Bộ tứ ngăn chận Trung Quốc ở Đông Nam Á bằng vaccine

Jackhammer Nguyễn

13-3-2021

Ngoại giao vaccine của Trung Quốc

Ngày 11/3/2021, hãng tin Reuters cho biết, chính phủ Hungary mua vaccine Covid-19 từ Trung Quốc với giá 37.50 Mỹ kim một liều. Đây là giá vaccine mắc nhất thế giới được biết cho đến nay.

“Xã hội hóa giáo dục”, dân hãi quá

Mạc Văn Trang

16-5-2020

Không biết trên trái đất này có nước nào dùng khái niệm “xã hội hoá giáo dục” như nhà nước Việt Nam không? Chắc không có!

Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

Tâm tình cùng Dư luận viên

Ngô Trường An

4-10-2019

Mấy ngày ni tui bị các bạn DLV chửi bới quá trời. Các bạn lập hẳn một trang Du Kích gì gì đó và đưa hình tui lên gạch chéo, chửi rủa thậm tệ. Chán!

Vây hãm thành thì dân phải chết: Putin cần ôn lại lịch sử

Trần Văn Thọ

20-3-2022

Đã hơn 3 tuần từ khi Putin mở cuộc tiến công xâm lược Ukraine. Số thường dân chết và đi tị nạn đến các nước chung quanh tăng lên hằng ngày. Với dân số chỉ độ 50 triệu mà số người phải đi tị nạn tính đến ngày 18/3/2022 đã lên tới 10 triệu (trong đó hơn 3,5 triệu đi tị nạn ở nước ngoài). Ngoài ra hơn 12 triệu người khác cần đi tị nạn nhưng bị quân Nga pháo kích, không có đường thoát. Không ngờ bị quân dân Ukraine chống trả mãnh liệt, Putin thấy khó đạt mục đích xâm lược đã chuyển sang “chiến tranh tiêu hao” nhằm làm tiêu hao sinh lực của một dân tộc, bắn phá bừa bãi vào bệnh viện, trường học, các cơ sở văn hóa, di tích lịch sử. Thật tàn bạo không bút mực nào tả hết được.

Tầm quan trọng của Sandy Cay đối với Thị Tứ và Đá Xu Bi

FB Đặng Duân

6-3-2019

Thời gian qua, Trung Quốc bị cho là có những nỗ lực hòng kiểm soát các bãi cát nằm gần đảo Thị Tứ mà Philippines đang chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.

Những thông tin về việc Trung Quốc dòm ngó các bãi cát này đã châm ngòi cho nhiều tin đồn, tin giả về việc “Trung Quốc nổ súng chiếm đảo Thị Tứ”. Để góp phần gạn lọc thông tin và ngõ hầu có thể dựa vào đó dự báo các bước đi của Trung Quốc ở Trường Sa, xin phép được phân tích về ý nghĩa pháp lý của các bãi cát này, mà nổi bật nhất trong đó là Sandy Cay.

Donald Trump và luật pháp Mỹ (Phần 4)

Minh Phạm

16-3-2021

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3

Khả dĩ Donald Trump đã đi vào dĩ vãng bằng nhục thể nhưng ông ta vẫn hiện diện trong hiện thực bằng những cái gọi là “di sản” (legacy), đặc biệt là những “di sản” trong ngành quyền lực Tư pháp Mỹ, thông qua những thẩm phán do ông đề cử và những vụ kiện mà ông vướng vào.

Chiến tranh thương mại Mỹ, Liên Âu, Canada, Tàu Cộng và Hậu quả cho nước Mỹ

Thạch Đạt Lang

27-6-2018

Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ với các nước Liên Âu, Canada, Tàu Cộng từ ngày 01.06.2018 đã bắt đầu gây ra những tác động xấu cho nền kinh tế Mỹ. Ngay sau khi việc áp đặt mức thuế 25% lên thép, nhôm nhập cảng vào Mỹ từ Liên Âu, Canada, Tàu Cộng, Mexico, các nước này đã có những biện pháp trả đũa, gây ảnh hưởng nặng nề lên sản xuất công nghiệp của Mỹ.

Lại nói chuyện mơ mộng viển vông

Tâm Chánh

19-5-2020

Vận hội. Thời cơ có một không hai…

Không rõ các quốc gia không bị chi phối bởi triết lí chính trị Trung Quốc người ta có kiểu tư duy chiến lược này không? Nhất là đi cùng với nó bao giờ cũng là mong muốn đi tắt đón đầu, nhảy cóc tới thành tựu phát triển?

Cộng sản Việt Nam mưu toan gì trong chuyện bỏ sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân?

Thạch Đạt Lang

7-11-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Theo tin từ truyền thông trong nước, chế độ CS Hà Nội đã ban hành quyết định đơn giản hóa thủ tục hành chánh trong việc kiểm soát, quản lý dân chúng. vào ngày. Ngày 30.10.2017, ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng chế độ CSVN, đã ký nghị quyết số 112 về việc “hủy bỏ chính sách hộ khẩu, đơn giản thủ tục hành chính, giấy tờ công dân trong việc quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công An”.

Việc ban hành nghị quyết này được thực hiện theo kế hoạch của Bộ Công An. Trong tương lai người dân sẽ không cần đến sổ hộ khẩu, cũng như giấy chứng minh nhân dân mà chỉ cần một thẻ căn cước công dân, với một mã số định danh trong sinh hoạt xã hội hàng ngày cho những việc có liên quan đến dữ kiện cá nhân như tên họ, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú… 

Bỏ cuộc chơi

Nguyễn Đức Thành

7-10-2019

Hôm trước trong Khoá học của VEPR TS. Luật Tran Kien vừa thảo luận về vấn đề quyền tài sản của các chùa rất thú vị, vì ở Việt Nam hình như các chùa không phải pháp nhân. Do đó dòng tài chính vào chùa không được hạch toán rõ ràng và việc hình thành tài sản có lẽ không được phản ánh đầy đủ một cách khoa học theo các nguyên tắc kế toán (như bảng balance sheet của chùa chẳng hạn).

Chiến lợi phẩm bất ngờ và quan trọng nhất ở Ukraine

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

28-3-2022

Lính Nga đang thiết lập hệ thống Krasucha-4. Nguồn: Donat Sorokin/ imago images

Ukraine tìm thấy hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Tại sao đây lại là mỏ vàng cho tình báo nước ngoài?

Thư kêu cứu khẩn cấp của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền

LTS: Chúng tôi vừa nhận được một bức thư kêu cứu khẩn cấp của nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền, hiện đang trong tình trạng bị cảnh sát Thái Lan truy lùng gắt gao để trục xuất về Việt Nam, gửi các cơ quan truyền thông và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Xin được đăng lại nguyên văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh nội dung bức thư này.

Chúng ta có thể đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng sẽ phải theo một cách tiếp cận độc đáo

Telegraph

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh

Song Phan, chuyển ngữ

15-3-2021

William Hague, cựu Ngoại trưởng Anh. Nguồn: Wiki

Thảo luận cũ của ‘phe diều hâu’ và ‘phe bồ câu’ sẽ không giúp chúng ta vượt qua thách thức chưa từng có trong chính sách đối ngoại

Sự phản động của đề thi toán THPT 2018

Sputnikedu

Nguyễn Tiến Dũng

29-6-2018

Tôi là người vẫn còn biết giải các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn giải được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể giải nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo.

Nước Úc ‘thoát Trung’ thời viêm phổi Vũ Hán

Nguyễn Quang Duy

21-5-2020

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra.

Bài học APEC: Phải tự cứu lấy mình trước!

Blog VOA

Bùi Tín

10-11-2017

Dọn dẹp phố cổ Hội An sau bão Damrey, 8 tháng 11. Ảnh: Reuters

Tuần lễ APEC đang được tiến hành ở Đà Nẵng – Hội An. Lãnh đạo đảng, Nhà nước, báo chí và ban Tuyên giáo đảng ở trong nước tỏ ra vui mừng, lạc quan về cuộc họp quốc tế hiếm có này.

Nào là cuộc họp này nâng cao vị trí, uy tín quốc tế của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, chứng tỏ Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với khu vực và thế giới, mở rộng cửa giao lưu với bạn bè khắp nơi, mở ra cơ hội mới cho tự do, phát triển, Việt Nam sẽ tăng cường đáng kể các mối quan hệ nhiều mặt và sẽ nhận được những làn sóng viện trợ và đầu tư lớn hơn trước của thế giới.

Ông Trọng nói tới Biển Đông để làm gì?

Nguyễn Đình Cống

8-10-2019

TBT Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 11. Ảnh: PNTP

Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 11 của đảng CSVN, ông TBT Nguyễn Phú Trọng có đề cập đến 2 từ Biển Đông trong mục 4. Về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước năm 2019 – 2020, nội dung như sau:

Tại sao Trung Quốc không làm trung gian để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

1-4-2022

Vladimir Putin (trái) và Tập Cận Bình. Nguồn: Kenzaburo Fukuhara/ Pool/ Getty Images

Nếu có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như dừng ở lại ở đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm và trí tưởng tượng của chính ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng [Nga] có thể chiếm Kyiv một cách nhanh chóng và thay thế được chính phủ Ukraine. Liệu ông bị lừa dối bởi hệ thống tình báo kém cỏi hay bởi những sự tưởng tượng của chính mình về lịch sử, việc “công hãm và thu tóm” của ông đã thất bại khi đối mặt với sự kháng cự có hiệu quả của Ukraine. Sau đó, ông chuyển sang thành một cuộc ném bom tàn bạo vào các thành phố như Mariupol và Kharkiv để khủng bố dân thường buộc phải khuất phục – như ông đã làm trước đây ở Grozny và Aleppo. Kết quả bi thảm là sự kháng cự anh hùng của Ukraine, đi kèm với sự đau khổ của dân chúng ngày càng tăng.

Có cách nào để kết thúc cơn ác mộng này một cách nhanh chóng không? Có một khả năng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thấy rằng ông có một “Khoảnh khắc Teddy Roosevelt”. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Nga và Nhật Bản năm 1905, Roosevelt tham gia vào việc hòa giải. Ông đã gây áp lực nặng nề để các bên thỏa hiệp và cuối cùng thắng thế; do đó, thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ trong toàn cầu và đoạt giải Nobel Hòa bình.

Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Pháp (trong số những nước khác) đang cố gắng hòa giải trong cuộc chiến hiện tại của Nga, nhưng họ không có nhiều đòn bẫy với Putin như đồng minh Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra là liệu Tập Cận Bình có trí tưởng tượng và lòng can đảm để sử dụng nó hay không.

Cho đến nay, câu trả lời là không. Trong khi Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc đã dung dưỡng cho sự vi phạm trắng trợn của Putin đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về một nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và tuyên truyền của Nga về cuộc chiến được gây ra bởi các kế hoạch của chính Mỹ để theo đuổi việc mở rộng khối NATO, mặc dù rõ ràng trong nhiều năm, các thành viên trong khối NATO không bỏ phiếu để thừa nhận Ukraine.

Việc Trung Quốc không thuận lòng để chỉ trích Nga đã khiến cho Trung Quốc đứng bên lề ngoại giao, không thể sử dụng ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng. Mặc dù các nhà kiểm duyệt Trung Quốc hạn chế hầu hết các tin tức về chiến tranh, một số người ở Bắc Kinh đã công khai tự hỏi, liệu lập trường ngoại giao hiện tại của Trung Quốc có phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia không. Ví dụ như Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, đã gợi ý rằng Trung Quốc nên làm trung gian để cung cấp cho Putin một “lối thoát” từ chính sách Ukraine thảm khốc.

Tại sao điều này có thể có lợi cho Trung Quốc? Thứ nhất, lập trường hiện tại của Trung Quốc làm suy yếu các yêu sách của họ là người bảo vệ chủ quyền, việc mà họ sử dụng để thu hút các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Quan trọng không kém là cuộc chiến đang làm giảm sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Âu, nơi Trung Quốc có giao thương cao gấp năm lần so với Nga. Cuộc chiến cũng đã đẩy giá dầu và ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc lên cao. Giá ngũ cốc sẽ tăng cao hơn nếu Trung Quốc bị ảnh hưởng lũ lụt nghiêm trọng tương tự như năm ngoái.

Khi chiến tranh kéo dài và phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt, cũng có nguy cơ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc. Cung cấp cho Putin một lối thoát để giữ thể diện có thể giải quyết vấn đề này và những mối nguy hiểm khác mà cuộc chiến đặt ra. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc và thúc đẩy hình ảnh và vị thế toàn cầu của chính Trung Quốc. Thậm chí Tập Cận Bình có thể giành giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, sẽ có những cái giá phải trả liên quan đến một sáng kiến như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc thận trọng coi cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xung đột mang tính quyết định của châu Âu. Nếu làm giảm sức mạnh của các cường quốc lâu đời như châu Âu, Mỹ và Nga, Trung Quốc có thể hưởng lợi bằng cách thoái thác và để cuộc xung đột tự thiêu huỷ. Hơn nữa, mặc dù cuộc chiến đang làm suy yếu một đồng minh (một chi phí tiềm ẩn), nó cũng thay đổi chương trình nghị sự chính trị toàn cầu theo những cách có lợi cho Trung Quốc. Mỹ khó có thể nói về việc xoay trục sang châu Á, nơi Mỹ sẽ tập trung sự chú ý vào Trung Quốc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Mỹ đang suy thoái, và điều này khiến họ từ bỏ chính sách đối ngoại kiên nhẫn và thận trọng của Đặng Tiểu Bình. Từ khi chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở trong nước, và Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng rằng, về mặt địa chính trị, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ một cách dứt khoát vào năm 2049 – Năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Tất nhiên, trở ngại chính đối với giấc mơ của ông Tập là Mỹ, tiếp theo là việc Trung Quốc thiếu các đồng minh khác ngoài Nga. Tập và Putin đã tạo ra một mối quan hệ cá nhân đã củng cố những gì trước đây là một liên minh thuận tiện. Ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm cho liên minh đó có phần nào kém thuận tiện hơn, Ông Tập vẫn có thể cảm thấy nên thận trọng khi “khiêu vũ với người đã đưa mình nhập tiệc”.

Bên cạnh đó, việc khởi xướng một hành động như Roosevelt có lẽ đòi hỏi trí tưởng tượng và sự linh hoạt hơn so với khả năng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Người ta cũng phải xem xét một yếu tố chính trị trong nước mà một người bạn Trung Quốc gần đây đã chỉ ra cho tôi: Với việc Tập Cận Bình đang tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ ba trong năm nay, điều quan trọng nhất đối với ông là duy trì sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với đất nước và sự kiểm soát của chính ông đối với đảng.

Khi tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, đảng ngày càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc để hợp pháp hóa sự cai trị. Đó là lý do tại sao các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc và các trang mạng nặng lòng ái quốc đã lặp lại lời tuyên bố của Putin rằng, Ukraine là một con rối của phương Tây, và Nga đang đứng lên chống lại sự bắt nạt của Mỹ đối với cả Nga và Trung Quốc. Sự ủng hộ cho cuộc chiến của Putin phù hợp với “ngoại giao chiến binh sói” theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.

Nhưng trong khi cuộc xâm lược của Putin đã làm đảo lộn nền chính trị thế giới, nó không thay đổi cán cân quyền lực cơ bản. Nếu có bất cứ điều gì, nó đã củng cố một chút vị thế của Mỹ. Các liên minh của khối NATO và Mỹ đã được củng cố, trong khi Đức đang nắm lấy một tư thế phòng thủ mạnh bạo hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thập niên. Đồng thời, thanh danh của Nga như một cường quốc quân sự đáng ngại đã phải chịu một cú đánh nghiêm trọng. Nền kinh tế Nga bị suy yếu và quyền lực mềm đang tồi tệ.

Trung Quốc không còn có thể thu phục liên minh nơi các chế độ chuyên chế với bằng chứng là gió Đông đang đánh bạt phương Tây. Trung Quốc vẫn có thể thay đổi động lực bằng cách nắm bắt cơ hội Teddy Roosevelt. Nhưng tôi nghi ngờ rằng, Trung Quốc không muốn làm như vậy.

________

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Cầm tay, chỉ việc cho cựu Bộ trưởng Hoàng Trung Hải

FB Nguyễn Huy Cường

10-3-2019

Trước hết tôi giải thích về nhân vật được chỉ danh là ông cựu bộ trưởng Hoàng Trung Hải. Vừa qua tôi đọc báo chí thấy ông nhất trí với giải pháp, lộ trình cấm xe gắn máy vào các thành phố trong đó có Hà Nội với tinh thần “Càng nhanh càng tốt” và thu phí vào nội thành nên tôi chọn ông.

Hành hạ là… ‘chuẩn’ của hệ thống?

Blog VOA

Trân Văn

24-3-2021

Cuối cùng, ông Nguyễn Xuân Phúc – Thủ tướng Việt Nam cũng đã lên tiếng về Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên (CC CDNN giáo viên). Theo đó, đến cuối tháng này, Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) phải có báo cáo cụ thể về các loại chứng chỉ mà ngành GDĐT xem như yêu cầu mà giáo viên các cơ sở giáo dục công lập phải đạt (1).

***

Câu chuyện về CC CDNN giáo viên trở thành lùm xùm sau khi Bộ GDĐT ban hành bốn Thông tư hướng dẫn về tiêu chuẩn, chức danh đối với giáo viên tất cả các cấp từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo đó, muốn được công nhận là giáo viên, giáo viên phải có… CC CDNN giáo viên.

Tuy học phí đóng cho các lớp CC CDNN giáo viên không rẻ (tối thiểu là 2,5 triệu đồng), nội dung lại không hữu dụng nhưng giáo viên các cấp, bất kể đã đứng trên bục giảng bao nhiêu năm vẫn lũ lượt ghi danh để lấy CC CDNN giáo viên. Họ không có lựa chọn nào khác nếu muốn được hệ thống công quyền công nhận họ là… giáo viên!

Đã có rất nhiều nơi, nhiều người, kể cả đại biểu quốc hội lên tiếng cả về sự phi lý của CC CDNN giáo viên lẫn các qui định liên quan tới thăng hạng giáo viên (chẳng hạn muốn được công nhận là “Giáo viên trung học cơ sở hạng nhất”, giáo viên phải có học vị thạc sĩ) cho dù đã từng vượt qua kỳ thi thăng hạng trước đó…

Trước phản ứng của công chúng, đại diện Bộ GDĐT – nơi ban hành bốn Thông tư là nguyên nhân khuấy động dư luận về CC CDNN giáo viên – giải thích: Bốn Thông tư ấy nhằm hướng dẫn thi hành Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT nhưng giáo viên nên chờ… cụ thể của Bộ GDĐT, các Sở GDĐT và Phòng GDĐT.

Nói cách khác, bốn Thông tư… hướng dẫn thi hành… Luật Viên chức trong lĩnh vực GDĐT, do chính Bộ GDĐT ban hành vẫn cần được… nghiên cứu để đưa ra các… hướng dẫn khác nữa. Hàng triệu giáo viên đã, đang và sẽ tiếp tục dắt díu nhau đi theo những hướng dẫn mà nơi có quyền hướng dẫn thú nhận là… chưa biết cụ thể thế nào (2)!

Trên thực tế, CC CDNN giáo viên chỉ là một trong hàng loạt yêu cầu về… “chuẩn” đặt ra đối với giáo viên. Trong ba năm vừa qua, để được công nhận là… viên chức trong lĩnh vực GDĐT, mỗi giáo viên đã phải chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí. Theo một… Thông tư có hiệu lực từ 2018, đến giờ, năm nào giáo viên cũng phải nộp ảnh, bản sao các loại văn bằng, chứng chỉ, kế hoạch, giáo án, phiếu dự giờ,… để chứng minh họ hội đủ… 5 tiêu chuẩn, 15 tiêu chí!

Sắp tới, bởi hệ thống công quyền hướng tới… hiện đại hóa, thay vì nộp các bản sao, giáo viên sẽ phải tập hợp bằng chứng và đưa chúng lên một trang web của Bộ GDĐT. Tuy nhiên, do Bộ GDĐT chưa… hướng dẫn, giáo viên chưa biết phải làm thế nào để tạo ra bằng chứng, chứng minh, họ đạt những tiêu chí kiểu như: Không mặc trang phục hoặc có lời nói phản cảm, không làm các việc vi phạm đạo đức nhà giáo. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường (3)

***

Giáo viên không phải là đối tượng duy nhất “lên bờ, xuống ruộng” vì các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan tới… chức danh nghề nghiệp. Trong hàng chục năm qua, viên chức tất cả các cấp muốn trụ hạng, thăng hạng, nâng ngạch phải có đủ thứ chứng chỉ từ ngoại ngữ, tin học đến chức danh nghề nghiệp… Mãi tới tuần trước, Thủ tướng Việt Nam mới yêu cầu các bộ, ngành xem xét sửa đổi những quy định vốn bất cập về các loại chứng chỉ liên quan tới tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm,…

Dẫu báo chí Việt Nam ca ngợi chỉ đạo vừa kể nhận được sự đồng thuận của đội ngũ viên chức trên cả nước vì có rất nhiều chứng chỉ không thực chất, lâu nay vẫn được ví là những “giấy phép con” hành đội ngũ công chức, viên chức (4) nhưng những ai, hệ thống nào tạo ra Luật Viên chức và hàng loạt Nghị định, Thông tư liên quan tới quản lý, đánh giá công chức, viên chức?

Trước, nhìn vào thực trạng kinh tế – xã hội Việt Nam có thể thấy Luật Viên chức và các Nghị định, Thông tư liên quan tới tuyển dụng, bổ nhiệm viên chức hiệu quả tới đâu. Giờ, ngắm các thứ “chuẩn” và nghe tâm sự của các viên chức, có thể biết thêm, viên chức cũng “lên bờ, xuống ruộng”!

Lấy gì bảo đảm hệ thống chính trị, hệ thống công quyền với tâm và tầm như thế có thể tự điều chỉnh?

Chú thích:

(1) Thủ tướng yêu cầu sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viên (Web CP)

(2) Đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp: Sẽ kiến nghị Bộ GD-ĐT xem xét lại (TT)

(3) Giáo viên đau đầu tìm minh chứng không vi phạm đạo đức theo yêu cầu của Bộ (GD)

(4) Rà soát tổng thể để loại bỏ những chứng chỉ không thực chất (LĐ)

Chuyện tuần qua

Lò Văn Củi

2-7-2018

Chủ Nhựt này hổng có chuyện gì vui, giúp giải trí cuối tuần cho bà con cô bác, vả lại trong tuần cũng xảy ra quá nhiều chuyện, chuyện trời ơi đất hỡi cứ ngày càng nhiều, chẳng giảm đi được chút nào, anh Bảy Thọt buộc phải nói tới. Đầu tiên anh Bảy “ké” tuần trước một chuyện, anh nói:

Nghĩ về giáo dục

Nguyễn Tiến Tường

3-5-2020

Tôi nhớ rằng, tất cả chúng ta đây đều vượt qua những hằng đẳng thức, những phương trình hoá hữu cơ hoặc toán không gian bằng… tình thương của thầy cô giáo. Đương nhiên rằng, nó không phương hại ai.

Chuyện Mai Khôi và Quyền Tự Do Ngôn Luận

Thạch Đạt Lang

13-11-2017

Một “sự cố” thuộc loài ruồi bu xẩy ra ở Hà Nội tối thứ bẩy ngày 11.11.2017 cho thấy trình độ dân trí của người Việt Nam trong nước dường như vẫn dậm chân ở thập niên 40, hoặc tệ hại hơn dưới thời cộng sản hay phong kiến xa xưa, khi mà người dân không được quyền phê phán các lãnh đạo quốc gia, cho dù họ là kẻ tham nhũng, độc tài, gian ác. vô nhân tính…Đó là “sự cố” ca sĩ Mai Khôi cầm một biểu ngữ có nội dung Đái Vào Mặt Trump (Piss Peace on you Trump) đưa cao lên khi đoàn xe chở tổng thống Mỹ Donald Trump chạy qua trên đường phố.

Giải Nobel Hòa bình 2019 về tay Thủ tướng Ethiopia

Vũ Ngọc Yên

11-10-2019

Ông Abiy Ahmed, Thủ tướng Ethiopa, chủ nhân mới của giải Nobel Hòa bình. Nguồn: Francisco Seco/ AP

Abiy Ahmed

Chủ tịch uỷ ban Nobel Berit Reiss-Andersen công bố giải thưởng Nobel Hòa bình 2019 được trao cho Abiy Ahmed, Thủ tướng nước Ethiopa vì những nỗ lực dấn thân cho Hòa bình và hợp tác quốc tế. Đặc biệt Abiy Ahmed đã hòa giải với nước thù nghịch truyền kiếp Eritrea để chấm dứt cuộc chiến biên giới lâu dài giữa hai quốc gia.

Chiến tranh Nga-Ukraina: Sự tương đồng và bài học cho Việt Nam

Hoàng Thị Hà

Cù Tuấn, dịch

12-4-2022

Tóm tắt: Cách tiếp cận tinh tế của Việt Nam đối với cuộc chiến Nga-Ukraina và việc Việt Nam từ chối thừa nhận cuộc xâm lược của Nga cho thấy Hà Nội đang xem xét kỹ lưỡng các tính toán về chính sách đối ngoại và quốc phòng của mình.

Ngày Gạc Ma 14.3.1988

Phạm Đình Trọng

14-3-2019

Tháng một, năm bảy mươi tư (1974) giặc đánh chiếm cả quần đảo Hoàng Sa của tổ tiên ta

Tháng ba, năm tám mươi tám (1988) giặc tung hạm đội mạnh phong tỏa quần đảo Trường Sa

Tàu khu trục tên lửa, tàu pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li

Tàu đổ bộ chở quân rập rình quanh đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven, Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Gạc Ma.

 

Mưu đồ giặc đã phơi bày chẳng cần giấu diếm

Giặc cần có thế đứng cả hai chân Hoàng Sa – Trường Sa để làm chủ biển Đông.

Thời khắc Trường Sa ngày mười bốn tháng ba, năm tám mươi tám

Như thời khắc Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Móng Cái ngày mười bảy tháng hai, năm bảy mươi chín (1979)

 

Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh

Không thể nhân nhượng với kẻ xâm phạm lãnh thổ thiêng liêng

Nhưng những bãi đá Trường Sa giặc rình rập đánh chiếm

Chỉ có bảy mươi hai người lính công binh

Trong tay không có súng

 

Rạng sáng ngày mười bốn tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Từ tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng tràn lên bãi đá Gạc Ma

Giặc xả súng vào những người lính Việt Nam trong tay chỉ có xà beng, cuốc, xẻng

Giặc cướp lá cờ chủ quyền Việt Nam rồi rút lẹ về tàu đổ bộ.

 

Sau khi trở thành những tấm bia sống hứng lưỡi lê và đạn AK của giặc Tàu Cộng

Những người lính Việt Nam sống sót trên Gạc Ma lại trở thành những tấm bia sống

Của pháo ba mươi bảy li, pháo một trăm li từ hạm tàu giặc bắn tới

Những người lính Việt giữ mảnh đất của tổ tiên người Việt mà như những tử tù trên pháp trường đất giặc

 

Thủy triều lên

Đá Gạc Ma chìm dưới lênh đênh nước biển

Không còn bóng một người lính Việt Nam trên ngọn sóng hoang vu

Từ trên tàu đổ bộ, giặc Tàu Cộng liền trở lại làm chủ Gạc Ma từ trưa ngày đau thương 14.3.1988

 

Người lính ra trận giữ đất hương hỏa của ông bà tổ tiên nhưng không được cầm súng

Vì lệnh miệng của cấp trên truyền xuống

Không nổ súng để không mắc mưu khiêu khích của giặc

Ông cấp trên trí trá giải thích lệnh không được cầm súng.

 

Tháng ba, năm tám mươi tám

Những người lính giữ Trường Sa không được cầm súng

Sáu dải đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị giặc Tàu Cộng đánh chiếm

Đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven.

Không được cầm súng

Sáu mươi tư người lính Việt Nam trở thành sáu mươi tư tấm bia sống cho giặc Tàu Cộng giết hại.

 

Lệnh không nổ súng là lệnh đầu hàng

Lệnh dâng đá Gạc Ma, đá Chữ Thập, đá Châu Viên, đá Xu Bi, đá Huy Gơ, đá Ga Ven cho giặc Tàu Cộng

Lệnh phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân, phản bội lịch sử

Lệnh ô nhục của kẻ bán nước ô nhục

 

Lời nói gió bay

Tưởng lệnh miệng vô bằng sẽ trốn không bị nhân dân hỏi tội, không bị lịch sử phán xét

Nhưng Trường Sa tháng ba, năm một ngàn chín trăm tám mươi tám

Gạc Ma ngày mười bốn tháng ba năm tám mươi tám đau thương

Là bằng chứng không thể chối cãi của lệnh trói tay người lính

Bắt người lính phải đầu hàng giặc.

Giao mạng sống người lính cho giặc

Giao biển đảo của tổ tiên cho kẻ thù của sâu thẳm lịch sử Việt Nam.

Việt-Trump, tâm lý mâu thuẫn và xung đột

Nhã Duy

27-3-2021

Nếu những cuộc tuần hành ủng hộ Donald Trump từng nổ ra với cờ xí ồn ào và liên tục trước kia trong cộng đồng người gốc Việt ở Mỹ, thì hầu như các tổ chức cộng đồng đều im bặt hay gượng gạo lên tiếng trước nạn tấn công vào người gốc Á châu hiện nay, ngoại trừ một nhóm nhỏ các cá nhân và tổ chức cấp tiến người Việt lên tiếng.

Facebook và thuật toán báo cáo

Nguyễn Huy Vũ

3-7-2018

Cho đến quý đầu năm 2018, Facebook có tổng cộng khoảng 2,19 tỉ người dùng hoạt động tích cực hàng tháng (1). Trong khi đó, tổng số nhân viên của Facebook cho đến tháng 12/2017 chỉ vỏn vẹn là 25,105 người (2).

Phần II: Từ hiện trường, tử thi mô phỏng về cách thức giết người

Võ Tòng

25-5-2020

Tiếp theo Phần I

Chúng ta đều biết quan cảnh hiện trường giết người tại Bưu điện Cầu Voi không có nhiều xáo trộn, chỉ trừ khu vực xác 02 nạn nhân có một số dụng cụ bếp rơi vãi, như vậy chúng ta dễ dàng suy luận, hầu như nạn nhân không có một sự chống cự nào đáng kể.