Trung Quốc và Việt Nam vĩnh viễn là “bạn bè và kẻ thù” tốt nhất

Forbes

Tác giả: Ralph Jennings

Dịch giả: Trúc Lam

3-11-20217

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) và người đồng nhiệm Việt Nam, Phạm Bình Minh (thứ hai từ trái) đi bộ đến phòng họp ở Hà Nội ngày 2-11-2017. Ông Vương đã có chuyến thăm chính thức hai ngày đến Hà Nội. Ảnh: Hoàng Đình Nam/ AFP / Getty Images

Bạn có biết những mối quan hệ bạn trai và bạn gái đã chia tay, quay trở lại, rồi chia tay nữa không? Có lẽ hai người không thể sống cùng nhau nhưng cần nhau vì một số lý do không thể thiếu. Sự lặp đi lặp lại này, mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam – hai nước láng giềng với những mối quan tâm chia sẻ sâu sắc, đồng thời cũng là mối ngờ vực lẫn nhau sâu đậm.

Việt Nam, nước nhỏ hơn, cần có mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc để nhập hàng tiêu dùng và nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Trung Quốc cần mua vào của Việt Nam để giảm bớt một cuộc tranh chấp trên biển giữa sáu nước bằng cách mở rộng đầu tư quanh Đông Nam Á, các khoản lợi của nền kinh tế Trung Quốc trị giá 11,2 ngàn tỷ Mỹ kim. Sự khinh miệt giữa hai nước đã xảy ra hàng thế kỷ, qua các tranh chấp lãnh thổ, cộng với vấn đề Biển Đông mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hạ nhiệt thông qua hợp tác kinh tế.

Đó là lý do tại sao bạn nhìn thấy mối quan hệ tan – hợp, hợp – tan, lặp đi lặp lại trong vài thập niên qua. Tình trạng cò cưa này đã trở nên đặc biệt rõ ràng trong năm qua.

Bây giờ “nối lại tình xưa”

Lần nối lại gần đây nhất: Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp một phái viên Đảng Cộng sản Việt Nam tại Bắc Kinh ngày 30 tháng 10 để thảo luận, tìm kiếm sự tin tưởng và giao tiếp mạnh mẽ hơn, Tân Hoa Xã, tờ báo chính thống của Bắc Kinh đưa tin. Đặc điểm chung của chế độ độc đảng cầm quyền giúp hai nước xích lại với nhau.

Cuộc gặp gỡ này diễn ra ngay trước hai cuộc họp cấp khu vực – sự kiện các lãnh đạo APEC họp ở Việt Nam và Hội nghị lãnh đạo các nước Đông Nam Á họp ở Manila – tháng này. Mỗi bên sẽ gặp gỡ bên kia, trong khi chuẩn bị để nghe ý kiến ​​của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ nói với từng quốc gia.

Cơn bão mùa Hè sau thời kỳ nồng ấm năm 2016

Giữa năm 2017, quan hệ Việt – Trung đã xuống mức thấp do các hoạt động trong những vùng tranh chấp trên biển giữa hai nước. Một quan chức quân sự Trung Quốc đã cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam, nơi đã tìm ra dầu khí tự nhiên dưới đáy biển, gần bãi Tư Chính ở Biển Đông. Cuối cùng Việt Nam đã đẩy mạnh dự án.

Đầu năm nay, họ đã gia hạn hợp đồng với Ấn Độ, một quốc gia không ủng hộ Trung Quốc, để nghiên cứu thăm dò nhiên liệu dưới đáy biển với chi nhánh ở nước ngoài của công ty ONGC, nhà nước Ấn Độ. Đã có những phản đối chính thức và cáo buộc về việc các haker chống lại Việt Nam.

Cùng lúc, người dân Việt Nam tránh xài hàng hoá sản xuất ở Trung Quốc, mà chọn các sản phẩm Nhật Bản và Nam Hàn, người tiêu dùng cho biết vào thời điểm đó. Ông Trung Nguyễn, trưởng khoa quan hệ quốc tế tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Chỉ khi nào hoạt động hiếu chiến của chính phủ Trung Quốc diễn ra ở vùng biển của Việt Nam trên Biển Đông, thì chủ nghĩa dân tộc Việt Nam sẽ bùng lên và định hướng hành vi của người tiêu dùng”.

Tuy nhiên, mới hồi tháng 9 năm 2016, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cam kết sẽ làm việc dựa trên sự khác biệt và hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong vùng biển tranh chấp, Tân Hoa Xã đưa tin vào thời điểm đó. Hai năm trước, hai nước đã xảy ra sự cố đâm tàu vào nhau, do một giàn khoan dầu của Trung Quốc vào vị trí gần 150 dặm (240 km) về phía đông bờ biển của Việt Nam. Cuộc cãi vả đó đã dẫn tới những cuộc bạo loạn chống Trung Quốc gây chết người ở Việt Nam. Xa hơn nữa, Trung Quốc và Việt Nam đã đánh nhau trong cuộc chiến biên giới vào năm 1979, đã giết chết hơn 100.000 người, kể cả dân thường.

Một mối quan hệ ổn định, ‘lạc quan’

Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam đã học cách sống với mối quan hệ dao động này, có nghĩa là các vụ tranh chấp mới có thể sẽ không gây ra xung đột vũ trang.

Mỗi nước ít nhất cho rằng nước kia ổn định. Một phần của sự ổn định đó có nghĩa là không ai dao động về các vấn đề chủ quyền. Điều này cũng có nghĩa là khi có điều gì đó sai cả hai bên có thể nhanh chóng nhảy vào cuộc họp – chính thức, đảng với đảng hoặc bên lề các diễn đàn khu vực, nơi mọi người thường cố gắng hòa thuận. Hai nước thậm chí có cả ủy ban chỉ đạo chung, tổ chức một cuộc họp hồi tháng 4.

Tôi nghĩ cụm từ ‘lạc quan’ trong tất cả những điều này. Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy bất cứ cuộc xung đột vũ trang nào với sự suy thoái của các mối quan hệ. Nó vẫn còn là khói (chưa thành lửa: ND) và phản chiếu ở cả hai bên“, GS Carl Thayer, giáo sư danh dự chuyên nghiên cứu khu vực Đông Nam Á tại Đại học New South Wales, Australia nói.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Người dạy thú dữ, tiến đến gần con cọp , con sư tử thế nào, thì người VN tiếp xúc với bọn lãnh đạo Tàu cũng như thế đó ! Và những người luyện thú dữ đều biết, “quay lưng” về phía con thú ấy luôn luôn rất nguy hiểm – dù có bước ra xa cũng phải bưới lùi, mắt luôn theo dỏi, mặt luôn hướng về chúng !
    Bọn cầm quyền TQ có thể đọc và tôn thờ Khổng tử, nhưng nếu Khổng tử mà lỡ dại quay lưng về phía chúng thì cũng sẽ bị vồ bị chụp ngay !
    Bản năng hoang dã , ăn cướp của bọn lãnh đạo Trung quốc luôn luôn chảy trong huyết quản , bất chấp mọi kiểu thể chế ở quốc gia họ !

    Lịch sử cổ ,cận đại và hiện đại đều chứng minh hầu hết bọn họ là một lũ cai trị bạo ác, thích xem mọi sự sống đều là cỏ rác, xem thãm họa diệt chủng như “trò chơi chính trị” . Bọn chúng là đại diện điển hình cho loại ác quỷ có thói quen ” ăn thịt người” ( Lỗ Tấn), xem nó như “văn hóa”, như ” truyền thống” !

    Nhất là thời CS cai trị, chẳng hạn như Mao dùng Hồng vệ binh giết dân, dùng mưu giết Hồng vệ binh…thản nhiên thấm máu dân đen khắp các lối đi ! Hoặc Đặng tiểu Bình , kích động kẻ bệnh hoạn điên loạn Polpot giết sạch giới tinh hoa Cam bodia bằng cuốc, xẻng, gậy gộc…, hoặc Giang trạch Dân …một lãnh đạo CS kiêm “ thương lái nội tạng tươi” được “ thu hoạch” từ những người còn sống và tỉnh táo… Chứng cứ đầy rãy trong lịch sử , nhất là ở biên giới Bắc Việt Nam !
    ———-

    Các vị giáo sư , nhà nghiên cứu quốc tế xin lưu ý giùm 02 điểm :
    1/ Mọi phân tích Việt-Trung , nên phân biệt rõ “Việt cộng- Trung cộng” và “Việt Nam – Trung hoa”- Xin chớ có lẫn lộn hay đánh đồng.
    2/ Ngay cả cái tỉ lệ tưởng chừng “dễ xác định”, của mối tương quan “ Việt cộng- Trung cộng” , cũng là một tỉ lệ có “biên độ dao động” rất lớn- rất khó xác định !

    Đặc thù này của dân tộc Việt Nam khiến cho nhiều lời “phân tích” thường giống như…lời ”tiên tri”, hầu hết mang tính suy diễn, hoang đường !

    Không nói về quan hệ quốc tế, riêng về vấn đề nội bộ, chúng tôi là người Việt Nam, hiểu rõ dân tộc Việt Nam (và Việt cộng) hơn quý ngài ! Ngày xưa, người ta luôn gọi các vị vua khai sáng các triều đại bằng cả một sự trân trọng cao nhất ( chỉ có loại như Lê chiêu Thống mới bị dân gọi là “ quan Giám quốc”, và “loại ấy” thường chết ở nơi xa xứ…Ít khi “dám” ở lại trong nước mà bày trò “đốt lửa nhóm lò”..Hè hè ).

    Cũng như, trong giọng văn châm biếm, đả kích… có thể gọi Hồ trạch Đông, Mao chí Minh…hoặc Hosilk, Lú silk …vv, nhưng khó có thể gọi Ngô trạch Đông , Mao đình Diệm, Lê tiểu Bình, Đặng Duẫn …, dù là chỉ để đùa cợt châm biếm, vì về bản chất quan hệ với TQ của các nhân vật ấy, khiến nó không thể thuyết phục người nghe, người đọc VN .

    Marx ghẻ này không thích “vẽ rắn thêm chân” cho tình “ yêu nước thương nòi” của dân tộc này.(Chưa nói, cạnh đó còn vô van tính xấu tệ hại của người Việt ! Hic) – Chỉ muốn nói đến một điều khá “siêu hình”, rằng cái “nghiệp lực nhân quả” dữ dội ở hai quốc gia vốn đã thế trong vài ngàn năm rồi, không phải một sớm một chiều mà có thể dễ dàng thay đổi. Nó cũng chả mất đi do thể chế Hồ quý Ly, hay Hồ chí Minh …nào cả, dù Phong kiến hay QTCS, hay XHCN gì cũng thế, nó đã không mất một ngàn năm trước , thì ngàn năm sau cũng thế !

    Có lần “ngài” cựu BT Quốc phòng “Phùng A Mạ” than thở, không hiểu sao người VN từ em bé đến người già đền căm ghét TQ…, nhưng không hiểu , chỉ vì y là một kẻ tham nhũng , vô thần, mãi quốc… chứ có lẽ ít người VN nào “thắc mắc” như y ! ( Hè hè ) .

    Hầu hết người sinh ra là dân Việt Nam hiện nay, xưa kia , biết đâu đã từng chặt đầu vài thằng giặc Tàu ở bờ sông Như Nguyệt hay gò Đống đa gì đó…và bọn giặc Tàu kia cũng thế ! Giết giặc Tàu, đối với dân tộc Việt Nam cũng đơn giản như ăn uống, hít thở mà thôi… ( Có một chữ , Hưng đạo Vương ngày xưa dùng để chỉ chuyện này, mà nó có thể khiến “thế giới bên ngoài “ hiểu hơn về “mối quan hệ Việt – Trung” : Đó là chữ “ nhàn” trong câu trả lời vua “ Năm nay đánh giặc NHÀN“- Ông nói cứ như chuyện mùa màng , thời tiết …thông thường ! )

    Cái lý đơn giản này, rất chi khó hiểu đối với những kẻ cúc cung tận tụy thờ giặc, mượn uy thế của giặc hại đồng bào đồng liêu, manh tâm bán đất, nhượng đảo biển cho giặc…!. Nhưng rồi sớm muộn cũng PHẢI hiểu – Có giấu giếm thông tin lừa đảo dân tộc thì rồi cũng có ngày “nước chảy đá bày” ! ( Đã là “Bạn” của giặc, thì cũng phải biết chúng cũng có câu “ Muốn người ta không biết, thì tốt nhất là đừng làm ! “ )

    • “chứ có lẽ ít người VN nào “thắc mắc” như y”

      Người VN không cả thắc mắc tại sao ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng lại có những thắc mắc kiểu đó, thì người mềnh chả bao giờ thắc mắc gì đâu .

    • “Nó cũng chả mất đi do thể chế Hồ quý Ly, hay Hồ chí Minh …nào cả, dù Phong kiến hay QTCS, hay XHCN gì cũng thế, nó đã không mất một ngàn năm trước , thì ngàn năm sau cũng thế !”

      Bác nói đúng . 2 đảng có sáp nhập, nước Việt Nam ta vẫn còn đó, chả mất đi đâu cả . Lý tưởng Cộng Sản của Bác Hồ có đưa nước Việt Nam thành 1 phần không thể thiếu được của Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa, Việt Nam cũng sẽ vẫn còn đó .

      Nói cách khác, Việt Nam như tiền thuế dân . Nó không mất đi, chỉ chuyển từ túi quan nọ sang túi quan kia . Việt Nam chỉ chuyển từ sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản này qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản khác .

      Sêm xít in my book. Các bạn nghĩ sao ?

  2. Cách so sánh Việt Nam-Trung Quốc như ở trong một dysfunctional relationship cũng có phần đúng, nhưng không hoàn toàn đúng . Một phần vì từ Hội nghị Thành Đô với sự tham dự của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tình cảm của Việt Nam-Trung Quốc không có dấu hiệu off, nếu xét từ phía Việt Nam . Nếu cho chính xác, Trung Quốc và Việt Nam là quan hệ của 1 gã ma cô và cô gái giang hồ vừa là bồ vừa là cần câu cơm của gã ma cô Trung Quốc . Gã ma cô đòi hỏi rất nhiều thứ, và tính thùy mị, chung thủy & ngoan hiền của cô gái đã làm cho gã ma cô cảm động . Đòi ngưng hoạt động bãi Tư Chính, Việt Nam rút ngay . Ông tướng lại được tướng Ngô Quang Lịch mời đi duyệt quân tập trận … Và tất nhiên, nếu Việt Nam xử dụng “vành ngoài 7 chữ, vành trong 8 nghề” để làm mê mẩn các anh tư bẩn, Trung Quốc sẽ là người hưởng lợi trực tiếp & nhiều nhất .

    So sánh đó đúng khi nó nói lên được 1 số điều . 1- con ong đã tỏ đường đi lối về . 2- chỉ thiếu 1 cái lễ nữa là chính thức .

    “Giận thì giận, mà thương thì càng thương” thôi .

  3. Tôi không muốn bình luận thêm bất cứ điều gì về quan hệ VN và tàu cộng ! TÔI CHỈ MUỐN NHẮC TOÀN THỂ DÂN TỘC VN HÃY XEM LẠI NHỮNG VIDEO CLIP CỦA TỔNG THỐNG OBAMA SANG THĂM VN VÀO THÁNG 5- 2016 LÀ HIỂU RÕ NGƯỜI DÂN VN MUỐN GÌ ? HỢP TÁC VỚI HOA KỲ HAY HÁN TẶC .đó mới là tầm lòng chân thật nhất không hề giấu giếm của đồng bào VN khát khao tự do dân chủ và nhân quyền đến mức độ nào ! và hảy xem clip tập cận bình khi sang thăm VN ! gần như vườn không nhà trống so với người đi trẩy hội của Obama , sẻ đến một lúc súng đạn không làm cho dân khiếp sợ thì tất cả sẽ an bài ,tôi luôn tin luôn chờ đợi luôn hy vong ngày ấy rồi phải đến ,không gì có thể đảo ngược được ,mọi cố gắng thủ đoạn trì hoãn chĩ làm cho những ngày ấy kinh hoang thêm mà thôi

    • Mọi người cũng nên quan sát thái độ của Đảng đ/v Obama & Tập Cận Bình; hòan toàn ngược lại với dân .

      Xong, hãy tự hỏi ai quyết định vận mạng của đất nước & xã hội, để rút ra kết luận đất nước này đi về đâu .

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây