Trung Quốc tố hoạt động của dân quân biển Việt Nam

Song Phan

4-5-2020

Sáng kiến thăm dò Biển Đông của SCS Probing Initiative, một tổ chức của Trung Quốc, bắt chước kiểu Sáng kiến Minh bạch biển châu Á (AMTI) của Mỹ, vừa có một tweet tố quân dân biển VN hôm 2/5/2020:

Việt Nam đã củng cố dân quân biển trong mặt trận chiến đấu của Biển Đông, đặc biệt từ năm 2018. Vẽ vời một bức tranh sống động trong đó Cảnh sát biển được vũ trang tốt của Trung Quốc, Indonesia, v.v… ‘bắt nạt’ ngư dân yếu đuối của mình, Việt Nam có thể huyênh hoang ‘đạo đức cao trọng’ và nhận được ủng hộ quốc tế với phí tổn thấp nhất”.

Ngày 3/5, Greg Poling, Giám đốc AMTI, đã phản pháo như sau: “OK, một vài điều về một loạt các báo cáo và chuỗi bài báo gần đây giống như tweet này của @SCS_PI được cho là tiết lộ mức độ tiềm ẩn của dân quân biển của Việt Nam. Lạc quan nhất, đó chỉ là tuyên truyền theo kiểu Liên Xô cũ (what about…); còn tệ nhất đó là một chiến dịch thông tin sai lệch có chủ đích“.

Tất nhiên Việt Nam có dân quân biển. Không ai, kể cả các lãnh đạo Việt Nam, phủ nhận điều đó. Tầm cỡ và sự tinh nhuệ của nó đã được phát triển. Sự tăng trưởng đó thực sự tăng tốc sau vụ bế tắc HY981 năm 2014 khi Hà Nội nhận ra rằng lực lượng dân quân của mình bị vượt trội so với dân quân Tàu Cộng đến mức nào.

Nhưng tất cả các bằng chứng có được là nó có khả năng yếu hơn và hoạt động ít hơn rất nhiều trong vùng biển tranh chấp so với Trung Quốc. Nói một cách dễ hiểu SCS Probing Initiative chẳng bao giờ cố gắng so sánh và đối chiếu các con số hoặc khả năng của VN & Trung Quốc như mong đợi từ các học giả độc lập nghiên cứu các tổ chức tương tự như vậy.

Về các con số thực tế, các báo cáo hàng tháng từ SCS Probing Initiative không có chút nỗ lực để phân biệt các thuyền dân quân với ngư dân. Trong một số trường hợp, họ chỉ dán nhãn dân quân TẤT CẢ các tàu đánh cá Việt Nam phát sóng AIS trong Biển Đông. Sau đó, họ lưu ý rằng rất nhiều trong số họ đang phát sóng ở ngoài EEZ của Việt Nam.

Tôi cho rằng, vấn đề là việc hiển thị nhiều dấu chấm vốn là đáng sợ. Tất nhiên, có rất nhiều dấu chấm – nó cho thấy một tỉ lệ đáng kể trong nỗ lực đánh bắt cá của một quốc gia đánh cá trong suốt một tháng! Điều đó không liên quan đến câu hỏi về dân quân biển.

Vậy còn những chấm ngoài EEZ của VN thì sao? Chà, rất nhiều trong số họ có lẽ là ngư dân đánh cá bất hợp pháp (IUU). Có biết người nào khác nhận ra rằng VN có vấn đề lớn về đánh cá IUU không? Chính phủ Việt Nam, cùng với mọi người khác. Điều đó một lần nữa không nói gì về việc họ có phải là dân quân hay không.

Ngoài ra, có khả năng là rất nhiều trong những thuyền này chỉ qua lại hoàn toàn hợp pháp, nhưng SCS Probing Initiative đã không cố để thiết lập một phương pháp xác định một chiếc thuyền đang làm gì. Họ chỉ lấy sự kiện có môt chiếc thuyền ở đó và phát sóng MMSI# tiếng Việt như là bằng chứng cho thấy họ là dân quân.

Vậy chúng ta BIẾT dân quân Việt Nam đã được triển khai lúc nào? Vâng, tôi BIẾT 4 trường hợp:

1) Vụ bế tắc HY981 năm 2014

2) Mới năm ngoái trong thời gian bế tắc với Haiyang Dizhi 8. Xem https://amti.csis.org/china-risks-flare-up-over-malaysian-vietnamese-gas-resours/.

3) Tháng 6 năm 2018 để bảo vệ công việc nâng cấp tại đá Lát (Ladd Reef): https://amti.csis.org/vietnam-Exands-another-outpost/.

Và 4) Kể từ đầu tháng 1 để theo dõi và xua West Capella khỏi vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền: https://amti.csis.org/chinese-survey-ship-escalates-three-way-standoff/.

Tất nhiên dân quân hoạt động nhiều hơn thế, nhưng đây là mấy lần duy nhất hoạt động của họ ở vùng biển bị tranh chấp được xác định một cách đáng tin cậy theo hiểu biết của tôi. Trỏ vào một chiếc thuyền đánh cá ở một nơi nào đó mà bạn nghĩ rằng nó không thuộc về thì KHÔNG phải là bằng chứng của hoạt động dân quân.

Ngược lại, các hành động của dân quân biển Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp là một thực tế hàng ngày đối với các quốc gia ĐNÁ và đã được ghi nhận một cách RỘNG RÃI. Xem các luồng dữ liệu viễn thám từ @AsiaMTI kết hợp với phân tích nguồn mở của các nguồn Trung Quốc bởi @AndrewSErickson và những người khác.

Làm thế nào để phân biệt hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp (hoặc hợp pháp) với hoạt động dân quân? Tôi đã bảo vệ cách làm của chúng tôi trong bài viết này vào năm ngoái: https://foreignpolicy.com/2019/06/25/chinas-secret-neef-spratlys-southchinasea-chineseneef-maritimemilitia/. Phải làm nhiều thứ hơn chỉ là để nhận diện quốc tịch của một con tàu.

Nhiều người sẽ chào đón nhiều dữ liệu hơn về dân quân biển VN. Tôi và nhiều người khác lo lắng về việc sử dụng bất kì lực lượng biển không chính quy nào. Và tôi hi vọng những người khác theo đuổi nghiên cứu như vậy một cách chặt chẽ trên danh nghĩa cho minh bạch hơn. Nhưng đó không phải là những gì mà @SCS_PI đã làm cho đến giờ.

Các chấm màu trắng trên bản đồ là vị trí của các ‘tàu dân quân’ theo SCS Probing Initiative. Photo Courtesy
Bình Luận từ Facebook

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây