“Thà mất biển còn hơn mất đảng”

Hoàng Dũng

21-6-2020

Đó là quan điểm nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi họ xuất hiện cho đến nay. Thà mất dần đất đai biên giới trên đất liền, mất các quyền khai thác, sở hữu, sử dụng trên không, trên biển… còn hơn là ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng. Còn đảng là còn tiền.

Công hàm của Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Chu

18-6-2020

1. Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên hiệp quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Khám phá mạng lưới cảm biến của Trung Quốc giám sát ở Biển Đông

Song Phan

17-6-2020

Greg Poling vừa giới thiêu bài trên AMTI về các trạm cảm biến và thông tin ‘lam hải’ (Blue Ocean) mà Tàu Cộng đã triển khai ở phần phía bắc của biển Đông. Dịch sơ mấy điểm đang quan tâm như sau (bạn nào cần thêm chi tiết thì xem bản gốc tiếng Anh theo link bên dưới):

Bản tin ngày 17-6-2020

BTV Tiếng Dân

17-6-2020

Tin Biển Đông

Vụ tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông vừa cập nhật tin tối: “Chiều và tối nay, tàu Hải Dương Địa Chất 4 tiến sâu vào vùng biển Việt Nam với tốc độ khá cao, trung bình trên 16 hải lý/giờ. Vào thời điểm này, tàu chỉ còn cách đảo Phú Quý khoảng 125 hải lý.

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam nên kiện hay không?

Đàn Chim Việt

28-5-2020

Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ Dyess Air Force Base, Texas, bay tới Biển Đông ngày 26 tháng 5. Hình: River Bruce/ US Air Force

LTS: Trong những ngày vừa qua, lợi dụng tình hình thế giới đang hốt hoảng lo đối phó với nạn dịch Covid-19, Trung Cộng đã âm thầm toan tính chiếm đoạt hẳn Biển Đông khiến Mỹ phải đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer bay trực tiếp từ Texas tới Biển Đông để răn đe tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Từ lâu, Biển Đông vẫn là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền, trong đó có Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối cho có lệ trước âm mưu độc chiếm của Trung Cộng. Nhân dịp này, một số đoàn thể người Việt đã tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý trên mạng xã hội, nêu câu hỏi chính quyền Việt Nam có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế như Phi Luật Tân hay không.

Đàn Chim Việt đã thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Oanh (PVO), một trong những thành viên của ban điều hành cuộc trưng cầu. Mời độc giả theo dõi.

***

ĐCV: Thưa ông, trong bối cảnh nào mà ông và một số người khác đã thực hiện cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế?

PVO: Căn cứ trên lịch sử và pháp lý, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Cộng tự cho rằng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ và đã xâm lấn chủ quyền của Việt Nam, cũng như lấn chiếm Biển Đông một cách phi pháp từ nhiều thập niên qua. Lợi dụng lúc cả thế giới bận tâm lo đại dịch coronavirus, Trung Cộng mưu toan chiếm đứt hẳn chủ quyền của Biển Đông.

Công Hàm của Bắc Kinh trong tháng 4/2020 đã làm lộ rõ ý đồ bá quyền chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam, đe doạ an ninh khu vực và lưu thông hàng hải quốc tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sau một thời gian im lặng, đã lên tiếng phản đối lấy lệ nhưng không có một hành động cụ thể nào để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Một số lớn người Việt và tập thể trong và ngoài nước rất bất bình, phẫn nộ trước hành vi bạo ngược của Trung Quốc và thái độ thờ ơ của chính quyền Việt Nam, cho nên chúng tôi quyết định mở một cuộc Trưng Cầu Dân Ý (TCDY hay Trưng cầu) trên Facebook để muốn biết lòng dân về vấn đề này qua câu hỏi chúng ta có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế hay không?

ĐCV: Xin ông giới thiệu một chút về bản thân?

PVO: Tôi là thành viên của Hội Luận Thắng Nghĩa – một tổ chức có mục tiêu học hỏi, áp dụng, phổ biến và phát huy tư tưởng của nhà Cách mạng Lý Đông A, người đã sáng lập chủ thuyết Nhân Chủ trong thập niên 1940 – được mời vào Ban Điều hành TCDY gồm nhiều đại diện của các hội đoàn người Việt cùng tham dự.

Về phương diện nghề nghiệp, tôi là một khoa học gia, có thể bảo đảm tính khái quát và trung thực của cuộc trưng cầu, đồng thời tôi cũng có nhiều năm kinh nghiệm phục vụ trong các tổ chức bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, cho nên tôi rất hân hạnh được chung sức góp một tay cho việc làm đầy ý nghĩa, tìm hiểu cách có hệ thống ý nguyện của người dân Việt Nam có điều kiện sinh hoạt trên mạng internet. Kết quả của cuộc TCDY với tỉ lệ thuận vì vậy cũng phản ảnh khá trung thực nguyện vọng chung của 90 triệu người dân Việt Nam.

ĐCV: Thưa ông, cuộc Trưng cầu được bắt đầu từ lúc nào và dự định khi nào kết thúc?

PVO: Cuộc Trưng Cầu Dân Ý được bắt đầu từ đầu tháng Năm cho đến nay, khoảng sau ba tuần lễ đã có gần 400 ngàn người tham dự. Điều quan trọng là tỉ lệ số người muốn kiện Trung Quốc hầu như cố định từ ngày đầu tiên, cho đến nay luôn là 95 phần trăm. Chúng tôi chưa có ý định ngưng cuộc TCDY vì vẫn còn nhiều người tham gia mỗi ngày để họ có cơ hội phát biểu nguyện vọng và lòng yêu nước tha thiết của họ.

ĐCV: Xin cho biết ban tổ chức có gặp khó khăn hay phản đối gì từ nhà cầm quyền Việt Nam hay không?

PVO: Cho dù bị đe dọa và phá rối trong nước, cuộc thăm dò ý kiến này vẫn tiếp tục xảy ra và đã có hàng trăm ngàn người Việt dũng cảm tham gia với tỉ lệ 95% đồng ý việc kiện Trung Quốc. Thành quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ xác định rõ lập trường của người dân so với chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứng tỏ lòng yêu nước của một dân tộc kiên cường, phản ánh nguyện vọng thật sự của tuyệt đại đa số người Việt trước cộng đồng quốc tế. Mạng lưới internet và Facebook đã tạo cơ hội cho người dân Việt bộc lộ nguyện vọng của họ cách trực tiếp không bị sàng lọc và được đón nhận dễ dàng bởi mọi giới trong cộng đồng quốc tế.

ĐCV: Hiện có bao nhiêu người và tổ chức ký tên ủng hộ Trưng cầu?

PVO: Cho đến nay đã có 45 hội đoàn ký tên ủng hộ và trên 200 trang mạng đăng tải phổ biến kết quả của 400 ngàn người tham dự Trưng Cầu Dân Ý với tỉ lệ 95% đồng ý kiện Trung Quốc.

ĐCV: Thưa ông, Chính quyền Mỹ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức quốc tế khác có biết đến cuộc Trưng cầu này không?

PVO: Ngoài những Thông cáo Báo chí và phỏng vấn bởi các cơ quan truyền thông, chúng tôi cũng có gửi thơ và kết quả TCDY tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo, văn phòng của 428 Dân biểu và 84 Nghị sĩ Hoa Kỳ để họ lên tiếng ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thư của 9 tổ chức trên thế giới (Mỹ, Nga, Pakistan, Trung Quốc, EU) vừa khởi xướng gửi Tổng thống Trump ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho Việt Nam, và vẫn còn nhiều tổ chức quốc tế khác tiếp tục ủng hộ.

ĐCV: Xin hỏi ông câu chót, những người tổ chức Trưng cầu có điều gì nhắn gửi đến độc giả Đàn Chim Việt?

PVO: Thay mặt Ban Điều hành TCDY, chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi kết quả một sinh hoạt thật dân chủ và yêu nước. Xin quý vị giúp phổ biến tin tức này tới thân bằng quyến thuộc người Việt cũng như người ngoại quốc, để vấn nạn của Việt Nam được mọi người dân Việt và thế giới quan tâm hầu chặn đứng sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc trong mọi lãnh vực.

ĐCV: Cám ơn ông đã dành cho Đàn Chim Việt cuộc phỏng vấn. Chúc Ban Điều hành cuộc Trưng Cầu Dân Ý thành công mỹ mãn.

45 đoàn thể ủng hộ cuộc trưng cầu kiện Trung Quốc

27-5-2020

Đã có 45 đoàn thể và hàng trăm ngàn người ký tên ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế với ý đồ xâm chiếm biển Đông, theo Thông cáo Báo chí của sáu hội đoàn hiện đang tổ chức cuộc trưng cầu cho biết.

Dân quân tự vệ biển Việt Nam không phải là một lực lượng bí ẩn ở Biển Đông

AMTI

Dự án ĐSK Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

25-5-2020

Một loạt các báo cáo gần đây của Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Nam Hải (SCSPI) trực thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương, Đại học Bắc Kinh đã tuỳ tiện cáo buộc ngư dân Việt Nam là “dân quân biển” chỉ dựa trên dữ liệu AIS hạn chế mà không đưa ra thêm bất cứ bằng chứng nào. Nếu không có hiểu biết toàn diện về lực lượng dân quân tự vệ biển Việt Nam, những cáo buộc như trên chỉ là một dạng nguỵ biện “anh cũng vậy” (whataboutism), hay tệ hơn nữa là một chiến dịch đánh lạc hướng có chủ đích.

Bản tin ngày 16-5-2020

BTV Tiếng Dân

16-5-2020

Tình hình Biển Đông “không êm ả”

Căng thẳng trên Biển Đông tiếp tục lên cao khi Trung Quốc điều hai máy bay quân sự đến khu vực Đảo Chữ Thập (thuộc quần đảo Hoàng Sa), sau khi giới chức Việt Nam tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc là “vô giá trị” và “khuyến khích ngư dân tiếp tục ra khơi”.

Nhân vụ TQ ra lịnh cấm đánh cá ở biển Đông…

Trương Nhân Tuấn

13-5-2020

Nếu Việt Nam thật sự muốn “kiện” Trung Quốc thì lịnh “cấm đánh cá” của Trung Quốc trên Biển Đông là lý do cụ thể để Việt Nam đi kiện.

Việt Nam có thể sớm kiện Trung Quốc về Biển Đông

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Trúc Lam

7-5-2020

Một người lính Việt Nam đứng canh, nhìn ra Biển Đông. Ảnh: Facebook

Hà Nội đang cân nhắc một vụ kiện lên trọng tài quốc tế, chống lại Bắc Kinh để giải quyết các yêu sách trên biển, đang tranh cãi gay gắt của họ.

Trái chanh Hoàng Duy Hùng đã bị vắt “hết nước”?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Hoàng Duy Hùng một lần nữa lên BBC rêu rao là Việt Nam Cộng hòa làm mất Hoàng Sa, đảo Ba Bình cũng như một số đảo khác. Có một điều Hoàng Duy Hùng không (muốn) biết là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng có trách nhiệm như Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề bảo vệ đất nước.

Trung Quốc sắp tuyên bố “vùng nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Đọc báo nghe nói TQ sắp sửa tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông. Tin này đến từ nguồn Đài Loan.

Bản tin ngày 6-5-2020

BTV Tiếng Dân

6-5-2020

Vụ án tử tù Hồ Duy Hải: Sau phiên tòa Giám đốc thẩm sẽ là gì?

Sáng nay 6/5, Tòa án Nhân dân Tối cao đã mở phiên tòa Giám đốc thẩm, xem xét lại bản án tử hình đối với Hồ Duy Hải sau 12 năm.

Bản tin ngày 5-5-2020

BTV Tiếng Dân

5-5-2020

Trung Quốc công bố một chiến dịch trấn áp mạnh mẽ ngư dân Việt Nam và Philippines

Tân Hoa Xã đưa tin, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm đánh bắt cá mùa hè hàng năm ở Biển Hoa Nam (mà Việt Nam gọi là Biển Đông) bắt đầu từ ngày 1/5 đến ngày 16/8.

Biển Đông và cách nó biến thành lãnh thổ của Trung Quốc “theo lịch sử” vào năm 1975 (Phần 1)

Trần Đức Anh Sơn

4-5-2020

Lời giới thiệu

Như đã giới thiệu trên tài khoản Facebook của tôi cách đây 10 ngày, hôm nay tôi đăng một bài khảo cứu rất đặc sắc của GS. Johannes L. Kurz (Đại học Brunei Darussalam, Brunei).

Trung Quốc tố hoạt động của dân quân biển Việt Nam

Song Phan

4-5-2020

Sáng kiến thăm dò Biển Đông của SCS Probing Initiative, một tổ chức của Trung Quốc, bắt chước kiểu Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (AMTI) của Mỹ, vừa có một tweet tố quân dân biển VN hôm 2/5/2020:

Các “thực thể địa lý” Trung Quốc mới đặt tên

Song Phan

29-4-2020

Ngày 19/4/2020 Bộ Tài Nguyên Thiên Nhiên của Trung Quốc ra thông báo về việc đặt tên “chuẩn” cho các 25 đảo, rạn đá và 55 thể địa lý dưới đáy biển ở biển Đông.

Tinh … tướng lại xảo ngôn!

RFA

Đồng Phụng Việt

28-4-2020

Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng – Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 28/1/2016. Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa xuất đầu lộ diện để đấu hót về chủ quyền quốc gia ở biển Đông. Tuy nhiên lần này, qua kênh “Truyền hình Quốc phòng”, giọng điệu của ông đã khác trước khi ông bảo: Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta (1)…

Nói thẳng với Phan Đăng

Yến Phương

27-4-2020

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?

Quá trễ cho một lộ trình

Nguyên Đại

26-4-2020

Tại sao lại có quá nhiều sự việc liên quan đến quần đảo Trường Sa nơi mà tổng diện tích đất đảo chỉ bằng khoảng một phần tư (1/4) diện tích Quận 1, Saigon? Một vài câu trả lời như sau:

Nguy cơ từ công hàm năm xưa có thành cơ hội đoàn kết quốc gia bây giờ?

Lê Học Lãnh Vân

26-4-2020

1) Hổm Rày Trung Cộng Lấn Tới. Lập hai quận Tây Sa và Nam Sa nhằm cai quản toàn bộ Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Ra công hàm đệ trình Liên Hiệp Quốc “phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam“, và “yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” (Tuổi Trẻ online, 21/4/2020).

Dịch từ ‘High Seas’ trong Tuyên bố lãnh hải 1958 của Trung Quốc như thế nào?

Phan Văn Song

25-4-2020

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

Trong trận chiến công hàm sau vụ Malaysia nộp hồ sơ về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (UBRGTLĐ) LHQ 12/12/2019, ngày 17/4 vừa qua Trung Quốc đã gởi công hàm phản bác lại Công hàm phản bác của VN, trong đó có đưa ra luận điểm về việc đã từng công nhận HS, TS là của Trung Quốc như ‘Công hàm’ Phạm Văn Đồng năm 1958. Công hàm Phạm Văn Đồng bày tỏ ủng hộ tuyên bố lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc mà trong tuyên bố này có nêu rõ phạm vi áp dụng bao gồm cả HS và TS.

Tranh chấp Biển Đông và bài học

Đoàn Bảo Châu

25-4-2020

Càng đọc, tôi càng cảm thấy Việt Nam đuối lý trong vụ tranh chấp này. Ở đây, chúng ta bàn để nhận chân điều gì thực sự đang diễn ra để tìm hướng đấu trí với kẻ thù, tìm hướng đưa đất nước đi lên chứ không phải để hô khẩu hiệu, thể hiện lòng yêu nước hay quyết tâm gì cả.

Biển Đông dậy sóng: Việt Nam từng tuyên bố chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… (Phần 2)

Trần Đình Dũng

25-4-2020

Tiếp theo Phần 1

Quang cảnh Hội nghị Hòa bình San Francisco 1951. Ảnh: internet

Sau khi chấm dứt chiến tranh thế giới thứ 2, các nước liên quan đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mở Hội nghị Hòa bình từ ngày 4.9.1951 đến ngày 8.9.1951, với sự tham dự của 51 quốc gia. Hội nghị tổ chức tại thành phố San Francisco của Mỹ và ký Hiệp ước San Francisco.

Vì sau chiến tranh nảy sinh chủ quyền Biển Đông do Nhật Bản chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền trước đó nên nhiều nước muốn có hiệp ước phân định lại rõ ràng sau khi giải giáp quân đội Nhật Bản và Hiệp ước San Francisco ra đời.

Một kịch bản mới cho Trường Sa?

Trương Nhân Tuấn

25-4-2020

Thấy học giả đỉnh cao bàn tới bàn lui về hiệu lực công hàm 1958. Để ý, tất cả đều bàn luận chung quanh nội dung 12 hải lý và không ai nói về chủ quyền. Vì sao vậy?

Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

25-4-2020

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”.

Trung Quốc leo thang, sắp đại hội đảng, ‘ta’ sẽ… leo xuống?

Blog VOA

Trân Văn

24-4-2020

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hình minh họa. Ảnh: TTXVN

Bất chấp các khuyến cáo của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ (1), Trung Quốc tiếp tục dấn thêm một bước nữa để khẳng định yêu sách về chủ quyền tại biển Đông.

Biển Đông dậy sóng: Ngoài Công hàm 1958, Trung Quốc còn có sách giáo khoa địa lý và chứng cứ khác (Phần 1)

Trần Đình Dũng

24-4-2020

Biển Đông đang dậy sóng chủ quyền. Chưa bao giờ chúng ta “nhìn rõ” chủ quyền biển đảo bị mất như lúc này, cũng chưa bao giờ cơ hội tranh đấu bằng lý lẽ đòi biển đảo lớn như lúc này.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.