Tại sao Trung Quốc không làm trung gian để chấm dứt chiến tranh ở Ukraine

Project Syndicate

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr.

Đỗ Kim Thêm, dịch

1-4-2022

Vladimir Putin (trái) và Tập Cận Bình. Nguồn: Kenzaburo Fukuhara/ Pool/ Getty Images

Nếu có một người khác ngoài Vladimir Putin có thể chấm dứt cuộc chiến của Nga ở Ukraine, thì đó là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng cho đến nay, ông Tập vẫn đứng bên lề và có vẻ như dừng ở lại ở đó, vì do nhiều khả năng bị tổn thương chính trị ở trong nước và sự thiếu can đảm và trí tưởng tượng của chính ông.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng [Nga] có thể chiếm Kyiv một cách nhanh chóng và thay thế được chính phủ Ukraine. Liệu ông bị lừa dối bởi hệ thống tình báo kém cỏi hay bởi những sự tưởng tượng của chính mình về lịch sử, việc “công hãm và thu tóm” của ông đã thất bại khi đối mặt với sự kháng cự có hiệu quả của Ukraine. Sau đó, ông chuyển sang thành một cuộc ném bom tàn bạo vào các thành phố như Mariupol và Kharkiv để khủng bố dân thường buộc phải khuất phục – như ông đã làm trước đây ở Grozny và Aleppo. Kết quả bi thảm là sự kháng cự anh hùng của Ukraine, đi kèm với sự đau khổ của dân chúng ngày càng tăng.

Có cách nào để kết thúc cơn ác mộng này một cách nhanh chóng không? Có một khả năng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thấy rằng ông có một “Khoảnh khắc Teddy Roosevelt”. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Nga và Nhật Bản năm 1905, Roosevelt tham gia vào việc hòa giải. Ông đã gây áp lực nặng nề để các bên thỏa hiệp và cuối cùng thắng thế; do đó, thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ trong toàn cầu và đoạt giải Nobel Hòa bình.

Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Pháp (trong số những nước khác) đang cố gắng hòa giải trong cuộc chiến hiện tại của Nga, nhưng họ không có nhiều đòn bẫy với Putin như đồng minh Tập Cận Bình. Vấn đề đặt ra là liệu Tập Cận Bình có trí tưởng tượng và lòng can đảm để sử dụng nó hay không.

Cho đến nay, câu trả lời là không. Trong khi Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, Trung Quốc đã dung dưỡng cho sự vi phạm trắng trợn của Putin đối với Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu về một nghị quyết lên án cuộc xâm lược của Nga, Trung Quốc đã bỏ phiếu trắng. Trung Quốc đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và tuyên truyền của Nga về cuộc chiến được gây ra bởi các kế hoạch của chính Mỹ để theo đuổi việc mở rộng khối NATO, mặc dù rõ ràng trong nhiều năm, các thành viên trong khối NATO không bỏ phiếu để thừa nhận Ukraine.

Việc Trung Quốc không thuận lòng để chỉ trích Nga đã khiến cho Trung Quốc đứng bên lề ngoại giao, không thể sử dụng ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng. Mặc dù các nhà kiểm duyệt Trung Quốc hạn chế hầu hết các tin tức về chiến tranh, một số người ở Bắc Kinh đã công khai tự hỏi, liệu lập trường ngoại giao hiện tại của Trung Quốc có phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia không. Ví dụ như Wang Huiyao, Chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa ở Bắc Kinh, đã gợi ý rằng Trung Quốc nên làm trung gian để cung cấp cho Putin một “lối thoát” từ chính sách Ukraine thảm khốc.

Tại sao điều này có thể có lợi cho Trung Quốc? Thứ nhất, lập trường hiện tại của Trung Quốc làm suy yếu các yêu sách của họ là người bảo vệ chủ quyền, việc mà họ sử dụng để thu hút các nước láng giềng ở Đông Nam Á. Quan trọng không kém là cuộc chiến đang làm giảm sức mạnh mềm của Trung Quốc ở châu Âu, nơi Trung Quốc có giao thương cao gấp năm lần so với Nga. Cuộc chiến cũng đã đẩy giá dầu và ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc lên cao. Giá ngũ cốc sẽ tăng cao hơn nếu Trung Quốc bị ảnh hưởng lũ lụt nghiêm trọng tương tự như năm ngoái.

Khi chiến tranh kéo dài và phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt, cũng có nguy cơ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc. Cung cấp cho Putin một lối thoát để giữ thể diện có thể giải quyết vấn đề này và những mối nguy hiểm khác mà cuộc chiến đặt ra. Và nó sẽ làm trầm trọng thêm sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Trung Quốc và thúc đẩy hình ảnh và vị thế toàn cầu của chính Trung Quốc. Thậm chí Tập Cận Bình có thể giành giải Nobel Hòa bình.

Tuy nhiên, sẽ có những cái giá phải trả liên quan đến một sáng kiến như vậy. Các nhà ngoại giao Trung Quốc thận trọng coi cuộc chiến ở Ukraine là một cuộc xung đột mang tính quyết định của châu Âu. Nếu làm giảm sức mạnh của các cường quốc lâu đời như châu Âu, Mỹ và Nga, Trung Quốc có thể hưởng lợi bằng cách thoái thác và để cuộc xung đột tự thiêu huỷ. Hơn nữa, mặc dù cuộc chiến đang làm suy yếu một đồng minh (một chi phí tiềm ẩn), nó cũng thay đổi chương trình nghị sự chính trị toàn cầu theo những cách có lợi cho Trung Quốc. Mỹ khó có thể nói về việc xoay trục sang châu Á, nơi Mỹ sẽ tập trung sự chú ý vào Trung Quốc.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc kết luận rằng Mỹ đang suy thoái, và điều này khiến họ từ bỏ chính sách đối ngoại kiên nhẫn và thận trọng của Đặng Tiểu Bình. Từ khi chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở trong nước, và Tập Cận Bình đã bày tỏ hy vọng rằng, về mặt địa chính trị, Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ một cách dứt khoát vào năm 2049 – Năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc.

Tất nhiên, trở ngại chính đối với giấc mơ của ông Tập là Mỹ, tiếp theo là việc Trung Quốc thiếu các đồng minh khác ngoài Nga. Tập và Putin đã tạo ra một mối quan hệ cá nhân đã củng cố những gì trước đây là một liên minh thuận tiện. Ngay cả khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm cho liên minh đó có phần nào kém thuận tiện hơn, Ông Tập vẫn có thể cảm thấy nên thận trọng khi “khiêu vũ với người đã đưa mình nhập tiệc”.

Bên cạnh đó, việc khởi xướng một hành động như Roosevelt có lẽ đòi hỏi trí tưởng tượng và sự linh hoạt hơn so với khả năng của giới lãnh đạo Trung Quốc. Người ta cũng phải xem xét một yếu tố chính trị trong nước mà một người bạn Trung Quốc gần đây đã chỉ ra cho tôi: Với việc Tập Cận Bình đang tìm kiếm một nhiệm kỳ tổng thống thứ ba trong năm nay, điều quan trọng nhất đối với ông là duy trì sự kiểm soát của Đảng Cộng sản đối với đất nước và sự kiểm soát của chính ông đối với đảng.

Khi tăng trưởng kinh tế đã chậm lại, đảng ngày càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc để hợp pháp hóa sự cai trị. Đó là lý do tại sao các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc và các trang mạng nặng lòng ái quốc đã lặp lại lời tuyên bố của Putin rằng, Ukraine là một con rối của phương Tây, và Nga đang đứng lên chống lại sự bắt nạt của Mỹ đối với cả Nga và Trung Quốc. Sự ủng hộ cho cuộc chiến của Putin phù hợp với “ngoại giao chiến binh sói” theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc.

Nhưng trong khi cuộc xâm lược của Putin đã làm đảo lộn nền chính trị thế giới, nó không thay đổi cán cân quyền lực cơ bản. Nếu có bất cứ điều gì, nó đã củng cố một chút vị thế của Mỹ. Các liên minh của khối NATO và Mỹ đã được củng cố, trong khi Đức đang nắm lấy một tư thế phòng thủ mạnh bạo hơn nhiều so với bất kỳ thời điểm nào trong nhiều thập niên. Đồng thời, thanh danh của Nga như một cường quốc quân sự đáng ngại đã phải chịu một cú đánh nghiêm trọng. Nền kinh tế Nga bị suy yếu và quyền lực mềm đang tồi tệ.

Trung Quốc không còn có thể thu phục liên minh nơi các chế độ chuyên chế với bằng chứng là gió Đông đang đánh bạt phương Tây. Trung Quốc vẫn có thể thay đổi động lực bằng cách nắm bắt cơ hội Teddy Roosevelt. Nhưng tôi nghi ngờ rằng, Trung Quốc không muốn làm như vậy.

________

Tác giả: Joseph S. Nye, Jr., Giáo sư Đại học Harvard và tác giả sách Do Morals Matter? Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump (Oxford University Press, 2020).

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN

  1. Tác giả qua dịch giả:
    “Cuộc chiến cũng đã đẩy giá dầu và ngũ cốc nhập khẩu của Trung Quốc lên cao”…

    * là một trong vài nhận định hời hợt.

    Không riêng mình TQ chịu ảnh hưởng giá ngủ cốc lên cao. Vả lại TQ cũng là một nước sản xuất và xuất cảng nông phẩm. Mua cao thì bán cũng cao, nước lên thuyền lên.

    Lập luận “cuộc chiến đã đẩy giá dầu nhập khẩu của TQ lên cao” là hoàn toàn khiên cưỡng, không màng gì tới thực tế.
    Chưa bao giờ TQ hưởng giá dầu “được Nga ưu đãi một cách đau khổ” như thế, khi Nga đang bị cấm vận ngoại thương nặng nề chưa từng có. TQ hầu như là bạn hàng duy nhất còn dám giao thương lậu với “tội phạm Putin”, sao phải sợ giá cao?

    “Khi chiến tranh kéo dài và phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt, cũng có nguy cơ về các biện pháp trừng phạt thứ cấp sẽ gây tổn hại cho Trung Quốc”
    * là một lo xa còn rất vu vơ;
    “trừng phạt thứ cấp” hiện giờ vẫn còn là một cảnh cáo suông, hăm he bóng gió, chưa phải là thực tế nào.

    Nêu lên những viễn tượng “đen tối tưởng tượng” nầy, thực ra, chỉ là để đánh thăng bằng lại với những màn tô điểm mà tác giả cố ý nâng cấp bản mặt phi văn hoá chính trị của TQ trên trường ngoại giao quốc tế: ngoại giao chiến lang ở Âu Mỹ, ngoại giao pháo hạm với các nhược tiểu ĐôngNam Á, động thái kẻ cướp với Đài Loan, Philipppines, VN…
    Nói Tập có thể đóng vai người tái lập hoà bình cho cuộc chiến đẫm máu, nước mắt ở Ukraine, là tác giả gợi hình một kềnh kềnh biến thành bồ câu ngậm lá bồ đề, bằng đoạn văn ma mỵ láo toét…
    “Có một khả năng là Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thấy rằng ông có một “Khoảnh khắc Teddy Roosevelt”. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Nga và Nhật Bản năm 1905, Roosevelt tham gia vào việc hòa giải. Ông đã gây áp lực nặng nề để các bên thỏa hiệp và cuối cùng thắng thế; do đó, thúc đẩy ảnh hưởng của Mỹ trong toàn cầu và đoạt giải Nobel Hòa bình.”

    “…Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…”

    * là thêm một cành ô liu nữa tg khéo léo choàng lên đầu loài ác điểu nầy!

    “…Trung Quốc từ lâu đã thể hiện mình là người bảo vệ các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ…”

    của ai?!
    Của thứ mà nó mạo nhận thôi!

    Không phải là thứ do công pháp quốc tế, LHQ, toà án quốc tế tuyên ngôn xác lập và bảo vệ!
    Là lời điêu ngoa!

    TQ chỉ bảo vệ “chủ quyền” lịch sử xa xưa đời ông bành tổ của nó,
    nhân danh đó,
    nó đi ăn cướp lãnh thổ của các lân bang đã xác lập chủ quyền của dân tộc họ từ nghìn năm trước, là Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ;
    Nó đã cướp một số và lăm le nhòm ngó biển đảo của VN, cùng của vài nước ĐN Á khác!

    *Tô son trát phấn cho TQ,
    Đây mới chính là ý đồ thực sự của tg!

    “Thậm chí Tập Cận Bình có thể giành giải Nobel Hòa bình”

    *Liệu loài cú vọ, kềnh kềnh có cần thiết, có thưởng thức được mùi thơm, khi thế giới văn minh xịt vào hang ổ chúng những thứ arome đắt tiền của hãng Chanel, Salomé, Le Labo, Christian Dior hay Lancôme ?!

    Lưu Hiểu Ba chẳng đã bị nhốt vào ngục tối, để vòng nguyệt quế Nobel không có cơ hội về trêu ngươi CS Tàu đấy sao?

  2. Trong bài viết mới đây Seven Worst-Case Scenarios From the War in Ukraine, Naill Ferguson có nêu lên vấn đề này, xin chép lại để bà con tham khảo.
    5. Do the Chinese keep Putin afloat but on condition that he agrees to a compromise peace that they offer to broker?
    It is now fairly clear (particularly from its domestic messaging through state-controlled media) that the Chinese government will side with Russia, but not to the extent that would trigger U.S. secondary sanctions on Chinese institutions doing business with Russian entities that contravenes our sanctions. I no longer expect China to play the part of peace-broker. Friday’s frosty virtual summit between European Union and Chinese leaders confirmed that.

  3. Điểm mới lạ trong bài viết mà Joseph Nye nêu lên là những xung đột trong nước và triển vọng giành quyền của Tập là một yếu tố khiến Tập không can thiệp vào việc Putin tại Ukraine. Cho đến nay, chưa thấy ai nêu ra yếu tố này. Tôi không tin là Nye am tường chính sự quốc nội của Trung Quốc mà do ai đó đưa tin cho ông.
    Các xung đột trong nội bộ Đảng, giữa trung ương và địa phương, phân bố ngân sách hay nhân sự là chuyện tranh cải lâu đời, không phải đây là lần đầu. Nhưng Trung Quốc cố tình dấu kín các chuyện này, nên giới báo chí ngoại quốc rất khó khai thác. Nye cũng đoán mò khi có được tin loại không thể kiểm chứng. Dĩ nhiên, đây cũng là một yếu tố để theo dõi, không có gì là quan trọng.

  4. Mời một tên CS.gian trá và là con cháu của người Tàu vốn lão luyện về thủ đoạn
    chinh trị (đi trước phương Tây hàng ngàn năm với 36 kế của Tôn Tử) làm trung gian
    hòa giải Nga- Ukraine thì đúng là thất sách bởi vỉ tên TCB. cùng một giuộc với Putin,
    cũng đang hung hăng muốn chiếm hữu đất đai và lãnh thổ của các nước nhỏ khác và
    xem thường pháp luật và toà án quốc tế.
    Suy nghĩ kiểu này chẳng khác nào giao trứng cho ác hay nhờ thằng bất hảo làm việc
    lương thiện. Tác giả ra vẻ “khích tướng” TCB là thiếu can đảm và óc tưởng tượng nữa
    cớ đấy ! Thật là dạy đĩ vén xống ! I “can” you !

  5. Giời ạ, Nga đang đánh Ukraine cho Trung Quốc . Trung Quốc đã học được những gì phải làm như 1 người đồng chí anh em chân chính, đó là không nhúng tay vào việc chia cắt lãnh thổ, ủng hộ nhiệt tình & vô tư cho đồng chí/anh em, & không nhúng tay vô giàn xếp những thứ hòa bình vừa tào lao vừa viển vông làm giảm tinh thần tiến công cách mạng của đồng chí/anh em

    Giải Lô Ben Hòa Bình is one filthy mofo. Cả thần tượng của Sáu Dân, Sáu Búa Lê Đức Thọ & Kissinger đều là receivers, báu gì cái giải này mà ham.

  6. Nếu như người ta chết mà TC được lợi thì đời nào TC ra tay cứu giúp. Xưa nay họ là như vậy, trục lợi trên đau khổ của nhân loại, bằng chứng là thời kỳ đầu đại dịch.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây