an tỉnh Đồng Nai xác nhận "đang xin ý kiến để xử lý theo quy định pháp luật".Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, người đứng đơn tố giác đã gửi đơn gần một tháng qua, yêu cầu cơ quan bảo vệ pháp luật từ trung ương đến địa phương phải vào cuộc làm rõ lãnh đạo cấp đội, cấp phòng "đã nhiều lần bảo kê xe quá tải, can thiệp với cấp dưới để thả xe quá tải" trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. người tố giác đã cung cấp nhiều clip ghi lại hình ảnh, âm thanh cho thấy CSGT đang xử lý xe quá tải chạy trên quốc lộ 20 thì ngay sau đó lãnh đạo của đội tuần tra giao thông trên quốc lộ 20, quốc lộ 1 gọi điện can thiệp với nội dung chỉ đạo qua điện thoại "xe đã gửi đội", "xe của sếp lớn đó", "xe này gửi một tháng mấy triệu đó mà", "thôi cho đi đi"… Các clip ghi lại thể hiện mỗi ca trực có rất nhiều xe bị chặn lại, chỉ vài phút sau các "sếp" gọi điện đến CSGT đang tuần tra thì tài xế lên xe chạy đi mà không bị xử lý.Theo những người tố giác, khi họ có ý kiến về việc "bảo kê xe" quá tải ảnh hưởng đến việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông với lãnh đạo phòng CSGT thì một ngày sau đã bị điều chuyển công tác đi khỏi đội. "Khi thấy việc bảo kê xe xảy ra nhiều lần, cá nhân tôi và một số cán bộ, chiến sĩ lên tiếng thì bị trù dập", một CSGT đứng ra tố giác (đề nghị chưa nêu tên lúc này) nói.
Posted by Hoang Linh on Friday, November 22, 2019
Bọn cảnh sát đứng đường ăn mãi lộ đọc xong bài này bèn cười với nhau.
– Hừ, chúng mình có ăn hết đâu, 80% là dâng cho cấp trên
– Ừ, cấp trên lại dâng phần lớn cho cấp trên nữa
– Ừ, rồi lên luôn đến thứ trưởng, bộ trưởng công an
– Ừ, cho nên nên thách chúng đấy, đẹp được bộ trưởng, thứ trưởng đi rồi dẹp chúng tao.
Thật đáng sơ. Xã hội gì mà toàn phe nhóm từ trên xuống dưới.
Oi rời oi quyền lợi của đảng nó là thành chì, thành đồng, thành xương của toàn dân.
Ngồi đấy mà đòi phá vỡ