Nếu tôi là luật sư phía Trung Quốc?

Nguyễn Quốc Tấn Trung

23-4-2020

Các thảo luận về tính pháp lý của Diplomatic Note 1958 không phải mới. Các anh chị bên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông bàn chuyện này từ tận 2010. Nhiều thầy cô mình biết như thầy Hữu Phước, thầy Hoàng Việt của Đại học Luật TPHCM và cô Trang từ Đại học KHXHNV TPHCM cũng có rất nhiều bài viết về việc Trung Quốc sử dụng công hàm nói trên.

Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đặt “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ)

Trương Nhân Tuấn

22-6-2020

Sớm muộn gì Trung Quốc cũng sẽ đặt “Vùng nhận diện phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Hoa Nam (South China Sea), tức Biển Đông theo cách gọi của VN. Điều ta chưa biết là không gian ADIZ vùng biển Hoa Nam của TQ sẽ mở rộng từ đâu đến đâu và khi nào thì họ công bố?

Về công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký LHQ ngày 23/7/2020

Song Phan

25-7-2020

Tiếp theo, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/7/2020, là công hàm của Australia gởi Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc ngày 23/7/2020, cũng là tiếp tục cuộc chiến công hàm liên quan đến việc hồ sơ của Malaysia HA 59/19 ngày 12 tháng 12 năm 2019 gửi Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) LHQ.

Kiến nghị Quốc hội ra nghị quyết về tình hình Biển Đông

2-2-2021

Người dân Philippines đứng trước LSQ Trung Quốc ở thành phố Makati, kêu gọi chính quyền thách thức luật hải cảnh Trung Quốc hôm 29-1-2021. Nguồn: ABS-CBN News

Kính gởi: Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Ngày 22/01/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc ban hành Luật Hải cảnh, cho phép tàu cảnh sát biển Trung Quốc được thực thi pháp luật như sau:

Tin Biển Đông ngày 12-4-2021

BTV Tiếng Dân

VnExpress đưa tin: Tàu sân bay Trung Quốc vào Biển Đông. Cơ quan Vũ trụ châu Âu công bố hình ảnh vệ tinh, chụp ngày 10/4, cho thấy, sau khi vào Thái Bình Dương tập trận, qua eo biển Miyako của Nhật Bản, nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ đã trở về Biển Đông qua eo biển Luzon, ngoài khơi quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, nằm giữa đảo Đài Loan và Philippines.

ASEAN có vượt qua được các thách thức để đi tới COC?

Hải Đăng

21-7-2021

Trong các thách thức đối với lập trường của ASEAN về Biển Đông, cuộc đàm phán bị câu giờ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á về COC đã và sẽ là một trong những vấn đề gay cấn nhất. Các mâu thuẫn về lợi ích giữa các thành viên ASEAN đã/đang nổi lên trong quá trình đi tới Bộ quy tắc ứng xử ấy.

Tôn trọng chính kiến và thước đo giá trị

Nguyễn Ngọc Chu

8-4-2022

Những điều chúng ta bàn luận về chiến tranh Nga – Ukraine – ủng hộ, phản đối, chê bai hay ngưỡng mộ – chẳng mảy may tác động lên số phận của Ukraine và Nga, mà tác động trực tiếp lên chính số phận của chúng ta.

Phát hiện cụm tàu Trung Quốc gần giàn khoan Nga ngoài khơi bờ biển Việt Nam

Reuters

Tác giả: Francesco Guarascio

Cù Tuấn, biên dịch

Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc tuần tra tại Bãi cạn Scarborough đang tranh chấp ngày 5 tháng 4 năm 2017. Ảnh: Reuters

Ngày 10 tháng 5 (Reuters) – Theo hai nhóm giám sát cho biết, trong ngày 10/5 một tàu nghiên cứu của Trung Quốc được lực lượng bảo vệ bờ biển và gần chục tàu thuyền hộ tống đã đi vào một lô khí đốt do các công ty nhà nước của Nga và Việt Nam điều hành, vốn là một điểm nóng tiềm ẩn khác ở Biển Đông.

Việt Nam tăng cường mở rộng đảo ở Biển Đông, theo một trung tâm nghiên cứu

Reuters

Cù Tuấn, biên dịch

17-11-2023

HÀ NỘI, ngày 17 tháng 11 (Reuters) – Việt Nam đã tăng cường công việc nạo vét và bồi đắp ở quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, tạo ra thêm 330 mẫu đất kể từ tháng 12 năm ngoái, một tổ chức nghiên cứu của Mỹ cho biết trong một báo cáo.

CSVN dùng tiền bạc để giết chết học thuật, tiêu diệt tự do ngôn luận

Trương Nhân Tuấn

17-7-2017

TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao, là người chi tiền trực tiếp cho CSIS tổ chức các hội thảo Biển Đông hàng năm. Ảnh: internet

Chủ trương “quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông” của nhà nước CSVN cho thấy đã thất bại. Đồng thời với các chủ trương khác của “đảng và nhà nước”, trong phạm vi chủ quyền biển, đảo, như “ngoại giao quốc phòng”, “giữ nước từ xa”…

Bài tường trình của nhà báo Greg Rushford vừa mới đăng trên trang web của ông, đã làm “đổ bể” ra các việc nhà nước CSVN đã sử dụng tiền bạc để “vận động” tổ chức CSIS ở Mỹ, cũng như tìm cách “mua chuộc” các học giả quốc tế khác, để tổ chức những cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, sao cho nội dung “có lợi” cho VN. Nhà báo này cho biết các hóa đơn chi phí ăn ở, đi lại cho các diễn giả tham dự đều được “gởi cho VN” để thanh toán.

Bài báo đã bị gỡ: Kiến nghị mở đường bay thẳng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền

LTS: Bài báo này được đăng ở trang Dân Trí, nhưng chưa đầy 6 tiếng sau thì bị gỡ bỏ. Hiện chỉ còn tìm thấy trong bộ nhớ cache của Google. Xin được đăng lại tại đây để phục vụ quý độc giả.

____

Dân Trí

Châu Như Quỳnh

16-8-2017

Đảo Trường Sa lớn, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Báo Dân Trí

Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) kiến nghị Chính phủ cho phép triển khai mở đường bay hàng không dân dụng ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

Kiến nghị này được đưa ra trong báo cáo thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, được Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam gửi tới Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ sáng 16/8.

Quan hệ Việt – Trung ‘sóng gió’ tới mức nào?

VOA

Viễn Đông

17-9-2017

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: AP Pool/Na Son Nguyen.

Giới quan sát cho rằng mối quan hệ từng được coi là “môi hở, răng lạnh” giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang ở trong “giai đoạn sóng gió nhất” trong nhiều năm.

Mối bang giao Việt – Trung, theo nhận định của giáo sư Carl Thayer, “đang ở mức thấp nhất kể từ giai đoạn tháng Năm tới tháng Bảy năm 2014”, khi hai quốc gia ở thế đối đầu quanh giàn khoan dầu HD 981 mà Hà Nội nói là Bắc Kinh đưa vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của mình.

Trận hải chiến Hoàng Sa dưới mắt một người còn sống sót

Trường VN Hàng Hải

Phó Thịnh Đường

Lời Giới Thiệu: Tất Ngưu là người bạn cùng lớp (Khóa 20) trường Hàng Hải Thương Thuyền (HHTT) – Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Việt Nam. Chúng tôi tốt nghiệp vào lúc nước nhà thất điên bát đảo, kiệt quệ trong khói lửa chiến tranh. Mộng tìm việc làm trên các thương thuyền tan theo mây khói. Cùng một số bạn cùng khóa chẳng hạn như Nguyễn Văn Kết, Trần Minh Trung, Phạm Tánh Dược, Nguyễn Chánh Nghĩa,… chúng tôi đành lên đường nhập ngũ tòng chinh. Một số anh em cùng với tôi đã gia nhập Hải Quân và Quân Vận VNCH với hy vọng có cơ hội áp dụng những kỹ thuật hải hành hấp thụ được ở trường HHTT. Thế rồi trong một trận hải chiến, chiến hạm bị đánh đắm. Lênh đênh trên biển cả ba đêm, bốn ngày không thực phẩm và nước uống, Tất Ngưu đã chết đi rồi sống lại.

Trung Quốc “bắt nạt” các công ty dầu khí trên Biển Đông như thế nào?

Luật Khoa

Cafe Luật Khoa

29-3-2018

Ảnh: internet

Sự kiện chính phủ Việt Nam dừng dự án Cá Rồng Đỏ, một dự án dầu khí quan trọng ở biển Đông, do áp lực từ Trung Quốc đang làm nóng lại các tranh luận về tranh chấp biển Đông tại Việt Nam.

Có thể điểm qua một số dữ kiện cơ bản của vụ việc:

Dự án mỏ khí Cá Rồng Đỏ là dự án mỏ sâu của Việt Nam nằm ngoài khơi biển Đông tại Lô số 07/03, thuộc Bể Nam Côn Sơn, cách bờ biển Vũng Tàu 440 km.

Bản tin Biển Đông ngày 8/8/2018

BTV Tiếng Dân

Bình luận xung quanh Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất

Bình luận về sự kiện ASEAN và Trung Quốc đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất, Học giả đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Shen Shishun cho rằng những đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản này là nhằm mục đích làm yếu đi sự can thiệp và ảnh hưởng của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 9/9/2018

BTV Tiếng Dân

Quan hệ Việt Nam – Nga

Reuters dẫn tin từ hãng thông tấn TASS của Nga, cho biết, Việt Nam đã đặt hàng vũ khí và dịch vụ quân sự của Nga trị giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.

Hai sự kiện – hai lời bình về ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng và Biển Đông

FB Lưu Trọng Văn

10-11-2018

1. Sự kiện thứ nhất

Liên quan đến cuộc đấu tố ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng về chất vấn bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm tại QH khi ông Nhưỡng cho rằng công tác điều tra của công an sai phạm… khủng khiếp.

Hôm nay đại biểu Lưu Bình Nhưỡng sau thư ngỏ gửi cộng đồng mạng đã có tuyên bố báo chí chính thống. Ông khẳng định ông phải nghiêm túc chấp hành quy định của Đảng:

“Chúng tôi nhận thức được việc chấp hành quy định của Đảng là rất cần thiết, là trách nhiệm của tất cả đảng viên. Kể từ giờ phút này, đề nghị báo chí không phỏng vấn và đưa tin tất cả vấn đề liên quan đến sự kiện này, liên quan đến tôi.

Những câu chuyện tôi có thể tâm sự, nói chuyện với ai đó ở ngoài lề, không coi đó là phỏng vấn. Đề nghị các bạn không đăng tải những vấn đề này nữa, để chờ ý kiến, quyết định của Đảng đoàn Quốc hội.

Ban Dân nguyện cũng không có chỉ thị hoặc cho phép tôi trả lời phỏng vấn báo chí. Có nghĩa là, tôi phải chấp hành nghiêm túc các quy định của Đảng đoàn Quốc hội.

Tôi chấp hành mọi quyết định của cấp có thẩm quyền. Đến lúc đó, tôi sẽ tiếp tục trả lời phỏng vấn báo chí”.

Lời bình của gã: Gã tán đồng ông Nhưỡng với tư cách đảng viên phải tuân thủ kỷ cương và nguyên tắc của đảng của mình. Nhưng nếu chỉ tuân theo nguyên tắc đảng thì với tư cách ĐBQH đại diện cho dân của ông ở đâu?

Vì lợi ích của đảng, đảng bảo im. Ok!

Vì lợi ích của dân, dân bảo nói. Ok hay không OK?

Gã đã làm khó cho ông quá rồi. Lựa chọn nào đây? Gã mà là ông, gã sẽ theo lời khuyên rất chi là đúng của bác cả tổng tại Hội nghị Trung ương đảng của ông vừa qua: là người đảng viên phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng.

Xong. Chọn lựa đi thưa ông ĐBQH có cùng họ Lưu với gã.

2. Sự kiện thứ hai

Ngày 9.11 diễn ra cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ với bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc. Trong cuộc gặp bàn về an ninh này, Ngoại trưởng Pompeo đã yêu cầu Trung Quốc ngưng quân sự hóa các đảo nhân tạo mà họ chiếm đóng phi pháp trên Biển Đông.

“Chúng tôi quan ngại vấn đề Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết đối với khu vực này” – Pompeo nhấn mạnh.

Lời bình của gã: Một tin tức vô cùng quan trọng đối với đất nước gã, gã ngạc nhiên thấy rất ít báo chính thống hàng đầu đưa tin hoặc giật tít trang nhất.

Lẽ ra, các cơ quan truyền thông chính thống phải vồ ngay phát biểu này của ngoại trưởng Mỹ về chủ quyền Biển Đông – vấn đề sống còn của nước gã để làm tin quan trọng hàng đầu chứ!

Lý giải sóng ngầm tại bãi Tư Chính

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

14-7-2019

Ảnh: FB Song Phan

Muốn hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum).

Những gì đang diễn ra tại bãi Tư Chính là dư chấn như sóng ngầm tiếp theo khủng hoảng lần trước (7/2017 và 3/2018). Vì vậy, tuy không bất ngờ nhưng cũng đừng chủ quan. Theo báo SCMP (12/7/2019), Trung Quốc đã điều tầu HD-8 đến vùng biển gần bãi Tư Chính (Vanguard Bank) để thăm dò dầu khí (từ 3/7/2019). Tàu HD-8 được hộ tống bởi 2 tàu hải cảnh số 3901 (12.000 tấn) và số 37111 (2.200 tấn), được trang bị trực thăng và pháo.

Người dân có quyền được thông tin (Phần 3)

Lê Hồng Giang

28-7-2019

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Trong post trước tôi viết VN có jurisdiction trên bãi Tư Chính, do đó có quyền chặn và yêu cầu tàu Haiyang Dizhi 8 rời vùng biển này nếu nó không chỉ đi qua vô hại. Tuy nhiên chắc chắn TQ sẽ không chấp nhận điều này vì bản chất TQ không chỉ tranh chấp sovereign rights của VN trên bãi Tư Chính (và cả lô 06.01) mà là phạm vi EEZ của VN dựa trên “đường lưỡi bò” của họ.

Biển Đông nóng lên và nếu máu chảy ở Hồng Kông…

Vũ Kim Hạnh

15-8-2019

Một tàu cá của ngư dân Bình Định số hiệu BĐ 96813 TS, bị tàu Trung Quốc số hiệu 46301 truy đuổi khi đang hoạt động đánh bắt tại khu vực quần đảo Trường Sa. Tàu Hải Dương Địa Chất 8 trở lại bãi Tư Chính, theo các chuyên gia quốc tế (đành đọc tin quốc tế vì tin chính thức của VN lại chưa thấy) thì “giai đoạn hai của cuộc giằng co giữa Trung Quốc và Việt Nam” trên biển đông bắt đầu và tình hình có thể “vượt khỏi tầm kiểm soát”. Hai chuyện lớn đang xảy ra cho Việt Nam này đều do “anh lớn” TQ.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 cách Hòn Lớn 175 km

BTV Tiếng Dân

5-10-2019

Facebooker Phạm Thắng Nam cập nhật tin tàu Hải Dương 8 thực hiện đường khảo sát thứ 4. Ông Nam cho biết, lúc 5h35′ sáng 5/9/2019, tàu Hải Dương 8 đã đi được hơn nửa đoạn đường của đường khảo sát thứ 4, thuộc vùng khảo sát IV.

Từ bài học Đồng Tâm, nghĩ về chiến lược giữ Tư Chính

Nguyễn Tiến Dân

17-10-2019

1- Người xưa nói: “Sểnh nhà ra thất nghiệp”. Ngụ ý, nhà cửa và đất đai, nó gắn bó máu thịt với đời người. Bước chân ra khỏi cửa, từ cái ăn đến chỗ ở, chúng đặt ta vào thế bị động. Bị động, sẽ khiến ta phải đối diện với những hiểm nguy và những bất trắc khôn lường. Có an cư, mới mong lạc nghiệp. Cho nên, người Việt xem trọng đất đai và coi nó như bản mệnh của chính mình.

Tin Biển Đông: Ai bắn ngư dân VN? Khi nào VN kiện TQ? Và Thành Long bị tẩy chay…

BTV Tiếng Dân

8-11-2019

Trong cuộc họp báo ngày 7/11/2019, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng thông báo, cơ quan chức năng Việt Nam đang xác minh thông tin ngư dân Kiên Giang bị bắn chết trên biển, theo VietNamNet. Vụ việc xảy ra từ ngày 30/10, đến nay đã hơn một tuần nhưng Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn không rõ thủ phạm, mà chỉ loay hoay “xác minh” thông tin, trong khi báo chí đăng ảnh chụp thi thể nạn nhân là ngư dân Nguyễn Ngọc Khởi.

Ai chịu trách nhiệm trong việc nhân sự chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt bị “cách ly” do Covid-19?

Trương Nhân Tuấn

8-4-2020

Vụ hạm trưởng chiếc Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt, tức Đại tá hải quân Crozier vừa bị quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Modly cách chức không đơn thuần là sự khủng hoảng trong nội bộ lực lượng Hải quân của Hoa Kỳ. Hầu như toàn bộ nhân sự phụ trách vận hành chiếc tàu, trên 4 ngàn người, đã bị “cách ly” ở Guam do Virus Corona. Vụ lây lan này bị nghi là do cập bến Đà Nẵng hồi đầu tháng ba.

Quá trễ cho một lộ trình

Nguyên Đại

26-4-2020

Tại sao lại có quá nhiều sự việc liên quan đến quần đảo Trường Sa nơi mà tổng diện tích đất đảo chỉ bằng khoảng một phần tư (1/4) diện tích Quận 1, Saigon? Một vài câu trả lời như sau:

Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển

Nguyễn Ngọc Chu

9-7-2020

1. Trung Quốc đã đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam 19/01/1974. Hải quân Trung Quốc đang tập trận ở Hoàng Sa là tập trận trên đất của Việt Nam và trên biển của Việt Nam. Chỉ kẻ nào không xem Hoàng Sa là của Việt Nam thì mới phủ nhận điều đó.

Tàu Thực Nghiệm 1, tàu Ronald Reagan, “đừng trách là không báo trước”

Đặng Sơn Duân

16-10-2020

Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1). Ảnh: internet

1. Tàu Thực Nghiệm 1 (Shi Yan 1) xuống Trường Sa

Tàu khảo sát Thực Nghiệm 1 xuất phát từ cảng Hải Khẩu xuống Biển Đông từ ngày 13.10 và nay chiếc tàu này đang neo ở Đá Chữ Thập.

Núi Himalaya, Biển Đông và bài học của Việt Nam

Vũ Kim Hạnh

12-3-2021

Những tài liệu nóng hổi sau đây được trích từ các tờ báo “con cưng” của TQ: Thời báo Hoàn Cầu và Bưu Điện Hoa Nam.

Tin Biển Đông ngày 19-4-2021

BTV Tiếng Dân

Trang An Ninh Thủ Đô có bài: Động thái mới gây lo ngại của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự kiện nhóm tàu sân bay Liêu Ninh của TQ lần đầu tiên xuất hiện ở phía Nam Biển Đông, có thời điểm chỉ cách bờ biển Quy Nhơn khoảng 300km, đang được công luận quan tâm, trong bối cảnh tình hình Biển Đông gần đây “nóng” lên bởi một loạt hành động quân sự mới của Bắc Kinh.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 xuống phía nam Tư Chính

Đặng Sơn Duân

31-8-2021

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đang có những di chuyển đáng ngờ ở khu vực phía nam Bãi Tư Chính của Việt Nam.