Biển Đông: Việt Nam nên làm gì?

Trương Nhân Tuấn

16-7-2020

Từ mùa hè năm ngoái đến nay, nhiều “quả bóng” được các nước chung quanh (hay có liên quan tới) Biển Đông tung ra để “thăm dò” thái độ của các bên.

Bàn về tuyên bố của Mỹ qua các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

15-7-2020

Tuyên bố của Mỹ về các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông thực chất là việc tái khẳng định sự ủng hộ của quốc gia này đối với phán quyết 12 tháng 7 năm 2016 của tòa PCA (Phi đơn phương kiện Trung Quốc theo phục luc VII UNCLOS với nội dung “giải thích và cách áp dụng Luật Biển”).

Repsol: Áp lực của Trung Quốc ‘khiến Việt Nam mất một tỷ đô la’ ở Biển Đông

BBC

Bill Hayton

15-7-2020

Người viết bài này được cho hay rằng, Việt Nam đã đồng ý trả khoảng một tỷ đô la cho hai công ty dầu khí quốc tế, sau khi hủy các dự án của họ trên Biển Đông vì áp lực từ Trung Quốc.

4 vấn đề của bản Tuyên cáo lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông bạn cần biết

Luật Khoa

Nguyễn Quốc Tấn Trung

14-7-2020

Ngày 13 tháng Bảy năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo chính thức đưa ra bản Tuyên cáo lập trường của chính phủ liên bang Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông (tên tiếng Anh là South China Sea). Đây là một tài liệu quan trọng để tiếp tục đánh giá, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế dành cho các quốc gia nhỏ tại biển Đông. Do có nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều liên quan đến văn bản này, dưới đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu cơ bản về bản Tuyên cáo.

Phản ứng của Trung Quốc sau tuyên bố cứng rắn của Mỹ về Biển Đông

ĐSQ Trung Quốc ở Mỹ

Dịch giả: Trúc Lam

14-7-2020

Lời người dịch: Sau tuyên bố cứng rắn của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về tình hình Biển Đông, sáng nay 14-7-2020, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Mỹ đã đưa ra tuyên bố về Biển Đông. Lời phát biểu này cho thấy sự dối trá quen thuộc của phía Trung Quốc, khi cho rằng Biển Đông vẫn hòa bình, ổn định và tình hình đang được cải thiện.

Lập trường của Mỹ về Biển Đông

Đặng Sơn Duân

14-7-2020

Bộ Ngoại giao Mỹ rạng sáng nay 14.7 chính thức công bố Lập trường của Mỹ về các yêu sách biển ở Biển Đông được chờ đợi nhiều ngày qua.

Các anh nên im miệng là tốt hơn cả

Đoàn Bảo Châu

13-7-2020

Những phát biểu của anh Trung rất khó nghe. Các anh đã không đủ tài lực và dũng khí để bảo vệ biển đảo tổ quốc, còn bị Tầu Cộng đuổi không cho khai thác dầu ngay trên vùng chủ quyền của mình như với dự án Cá Rồng Đỏ, khiến công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha phải ngừng hoạt động và chính phủ Việt Nam phải đền bù vì huỷ hợp đồng.

Hải cảnh TQ 5402 vẫn hoạt động tại vùng biển phía dưới bãi Tư Chính

Phạm Thắng Nam

12-7-2020

Sáng và chiều hôm nay (12-7-2020) Tàu “Zhongguohijing 5402” vẫn hoạt động tại vùng biển phía dưới bãi Tư Chính. Tàu di chuyển rất ít, gần như đứng yên, hiện tàu cách đảo Côn Sơn 177.8 NM, vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc là nối giáo cho giặc!

Nhân Hòa

11-7-2020

Việc cần làm ngay đối với thượng tướng Võ Tiến Trung chừng nào còn sống là phải sửa ngay cái triết lý khốn nạn – “Mỹ là đối tượng tác chiến của quân đội Việt Nam” – do ông và các đồng ngũ để lại, chứ không chỉ lo “chạy tội” cho Trung Quốc! Nếu không sửa, đấy sẽ là thảm hoạ cho quốc gia-dân tộc này, khi các ông vẫn chưa hết cơn say máu “đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng” theo chủ trương từ Trung Nam Hải.

Biển Đông dậy sóng, Mỹ – Trung thư hùng

Đặng Sơn Duân

10-7-2020

I. BIỂN ĐÔNG

1. Hải cảnh 5402

Tính đến hôm nay 10.7, tàu hải cảnh Trung Quốc 5402 vẫn hiện diện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, thường xuyên lượn lờ qua lại giữa các khu vực khai thác khí của Việt Nam ở lô 6.1 và bãi Tư Chính.

Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển

Nguyễn Ngọc Chu

9-7-2020

1. Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa là tập trận trên đất của Việt Nam và trên biển của Việt Nam. Chỉ kẻ nào không xem Hoàng Sa là của Việt Nam thì mới phủ nhận điều đó.

Đang diễn ra: Hải cảnh Trung Quốc và Lô 06.1

Dự án ĐSK Biển Đông

8-7-2020

Trong những ngày gần đây, liên tiếp có hai tàu hải cảnh Trung Quốc tới gần các giàn khoan khai thác vốn đang hoạt động ổn định ở lô 06.1 của Việt Nam từ nhiều năm nay.

Mục đích che giấu các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

7-7-2020

1. Việc Trung Quốc cùng lúc tập trận trên các biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) trong căng thẳng xung đột biên giới với Ấn Độ đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

Hải cảnh Trung Quốc áp sát mỏ Lan Tây

Đặng Sơn Duân

5-7-2020

Cập nhật: Lúc 11h15′ sáng 5/7/2020, ông Đặng Sơn Duân đã đính chính một chi tiết trong bài, nguyên văn như sau: “Nhờ một bạn góp ý một chi tiết nhỏ trong Newsletter mới nhất, rằng ở mỏ Lan Đỏ hiện chỉ có hai giếng ngầm kết nối với giàn Lan Tây chứ không có giàn nào cả, nên tôi đã chỉnh sửa một chút.

Xin được viết lại như sau: Đây không phải là lần đầu tiên tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát khu vực khai thác của Việt Nam ở lô 6.1.

Ít nhất một lần ngày 27.6, tàu hải cảnh 5403 đã áp sát mỏ Lan Đỏ ở chếch về hướng đông bắc so với Lan Tây, cũng ở trong lô 6.1 do hãng Rosneft của Nga điều hành.

Ở Lan Đỏ hiện có hai giếng ngầm kết nối với Lan Tây bằng đường ống.”

Việc chỉnh sửa chi tiết này không ảnh hưởng đến nhận định chung cũng như các thông tin khác.

Tuy nhiên, với việc chỉnh sửa, không có cách nào khác để đính chính và phổ biến bằng cách đăng bài viết lên trang.

Xin cáo lỗi cùng các bạn! Mong nhận được nhiều sự góp ý từ quý bạn đọc trong tương lai!”.

_____

I. VỊ TRÍ TÀU SÂN BAY MỸ TẬP TRẬN Ở BIỂN ĐÔNG

Sau tiết lộ đầu tiên của tờ The Wall Street Journal về việc hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz đến Biển Đông ngày 4.7 để tập trận, Hải quân Mỹ đã chính thức xác nhận việc này vào đêm qua.

Việt – Mỹ liên thủ ứng phó Trung Quốc?

Đặng Sơn Duân

3-7-2020

I. VỀ CUỘC TẬP TRẬN PHI PHÁP CỦA TRUNG QUỐC Ở HOÀNG SA

Sau Việt Nam và Philippines, Bộ Quốc phòng Mỹ sáng nay đã ra tuyên bố về việc Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự ở khu vực bao trùm quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1.7-5.7.

Sự im lặng của Việt Nam trước hành vi của Trung Quốc được xem là sự đồng thuận

Trương Nhân Tuấn

2-7-2020

Vụ ASEAN ra tuyên bố “tầm nhìn” chung trong đó có nhắc Luật quốc tế về Biển (UNCLOS) cần được xem là cơ sở pháp luật để giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Điều này hiển nhiên là “quan trọng” cho VN, nhưng không phải là một “thắng lợi” để báo chí Việt Nam “nổ” tung trời đất. Sẵn dịp còn đưa ông Xuân Phúc lên tận mây xanh. Làm như ông này có công lao nhiều lắm trong vụ này.

Đi Dây Sắp Té

Lê Minh Nguyên

29-6-2020

Sáng thứ Sáu ngày 26/6, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 chính thức được khai mạc theo hình thức trực tuyến.

Đảo Thị Tứ

Trần Trung Đạo

29-6-2020

Ngày 12 tháng 7, 2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) quyết định Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong đó có Thị Tứ, Philippines gọi là Pag-asa.

“Thái độ của các quốc gia” là “nền tảng của công pháp quốc tế”

Trương Nhân Tuấn

27-6-2020

Các yêu sách chủ quyền lãnh thổ, hải phận và thềm lục địa của TQ ở Biển Đông được bọc dưới nhiều “lớp vỏ” nhưng tất cả đều đặt nền tảng trên “chủ quyền”.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 xuống Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

23-6-2020

Khoảng 15 giờ 15 ngày hôm nay 23.6, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi Shihao) của Trung Quốc đã đi vào khu vực quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục di chuyển xuống phía nam với vận tốc khoảng 12 hải lý/giờ.

Hải Dương 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14, thiết lập thông tin liên lạc tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?

Phạm Thắng Nam

23-6-2020

Tàu Hải Dương Địa Chất 4 phối hợp với Hướng Dương Hồng 14 (Xiang Yang Hong 14) khảo sát, thiết lập hệ thống thông tin liên lạc, hỗ trợ tác chiến giữa Đá Châu Viên và Đá Chữ Thập?

Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đặt “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ)

Trương Nhân Tuấn

22-6-2020

Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đặt “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Hoa Nam (South China Sea), tức Biển Đông theo cách gọi của VN. Điều ta chưa biết là không gian ADIZ vùng biển Hoa Nam của TQ sẽ mở rộng từ đâu đến đâu và khi nào thì họ công bố?

“Thà mất biển còn hơn mất đảng”

Hoàng Dũng

21-6-2020

Đó là quan điểm nhất quán của đảng cộng sản Việt Nam kể từ khi họ xuất hiện cho đến nay. Thà mất dần đất đai biên giới trên đất liền, mất các quyền khai thác, sở hữu, sử dụng trên không, trên biển… còn hơn là ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng. Còn đảng là còn tiền.

Công hàm của Indonesia và bước đi tiếp theo của Việt Nam?

Nguyễn Ngọc Chu

18-6-2020

1. Sau công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, ngày 12/6/2020 Chính phủ Indonesia đã gửi lên Liên hiệp quốc một công hàm trả lời công hàm CML/46/2020 ngày 2/6/2020 của Trung Quốc. Công hàm của Chính phủ Indonesia đã cứng rắn tuyên bố rằng Trung Quốc không có vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hay bất cứ quyền lịch sử nào tại quần đảo Trường Sa. Do vậy Indonesia không đàm phán với Trung quốc về lãnh hải hay bất cứ vấn đề gì liên quan đến đòi hỏi của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Khám phá mạng lưới cảm biến của Trung Quốc giám sát ở Biển Đông

Song Phan

17-6-2020

Greg Poling vừa giới thiêu bài trên AMTI về các trạm cảm biến và thông tin ‘lam hải’ (Blue Ocean) mà Tàu Cộng đã triển khai ở phần phía bắc của biển Đông. Dịch sơ mấy điểm đang quan tâm như sau (bạn nào cần thêm chi tiết thì xem bản gốc tiếng Anh theo link bên dưới):

Bản tin ngày 17-6-2020

BTV Tiếng Dân

17-6-2020

Tin Biển Đông

Vụ tàu Hải Dương 4 của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông vừa cập nhật tin tối: “Chiều và tối nay, tàu Hải Dương Địa Chất 4 tiến sâu vào vùng biển Việt Nam với tốc độ khá cao, trung bình trên 16 hải lý/giờ. Vào thời điểm này, tàu chỉ còn cách đảo Phú Quý khoảng 125 hải lý.

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam nên kiện hay không?

Đàn Chim Việt

28-5-2020

Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ Dyess Air Force Base, Texas, bay tới Biển Đông ngày 26 tháng 5. Hình: River Bruce/ US Air Force

LTS: Trong những ngày vừa qua, lợi dụng tình hình thế giới đang hốt hoảng lo đối phó với nạn dịch Covid-19, Trung Cộng đã âm thầm toan tính chiếm đoạt hẳn Biển Đông khiến Mỹ phải đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer bay trực tiếp từ Texas tới Biển Đông để răn đe tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Từ lâu, Biển Đông vẫn là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền, trong đó có Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối cho có lệ trước âm mưu độc chiếm của Trung Cộng. Nhân dịp này, một số đoàn thể người Việt đã tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý trên mạng xã hội, nêu câu hỏi chính quyền Việt Nam có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế như Phi Luật Tân hay không.

Đàn Chim Việt đã thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Oanh (PVO), một trong những thành viên của ban điều hành cuộc trưng cầu. Mời độc giả theo dõi.

***

ĐCV: Thưa ông, trong bối cảnh nào mà ông và một số người khác đã thực hiện cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế?

PVO: Căn cứ trên lịch sử và pháp lý, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Cộng tự cho rằng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ và đã xâm lấn chủ quyền của Việt Nam, cũng như lấn chiếm Biển Đông một cách phi pháp từ nhiều thập niên qua. Lợi dụng lúc cả thế giới bận tâm lo đại dịch coronavirus, Trung Cộng mưu toan chiếm đứt hẳn chủ quyền của Biển Đông.

Công Hàm của Bắc Kinh trong tháng 4/2020 đã làm lộ rõ ý đồ bá quyền chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam, đe doạ an ninh khu vực và lưu thông hàng hải quốc tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sau một thời gian im lặng, đã lên tiếng phản đối lấy lệ nhưng không có một hành động cụ thể nào để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Một số lớn người Việt và tập thể trong và ngoài nước rất bất bình, phẫn nộ trước hành vi bạo ngược của Trung Quốc và thái độ thờ ơ của chính quyền Việt Nam, cho nên chúng tôi quyết định mở một cuộc Trưng Cầu Dân Ý (TCDY hay Trưng cầu) trên Facebook để muốn biết lòng dân về vấn đề này qua câu hỏi chúng ta có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế hay không?

ĐCV: Xin ông giới thiệu một chút về bản thân?

PVO: Tôi là thành viên của Hội Luận Thắng Nghĩa – một tổ chức có mục tiêu học hỏi, áp dụng, phổ biến và phát huy tư tưởng của nhà Cách mạng Lý Đông A, người đã sáng lập chủ thuyết Nhân Chủ trong thập niên 1940 – được mời vào Ban Điều hành TCDY gồm nhiều đại diện của các hội đoàn người Việt cùng tham dự.

Về phương diện nghề nghiệp, tôi là một khoa học gia, có thể bảo đảm tính khái quát và trung thực của cuộc trưng cầu, đồng thời tôi cũng có nhiều năm kinh nghiệm phục vụ trong các tổ chức bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, cho nên tôi rất hân hạnh được chung sức góp một tay cho việc làm đầy ý nghĩa, tìm hiểu cách có hệ thống ý nguyện của người dân Việt Nam có điều kiện sinh hoạt trên mạng internet. Kết quả của cuộc TCDY với tỉ lệ thuận vì vậy cũng phản ảnh khá trung thực nguyện vọng chung của 90 triệu người dân Việt Nam.

ĐCV: Thưa ông, cuộc Trưng cầu được bắt đầu từ lúc nào và dự định khi nào kết thúc?

PVO: Cuộc Trưng Cầu Dân Ý được bắt đầu từ đầu tháng Năm cho đến nay, khoảng sau ba tuần lễ đã có gần 400 ngàn người tham dự. Điều quan trọng là tỉ lệ số người muốn kiện Trung Quốc hầu như cố định từ ngày đầu tiên, cho đến nay luôn là 95 phần trăm. Chúng tôi chưa có ý định ngưng cuộc TCDY vì vẫn còn nhiều người tham gia mỗi ngày để họ có cơ hội phát biểu nguyện vọng và lòng yêu nước tha thiết của họ.

ĐCV: Xin cho biết ban tổ chức có gặp khó khăn hay phản đối gì từ nhà cầm quyền Việt Nam hay không?

PVO: Cho dù bị đe dọa và phá rối trong nước, cuộc thăm dò ý kiến này vẫn tiếp tục xảy ra và đã có hàng trăm ngàn người Việt dũng cảm tham gia với tỉ lệ 95% đồng ý việc kiện Trung Quốc. Thành quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ xác định rõ lập trường của người dân so với chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứng tỏ lòng yêu nước của một dân tộc kiên cường, phản ánh nguyện vọng thật sự của tuyệt đại đa số người Việt trước cộng đồng quốc tế. Mạng lưới internet và Facebook đã tạo cơ hội cho người dân Việt bộc lộ nguyện vọng của họ cách trực tiếp không bị sàng lọc và được đón nhận dễ dàng bởi mọi giới trong cộng đồng quốc tế.

ĐCV: Hiện có bao nhiêu người và tổ chức ký tên ủng hộ Trưng cầu?

PVO: Cho đến nay đã có 45 hội đoàn ký tên ủng hộ và trên 200 trang mạng đăng tải phổ biến kết quả của 400 ngàn người tham dự Trưng Cầu Dân Ý với tỉ lệ 95% đồng ý kiện Trung Quốc.

ĐCV: Thưa ông, Chính quyền Mỹ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức quốc tế khác có biết đến cuộc Trưng cầu này không?

PVO: Ngoài những Thông cáo Báo chí và phỏng vấn bởi các cơ quan truyền thông, chúng tôi cũng có gửi thơ và kết quả TCDY tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo, văn phòng của 428 Dân biểu và 84 Nghị sĩ Hoa Kỳ để họ lên tiếng ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thư của 9 tổ chức trên thế giới (Mỹ, Nga, Pakistan, Trung Quốc, EU) vừa khởi xướng gửi Tổng thống Trump ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho Việt Nam, và vẫn còn nhiều tổ chức quốc tế khác tiếp tục ủng hộ.

ĐCV: Xin hỏi ông câu chót, những người tổ chức Trưng cầu có điều gì nhắn gửi đến độc giả Đàn Chim Việt?

PVO: Thay mặt Ban Điều hành TCDY, chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi kết quả một sinh hoạt thật dân chủ và yêu nước. Xin quý vị giúp phổ biến tin tức này tới thân bằng quyến thuộc người Việt cũng như người ngoại quốc, để vấn nạn của Việt Nam được mọi người dân Việt và thế giới quan tâm hầu chặn đứng sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc trong mọi lãnh vực.

ĐCV: Cám ơn ông đã dành cho Đàn Chim Việt cuộc phỏng vấn. Chúc Ban Điều hành cuộc Trưng Cầu Dân Ý thành công mỹ mãn.

45 đoàn thể ủng hộ cuộc trưng cầu kiện Trung Quốc

27-5-2020

Đã có 45 đoàn thể và hàng trăm ngàn người ký tên ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý kêu gọi Việt Nam kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế với ý đồ xâm chiếm biển Đông, theo Thông cáo Báo chí của sáu hội đoàn hiện đang tổ chức cuộc trưng cầu cho biết.

Dân quân tự vệ biển Việt Nam không phải là một lực lượng bí ẩn ở Biển Đông

AMTI

Dự án ĐSK Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

25-5-2020

Một loạt các báo cáo gần đây của Sáng kiến Theo dõi Tình hình Chiến lược Nam Hải (SCSPI) trực thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương, Đại học Bắc Kinh đã tuỳ tiện cáo buộc ngư dân Việt Nam là “dân quân biển” chỉ dựa trên dữ liệu AIS hạn chế mà không đưa ra thêm bất cứ bằng chứng nào. Nếu không có hiểu biết toàn diện về lực lượng dân quân tự vệ biển Việt Nam, những cáo buộc như trên chỉ là một dạng nguỵ biện “anh cũng vậy” (whataboutism), hay tệ hơn nữa là một chiến dịch đánh lạc hướng có chủ đích.