Đá Ba Đầu có tên quốc tế là Whitsun, tên Phi là Julian Felipe. Tên tiếng Hoa là Ngưu Ách (tôi nghĩ chữ “Ách” ở đây có nghĩa là cái ách làm bằng gỗ, hình chữ V, dụng cụ để kéo cày gắn lên cổ con trâu. Ta thấy hình dạng của bãi đá Whitsun có hình chữ V, giống như bộ xương hàm con trâu). Đây là một thực thể địa lý “lúc chìm lúc nổi”, thuộc nhóm đảo Sinh Tồn, thuộc quần đảo Trường Sa. Bãi đá nằm trong lãnh hải 12 hải lý đảo Sinh Tồn Đông (do Việt Nam chiếm giữ).
Báo chí trong ngoài nước đã có nhiều bài viết về việc này. Báo hải ngoại, mỗi “tòa” mỗi ý. Báo trong nước, mục đích duy nhứt của họ là gì nếu không phải là “cái loa” của đảng và nhà nước? Làm gì có vụ “Tổng Thư ký PCA (Văn phòng Tòa Trọng Tài Thường Trực) tâm đắc việc Việt Nam ‘không chọn bên mà chọn công lý, lẽ phải’?”
Không chỉ có thế, suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay, chẳng riêng ngư dân mà những ngân hàng từng cho ngư dân vay tiền thường xuyên phải vật lộn với nguy cơ mất cả chì lẫn chài vì hưởng ứng Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Trong lúc công an truy lùng để bắt tác giả nói câu đại khái “chủ tịch nước sói đầu do coi phim X nhiều quá” thì ở biển Đông tàu TQ đang “trục vớt các tàu cổ ở Biển Đông nhằm khẳng định chủ quyền“. Nghe báo chí loan tin thì vụ trục vớt tàu cổ xảy ra trong khu vực biển Hoàng Sa.
Cuộc tập trận quân sự đa quốc gia Vostok do Nga chủ trì sẽ quay trở lại vào năm nay, diễn ra từ ngày 30/8 đến ngày 05/9/2022, trong bối cảnh Nga và Trung Quốc đang nỗ lực chứng minh rằng một “thực tế địa chính trị mới” đã được hình thành mà ở đó “không còn chỗ cho bá quyền của Mỹ.”
Theo dõi tin từ trang Flightradar24 mà báo chí VN ghi lại rộng rãi, ta có thể phát họa ra “đường bay” của chuyến bay quân sự Boeing C-40C mang số hiệu SPAR19 cất cánh từ phi trường Kuala Lumpur đi Đài Loan. Mặc dầu trang web của Flightradar24 bị “sụp”, vì lý do “quá tải”, báo chí Việt Nam cũng “chụp” được hình ảnh của trang web này về lộ (không) trình của chuyến bay.
Nhiều sử gia, học giả quốc tế, những người thường hay vịn vào Hòa ước San Francisco 1951 để nói rằng, Đài Loan được trả về cho Trung Hoa nhưng không biết là giao cho phe nào, cộng sản ở Bắc Kinh hay Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc. Họ cho rằng, tình trạng mù mờ về chủ quyền của Đài Loan (Bành Hồ và một số các đảo khác) đến từ sự thiếu minh bạch này của Hòa ước. Thật vậy, điều 2 Hòa ước không nói rõ là Đài Loan sẽ trả cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch hay là trả cho chính phủ cộng sản của Mao ở Bắc Kinh.
Hành vi gây hấn của Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) và Chiến khu Đông bộ, như thể hiện trong hình ảnh này, sẽ cung cấp những hiểu biết có giá trị về tư duy và năng lực quân sự của Trung Quốc trong những ngày tới.
Chính Sách “Một Trung Quốc” (One China Policy) bắt nguồn từ chiến lược hòa hoãn với Trung Quốc của Tổng thống Richard Nixon và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Henry Kissinger.
Một bà cụ 82 tuổi. Một ông già 80 tuổi. Họ là Chủ tịch Hạ viện và Tổng thống Hoa Kỳ. Cả hai đều thuộc loại “cáo già” trong quan hệ ngoại giao và trong lĩnh vực địa chính trị.
Theo tôi, như ý kiến đã nói hôm qua, ông Tập Cận Bình đã khẳng định lại cái “nguyên trạng – statu quo” hai bờ eo biển Đài Loan, cũng là nguyên tắc nền tảng mà quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc đặt lên từ nhiều năm nay: “Hai bờ eo biển Formosa thuộc về một nước TQ”.
Cuộc điện đàm giữa Biden và Tập hôm kia được Bộ Ngoại giao Trung Quốc ghi lại hôm qua. Theo bản tin, điều cần nhấn mạnh, theo tôi, là ý nghĩa của “statu quo” giữa hai bờ eo biển Formosa.
Một cuộc khủng hoảng Mỹ – Trung đang dần ló dạng xung quanh chuyến thăm Đài Loan được lên kế hoạch diễn ra vào tháng 8 của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Theo nguồn tin của tôi, nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan sẽ không ghé vào Đà Nẵng vào ngày 18.7 như kế hoạch trước đó, mặc dù nhóm tác chiến tàu này đã tiến vào Biển Đông.
Khi duyệt lại lịch sử chiến tranh thế giới, chúng ta ý thức rằng Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc vào năm 1945 đã đưa đến sự bại trận của phe Trục bao gồm các cường quốc quân sự chính như Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, Phát Xít Nhật và sự chiến thắng của phe Đồng Minh bao gồm các cường quốc chính như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Trung Hoa và Liên Xô.
Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga – Ukraine – ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ – chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.
Tối qua, 13-3-2022, tại Cửa Nhượng, biển Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, 27 cựu binh sống sót trong cuộc thảm sát Gạc Ma đã làm lễ thả đèn hoa đăng tưởng nhớ 64 đồng đội của mình hy sinh 34 năm trước. Thân nhân của 12 gia đình liệt sĩ Gạc Ma cùng có mặt. Sáng nay, 14-3-2022, lễ dâng hương tưởng niệm đã diễn ra trang trọng bên biển Thiên Cầm.
1. Ngày 24.2.2022 Nga nổ súng xâm lược Ukraine. Cùng với toàn dân Ukraine cầm súng đứng trong chiến hào chống quân Nga xâm lược và chỉ hai ngày sau, ngày 26.2.2022, từ chiến hào, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kí đơn khẩn gửi Toà án Công lý Quốc tế, ICJ ở The Hague, Hà Lan, kiện Nga gây chiến xâm lược phi pháp đất nước Ukraine (*). Toà ICJ đã nhận đơn.
Trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục thảo luận sôi nổi về khả năng cũng như hậu quả đối với Trung Quốc nói riêng, châu Á và cộng đồng quốc tế nói chung nếu Trung Quốc tấn công – cưỡng chiếm Đài Loan, một giáo sư chuyên về chính sách quốc tế tại Nhật nhận định, tình huống được phỏng đoán như vừa kể là phi logic. Ít nhất năm nay, Trung Quốc chưa đụng tới Đài Loan, biển Đông mới là khu vực Trung Quốc có thể khuấy động, tạo thêm bất ổn.
Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.
Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”
(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)
Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!
Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.
Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…
Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.
***
Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người (*) Trái tim tôi đập về trong nớ Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ Ðối với tôi đã là da thịt Dầu chỉ là một mảng san hô
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người, Thành viên gạch hồng tươi Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự Giữ không rơi một giọt mật nào Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống
Em trai ơi! Trên đảo mù sương hôm đó có em tay cầm súng Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao Xin cho thơ tôi góp phát súng chào Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta
Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương
Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa! Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
(1974- Khuyết danh)
(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.
Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.
Trong buổi họp báo tại Rose Garden nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ ngày 25 tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu “Hoạt động xây dựng liên hệ mà Trung Quốc đang tiến hành ở quần đảo Nam Sa [Trường Sa] không nhắm mục tiêu hay tác động đến bất kỳ quốc gia nào và không có ý định quân sự hóa”.