Trung Quốc ngày càng quyết liệt chiếm giữ Hoàng Sa, Trường Sa

FB Mai Thanh Hải

6-12-2017

Ảnh: FB Mai Thanh Hải

* Năm 2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện 5.236 lượt chiếc tàu cá Trung Quốc hoạt động tại khu vực vùng biển Vịnh Bắc Bộ (2.485 tàu), Miền Trung (877 tàu), khu vực Trường Sa và phía Nam (1.874 tàu); tính đến tháng 9.2016, đã phát hiện 15516 lượt tàu cá (trong đó khu vực Trường Sa và phía Nam là 10.265 lượt chiếc).

Tàu TQ neo tại bãi Én Đất.
  • Trong kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm nói chung từ năm 2011 đến nay, lực lượng Cảnh sát Biển cũng đã phát hiện, đấu tranh, tuyên truyền, yêu cầu 4.266 lượt/chuyến tàu cá nước ngoài; 24 lượt/chiếc giàn khoan, tàu khảo sát, nghiên cứu, thăm dò (từ tháng 5.2014 đến nay)…vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tăng cường đấu tranh chống vi phạm, tội phạm trên biển, nhất là chống cướp biển, cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền, buôn lậu, gian lận thương mại, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn trên biển.

Tàu TQ neo ngoài mép xanh đảo Phan Vinh A.
  • Đối với ngư trường truyền thống Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, chủ yếu do Trung Quốc kiểm soát, bắt giữ tàu thuyền của ngư dân ta.
  • Trung Quốc ngày càng quyết liệt thực hiện các biện pháp để chiếm giữ trái phép hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Các lực lượng chấp pháp Trung Quốc còn sử dụng biện pháp cố tình đâm chìm tàu cá Việt Nam để ngăn chặn hoạt động của ngư dân Việt Nam trên biển.

Các tàu TQ neo đậu tại bãi cạn Ba Kè, khu vực nhà giàn DK1.
  • Báo cáo của Tổng cục Kiểm ngư cho thấy, tình trạng tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam, đánh bắt trộm thuỷ sản diễn ra thường xuyên, liên tục, ngày càng nhiều, gây khó khăn cho ngư dân ta, một số trường hợp đe dọa cả tính mạng và tài sản.
  • Trong xử lý vi phạm chế tài xử phạt còn nhẹ, một số vi phạm chưa được điều chỉnh trong luật, dẫn đến tính dăn đe không cao, nhất là những vi phạm của tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam…

(Nguồn: Báo cáo Kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với cá nhân, tổ chức khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong phát triển kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh giai đoạn 2011-2016; Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 5.12.2017)

Hình ảnh: Tàu cá giả dạng của Trung Quốc neo đậu, hoạt động tại Trường Sa và nhà giàn DK1. Hình chụp trong 2 năm 2016-2017, trong các chuyến công tác biển.

Bình Luận từ Facebook

1 BÌNH LUẬN

  1. HỌC GIẢ Bùi Chí Vinh.

    Biển Đông không chấp nhận “Đường Lưỡi Bò” láu cá
    Không chấp nhận tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính thưa em (thứ tàu lạ mơ hồ)
    Biển Đông không có dầu hỏa cho bọn cường hào, không có thềm lục địa cho ác bá
    Nhưng có ngư dân hiền lành và tuổi trẻ khát tự do

    Biển Đông tang thương từ những rặng san hô
    Nơi xác cha ông trồi lên thành quần đảo
    Nơi bọn xâm lăng đang gióng trống giương cờ
    Tưởng đất nước Tiên Rồng thời bình trôi hết máu

    Anh đã từng nếm mùi chiến tranh, từng nếm mùi đói cơm thiếu áo
    Thoát chết ở Trường Sơn, sống lại ở đồng bằng
    Thuộc lòng sử Việt Nam như một người tử đạo
    Thương cọc nhọn Ngô Quyền, mê chiến thắng Bạch Đằng Giang

    Làm sao có thể thờ ơ trước bầy cá mập ăn đêm
    Dám lồng lộn khắp Biển Đông dọa nạt
    Chúng săn anh và chúng đuổi em
    Bằng lý luận của Thiên Triều xưa… “quá đát”

    Em ơi em tự do có thật
    Mộ gió cha ông cũng có thật kia kìa
    Sờ lên ngực anh đi, khi trái tim còn đập
    Thì đâu dễ gì giặc phương Bắc được hả hê ?

    Em ơi em khi sinh tử cận kề
    Mới hiểu hết thế nào là nhân quả
    Mới thấy “cháy nhà ra mặt chuột” ngô nghê
    Thấy “tàu lạ” thành tàu quen… dối trá

    Biển Đông không có chỗ cho Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống rạp mình hèn hạ
    Không có chỗ cho tàu Hải Giám, tàu Ngư Chính “giả nai” quen thói mơ hồ
    Càng không có dầu hỏa cho cường hào, không có ngư trường cho ác bá
    Chỉ có cọc nhọn Bạch Đằng và cánh tay “Sát Thát” khát tự do !

    Nguồn Mạng.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây