Trách nhiệm của Bộ Y tế trong vụ bác sỹ Hoàng Công Lương

FB LS Trần Hồng Phúc

11-1-2019

Hôm nay nhóm luật sư chúng tôi cũng đã tái nghiên cứu đến bút lục cuối cùng của hồ sơ vụ án cần minh họa và tô điểm cho phần bào chữa đề nghị HĐXX tuyên bố bị cáo bác sĩ Hoàng Công Lương không phạm tội.

Kể từ ngày hoãn phiên tòa 08/1/2019, nhóm luật sư cũng đã cố gắng thăm hỏi Lương, cùng gia đình, đồng nghiệp và bác sĩ điều trị động viên để Lương bình tâm, tích cực uống thuốc theo đơn và phác đồ điều trị, nhằm có đủ điều kiện sức khỏe tham gia tố tụng tại phiên tòa ngày 14/01/2019 tới đây.

Mấy ngày gần đây, nhận thấy dư luận lên tiếng khá nhiều về việc sức khỏe của Hoàng Công Lương. Cũng may là bác sĩ điều trị cho Lương đề nghị Lương không dùng điện thoại nên không phải tiếp cận với các thông tin đa chiều có yêu, có ghét (mặc dù ở đó phần lớn là yêu quý và ủng hộ cho Lương).

Tuy nhiên, ở góc độ của người bào chữa, chúng tôi rất mong bạn bè, đồng nghiệp và người dân không nên tư duy chủ quan, áp đặt hạ thấp uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án. Rõ ràng, ở phiên tòa ngày 08/01 vừa qua, Viện kiểm sát đã giành “giải quán quân” trong “kỳ thi” tố tụng tại phiên tòa khi đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa sau khi đã thận trọng thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tố tụng của vụ án để tiến hành xác minh tình trạng sức khỏe của Lương. Quan điểm đề nghị của VKS là hoàn toàn đúng luật vì việc hoãn phiên tòa không chỉ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo vắng mặt mà còn bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo khác trong vụ án.

Về phía Tòa án, HĐXX cũng đã “đính chính” về lý do vắng mặt của Hoàng Công Lương và trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, chúng tôi tin rằng từng thành viên của HĐXX đã nghiên cứu rất kỹ lưỡng hồ sơ vụ án nhằm bảo đảm trách nhiệm xét xử chỉ tuân theo pháp luật của mình. Tuy nhiên, để có một phán quyết đúng pháp luật thì còn đòi hỏi thực tiễn tranh tụng tại phiên tòa. Phiên tòa chưa diễn ra, nên chúng ta cần tránh nhận định chủ quan không đúng về cơ quan xét xử. Chúng tôi rất tin HĐXX sẽ tuân theo pháp luật và tạo điều kiện cho một phiên tòa hết sức công khai để tất cả những vấn đề pháp lý liên quan được đưa ra, tranh tụng không giới hạn những nội dung “buộc” và “gỡ” tội trong vụ án. Về phía Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, chúng tôi đánh giá rằng khá khách quan, nếu không sẽ không có chuyện trả hồ sơ để điều tra bổ sung ở phiên tòa trước. Đến nay, qua điều hành, nhìn thấy Ông ngày càng thêm thận trọng…

Về phía các bị cáo khác trong vụ án, sau 03 lần trả hồ sơ điều tra bổ sung, cơ quan điều tra và truy tố cũng đã thu thập chứng cứ để đưa ra kết luận của mình nhưng đây chưa phải là kết luận của cơ quan xét xử. Tuy nhiên, từ trước đến nay, chúng tôi vẫn nhận diện người phạm tội lớn nhất trong vụ án này là “lỗi hệ thống” liên quan mật thiết đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong ngành y. Báo chí đã đưa tin công khai, bản Cáo trạng cũng tràn lan trên mạng xã hội cho thấy chính cơ quan truy tố cũng đã có những đánh giá công tâm về dấu hiệu buông lỏng quản lý Nhà nước, những kẻ hở, thiếu sót nghiêm trọng của công tác quản lý nhà nước góp phần tạo ra hậu quả vụ án này.

Từ trước đến nay, chúng tôi không suy nghĩ một chiều, phiến diện về lỗi chỉ thuộc về các bị cáo lãnh đạo bệnh viện và khoa phòng trong vụ án, mà cảm thấy chính họ cũng là “nạn nhân” của cơ chế cho phép hoạt động mà không có hành lang pháp lý bảo đảm an toàn cho tất cả các bên, thậm chí cho cả người đứng đầu bệnh viện.

Thử nghĩ mà xem, đến Bộ Y tế còn chưa ban hành đầy đủ quy trình về kỹ thuật thận nhân tạo; không ban hành quy trình về sửa chữa, bảo dưỡng, thay thế hệ thống nước RO dùng trong chạy thận nhân tạo; không quy định chủ thể nào có quyền và đủ điều kiện thực hiện dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng hệ thông nước RO… thì việc quy trách nhiệm cho lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo Khoa, Phòng của cơ sở khám chữa bệnh vì lý do họ không ban hành quy trình có phải là vô lý?

Nếu để điều này xảy ra, phải chăng mạnh ai nấy làm, cứ ban hành quy trình theo cách của bệnh viện mình mà không cần có ai thẩm định quy trình là đúng, không cần có sự thống nhất quy trình nào đó được “đẻ ra” trong hoạt động của toàn bộ mạng lưới cơ sở y tế trên toàn quốc? Trách nhiệm quản lý nhà nước của ngành y tế để đâu trong việc thống nhất hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực của mình?

Ngoài ra, vấn đề liên doanh, liên kết xã hội hóa ngành y với mục đích phi lợi nhuận đã có phần “biến dạng” nên Cáo trạng của cơ quan truy tố cũng chỉ ra Bộ Y tế thiếu quy định cần thiết để quản lý đầy đủ, chặt chẽ hoạt động liên kết đặt máy chạy thận nhân tạo giữa Bệnh viện và Nhà sản xuất, cung ứng cũng như việc thành lập, tổ chức và hoạt động của các đơn vị thực hiện chức năng chữa bệnh suy thận bằng kỹ thuật thận nhân tạo. Vậy thì lỗi của ai, có hay không trách nhiệm liên đới của những người trong cơ quan quản lý Nhà nước của ngành y?

Còn công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý cấp trên từ Bộ đến Sở, hàng năm họ đã thực hiện ra sao, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đâu có chống đối việc này, nhưng tại sao không kiểm tra, không kết luận hay cảnh báo về đòi hỏi phải có quy trình, về việc thành lập đơn nguyên lọc máu không phù hơp, về kiểm soát chất lượng trang thiết bị đặc biệt là hệ thống RO? Để bây giờ xảy ra, thì mọi sự xấu xa, vô trách nhiệm đều quy về cho lãnh đạo và nhân viên Bệnh viện???

Nếu cho rằng Đơn nguyên thận nhân tạo phải hoạt động như một Khoa lọc máu quy định tại Mục 24 Quy chế Bệnh viện năm 1997, thì vì sao qua thanh tra, kiểm tra không khuyến cáo ông Dương, ông Khiếu về sự khuyết vắng của kỹ sư/kỹ thuật viên, để đến giờ này quy trách nhiệm hoàn toàn cho họ? Bộ Y tế tại phiên tòa hồi tháng 5/2018 đã có quan điểm trả lời trách nhiệm đối với chất lượng nguồn nước RO thuộc cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng trong điều kiện đơn nguyên Thận nhân tạo – Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình không có kỹ sư/kỹ thuật viên nhưng đến nay quan điểm lại không còn như vậy?

Chúng tôi muốn chia sẻ đôi điều và rất thông cảm sức ép đề nặng lên vai những người tiến hành tố tụng, rất hiểu tâm trạng băn khoăn của nhiều bị cáo trong vụ án (đặc biệt là các bị cáo của BVĐK tỉnh Hòa Bình). Càng ngẫm càng hiểu ra, đấy cũng là lý do mà lần nào nói chuyện với luật sư, Hoàng Công Lương bảo rằng “Chú Khiếu không có tội”, rồi Lương thắc mắc không có quy trình của ngành y tế, thì quy định cụ thể tại văn bản nào buộc lãnh đạo bệnh viện phải có trách nhiệm ban hành quy trình riêng … ???

Nghĩ mệt rồi, đừng bận tâm nữa – đó là điều mà chúng ta cùng nhau cất lên tiếng nói trong vụ án này.

Trách nhiệm của luật sư là bào chữa một cách tốt nhất cho thân chủ của mình và qua đó bảo vệ những chuẩn mực pháp lý trong xã hội. Do vậy, qua nghiên cứu hồ sơ vụ án, chúng tôi không chỉ quan tâm đối với trách nhiệm của Hoàng Công Lương, mà nghĩ rằng các luật sư đồng nghiệp cũng cần xem xét lại tội danh và gỡ phần nào trách nhiệm cho cả ông Dương, ông Khiếu và ông Tuấn.

Nhiều người hay nói vui “Công Lý là diễn viên hài” nhưng CÔNG LÝ luôn phải là nghệ sĩ của NHÂN DÂN.

Chúng tôi tin vào sự công tâm, độc lập trong xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Hòa Bình.

*Tiêu đề do Tiếng Dân đặt.

Tuyên bố của CLB Lê Hiếu Đằng: Công khai đối thoại với người dân càng sớm càng tốt sau chiến dịch triệt hạ vườn rau Lộc Hưng

12-1-2019

Trong hai ngày 4 và 8-1, chính quyền quận Tân Bình thực hiện chiến dịch triệt hạ nhà cửa của 112 hộ dân ở khu vườn rau Lộc Hưng, được cho là xây dựng “trái phép”.

Đằng sau vụ Lộc Hưng và lý do khiến phía công giáo im lặng

FB Dương Quốc Chính

11-1-2019

Việc “mượn” đất sau năm 54 ở HN và sau 75 ở SG là cực kỳ phổ biến. Năm 54 ở HN, sau khi Việt Minh tiếp quản với lượng cán bộ khổng lồ đổ về thì đương nhiên bài toán nhà ở là chuyện lớn. Với các nhà ở của người Pháp và dân di cư bỏ lại nhà thì đương nhiên sung công, rồi phân cho cán bộ và các công sở, sứ quán. Nhà của các lãnh đạo đảng và NN nước như các ông Giáp, Duẩn, Đồng, Chinh…là nhưng biệt thự lớn của quan chức thực dân. Nhiều biệt thự bỏ lại bị chia 5 xẻ 7 như nhà tập thể cho 5-7 gia đình cán bộ. Điều đó tương đối hợp tự nhiên khi thay đổi chế độ.

Thủ tướng Phúc không gạt bà con đâu

Trung Nguyễn

12-1-2019

Dẫu đã viết nhiều về những phát biểu ngớ ngẩn và đạo đức giả của các quan chức cộng sản, tôi nghĩ vẫn cần phải viết tiếp để mọi người nhận thức rõ bản chất thật của cái đảng cầm quyền trên đất nước này.

Gieo rắc dối trá và nỗi sợ

Mai V. Phạm

12-1-2019

Một trong những bài học đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại là tên độc tài tàn ác Adolf Hitler (1889 – 1945) với sự trợ giúp của Joseph Goebbels (1897 – 1945) đã gây ra cuộc thảm sát kinh hoàng với người Do Thái bằng sự dối trá và gieo rắc nỗi sợ hãi. Bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels, tốt nghiệp tiến sĩ văn chương và có tài diễn thuyết, đã giúp Hitler phát động các chiến dịch lừa dối trên mọi phương tiện truyền thông, để quy tội cho người Do Thái gây ra nghèo khổ, kinh tế kém, và thất nghiệp tại Đức.

Tri luận: Nói chuyện với tuổi trẻ của Việt tộc (Phần 7)

GS Lê Hữu Khóa

11-1-2019

Tiếp theo phần 1  —  phần 2  —  phần 3  —  phần 4  —  phần 5  —  phần 6

Tuổi… chống

Trần gian hỡi?

Tôi đã về đây sống

Tôi đã tìm đâu ý nghĩa của lầm than

Tôi ngẩng mặt ngó ngàn mây cao rộng

Tôi cúi đầu nhìn mặt đất thấp đen

Tôi đã đặt trong vòng tay vạn vật

 Quả tim mình nóng hổi những chờ mong.

Bùi Giáng

Bà Thư ăn mít hồn nhiên thật

Blog VOA

Trân Văn

11-1-2019

Bà Thân Thị Thư ăn mít. Nguồn: Cắt từ clip của Việt Tự Do

Tuần này, phong thái, cách hành xử của các viên chức trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam tiếp tục hâm nóng mạng xã hội.

Quốc quan ca

Đỗ Minh Ẩn

11-1-2019

Mỗi khi có sự kiện trọng đại, Quốc thiều vang lên, tiếng nhạc hào hùng nhưng người nghe không còn cảm thấy niềm tự hào, hân hoan của một một dân tộc quật cường với hơn 4000 năm lịch sử.

Nước Tàu từ thời chiến tranh nha phiến 1840 tới nay

Chu chi NamVũ văn Lâm

11-1-2019

Vài tháng trước, báo VietTimes, từ số ra ngày 3/8/2018, có đăng một loạt bài của ông Cao Thiện Văn, bài đầu mang tựa đề “Những người Trung Hoa dưới 30 tuổi hãy gội đầu cho tỉnh ngủ, chuẩn bị sống những ngày khốn khổ”, bài thứ 2: “Chiến lược “Made in China 2025” khiến lợi ích quốc gia Mỹ bị thách thức”, bài thứ 3: “Chống Trung Cộng đang trở thành nhận thức chung của giới chính trị Mỹ”.

“Tâm tư” cuối tuần về chuyện Chính phủ Mỹ đóng cửa

Võ Thiêm

11-1-2019

Ai ở Mỹ đều biết, không tiền thì như chết chưa chôn, khó khăn vô cùng vì hằng tháng có trăm thứ “bill”. Người Mỹ nếu làm lương không cao, như các nhân viên liên bang làm cho Cục An ninh Sân bay (TSA), hay canh giữ biên giới (border guards)… thì hiếm khi có tiền tiết kiệm hay vàng nhét trong vách, hoặc về xin ông bà già như Trump, ủa quên, như dân VN mình.

Góp ý về chuẩn bị đại hội đảng lần thứ 13

Nguyễn Đình Cống

11-1-2019

Đảng CSVN bắt đầu chuẩn bị đại hội 13. Mỗi lần như vậy có 2 việc quan trọng nhất: Báo cáo chính trị và Quy hoạch nhân sự. Về nhân sự, tôi đã bàn đến trong bài “Phản biện đường lối cán bộ cộng sản”, trong đó vạch ra những việc làm phản dân chủ, không hợp quy luật, kém hiệu quả.

À, thì ra thế…

FB Từ Thức

11-1-2019

Có người đặt câu hỏi tại sao một nước tương đối nhỏ như VN có thể trở thành nhà tù chính trị lớn thứ nhì trên thế giới, sau Trung Cộng, theo tổ chức Phóng Viên Không biên Giới. Câu hỏi vừa được trả lời một cách dứt khoát. Nguyên nhân chính, không phải bởi vì nhà tù là cơ sở huyết mạch cho sự tồn tại của một trong những nước Cộng Sản cuối cùng trên trái đất.

Tìm đâu thấy hai chữ AN DÂN?

FB Bạch Hoàn

11-1-2019

“Trời ơi là Trời!

Làm sao có thể im lặng được nữa đây?

Hãy đặt địa vị bản thân và gia đình mình vào hoàn cảnh ấy, ai chịu nổi đây?

Vô lí, vô đạo, vô nhân, vô pháp…”.

Vườn Rau Lộc Hưng nhìn dưới khía cạnh pháp lý

FB TMCNN

11-1-2019

Sự kiện nổi bật nhất trong những ngày qua là khu Vườn Rau có diện tích khoảng 5 hécta của bà con dân oan Lộc Hưng, đường Chấn Hưng, phường 6, quận Tân Bình đã bị nhà cầm quyền Tp.HCM bình địa thành đống tro tàn, tường gạch đổ nát, sắt vụn ngổn ngang chỉ trong vòng hai ngày vào ngày 04 và 08.01.2019 mà không tuân theo thủ tục pháp luật quy định, vi phạm nghiêm trọng Hiến pháp và Pháp luật VN.

Chuyện hộ chiếu Việt Nam nhắc lại sự kiện đức cha Ngô Quang Kiệt

FB Trần Trung Đạo

11-1-2019

Hôm qua, 9 tháng 1, 2019, các báo đảng thừa nhận hộ chiếu Việt Nam còn xếp sau Lào một bậc và sau Campuchia 3 bậc theo kết quả thăm dò quyền lực hộ chiếu của Chỉ số Hộ chiếu Henley (Henley Index Passport).

Điều đó có nghĩa tính phổ biến của hộ chiếu Việt Nam bị hạn chế hơn cả Lào và Campuchia. Cũng theo bảng xếp hạng của Chỉ số Hộ chiếu Henley, Nhật bản được xếp hàng đầu.

Chuyện hộ chiếu Việt Nam mang chúng ta trở lại với sự kiện Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt đã nêu vấn đề cách đây 11 năm khi đức cha phát biểu:”Chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”.

Xin hãy mang vết thương của Lộc Hưng

Kông Kông

11-1-2019

Thủ Thiêm, sát Sài Gòn, 20 năm bị nhiều đời các băng nhóm lãnh đạo Tp HCM trực tiếp cướp đất, đến bây giờ vẫn chưa giải quyết. Vườn rau Lộc Hưng, giữa Sài Gòn, mới vừa bị phá tan hoang cũng để cướp đất. Về độ to lớn thì Lộc Hưng thua xa Thủ Thiêm. Về thời điểm thì đúng dịp mọi người chuẩn bị cho ngày thiêng liêng nhất, đón mừng năm mới âm lịch.

Làm thế nào để biến một con người thành một con vẹt?

FB Trần Trung Đạo

10-1-2019

Hai bức hình có nội dung giống nhau. Hình thứ nhất là một trong những bích chương tuyên truyền quen thuộc được đảng trực tiếp phát hành sau1954 tại miền Bắc được in lại năm 1980 và bức hình thứ hai được đảng gián tiếp phát hành đầu năm 2019 tại Việt Nam.

Năm 1954, dân số thế giới là 2.7 tỉ người và dân số thế giới hiện nay là 7.7 tỉ người.

Năm 1954, thị trường chứng khoán New York (The Dow Jones Industrial Average) lên cao nhất tại 382 điểm và hôm qua 9 tháng 1, 2019 thị trường chứng khoáng đóng tại 23,768 điểm.

6 năm hoạt động xã hội đã dạy cho mình những gì

FB Nguyễn Vi Yên

11-1-2019

Đọc thấy những bài phân tích phê bình nhau mang nhiều thái độ và chủ kiến xoay quanh một câu chuyện đất đai, mình xin được chia sẻ mấy lời muộn màng từ chuyện của chính mình.

1.

Những ngày bận rộn giữa chiến dịch phản đối Luật An ninh mạng, tuy mệt mỏi nhưng mình không bao giờ dám có ý nghĩ chê trách rằng “sao nhà báo, luật sư, giới trí thức không tiếp cận nhóm tụi mình để viết bài, tư vấn pháp lý”.

Báo chí cách mạng thỏ thẻ vụ Vườn Rau Lộc Hưng

Blog VOA

Trân Văn

10-1-2019

Cuối cùng, hệ thống truyền thông chính thức của Việt Nam đã lên tiếng về vụ phá bỏ 112 căn nhà ở phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM, hôm 4 tháng 1 (1).

An dân và an quan

FB Nguyễn Tiến Tường

10-1-2019

Tôi không tin gần 200 hộ dân xây nhà trái phép ở Lộc Hưng mà chính quyền cơ sở không biết. Kể cả dân sai thì quyết định cưỡng chế ngay trước tết là vội vã.

Công nghiệp Đức kêu gọi đấu tranh hệ thống

DPA/ FAZ

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

10-1-2019

Các tập đoàn Đức đã kiếm được nhiều tiền ở Trung Quốc. Bây giờ sự cạnh tranh được nhà nước hậu thuẫn từ Viễn Đông trở nên quá mạnh mẽ đối với họ. Trong một bài viết chi tiết, ngành công nghiệp đòi hỏi giới chính trị, phải đối phó với nước Cộng hòa Nhân dân này.

Những kẻ vụ lợi thì sẽ không ngần ngại đánh tráo khái niệm, miễn là đạt được mục đích

FB Lê Nguyễn Duy Hậu

10-1-2019

Từ nhiều thế kỷ trước, Locke đã nêu quan điểm rằng, mục tiêu tồn tại của chính quyền không gì khác hơn là để bảo vệ quyền sở hữu của người dân và nếu trong một xã hội mà quyền sở hữu được tự nhiên tôn trọng, chính quyền sẽ không có việc gì để làm. Nếu chính quyền đụng đến quyền sở hữu đó của người dân tức là chính quyền đang đi ngược lại sứ mệnh tồn tại của nó và do đó cần bị triệt tiêu.

Tươi cười 40 năm Cao Miên – Cúi mặt 40 năm Tàu Cộng

Phạm Trần

10-1-2019

Đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức kỷ niệm 40 năm để khoe công đã cứu nhân dân Cao Miên thoát chế độ diệt chủng Pol Pot-Khmer đỏ, nhưng lại không dám tưởng niệm những người Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Tàu ngày 17/02/1979.

Lộc Hưng – Nhìn bằng tinh thần Luật tiếp cận thông tin

FB Tâm Chánh

10-1-2019

Chính trong lúc này, lãnh đạo TPHCM cần tỏ rõ bản lĩnh chính trị của Sài Gòn, tạo ra không khí và môi trường đối thoại chân thành, trung thực giải quyết vụ cưỡng chế ở khu Lộc Hưng.

Vườn rau Lộc Hưng ngậm ngùi tháng chạp

FB Cù Mai Công

10-1-2019

Khu vực vườn rau Lộc Hưng (Tân Bình, TP.HCM) là đất công từ xưa thuộc tỉnh Gia Định nhưng nằm cách Sài Gòn vài chục mét; với tấm bảng cắm trước Nghĩa địa Đô Thành (nay là Công viên văn hóa Lê Thị Riêng): “Đô thành Sài Gòn kính chào các bạn”.

Đó là khu vực ngoại ô Ông Tạ, điểm cuối cùng của khu Ông Tạ về hướng đông. Nếu khu Ông Tạ với những cư dân ban đầu người Hà Nội bỏ tiền mua đất (chứ không nhận nền chính quyền Sài Gòn cấp ở Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Q.8…) toàn nhà 3, 4 tầng với các tiệm vàng san sát thì khu Lộc Hưng, dân miền núi Sơn Tây nghèo bị dạt ra ngoài; không vốn buôn bán như dân Ông Tạ đã tranh thủ trồng rau kiểu tranh thủ đất trống trong Trạm phát tín của chính quyền Sài Gòn. Dân Ông Tạ gọi là Nhà Dây thép gió vì trong đó chằng chịt những dây cáp níu giữ các cột phát sóng cao nghễu nghện.

Sợ bị hớ

FB Trịnh Kim Tiến

10-1-2019

(Bài viết chắc chắn sẽ đụng chạm rất nhiều người, nhưng xin lỗi tôi vẫn muốn viết nó)

Trong hầu hết các sự kiện giữa nhà cầm quyền và người dân, tôi nhìn thấy đa số các học giả, luật gia, nhà báo, những người có tiếng nói chỉ lao vào mổ xẻ khi mọi thứ đã tan nát hết, khi mà một nỗi đau nào đó đã hiện hữu trước mặt họ.

Có phải các anh chị sợ mình sẽ bênh sai cho người dân và làm mất đi tiếng nói của mình? Tôi cũng nhiều lần sợ như vậy lắm, sợ mình chưa nắm kỹ mà nói rồi người khác cười cho.

Ông quan chức bó tay, chúng em nông dân đành bó chân vậy…

Hoàng Tự Minh

10-1-2019

Buổi sáng dùng chút thì giờ để đọc tin tức, báo chí. Bắt buộc phải lướt qua trước một số báo quốc doanh “lề khốn nạn”, cho chạy nhanh qua cái clip VTV thời sự 7 giờ tối qua để tìm cái mức tăng trưởng bịp bợp, gian xảo từng ngày, lướt qua cái mục “góc nhìn” của anh Vnexpess, một sân chơi mẫu mực của công chức rất có thì giờ bình luận, nhưng không có tâm trạng đi tìm hiểu cái bản chất lưu manh của thế giới Cộng sản.

Một số ý kiến về biệt thự 24 đường Điện Biên Phủ

KTS Trần Thanh Vân

10-1-2019

Gia đình bên ngoại tôi quê gốc Đức Thọ, Hà Tĩnh và có quan hệ lâu đời với gia đình nhà thơ Xuân Diệu. Chính vì lẽ đó, nên tôi được biết nhà thơ Cù Huy Cận từ ngày còn kháng chiến chống Pháp, khi bác ấy từ Việt Bắc về Đức Thọ, đến ngủ nhờ nhà ông bà ngoại tôi một đêm, để sáng hôm sau tắm rửa thay quần áo đẹp, đi xe đạp đến nhà đón cô dâu Xuân Như (em gái nhà thơ Xuân Diệu) lên Việt Bắc tổ chức đám cưới. 

“Nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con”

FB Tuấn Khanh

10-1-2019

Liên tục trong nhiều ngày, những nạn nhân của vụ cưỡng chiếm đất đai tại phường 6, Tân Bình, Sài Gòn xuất hiện trên các video – tự tố cáo và được phỏng vấn – đã mô tả khá rõ những gì đang diễn ra. Dĩ nhiên, giờ đây không còn một tên gọi nào khác, ngoài việc khẳng định sự bất lương của kẻ cầm quyền là điều cần phải ghi nhớ.

Hầu hết những người xuất hiện trên video đều nói giọng Bắc. Chỉ có một số ít người nói giọng Nam. Nhưng nguồn gốc của họ, là những người đã tìm cách di cư khỏi một chế độ đang âm mưu một cuộc đại cướp bóc và giết hại dân lành. Đấu tố, xét lại… ở miền Bắc sau 1954 là những minh chứng bằng lịch sử của máu và nước mắt Việt Nam, trên phông nền rầm rập tiếng hô vang chủ nghĩa quốc tế cộng sản, đậm màu Trung Quốc.

Những người nói giọng Bắc ở vườn rau Lộc Hưng hôm nay cũng run rẩy và đau đớn, không khác gì cha ông của họ vào những ngày ôm con gà, tượng chúa cùng niềm hy vọng vào Nam, rồi nghe người thân của mình bị chôn sống, bị chặt đầu ở quê mình mà bàng hoàng vì thấy mình may mắn còn sống sót. Những người nói giọng Bắc thật thà, chỉ mong được sinh sống làm ăn. Khốn khó mấy cũng cam, bắt đầu lại mọi thứ cũng thuận. Trên tay của họ là cái cuốc, hạt giống và mồ hôi thấm đất. Họ không chọn cầm AK, hay bao bố để bắt cóc ai đi trong đêm khuya vì lý tưởng đại đồng.

Chính quyền của tổng thống Ngô Đình Diệm đã làm mọi thứ để có thể an cư gần một triệu ngưởi ở miền Nam, những người không chọn chế độ cộng sản làm bạn đường, tự nguyện xuống tàu để có thể bắt đầu lại cuộc đời. Mọi thứ ổn định cho đến năm 1975, khi nước VNDCCH ở phía Bắc mở cuộc chiến vào nước VNCH và hoàn tất. Và dù muốn hay không, tất cả những gì thuộc về hành chính, tài sản và sở hữu của người miền Nam đều phải được quyền công nhận khi chính quyền mới gọi là thống nhất và hoà bình. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có ít nhất đã có 3 lần, chính quyền mới mở các đợt cướp bóc tài sản và xoá quyền sỏ hữu của hàng triệu người dân một cách vô lương, gọi là đánh tư sản. Cướp và âm mưu cướp từ chính quyền mới là những điều có thật.

Trãi qua những ngày tháng ấy, tưởng chừng mọi thứ sẽ chỉ còn là dĩ vãng. Non nửa thế kỷ của một nước Việt Nam tuyên bố giàu mạnh, công bằng và văn minh, vườn rau Lộc Hưng may mắn còn sót lại, vì mảnh đất có vẻ nghèo nàn ấy chưa có dịp lọt vào mắt xanh những kẻ cầm quyền cơ hội. Và vào lúc đất nước “cường thịnh”, ai đó đã chợt nhận ra vài ngàn mét vuông giữa lòng Sài Gòn là một món lợi khổng lồ. Một món lợi phải được khai thác như thường lệ, nhân danh dự án, quy hoạch vườn hoa, trường học, quảng trường, tượng đài… Những kẻ cơ hội và cướp ngày nhân danh mọi thứ, nhưng không hề thât sự có gương mặt hay số phận con người.

Hàng trăm nhân viên đủ loại của nhà nước giàu mạnh, công bằng và văn minh ấy đã bịt mặt, mở cuộc cướp đất, phá nhà của hơn 100 gia đình, khi Tết Nguyên Đán 2019 chỉ còn vài tuần lễ nữa. Khắp nơi, trong nhịp phát triển hào hùng của Việt Nam, văng vẳng tiếng khóc, tiếng kêu giọng Bắc quen thuộc về nỗi đau và căm giận. Tiếng kêu có của cả những người không là nạn nhân, mà chỉ là người chứng kiến.

Mới đây thôi, một quan chức của chính quyền đã nói rằng “tôi nói giọng Bắc, nhưng không gạt bà con” để cố thuyết phục về tính liêm chính trong vụ cướp đất của hàng ngàn người dân tại Thủ Thiêm, quận 2. Nhưng lẫn trong tiếng quát tháo bắt người, đập nhà vào đầu tháng 1/2019 ở vườn rau Lộc Hưng cũng không thiếu những giọng Bắc hung hăng, công khai hiện hình là bọn cướp đất phá nhà dân lành. Những giọng Bắc từ nhà cầm quyền, gợi nhớ biết bao điều.

Ôi đất nước những ngày huy hoàng, “có bao giờ được như thế này đâu”, nhưng bên tai, sao chỉ còn nghe thấy những giọng Bắc hốt hoảng và đau thương với cuộc đời của mình. Những giọng Bắc của con trẻ, người già, phụ nữ, và của những người thương phế binh yếu ớt không còn nơi nương tựa. Những nỗi đau thương sao như di sản cha truyền con nối. Chỉ khác là họ hôm nay, không may mắn bằng cha mẹ mình ở thế kỷ trước, vì không biết phải bước chân xuống chuyến tàu nào để thấy được hy vọng.

Những giọng Bắc nạn nhân ấy, không thể gạt chúng ta. Những giọng Bắc nghẹn ngào như cào cấu vào tim người. Nó mãi mãi nhắc chúng ta – những người Việt – về một sự thật được ghi lại trong lịch sử của đất nước này về những loại giọng Bắc được biết: của người dân chân chất và của bọn trá nguỵ.