Biển Đông nóng lên và nếu máu chảy ở Hồng Kông…

Vũ Kim Hạnh

15-8-2019

Một tàu cá của ngư dân Bình Định số hiệu BĐ 96813 TS, bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi khi đang hoạt động đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại bãi Tư Chính, theo các chuyên gia quốc tế (đành đọc tin quốc tế vì tin chính thức của VN lại chưa thấy) thì “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam” trên biển đông bắt đầu và tình hình có thể “vượt khỏi tầm kiểm soát”. Hai chuyện lớn đang xảy ra cho Việt Nam này đều do “anh lớn” TQ.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách Hòn Lớn 175 km

BTV Tiếng Dân

5-10-2019

Facebooker Phạm Thắng Nam cập nhật tin tàu Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 4. Ông Nam cho biết, lúc 5h35′ sáng 5/9/2019, tàu Hải Dương 8 đã đi được hơn nửa đoạn đường của đường khảo sát thứ 4, thuộc vùng khảo sát IV.

Từ bài học Đồng Tâm, nghĩ về chiến lược giữ Tư Chính

Nguyễn Tiến Dân

17-10-2019

1- Người xưa nói: “Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Ngụ ý, nhà cửa và đất đai, nó gắn bó máu thịt với đời người. Bước chân ra khỏi cửa, từ cái ăn đến chỗ ở, chúng đặt ta vào thế bị động. Bị động, sẽ khiến ta phải đối diện với những hiểm nguy và những bất trắc khôn lường. Có an cư, mới mong lạc nghiệp. Cho nên, người Việt xem trọng đất đai và coi nó như bản mệnh của chính mình.

Tin Biển Đông: Ai bắn ngư dân VN? Khi nào VN kiện TQ? Và Thành Long bị tẩy chay…

BTV Tiếng Dân

8-11-2019

Trong cuộc họp báo ngày 7/11/2019, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông báo, cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin ngư dân Kiên Giang bị bắn chết trên biển, theo VietNamNet. Vụ việc xảy ra từ ngày 30/10, đến nay đã hơn một tuần nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn không rõ thủ phạm, mà chỉ loay hoay “xác minh” thông tin, trong khi báo chí đăng ảnh chụp thi thể nạn nhân là ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi.

Ai chịu trách nhiệm trong việc nhân sự chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị “cách ly” do Covid-19?

Trương Nhân Tuấn

8-4-2020

Vụ hạm trưởng chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tức Đại tá hải quân Crozier vừa bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cách chức không đơn thuần là sự khủng hoảng trong nội bộ lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ. Hầu như toàn bộ nhân sự phụ trách vận hành chiếc tàu, trên 4 ngàn người, đã bị “cách ly” ở Guam do Virus Corona. Vụ lây lan này bị nghi là do cập bến Đà Nẵng hồi đầu tháng ba.

Quá trễ cho một lộ trình

Nguyên Đại

26-4-2020

Tại sao lại có quá nhiều sự việc liên quan đến quần đảo Trường Sa nơi mà tổng diện tích đất đảo chỉ bằng khoảng một phần tư (1/4) diện tích Quận 1, Saigon? Một vài câu trả lời như sau:

Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển

Nguyễn Ngọc Chu

9-7-2020

1. Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa là tập trận trên đất của Việt Nam và trên biển của Việt Nam. Chỉ kẻ nào không xem Hoàng Sa là của Việt Nam thì mới phủ nhận điều đó.

Tàu Thực Nghiệm 1, tàu Ronald Reagan, “đừng trách là không báo trước”

Đặng Sơn Duân

16-10-2020

Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1). Ảnh: internet

1. Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1) xuống Trường Sa

Tàu khảo sát Thực Nghiệm 1 xuất phát từ cảng Hải Khẩu xuống Biển Đông từ ngày 13.10 và nay chiếc tàu này đang neo ở Đá Chữ Thập.

Núi Himalaya, Biển Đông và bài học của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2021

Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

Tin Biển Đông ngày 19-4-2021

BTV Tiếng Dân

Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Động thái mới gây lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiện nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ lần đầu tiên xuất hiện ở phía Nam Biển Đông, có thời điểm chỉ cách bờ biển Quy Nhơn khoảng 300km, đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh tình hình Biển Đông gần đây “nóng” lên bởi một loạt hành động quân sự mới của Bắc Kinh.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 xuống phía nam Tư Chính

Đặng Sơn Duân

31-8-2021

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đang có những di chuyển đáng ngờ ở khu vực phía nam Bãi Tư Chính của Việt Nam.

Sau 1945 Đài Loan trả lại cho ai?

Trương Nhân Tuấn

7-8-2022

Nhiều sử gia, học giả quốc tế, những người thường hay vịn vào Hòa ước San Francisco 1951 để nói rằng, Đài Loan được trả về cho Trung Hoa nhưng không biết là giao cho phe nào, cộng sản ở Bắc Kinh hay Quốc Dân Đảng ở Đài Bắc. Họ cho rằng, tình trạng mù mờ về chủ quyền của Đài Loan (Bành Hồ và một số các đảo khác) đến từ sự thiếu minh bạch này của Hòa ước. Thật vậy, điều 2 Hòa ước không nói rõ là Đài Loan sẽ trả cho chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch hay là trả cho chính phủ cộng sản của Mao ở Bắc Kinh.

Việt Nam xúi dân “bám biển” không phải là giải pháp

Trương Nhân Tuấn

25-6-2023

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đang có chuyến thăm Đà Nẵng, Việt Nam từ 25-30/6/2023. Ảnh trên mạng

Trên RFA có bài phỏng vấn các học giả Việt Nam về chuyện Tổng thống Philippines đàm phán với Trung Quốc về chuyện cấm đánh cá. Theo tôi thấy, hình như các học giả Việt Nam khá chủ quan khi đưa ra các nhận định của mình.

Leo thang đáng báo động ở biển Đông: Trung Quốc dọa vũ lực nếu Việt Nam tiếp tục thăm dò dầu khí ở Trường Sa

The Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Song Phan

24-7-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: Flickr/ Loi Nguyen Duc

Kiểu cách hiếu chiến mới của Trung Quốc?

Ngày 15 tháng 7, các nguồn thông tin am tường ở Hà Nội cho biết, Việt Nam đã yêu cầu Repsol, một công ty con của Tây Ban Nha, ngừng hoạt động khoan dầu tại lô 136-03 ở biển Đông. Chín ngày sau đó, một bài báo trên BBC của Bill Hayton cuối cùng đã xác nhận điều này.

Theo BBC, Việt Nam thông báo cho các giám đốc điều hành của Repsol tuần trước rằng “Trung Quốc đã đe dọa tấn công các căn cứ của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa nếu không ngừng việc khoan thăm dò“. Các quan chức chính phủ Việt Nam đã chỉ thị cho Repsol rời khỏi khu vực.

Chuyên gia: ‘TQ tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với VN’

VOA

1-9-2017

Một tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trân bắn đạn thật ở Biển Đông năm 2016 (ảnh tư liệu). Nguồn: AP

Theo một bản tin của Reuters, Trung Quốc hôm 1/9 thúc giục Việt Nam nhìn nhận một cách “bình tĩnh và có lý trí” về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông, sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối, vào lúc căng thẳng giữa hai nước láng giềng trở nên xấu đi liên quan đến vùng biển chiến lược nằm trong vòng tranh chấp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng các cuộc tập đó mang tính thường niên. Tin của Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tập trận ở khu vực tây bắc Biển Đông, thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.

Trung Quốc tiếp tục đắp đảo mới, xây cơ sở ở Hoàng Sa

VOA

31-10-2017

Bản đồ Hoàng Sa phiên bản Trung Quốc. Photo Courtesy

Các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc lặng lẽ xây dựng và bồi đắp thêm đảo nhân tạo trên Biển Đông. Các giới chức quân sự và ngoại giao trong khu vực nói rằng Bắc Kinh dường như sắp khẳng định mạnh mẽ hơn chủ quyền đối với thủy lộ mang tính chiến lược này.

Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc

LS Nguyễn Văn Thân

17-2-2018

Vào ngày 19/1/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã công bố Chiến Lược Quốc Phòng mới của Mỹ tại Đại Học John Hopkins. Văn kiện này bổ túc cho Chiến Lược An Ninh quốc gia mà Tổng Thống Trump công bố vào tháng 12 năm 2017 dựa trên 4 trụ cột là bảo vệ an ninh quốc nội, đẩy mạnh sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì hòa bình bằng sức mạnh và phát huy ảnh hưởng của Mỹ. Nếu 4 mục tiêu này nói lên khát vọng chung chung của chính quyền Trump thì Chiến Lược Quốc Phòng hoạch định kế hoạch quân sự cụ thể để đạt được mục tiêu mà chiến lược an ninh quốc gia đề ra.

Lo ăn mừng ngày “đại thắng mùa xuân” thì lấy cái cớ gì để kiện TQ ở Biển Đông?

FB Trương Nhân Tuấn

2-5-2018

Ảnh: internet

Hôm 26 tháng Tư thấy VOA có đăng bài “Trung quốc đang đẩy VN đến gần Tòa án Quốc tế?”. Bài báo nhắc lại việc TQ cho đặt các giàn ra đa “phủ sóng” ở các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa cũng như một số hoạt động của TQ như cho đua thuyền buồm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bài báo cũng nhắc lại điệp khúc của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao rằng : các hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, “trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Ông Hà Hoàng Hợp nhân vụ này có trả lời phỏng vấn: “Hướng duy nhất, theo tôi, là đưa ra tòa. Không có con đường nào khác cả”.

Bản tin Biển Đông ngày 18/8/2018

BTV Tiếng Dân

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ về sức mạnh quân sự của Trung Quốc

Một số điểm then chốt trong báo cáo của GS Andrew Erickson

1. Trung Quốc không muốn liều lĩnh gây nguy hiểm cho sự ổn định trong khu vực, yếu tố vẫn còn quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia này. Nhưng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng bức (coercive measures) để thúc đẩy lợi ích của mình và giảm thiểu sự phản đối của các nước khác. 

Bản tin Biển Đông ngày 21/9/2018

BTV Tiếng Dân

Việt Nam ém tin về hợp tác khai thác chung với TQ ở Biển Đông

Như tin đã đưa, sau phiên họp lần thứ 11 của Ủy ban Hợp tác Song phương Việt Nam – Trung Quốc, Tân Hoa Xã đưa tin, trong cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đề nghị Việt Nam cùng hợp tác thăm dò chung như là “cách tích cực nhất để quản lý và kiểm soát tranh chấp trên biển“.

Biển Đông, tới lượt lục quân Mỹ

Blog VOA

Trân Văn

22-3-2019

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan trong một cuộc diễn tập cùng Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản. Hình minh họa. Nguồn: Reuters

Sau Hải quân, Không quân, tới lượt Lục quân Mỹ gia tăng chuẩn bị cho việc đối phó với các tình huống có thể xảy ra ở biển Đông.

Giá mà bà Ngân hủy bỏ chuyến thăm Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

20-7-2019

Ảnh: internet

I. MỀM DẺO NHƯNG ĐỪNG NHU NHƯỢC. KHÔN KHÉO NHƯNG ĐỪNG SỢ HÃI.

1. Trung Quốc mang tàu Hải Dương 8 vào thăm dò địa chất tại bãi Tư Chính từ hôm 03/7/2019 mà đến 16/7/2019 Việt Nam mới lên tiếng. Suốt thời gian 12 ngày, Việt Nam chỉ âm thầm phản đối. Như vậy là Trung Quốc nắm được thóp Việt Nam không muốn làm to chuyện đến nỗi không dám công khai sự thật. Cho nên Trung Quốc, đến cả khi bà Ngân sang thăm, đã không thèm nể mặt, không rút tàu mà còn trơ trẽn khuyên bảo “Nhìn vào đại cục”! Mềm dẻo nhưng đừng nhu nhược.

Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma?

Tuấn Khanh

1-8-2019

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Nếu coi thường lòng dân và sức mạnh của dân, thì rất khó bảo vệ đất nước

Thanh Hằng

20-8-2019

Tháng 5/2014, khi tàu HD 981 đặt giàn khoan ở vùng biển của VN, cả nước sục sôi. Báo chí ầm ầm lên án.

Một sự đối đầu giữa tàu Việt Nam và hải cảnh Trung Quốc

Dự án ĐSK Biển Đông

14-9-2019

Đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc. Ảnh: Dự án ĐSK Biển Đông/Marine Traffic

Nhiều độc giả đặt câu hỏi muốn biết thông tin về hoạt động của các tàu chấp pháp Việt Nam trong những căng thẳng đang diễn ra suốt 3 tháng qua trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chúng tôi luôn cố gắng cập nhật thông tin khi chúng tôi có được bằng chứng, số liệu cụ thể. Nhưng cũng có một hiện tượng là các tàu Việt Nam xuất hiện với số lượng rất ít trên các bản đồ vệ tinh AIS, và hầu như không công khai danh tính thật sự của mình cũng như để lại thông tin gì rõ nét. Có những tàu còn mượn danh tính của tàu hải quân Việt Nam khiến thông tin bị nhiễu loạn.

Dã tâm của Trung Quốc và thực tâm của “Đảng ta”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

8-10-2019

Ngay khi vừa kết thúc lễ kỷ niệm 70 năm lập quốc, nhất là sau khi nhận được thư chúc mừng của Đảng, Chính Phủ và Nhà nước Việt Nam, Tập Cận Bình đã “đáp lễ” lại bằng việc đưa giàn khoan 982 ra biển Đông cùng với đó là tiếp tục cho tàu Hải Dương 8 xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế. Hội nghị Trung ương 11, khoá 12 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước vừa được khai mạc trong bối cảnh và tình hình như thế.

TQ không bỏ Tư Chính mà Chủ tịch Trọng chưa thể đi Mỹ

BBC

22-10-2019

Tàu ngầm Trung Quốc xuất hiện cạnh tàu cá Việt Nam giữa tháng Chín 2019. Ảnh do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp/ FB Nguyễn Thế Bình

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam liên quan đến Bãi Tư Chính và hoạt động của tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 vẫn đang gia tăng, việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể đi Mỹ sớm, và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ sớm đến Việt Nam. Tất cả cho thấy điều gì về ‘bàn cờ’ chiến lược biển Đông?

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Nhìn thế sự, hôm nay ngày 19

Vũ Kim Hạnh

19-4-2020

Biểu tình ở Hà Nội chống TQ nhân ngày 19, kỷ niệm mất Hoàng Sa. Ảnh: internet

Vâng, hôm nay ngày 19. Cũng ngày 19, vào 46 năm trước, ngày 19.1.1974 Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa của VN.

Hôm qua, Tân Hoa Xã đưa tin nhà cầm quyền tỉnh đảo Hải Nam mới đây “chấp thuận thành lập hai huyện tại thành phố Tam Sa. Hai huyện hành chính này TQ đặt tên là “Tây Sa” và “Nam Sa”, gộp chung trong cái gọi là “thành phố Tam Sa.” Lập đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố “Tam Sa” với diện tích ước lượng khoảng 2 triệu km vuông là một cách GIA TĂNG THÁCH THỨC đối với Việt Nam trong tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông.

Nhân vụ TQ ra lịnh cấm đánh cá ở biển Đông…

Trương Nhân Tuấn

13-5-2020

Nếu Việt Nam thật sự muốn “kiện” Trung Quốc thì lịnh “cấm đánh cá” của Trung Quốc trên Biển Đông là lý do cụ thể để Việt Nam đi kiện.