Đối phó với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải nghĩ đến ADIZ của chính mình

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-5-2018

Ảnh: internet

Trung Quốc đang gấp rút quân sự hoá biển Đông Nam Á. Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng thủ (ADIZ) tại Biển Đông Nam Á trong một tương lai rất gần. Đó là điều chắc chắn.

ÔNG RODRIGO DUTERTE ĐANG NGỦ MƠ

Khác hẳn với tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, tổng thống Philippine đương nhiệm Rodrigo Duterte từ khi lên cầm quyền đã thể hiện là một người có tính khí thất thường. Thất thường trong phát ngôn. Thất thường trong đường lối, chính sách.

Bản tin Biển Đông ngày 23/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Theo The Japan Times, Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 21 tháng 8 thông báo sẽ điều 3 tàu khu trục đến Biển Đông và Ấn Độ Dương từ ngày 26 tháng 8 đến hết tháng 10. Các tàu khu trục sẽ ghé qua các cảng ở Ấn Độ, Sri Lanka, Singapore, Indonesia và Philippines.

Bản tin Biển Đông ngày 26-9-2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Trang Oxii dẫn tin từ tài khoản Twitter Aircraft Spots, chuyên theo dõi các chuyến bay của không quân Mỹ, cho biết, ngày 24/9, hai oanh tạc cơ B-52 của Mỹ đã bay vào Biển Đông. Đây là lần thứ 8 trong năm nay không quân Mỹ điều máy bay ném bom hạng nặng bay vào khu vực, theo Oxii. 

Hoa Kỳ tìm kiếm mối quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn với Việt Nam

Bộ Quốc phòng Mỹ

Tác giả: David Vergun 

Dịch giả: Trúc Lam

3-4-2019

Thứ trưởng Randall G. Schriver gặp Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm VN lần thứ 3 hồi tháng 10/2018. Courtesy photo

WASHINGTON – “Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta [với Việt Nam] mạnh mẽ và tiêu biểu cho một trong những trụ cột mạnh mẽ nhất trong mối quan hệ song phương nhiều mặt của chúng ta”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương cho biết hôm nay.

Phải khởi kiện Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu

21-7-2019

Đặng Tiểu Bình đã xổ toẹt lên ý thức hệ Marx Lenin, xua 60 vạn quân tấn công Việt Nam tháng 2/1979, rồi đánh chiếm biên giới Việt Nam ròng rã 10 năm trời, cướp đi núi Đất, một nửa thác Bản Giốc, chiếm trọn Ải Nam quan và cả ngàn km2 xâm canh xâm cư thời Cộng sản.

Biển Đông: Phép thử ý đảng lòng dân

Nguyễn Anh Tuấn

5-8-2019

Nếu đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc trên biển chỉ dừng ở mức va chạm, Ba Đình có xu hướng bóp nghẹt truyền thông và ngăn chặn biểu tình vì rủi ro trên bờ khi đó sẽ lớn hơn trên biển.

Khi đụng độ leo thang tới mức có nguy cơ xung đột vũ trang, sẽ bắt đầu xuất hiện những lời kêu gọi yêu nước, như đang râm ran hiện nay. Truyền thông bắt đầu được mở van nhỏ giọt, biểu tình được chiếu cố, miễn sao vẫn trong tầm kiểm soát về quy mô và chủ đề. Như cánh cửa mở hé, sẽ đóng sập lại ngay nếu chuyện ngoài biển không còn căng thẳng nữa.

Tin Biển Đông ngày 22-8-2019

BTV Tiếng Dân

Facebooker Đặng Sơn Duân cho biết: “Trang Wionnews ở Ấn Độ đưa tin trong lần xâm nhập EZZ của Việt Nam lần thứ hai từ ngày 13.8 có 6 tàu hải cảnh, 10 tàu cá và 2 tàu dịch vụ. Oanh tạc cơ H6, chiến đấu cơ và máy bay tiếp liệu cũng được nhìn thấy. Trang này không dẫn nguồn cho thông tin oanh tạc cơ, nhưng trong bài họ dẫn nguồn tin ngoại giao Việt Nam”. Ông Duân nói rằng, theo nguồn tin này, lãnh đạo VN cũng đang cân nhắc kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. 

Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng

Song Phan

20-9-2019

Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

Dân chủ hóa chế độ là phương pháp duy nhứt khẳng định chủ quyền biển đảo

Trương Nhân Tuấn

10-10-2019

Nếu không có gì thay đổi, chắc chắn Việt Nam sẽ phải nhượng bộ, như “gác tranh chấp cùng khai thác” với Trung Quốc. Cuối cùng rồi cũng sẽ đưa tới việc lãnh đạo VN ký kết các văn kiện pháp lý nhìn nhận chủ quyền của TQ ở các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lùi về đâu?

Lê Học Lãnh Vân

24-10-2019

Họp, Họp nữa, Họp mãi
Quốc Hội ơi, có Lùi, Lùi nữa, Lùi mãi không?
Ai có nghe chăng bộ trưởng Quốc Phòng Tàu hất mặt
Tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông?
Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam ngồi đó, ngẩng đầu hay cúi mặt?
Nở nụ cầu tài hay bừng bừng phẫn uất?

Tàu hải cảnh vào phía nam Tư Chính, nhận diện ý đồ của Trung Quốc

Đặng Sơn Duân

10-1-2020

Tàu hải cảnh Trung Quốc thường xuyên lượn lờ qua lại ranh giới thềm lục địa giữ Việt Nam và Indonesia trong 3 ngày qua. Ảnh: internet

Những ngày cuối năm 2019 và đầu năm 2020, vùng biển phía nam Biển Đông dậy sóng với những phản ứng quyết liệt của Indonesia trước việc nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống tàu cá đi vào vùng biển đông bắc quần đảo Natuna của Indonesia.

Không chỉ triệu tập đại sứ Trung Quốc, Jakarta còn triển khai 8 tàu chiến và 4 chiến đấu cơ đến khu vực. Tổng thống Joko Widodo còn thân chinh đến Natuna để tỏ thái độ.

Đến ngày 8.1, nhóm tàu hải cảnh Trung Quốc bắt đầu hướng lên phía bắc, cách bãi Tư Chính của Việt Nam khoảng 30 – 50 hải lý về phía nam, theo dữ liệu tàu biển của trang Marine Traffic.

Tuy không có tín hiệu thể hiện trên trang này, nhưng nhiều khả năng tàu cá Trung Quốc cũng hiện diện cùng nhóm tàu hải cảnh, mà tính đến ngày 10.1 bao gồm ít nhất 3 chiếc Zhongguohaijing, Zhongguohaijing 5403 và Haijing 35111.

Trong ba ngày qua, nhóm tàu hải cảnh (và có thể cả tàu cá Trung Quốc) lượn lờ ở một khu vực khá nhạy cảm. Đó là khu vực tiếp giáp giữa thềm lục địa Việt Nam và Indonesia theo Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa 2007.

Đây là khu vực biển được xem là chồng lấn giữa Việt Nam và Indonesia và thường xuyên diễn ra các vụ Indonesia bắt giữ tàu cá Việt Nam cũng như đối đầu giữa tàu chấp pháp và tàu chiến hai nước, xuất phát từ các vụ bắt giữ này.

Việc Trung Quốc đưa tàu hải cảnh và tàu cá vào khu vực này gợi ý Bắc Kinh muốn tranh chấp trong khu vực tranh chấp chỉ riêng giữa Việt Nam và Indonesia.

Ý đồ của họ có thể bao gồm:

1. Thừa nước đục thả câu, mưu đồ biến Trung Quốc thành một bên tranh chấp ở khu vực biển này.

2. Thực thi chiến lược tằm ăn dâu và cải bắp mở rộng khu vực xâm lấn. Tàu cá đi trước, tàu hải cảnh, tàu chiến theo sau.

3. Khuấy nước đục, khoét sâu mâu thuẫn giữa Indonesia và Việt Nam ở khu vực biển chồng lấn giữa lúc hai quốc gia Đông Nam Á này đang là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Nếu quả đúng ý đồ của Trung Quốc như thế thì Việt Nam và Indonesia lúc này cần phải sát cánh, tạm gác tranh chấp giữa hai bên, nhấn mạnh rõ đây là khu vực chồng lấn riêng của Việt Nam và Indonesia và không liên can gì đến Trung Quốc, sự xuất hiện của tàu cá Trung Quốc và tàu hải cảnh Trung Quốc trong khu vực này là phi pháp và nhóm tàu Trung Quốc phải rút lui.

Tận dụng cương vị ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của cả hai để lên án Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế.

Có vẻ như hai nước đã nhận diện ý đồ chia rẽ của Trung Quốc và cam kết phối hợp với nhau, thể hiện qua việc Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vừa điện đàm với người đồng cấp Việt Nam ngày 9.1.

Ngoài ra, trong lúc chờ đợi một giải pháp phân định biển triệt để, hai quốc gia có tiếng nói trong ASEAN cũng có thể đề ra các kế hoạch phối hợp tuần tra chung ở khu vực biển này, một mặt giảm thiểu các sự cố phát sinh giữa hai nước, mặt khác xử lý tàu cá Trung Quốc hoạt động phi pháp.

Đó cũng có thể là tiền đề cho việc tiến tới thành lập một liên minh tuần duyên của ASEAN sau này.

Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng

Đào Tăng Dực

22-4-2020

Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

Trung Cộng xâm chiếm Biển Đông, Việt Nam nên kiện hay không?

Đàn Chim Việt

28-5-2020

Hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer từ căn cứ Dyess Air Force Base, Texas, bay tới Biển Đông ngày 26 tháng 5. Hình: River Bruce/ US Air Force

LTS: Trong những ngày vừa qua, lợi dụng tình hình thế giới đang hốt hoảng lo đối phó với nạn dịch Covid-19, Trung Cộng đã âm thầm toan tính chiếm đoạt hẳn Biển Đông khiến Mỹ phải đưa hai oanh tạc cơ chiến lược B-1B Lancer bay trực tiếp từ Texas tới Biển Đông để răn đe tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trong khu vực.

Từ lâu, Biển Đông vẫn là nơi nhiều nước tranh chấp chủ quyền, trong đó có Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Hà Nội chỉ phản đối cho có lệ trước âm mưu độc chiếm của Trung Cộng. Nhân dịp này, một số đoàn thể người Việt đã tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý trên mạng xã hội, nêu câu hỏi chính quyền Việt Nam có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế như Phi Luật Tân hay không.

Đàn Chim Việt đã thực hiện cuộc phỏng vấn với ông Phạm Văn Oanh (PVO), một trong những thành viên của ban điều hành cuộc trưng cầu. Mời độc giả theo dõi.

***

ĐCV: Thưa ông, trong bối cảnh nào mà ông và một số người khác đã thực hiện cuộc Trưng Cầu Dân Ý kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế?

PVO: Căn cứ trên lịch sử và pháp lý, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà cầm quyền Trung Cộng tự cho rằng Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ và đã xâm lấn chủ quyền của Việt Nam, cũng như lấn chiếm Biển Đông một cách phi pháp từ nhiều thập niên qua. Lợi dụng lúc cả thế giới bận tâm lo đại dịch coronavirus, Trung Cộng mưu toan chiếm đứt hẳn chủ quyền của Biển Đông.

Công Hàm của Bắc Kinh trong tháng 4/2020 đã làm lộ rõ ý đồ bá quyền chiếm đoạt lãnh hải Việt Nam, đe doạ an ninh khu vực và lưu thông hàng hải quốc tế. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam sau một thời gian im lặng, đã lên tiếng phản đối lấy lệ nhưng không có một hành động cụ thể nào để bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam.

Một số lớn người Việt và tập thể trong và ngoài nước rất bất bình, phẫn nộ trước hành vi bạo ngược của Trung Quốc và thái độ thờ ơ của chính quyền Việt Nam, cho nên chúng tôi quyết định mở một cuộc Trưng Cầu Dân Ý (TCDY hay Trưng cầu) trên Facebook để muốn biết lòng dân về vấn đề này qua câu hỏi chúng ta có nên kiện Trung Cộng ra trước toà án quốc tế hay không?

ĐCV: Xin ông giới thiệu một chút về bản thân?

PVO: Tôi là thành viên của Hội Luận Thắng Nghĩa – một tổ chức có mục tiêu học hỏi, áp dụng, phổ biến và phát huy tư tưởng của nhà Cách mạng Lý Đông A, người đã sáng lập chủ thuyết Nhân Chủ trong thập niên 1940 – được mời vào Ban Điều hành TCDY gồm nhiều đại diện của các hội đoàn người Việt cùng tham dự.

Về phương diện nghề nghiệp, tôi là một khoa học gia, có thể bảo đảm tính khái quát và trung thực của cuộc trưng cầu, đồng thời tôi cũng có nhiều năm kinh nghiệm phục vụ trong các tổ chức bất vụ lợi tại Hoa Kỳ, cho nên tôi rất hân hạnh được chung sức góp một tay cho việc làm đầy ý nghĩa, tìm hiểu cách có hệ thống ý nguyện của người dân Việt Nam có điều kiện sinh hoạt trên mạng internet. Kết quả của cuộc TCDY với tỉ lệ thuận vì vậy cũng phản ảnh khá trung thực nguyện vọng chung của 90 triệu người dân Việt Nam.

ĐCV: Thưa ông, cuộc Trưng cầu được bắt đầu từ lúc nào và dự định khi nào kết thúc?

PVO: Cuộc Trưng Cầu Dân Ý được bắt đầu từ đầu tháng Năm cho đến nay, khoảng sau ba tuần lễ đã có gần 400 ngàn người tham dự. Điều quan trọng là tỉ lệ số người muốn kiện Trung Quốc hầu như cố định từ ngày đầu tiên, cho đến nay luôn là 95 phần trăm. Chúng tôi chưa có ý định ngưng cuộc TCDY vì vẫn còn nhiều người tham gia mỗi ngày để họ có cơ hội phát biểu nguyện vọng và lòng yêu nước tha thiết của họ.

ĐCV: Xin cho biết ban tổ chức có gặp khó khăn hay phản đối gì từ nhà cầm quyền Việt Nam hay không?

PVO: Cho dù bị đe dọa và phá rối trong nước, cuộc thăm dò ý kiến này vẫn tiếp tục xảy ra và đã có hàng trăm ngàn người Việt dũng cảm tham gia với tỉ lệ 95% đồng ý việc kiện Trung Quốc. Thành quả của cuộc trưng cầu dân ý này sẽ xác định rõ lập trường của người dân so với chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam, chứng tỏ lòng yêu nước của một dân tộc kiên cường, phản ánh nguyện vọng thật sự của tuyệt đại đa số người Việt trước cộng đồng quốc tế. Mạng lưới internet và Facebook đã tạo cơ hội cho người dân Việt bộc lộ nguyện vọng của họ cách trực tiếp không bị sàng lọc và được đón nhận dễ dàng bởi mọi giới trong cộng đồng quốc tế.

ĐCV: Hiện có bao nhiêu người và tổ chức ký tên ủng hộ Trưng cầu?

PVO: Cho đến nay đã có 45 hội đoàn ký tên ủng hộ và trên 200 trang mạng đăng tải phổ biến kết quả của 400 ngàn người tham dự Trưng Cầu Dân Ý với tỉ lệ 95% đồng ý kiện Trung Quốc.

ĐCV: Thưa ông, Chính quyền Mỹ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các tổ chức quốc tế khác có biết đến cuộc Trưng cầu này không?

PVO: Ngoài những Thông cáo Báo chí và phỏng vấn bởi các cơ quan truyền thông, chúng tôi cũng có gửi thơ và kết quả TCDY tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Mike Pompeo, văn phòng của 428 Dân biểu và 84 Nghị sĩ Hoa Kỳ để họ lên tiếng ủng hộ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận được thư của 9 tổ chức trên thế giới (Mỹ, Nga, Pakistan, Trung Quốc, EU) vừa khởi xướng gửi Tổng thống Trump ủng hộ cuộc Trưng Cầu Dân Ý cho Việt Nam, và vẫn còn nhiều tổ chức quốc tế khác tiếp tục ủng hộ.

ĐCV: Xin hỏi ông câu chót, những người tổ chức Trưng cầu có điều gì nhắn gửi đến độc giả Đàn Chim Việt?

PVO: Thay mặt Ban Điều hành TCDY, chúng tôi xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi kết quả một sinh hoạt thật dân chủ và yêu nước. Xin quý vị giúp phổ biến tin tức này tới thân bằng quyến thuộc người Việt cũng như người ngoại quốc, để vấn nạn của Việt Nam được mọi người dân Việt và thế giới quan tâm hầu chặn đứng sự bành trướng xâm lược của Trung Quốc trong mọi lãnh vực.

ĐCV: Cám ơn ông đã dành cho Đàn Chim Việt cuộc phỏng vấn. Chúc Ban Điều hành cuộc Trưng Cầu Dân Ý thành công mỹ mãn.

Chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc ở Hoàng Sa

Đặng Sơn Duân

18-7-2020

Ảnh: RFA

Hiện có nhiều thông tin, hình ảnh liên quan đến việc Trung Quốc triển khai số lượng lớn chiến đấu cơ đến đảo Phú Lâm ở quần đảo Hoàng Sa giữa lúc căng thẳng leo thang ở Biển Đông.

Xác định lại về Trung Quốc

Mai Quốc Ấn

23-1-2021

Có một thời kỳ mà Việt Nam gọi Trung Quốc là bạn vàng, 4 tốt về mặt ngoại giao. Nhưng cũng có thời kỳ Hiến Pháp Việt Nam có ghi rõ Trung Quốc là kẻ thù. Nhìn suốt lịch sử, có giai đoạn hoà hiếu hai bên cũng có giai đoạn giương cung, bạt kiếm. Lại nhìn lại lịch sử, nếu hèn nhát trước Trung Quốc thì hoạ mất nước, hoạ bị đô hộ, bị làm nô lệ là không thể tránh khỏi.

Tin Biển Đông ngày 6-4-2021

BTV Tiếng Dân

Facebooker Phạm Thắng Nam đưa tin: Sáng hôm qua, tàu hải cảnh TQ CCG 5304 đã thực hiện lần xâm nhập thứ 15 vào khu vực lô khai thác dầu khí 05.03, đi qua cả lô khai thác 06.01 và 05-1B, đều là các lô khai thác nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của VN. Đến khoảng 9h13’ sáng qua, tàu CCG 5304 đổi hướng di chuyển, chạy xuống theo hướng Đông Nam và dừng lại ở chỗ chỉ cách Côn Đảo khoảng 165 hải lý. 

Đồng minh có hứa giao biển Đông cho Trung Quốc?

Philippine Strategic Forum

Tác giả: Bill Hayton

Song Phan, chuyển ngữ

26-5-2021

Nguồn ảnh: Cơ sở dữ liệu WW2

Trong số rất nhiều huyền thoại xoay quanh lịch sử biển Đông, một trong những huyền thoại khó xóa bỏ nhất là ý kiến ​​cho rằng, trong Thế chiến thứ hai, các đồng minh phương Tây đã hứa giao các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp cho Trung Quốc. Huyền thoại này tiếp tục xuất hiện trong các cuộc thảo luận công khai dù không có bằng chứng hậu thuẫn nó. Ngay cả Đại sứ Trung Quốc tại Philippines, Huang Xilian (黄溪连: Hoàng Khê Liên), cũng đã nhầm lẫn khi lặp lại điều đó.

Sau Singapore, tàu chiến Đức sẽ cập cảng Sài Gòn

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

21-12-2021

Lần đầu tiên, tàu chiến Đức băng qua Biển Đông sau gần hai thập niên, kể từ năm 2002. Ngày 15-12-2021, khinh hạm Bayern đã đi theo lộ trình thương mại thông thường vào Biển Đông, một hành động được cho là Berlin muốn tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực này cùng các nước phương Tây.

Tàu Việt Nam, Trung Quốc chạm trán gần Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Sebastian Strangio

Cù Tuấn, dịch

29-3-2023

Dữ liệu theo dõi tàu cho thấy tàu Kiểm ngư 278 của Việt Nam đã bám sát tàu hải cảnh Trung Quốc CCG5205. Ảnh: Maritime Traffic

Tóm tắt: Theo dữ liệu hàng hải, tàu Kiểm ngư Việt Nam và tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã đến sát nhau trong phạm vi 10 mét.

Căng thẳng Biển Đông dâng cao

Đặng Sơn Duân

21-8-2023

Tình hình Biển Đông ngày càng trở nên căng thẳng với sự xuất hiện của nhiều tàu chiến cỡ lớn giữa lúc Philippines chuẩn bị triển khai sứ mệnh tiếp tế đến Bãi Cỏ Mây.

Quan hệ Việt-Trung và Vấn đề Biển Đông

Thái Văn Cầu

5-7-2017

CTN Trần Đại Quang (phải) tiếp Phạm Trường Long, Chủ tịch Quân ủy Trung ương TQ. Ảnh: internet

Là Uỷ viên Bộ Chính trị, đồng thời là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Thượng tướng Phạm Truờng Long (PTL) chỉ đứng sau Tập Cận Bình trong hàng ngũ lãnh đạo quân sự TQ. Do đó, sự kiện PTL bất ngờ “rút ngắn” chuyến thăm chính thức VN chưa từng xảy ra trong quan hệ Việt-Trung.

Ba điểm quan trọng:

1. Ngay trước chuyến thăm của PTL (diễn ra trong hai ngày 18-19/6/17), TQ di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực đang đàm phán ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.

CSVN lấp liếm về hiện trạng Biển Đông

Trương Nhân Tuấn

6-8-2017

Ảnh minh họa. Giàn khoan Repsol. Nguồn: internet

Trở lại “cuộc chiến thông tin”, giữa nhà báo Bill Hayton của BBC với Reuters, (nếu có thể gọi đây là một “cuộc chiến”), về giàn khoan của Repsol đang khai thác ở lô 136-03, ta thấy hiển nhiên BBC&Hayton đã “chiến thắng” đối thủ một cách “vẻ vang”.

Những sự kiện Bill Hayton đã nói trong các bản tin (24 và 26 tháng bảy), hầu hết đều được kiểm chứng.

Qua sử chí Trung Quốc hãy tìm hiểu về chủ quyền nước này tại Biển Đông (phần II)

Hồ Bạch Thảo

16-9-2017

Tiếp theo phần I

II. Lục Triều:

1. Lục Triều gồm các triều đại Tam Quốc, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần; mỗi triều đều có sử riêng. Sử đời Tấn có Tấn Thư [晉書, Book of Jin] do Phòng Huyền Linh đời Đường Chủ biên, trong quyển 15, Địa Lý Hạ, chép về Giao Châu, tức châu cực nam giáp biển; cho biết đời Ngô [Tam Quốc] lại đặt đảo Hải Nam thành quận Châu Nhai, đến đời Tấn thì ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố:

Năm Xích Ô thứ 5 [242] lại đặt quận Châu Nhai” … “Sau khi bình Ngô, nhà Tấn ghép Châu Nhai vào quận Hợp Phố

[赤烏五年,復置珠崖部…平吳後,省珠崖入合浦]

Giặc Ân nay không ở đâu xa

FB Trần Trung Đạo

16-12-2017

Ảnh: internet

Theo Niên giám Thống kê Di dân (Yearbook of Immigration Statistics) của chính phủ Mỹ, tôi là một trong 280,728 người Việt Nam đến Mỹ trong thập niên 1980-1990. Nói như vậy để phân biệt với 135 ngàn đồng hương trong đợt di dân đầu tiên vào những ngày trước 30 tháng 4 năm 1975, với khoảng 100 ngàn chú bác anh chị cựu tù nhân chính trị, với diện ODP và nhiều diện khác đến sau. Chúng tôi được báo chí gọi chung cho một cái tên là Thuyền nhân (Boat people). Hai chữ đó đã là nguồn sáng tác của nhiều bài thơ, bút ký, nhạc phẩm mang đầy ký ức bi thương và hãi hùng trên biển Đông.

Việt Nam đang khôn khéo, mềm mại hay hèn nhát?

FB Đoàn Bảo Châu

25-3-2018

Việt Nam phải từ bỏ khai thác dầu do áp lực của Trung Quốc. Ảnh: internet

Bạn quyết định xây một cái chuồng gà trong sân nhà thì thằng hàng xóm gầm gừ đe doạ bảo nếu xây thì nó sẽ đánh bởi cái sân nhà bạn thực ra là của nó. Bạn quyết định tạm dừng vào tháng 7 năm ngoái, năm nay bạn định xây ở một góc sân khác, nó lại doạ, bạn lại dừng công trình, mặc dù đã đầu tư khá nhiều tiền. Bạn sẽ chọn giải pháp “khôn ngoan”, “khéo léo” tạm dừng. Vấn đề là thằng hàng xóm này quá to khoẻ, hôm nay bạn đang yếu hơn nó và có thể mãi mãi về sau bạn vẫn yếu hơn nó. Vậy bạn sẽ dừng vĩnh viễn công trình kia?

ASEAN và Trung Quốc đồng ý về Dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Trúc Lam

27-7-2018

Ý nghĩa của thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đối với nội dung đàm phán trong một bản dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC là gì?

Theo dự thảo có chú thích đưa ra trong thông cáo chung của Hội nghị Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 sẽ được ban hành ở Singapore vào đầu tháng tới, báo The Diplomat đã xem qua, các bộ trưởng:

Bản tin Biển Đông ngày 1/9/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Báo Thanh Niên đưa tin, lực lượng không quân Thái Bình Dương (PACAF) của Mỹ xác nhận, trong hai ngày 27 và 30/8 hai máy bay ném bom B-52H đã thực hiện cuộc diễn tập thông thường ở khu vực Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 13-10-2018

BTV Tiếng Dân

Toà hình sự quốc tế có thể là công cụ pháp lý ngăn chặn Trung Quốc ở Biển Đông

Trong một phân tích phản đối việc Philippines rút khỏi Toà Hình sự Quốc tế, Thẩm phán Philippines Antonio Carpio cho thấy toà Hình sự Quốc tế có thể làm được gì trong tranh chấp Biển Đông.

Hiện đại hóa lực lượng cảnh sát biển: Khẩn cấp nhất trong các khẩn cấp của Hải quân Việt Nam

Nguyễn Ngọc Chu

13-7-2019

Bà Ngân có đi cả chục chuyến sang Trung Quốc, Lãnh đạo Việt Nam có đi cả trăm chuyến sang Trung Quốc, thì cũng không bao giờ thay đổi được mục đích thôn tính Biển Đông Nam Á của Trung Quốc Cộng sản.

Sau Bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ về đâu?

Kông Kông

26-7-2019

Hai đảng cộng sản Tàu và cộng sản Việt gần như trong bất cứ cuộc hội họp nào cũng đều nêu lên câu nói “Tình hữu nghị Việt – Trung đời đời bền vững”, rồi nhắc lại lịch sử quan hệ từ thời Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông… để làm bằng chứng!