Nỗi nhục nhã, nhức nhối đến muôn đời

Dương Tự Lập

25-7-2020

Khi thế hệ tôi ra đời, cũng là lúc ông cố thủ tướng Phạm Văn Đồng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã vừa dâng Công Hàm ngày 14 tháng 9 năm 1958 cho Trung Cộng.

Việt Nam ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông

BBC

24-7-2017

Việt Nam và Trung Quốc có thời kỳ căng thẳng năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển tranh chấp. Ảnh: AFP

Tin cho hay Việt Nam đã ngưng khoan thăm dò khí đốt tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông, sau khi bị Trung Quốc đe dọa dùng vũ lực tại Trường Sa.

Một nguồn tin trong ngành dầu khí châu Á nói với BBC rằng Repsol, công ty của Tây Ban Nha đứng sau dự án khoan thăm dò, được lệnh phải rời khỏi khu vực.

Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn.

Phải khởi kiện Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

21-7-2019

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Marx Lenin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979, rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn km2 xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Đối phó với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải nghĩ đến ADIZ của chính mình

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-5-2018

Ảnh: internet

Trung Quốc đang gấp rút quân sự hoá biển Đông Nam Á. Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng thủ (ADIZ) tại Biển Đông Nam Á trong một tương lai rất gần. Đó là điều chắc chắn.

ÔNG RODRIGO DUTERTE ĐANG NGỦ MƠ

Khác hẳn với tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, tổng thống Philippine đương nhiệm Rodrigo Duterte từ khi lên cầm quyền đã thể hiện là một người có tính khí thất thường. Thất thường trong phát ngôn. Thất thường trong đường lối, chính sách.

Sự kiện Hoàng Sa: Phía Trung Quốc đã nói gì và làm gì?

Trần Văn Thọ

19-1-2021

Ngày này 47 năm trước Hoàng Sa của chúng ta bất ngờ bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm. Chắc ít người biết rõ Trung Quốc sau đó đã làm gì và đã tuyên truyền với dân chúng của họ như thế nào.

Nước Mỹ và Biển Đông

Phạm Đình Trọng

30-12-2020

Phản hồi một bài viết gay gắt phê phán tư cách con người Tổng thống thứ 45 nước Mỹ, Donald Trump, đăng trên nhiều trang mạng, người phản hồi lí giải tình cảm quí trọng, biết ơn mà ông dành cho Trump như sau:

Luật hải cảnh mới của TQ là mối đe dọa trực tiếp đến sinh mạng và đời sống của ngư dân VN

Nguyễn Ngọc Chu

23-1-2021

1. Tin hôm qua, ngày 22/1/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc thông qua luật hải cảnh mới – trao cho hải cảnh Trung Quốc quyền nổ súng trước – đã đưa khu vực Biển Đông Nam Á vào cận kề của các xung đột vũ trang cục bộ. Nhưng xung đột vũ trang cục bộ tuy gần mà còn xa. Điều cận kề bị nã đạn chính là ngư dân Việt Nam.

Hoàng Sa – nổi trôi vận nước

Luật Khoa

Quỳnh Vi

19-9-2017

Một phần của quần đảo Hoàng Sa – Paracels – từ trên không. Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Ngày 19/1/1974, một cuộc hải chiến giữa Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và Trung Quốc nổ ra, và hầu như không được giới truyền thông quốc tế xem là một điều quá to tát. Cuộc chiến Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn, và đó mới là mối quan tâm của thế giới ở Đông Nam Á.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc hải chiến này lại ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay.

Nhất quyết phải có giải pháp khác để bảo vệ chủ quyền biển đảo

Nguyễn Ngọc Chu

22-10-2019

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh, hôm 21/10/2019. Ảnh: VOV

Biết rõ âm mưu của Trung Quốc là một nhẽ, chọn giải pháp đối phó với Trung Quốc mới là điều quan trọng.

Dịch từ ‘High Seas’ trong Tuyên bố lãnh hải 1958 của Trung Quốc như thế nào?

Phan Văn Song

25-4-2020

Đá Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp và quân sự hóa. Ảnh: Nhân Dân Nhật Báo

Trong trận chiến công hàm sau vụ Malaysia nộp hồ sơ về thềm lục địa mở rộng cho Ủy ban ranh giới thềm lục địa (UBRGTLĐ) LHQ 12/12/2019, ngày 17/4 vừa qua Trung Quốc đã gởi công hàm phản bác lại Công hàm phản bác của VN, trong đó có đưa ra luận điểm về việc đã từng công nhận HS, TS là của Trung Quốc như ‘Công hàm’ Phạm Văn Đồng năm 1958. Công hàm Phạm Văn Đồng bày tỏ ủng hộ tuyên bố lãnh hải ngày 4/9/1958 của Trung Quốc mà trong tuyên bố này có nêu rõ phạm vi áp dụng bao gồm cả HS và TS.

Điên nặng vì “Đen người xanh ta”

FB Vũ Kim Hạnh

30-12-2017

Đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa của VN đang bị Trung Quốc chiếm đóng và mô hình nhà máy điện hạt nhân nổi (ảnh nhỏ). Ảnh: AFP

Điện năng, có cách gọi vui theo kiểu đánh vần, “Điên nặng” là một câu chuyện dài. Đúng là điên năng vì quá nhiều chuyện nhức đầu xảy ra liên miên. Như tin ngắn này:

Hôm qua, báo Thanh Niên đưa tin: TQ xây nhà máy điện hat nhân nổi ở Trường Sa, đảo họ chiếm của VN. Tháng trước, lò phản ứng hạt nhân di động đầu tiên của Trung Quốc đã hoàn tất khâu thử nghiệm cuối cùng, được gắn vào chiếc tàu có thiết kế đặc biệt tại xưởng ở Liêu Ninh, trong kế hoạch quân sự hóa những đảo chiếm đóng phi pháp của VN. Những lò phản ứng hạt nhân di động này còn cấp năng lượng cho những giàn khoan TQ khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Biển Đông. Tin ngắn này kích nổ trong đầu chúng ta câu hỏi dữ dội về mảnh đất máu thịt đang bị chiếm?

Các ngoại trưởng ASEAN không có thông cáo chung ‘do VN’

BBC

5-8-2017

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Công hàm 1958, ông Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị không thể vô can

Võ Ngọc Ánh

24-4-2020

Công hàm do ông Phạm Văn Đồng, thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Việt Cộng) ký vào tháng 9/1958, là sự tiếp tay cho Trung Cộng trong việc xâm chiếm lãnh hải của Việt Nam.

Đừng để ngư dân đơn độc

FB Bạch Hoàn

14-11-2017

Từ trái sang: thuyền trưởng Hứa Minh Trung, Cao Văn Hoàng, Lê Thanh Thừa, Lê Thanh Thiện, Lưu Văn Lý tại trại tạm giam ở đảo Natuna – Ảnh: Lê Nam/ báo TT

Suốt nhiều năm qua, biển Đông của Việt Nam vẫn chưa một ngày nào ngưng bão tố. Sau những mất mát của quá nhiều ngư dân Việt Nam, hết lần này đến lần khác, chúng ta vẫn luôn khuyến khích, động viên ngư dân mình tiếp tục hành trình bám biển – vùng biển chủ quyền đã được xác lập bằng cả máu thịt người Việt qua nhiều thế hệ.

Ngư dân ra khơi, có thể với họ là câu chuyện miếng cơm manh áo. Nhưng ở cấp độ quốc gia, đó là sự xác lập chủ quyền lãnh hải.

Tin Biển Đông: Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển Việt Nam

BTV Tiếng Dân

19-11-2019

Nhà nghiên cứu Đặng Sơn Duân đưa tin về tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 xâm phạm vùng biển VN. Ngày 16.11, Hải Dương Địa Chất 9 rời Quảng Châu xuống Biển Đông. Lúc 10 giờ sáng 18.11, tàu này di chuyển cách bờ biển Phú Yên khoảng 130 hải lý. Ông Duân viết: “Hiện chưa rõ đích đến nhưng dường như không có tàu hải cảnh nào hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 9. Hiện nay, một số tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên trú đóng tại các căn cứ phi pháp ở Trường Sa“.

Trung Quốc ngày càng quyết liệt chiếm giữ Hoàng Sa, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

6-12-2017

Ảnh: FB Mai Thanh Hải

* Năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện 5.236 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ (2.485 tàu), Miền Trung (877 tàu), khu vực Trường Sa và phía Nam (1.874 tàu); tính đến tháng 9.2016, đã phát hiện 15516 lượt tàu cá (trong đó khu vực Trường Sa và phía Nam là 10.265 lượt chiếc).

Vuốt mặt không nể mũi

Vũ Kim Hạnh

10-12-2020

Du khách TQ đang đổ bộ lên đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: internet

Hôm 1/12, Sở giao thông tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông báo sẽ lập lại các tour du lịch đến Hoàng Sa, vì đã hết dịch.

Bản tin ngày 9-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Zing có bài: Cuộc đối đầu tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Mỹ – Trung. Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch thay thế 14 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio bằng 12 tàu ngầm lớp Columbia. Các tàu ngầm lớp Ohio đòi hỏi phải được nâng cấp, bổ sung nhiên liệu hạt nhân; nhưng với lớp Columbia, các SSBN được trang bị lõi phản ứng hạt nhân, bảo đảm vận hành trọn đời mà không cần nạp nhiên liệu.

Giàn khoan Hải Dương 982 lại di chuyển

Đặng Sơn Duân

6-11-2019

Theo tín hiệu từ Marine Traffic, giàn khoan Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) của Trung Quốc ở Biển Đông đã di chuyển theo hướng nam đông nam đến vị trí mới ít nhất từ tối 5.11.

Bản tin Biển Đông ngày 12/8/2018

BTV Tiếng Dân

Giải mã Gạc Ma

Những tranh luận xung quanh thực hư của “Lệnh không nổ súng trước” hay “Không nổ súng” trong biến cố Gạc Ma ngày 14/3/1988 vẫn đang tiếp tục gây chú ý khi mới đây ông Phan Trí Đỉnh gửi cho Tiếng Dân bài viết: “Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn?”. Trong bài, tác giả cung cấp một trang sách trong cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam 1955 – 2015, của NXB Quân đội Nhân dân 2015. Trong trang sách tường thuật lại biến cố Gạc Ma có dòng chữ: “thống nhất thực hiện theo phương án tác chiến, không nổ súng nhưng phải quyết tâm bảo vệ Gạc Ma”.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần VI)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I; phần II; phần III; phần IVphần V

VI. Đời Minh

1. Địa Lý chí trong Minh Sử [明史, History of Ming] do bọn Trương Đình Ngọc biên soạn, là tư liệu quan phương có giá trị nhắm tìm hiểu chủ quyền Trung Quốc về biển đảo. Lãnh thổ đảo Hải Nam hiện nay, tức phủ Quỳnh Châu thời Minh là đảo cực nam, chép trong quyển 45, được dịch và dẫn nguyên văn như sau:

Phủ Quỳnh Châu đời Nguyên là Càn Ninh Quân Dân An Phủ Ty, tháng 10 năm thứ 2 năm Nguyên Thống [1334] đổi thành Càn Ninh An Phủ Ty, thuộc Hải Bắc Hải Nam Đạo Tuyên Phủ Ty. Tháng 10 năm Hồng Vũ thứ nhất [1368] đổi thành phủ Quỳnh Châu; năm thứ 2 [1369] giáng thành châu, năm thứ 3 [1370] thăng trở lại thành phủ; có 3 châu, 10 huyện:

Bản tin Biển Đông ngày 7/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Ngày 2/8 vừa rồi, Đài truyền hình FNN của Nhật Bản công bố một thước phim quay toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở đá Subi. Đây là những hình ảnh mới nhất về tình trạng thực tế ở đá Subi, một thực thể nửa chìm nửa nổi mà diễn giải từ Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đang đóng quân bất hợp pháp. 

Việt Nam chẳng việc gì phải sợ hãi!

Lưu Trọng Văn

24-9-2021

Máy bay vận tải hạng nặng Y-20 của Trung Quốc. Ảnh: Sina

Ngay trong ngày 21.9 Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Diễn đàn LHQ tuyên bố nhằm vào Trung Quốc: “Những nỗ lực thay đổi lãnh thổ bằng vũ lực, cưỡng bức kinh tế và thông tin sai lệch là các hành vi xấu mà Mỹ sẽ phản đối.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 15, ông Trọng nói dân xuyên tạc tình hình biển đảo

Tin Biển Đông

Trưa ngày 15/10/2019, ông Phạm Thắng Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 vừa hoàn tất đường khảo sát thứ 14 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 15 thuộc khu vực khảo sát IV vào lúc 9h41’ sáng 15/10/2019. Đường khảo sát thứ 15 này nằm giữa 2 vĩ tuyến N 13° và N 14° và nằm ở vị trí ngang với TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

Bản Tin Biển Đông ngày 30/8/2018

BTV Tiếng Dân

John McCain – Người gọi Biển Đông là East Sea

Theo báo Soha, ông John McCain trở lại Việt Nam lần đầu tiên năm 1985. kể từ lần đó, ông thường xuyên quay trở lại thăm Hà Nội. Ông cho rằng Việt Nam sẽ là một “đồng minh an ninh” của Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ và ngang ngược trên Biển Đông.

Hãy dừng chiêu trò ở Biển Đông

Foreign Policy

Tác giả: Robert A. Manning James Przystup

Dịch giả: Trúc Lam

17-8-2017

Tướng Joseph Dunford (Trái), Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, gặp Chủ tịch TQ Tập Cận Bình trong cuộc họp tại Đại lễ đường Nhân Dân ở Bắc Kinh, ngày 17/8/2017. Nguồn: ANDY WONG/AFP/Getty Images

Mỹ lo ngại Trung Quốc hiếu chiến ở Biển Đông là hơi quá và Trung Quốc thừa hiểu điều đó.

Phán đoán từ bình luận về chính sách đối ngoại được đưa ra và sử dụng ở Hoa Kỳ, bạn sẽ nghĩ Biển Đông là bờ biển nằm ở phía Đông nước Mỹ. Mọi hành động của Trung Quốc ở vùng lãnh hải tranh chấp đều được phân tích như thể nó là mối đe dọa hiện hữu đối với sự sống còn của Mỹ.

Không có nghi ngờ gì về sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở vùng biển xa bờ của họ đã gây ra sự lo lắng nhiều hơn trong khu vực. “Đường chín đoạn” mà Bắc Kinh đưa ra làm cơ sở cho các yêu sách của họ, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, gồm cả những khu vực mà các nước láng giềng [của Trung Quốc] đã tuyên bố chủ quyền như Việt Nam và Philippines.

Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng

Song Phan

20-9-2019

Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

Ông Trọng bị áp lực rất lớn nên đấu tố ông Chu Hảo và ông Lê Mã Lương

Jackhammer Nguyễn

23-10-2019

Tối 22/10/2019, trên VTV1, kênh truyền hình chính thống “nhất” của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho phát một chương trình dài gần 10 phút, tấn công ông Chu Hảo, cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ, và ông Lê Mã Lương, cựu thiếu tướng quân đội Việt Nam.

Tàu Trung Quốc phớt lờ yêu cầu rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Reuters

Tác giả: Francesco GuarascioAndrew Hayley 

Cù Tuấn, biên dịch

27-5-2023

HÀ NỘI/BẮC KINH, 26 tháng 5 năm 2023 – Trong thứ 6, ngà 26-5, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc và năm tàu hộ tống đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam gần các lô khí đốt do các công ty Nga khai thác ở Biển Đông, một ngày sau khi Việt Nam thúc giục các tàu này rời đi.

Trung Quốc tập trận lớn ở Biển Đông

Đặng Sơn Duân

16-7-2022

Theo nguồn tin của tôi, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan sẽ không ghé vào Đà Nẵng vào ngày 18.7 như kế hoạch trước đó, mặc dù nhóm tác chiến tàu này đã tiến vào Biển Đông.