Bản tin Biển Đông ngày 11/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Các phóng viên báo CNN đã có dịp quan sát các căn cứ quân sự và công trình của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa khi đi trên một chiếc máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ. Cất cánh từ đảo Okinawa – Nhật Bản, chiếc P-8A Poisedon chở các phóng viên đã bay qua 4 đảo nhân tạo trên 4 thực thể Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma và Vành Khăn.

Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn?

Phan Trí Đỉnh

11-8-2018

Thưa các bạn, Có lẽ đây là điều mà các bạn – cả ở hai phía ủng hộ và phản đối đều mong đợi câu trả lời về một chi tiết trong cuốn “Gac ma – Vòng tròn bất tử”: Bắn hay không bắn trước, hoặc là không bắn.

Bản tin Biển Đông ngày 10/8/2018

BTV Tiếng Dân

Học giả Mỹ đề xuất chính sách hướng về Đông Nam Á

Ngày 7 tháng 8 vừa qua, Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ đã công bố báo cáo mới của Michael Mazza, đề xuất một chiến lược toàn diện cho Hoa Kỳ đối với khu vực Đông Nam Á. Theo Mazza, Đông Nam Á có vai trò trung tâm đối với khu vực châu Á với các tuyến đường biển chiến lược quan trọng của thế giới, bởi sự gần gũi về mặt địa lý đối với Ấn Độ và Trung Quốc, và bởi những nguồn tài nguyên dồi dào mà khu vực này đang chứa đựng.

Bản tin Biển Đông ngày 9/8/2018

BTV Tiếng Dân

Diễn biến ngoài thực địa

Báo Tiền Phong đưa tin, chiều tối 7/8, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết, khoảng 9h cùng ngày tại khu vực cách Đông Đông Bắc Đà Nẵng khoảng 260 hải lý, cách Tây Nam đảo Linh Côn-Quần đảo Hoàng Sa khoảng 11 hải lý, tàu cá QNg 90546 TS với 12 ngư dân của Quảng Ngãi, đã bị một tàu Trung Quốc đâm chìm.

Bản tin Biển Đông ngày 8/8/2018

BTV Tiếng Dân

Bình luận xung quanh Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất

Bình luận về sự kiện ASEAN và Trung Quốc đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất, Học giả đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Shen Shishun cho rằng những đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản này là nhằm mục đích làm yếu đi sự can thiệp và ảnh hưởng của Mỹ vào vấn đề Biển Đông.

Bản tin Biển Đông ngày 7/8/2018

BTV Tiếng Dân

Ngoài thực địa

Ngày 2/8 vừa rồi, Đài truyền hình FNN của Nhật Bản công bố một thước phim quay toàn cảnh các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đảo nhân tạo ở đá Subi. Đây là những hình ảnh mới nhất về tình trạng thực tế ở đá Subi, một thực thể nửa chìm nửa nổi mà diễn giải từ Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông, Trung Quốc đang đóng quân bất hợp pháp. 

Một Cái Nhìn Kỹ Hơn Dự Thảo Duy Nhất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông của ASEAN

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Nhật Minh

3-8-2018

Bài báo hé lộ vài nội dung trong Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất của ASEAN – Trung Quốc.

Vào ngày 3 tháng 8 vừa rồi, Ngoại trưởng của 10 quốc gia thành viên ASEAN cùng người đồng cấp Trung Quốc đã loan báo sự đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo Bộ Quỵ tắc Ứng xử ở Biển Đông Duy Nhất (sau đây gọi là Văn Bản) làm cơ sở cho việc thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Văn Bản này dài 19 trang khổ A4. Nó được cấu trúc gồm 3 phần chính theo Thoả thuận Khung Bộ quy tắc Ứng xử đã được thông qua trước đây – những điều khoản tiền đề, những điều khoản chung, và những điều khoản cuối cùng. Văn Bản được mã hoá theo màu sắc như sau: màu đen cho nội dung được lấy từ Khung COC, màu xanh da trời cho nội dung đã được thống nhất, và màu xanh lá cây là những ý kiến mà 11 bên đưa vào.

Văn Bản lặp lại những từ ngữ trong Khung COC rằng đây “không phải là một văn kiện để giải quyết tranh chấp lãnh thổ hoặc phân định biển.” Ở phần 2 của Những Nguyên tắc Chung, Malaysia thêm vào một cảnh báo pháp lý như sau:

Các Bên tiếp tục công nhận rằng COC không giải quyết hoặc không ảnh hưởng đến lập trường của các Bên về các vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, ranh giới biển, hoặc các quyền lợi hàng hải các Bên được cho phép theo luật quốc tế về biển và được ghi nhận / phản ánh trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Giới hạn về độ dài không cho phép bài viết phân tích và tổng kết đầy đủ Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất này. Bài viết này tập trung vào 5 vấn đề chính được đề cập trong Văn Bản: phạm vi địa lý áp dụng COC; vấn đề giải quyết tranh chấp; nghĩa vụ hợp tác; vai trò của các bên thứ ba; và tình trạng pháp lý của Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

Phạm vi địa lý

Văn Bản không xác định rõ ràng phạm vi địa lý trên Biển Đông được áp dụng. Ở phần Những Điều Khoản Chung, Việt Nam đề xuất rằng, “Bộ quy tắc Ứng xử hiện tại sẽ áp dụng cho tất cả các thực thể đang trong tranh chấp và những vùng biển chồng lấn do những yêu sách theo UNCLOS 1982 ở Biển Đông.” Indonesia thì thêm vào, “các Bên cam kết tôn trọng Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển theo quy định trong UNCLOS 1982.

Malaysia đề xuất, “tuỳ thuộc vào các yếu tố/nội dung của COC, phạm vi địa lý/phạm vi áp dụng có thể cần phải được xác định,” trong khi Singapore thì bình luận “các Bên có thể sẽ muốn cân nhắc về sự tiện ích của việc thêm một phần về định nghĩa các thuật ngữ sẽ được sử dụng trong đây.”

Giải quyết Tranh chấp

Một phần lớn Văn Bản được dành cho các vấn đề phòng ngừa, quản lý và giải quyết tranh chấp Biển Đông giữa các bên. Tuy nhiên Văn Bản không có bất kỳ tham chiếu cụ thể nào đối với các cơ chế giải quyết tranh chấp có tính ràng buộc có trong Phụ lục VII UNCLOS.

Đối với vấn đề giải quyết tranh chấp, Indonesia đề xuất như sau:

Các Bên nhất trí, khi thích hợp, sẽ sử dụng Hội đồng Cấp Cao của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) với sự đồng ý của các Bên liên quan, để giải quyết mọi tranh chấp liên quan đến các sự cố có thể xảy ra trên Biển Đông.

Các Bên đồng ý rằng bất kỳ sự cố nào chưa được giải quyết sẽ được chuyển tới một cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp của quốc tế, với sự đồng ý của Các Bên liên quan.

Việt Nam đề xuất rằng các bên giải quyết tranh chấp “thông qua đàm phán hữu nghị, điều tra, trung gian, hoà giải và những biện pháp khác theo thoả thuận của các Quốc gia Ký kết (Contracting States).” Nếu những biện pháp đó không thành công, Việt Nam đề nghị các bên tranh chấp “sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo những điều khoản tương ứng của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á.”

Việt Nam kết luận rằng không có bất kỳ điều gì trong COC “sẽ ngăn cản” việc giải quyết tranh chấp một cách hoà bình phù hợp theo Điều 33(1) của Hiến chương Liên Hợp quốc. Điều 33 bao gồm “các biện pháp [giải quyết tranh chấp] khác” như trọng tài, Toà án quốc tế, sử dụng các cơ quan hay thoả thuận khu vực, hoặc những biện pháp hoà bình khác được quyết định bởi các bên liên quan.

Văn Bản có hai lựa chọn để giám sát việc thực hiện. Lựa chọn thứ nhất, được ủng hộ bởi Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Malaysia, và Singapore, đặt trách nhiệm vào Hội nghị Quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc. Lựa chọn thứ hai, được đề xuất bởi Việt Nam, kêu gọi việc thiết lập một Uỷ ban lãnh đạo bởi các Ngoại trưởng hoặc đại diện của các quốc gia.

Nghĩa vụ Hợp tác

Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất có nguồn gốc từ những điều khoản trong UNCLOS rằng các quốc gia ký kết có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường biển trong một biển nửa kín và trong khi đang chờ giải quyết tranh chấp, các quốc gia ký kết cần tham gia vào những  thoả thuận có tính thực tiễn.

Phần 2 (Các Điều Khoản Chung), tiểu mục c (Những cam kết cơ bản) gồm 6 điểm: i (Nghĩa vụ hợp tác), ii (Đẩy mạnh hợp tác hàng hải có tính thực tiễn), iii (Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm), iv (Phòng ngừa sự cố), v (Quản lý sự cố), và iv (Các cam kết khác, phù hợp với luật quốc tế, để đáp ứng các mục tiêu và nguyên tắc của COC).

Phần 2.c có lẽ là phần được tranh luận nhiều nhất trong Văn Bản. Ví dụ, phần này bao gồm giải thích dài tỉ mỉ 4 lựa chọn về nghĩa vụ hợp tác và thúc đẩy hợp tác hàng hải thực tế, nối tiếp bởi hai bộ chọn lựa về tự kiềm chế/thúc đẩy lòng tin, và kết thúc là thảo luận về ba điểm còn lại. Tiếp sau đó Văn Bản còn chứa đựng một đề xuất bởi Việt Nam thay thế toàn bộ phần 2.c (Những cam kết cơ bản) với 27 điểm quy định những điều các quốc gia phải làm và không được làm.

Trong phần 2.c (i và ii), Philippines, Indonesia và Singapore, Trung Quốc và Campuchia, đã lần lượt đề xuất bốn lựa chọn riêng biệt về nghĩa vụ hợp tác. Ngoại trừ lựa chọn Trung Quốc đề xuất, tất cả các lựa chọn khác về cơ bản đều bao gồm năm lĩnh vực hợp tác trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Chúng bao gồm: bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn giao thông và liên lạc ở biển, và chống tội phạm xuyên quốc gia. Đề xuất của Indonesia bổ sung đánh bắt trái phép vào danh sách của DOC về tội phạm xuyên quốc gia – bao gồm buôn bán ma túy trái phép, cướp biển và cướp vũ trang trên biển, và giao thông có vũ trang bất hợp pháp. Campuchia thì đề xuất kết nối biển.

Đề xuất của Trung Quốc thì có phần chồng chéo với những lựa chọn khác nhưng đáng chú ý ở chi tiết mà nó cung cấp trên sáu lãnh vực hợp tác – bảo tồn nguồn cá, hợp tác an ninh và luật biển, đi lại và tìm kiếm cứu nạn trên biển, nghiên cứu khoa học biển và bảo vệ môi trường, kinh tế biển bao gồm hợp tác trong lãnh vực thuỷ sản và dầu và khí, và văn hoá biển.

Quan trọng nhất là về hợp tác kinh tế biển, Trung Quốc đề xuất là sự hợp tác chỉ được thực hiện bởi các quốc gia ven biển “và không được hợp tác với các công ty từ những nước ngoài khu vực.” Ngược lại, Malaysia lại đề nghị rằng không có gì trong COC “sẽ ảnh hưởng… quyền hoặc khả năng của các Bên tiến hành các hoạt động cùng với nước ngoài hoặc các tổ chức tư nhân do họ tự lựa chọn.”

Hai lựa chọn được đề xuất ở phần 2.c.iii với tiêu đề “Tự kiềm chế/Thúc đẩy lòng tin và sự tín nhiệm. Lựa chọn đầu tiên được liệt kê bởi Indonesia gồm bốn biện pháp: đối thoại giữa các quan chức quốc phòng và quân đội, đối xử nhân đạo với người gặp nạn, tự nguyện thông báo về các cuộc tập trận chung hay kết hợp sắp diễn ra, và thường xuyên trao đổi thông tin liên quan.

Lựa chọn thứ hai trong phần 2.c.iii có 7 điểm, trong đó 5 điểm được đề xuất bởi Trung Quốc, một được đề xuất bởi Philippines và điểm cuối cùng được đề xuất chung bởi Trung Quốc và Philippines.

Điểm đầu tiên Trung Quốc đề xuất là “các hoạt động quân sự trong khu vực là để dẫn tới tăng cường lòng tin lẫn nhau.” Trong đề xuất thứ hai Trung Quốc kêu gọi giao lưu giữa các lực lượng quốc phòng và quân đội bao gồm “tàu quân sự ghé thăm cảng của nhau và tuần tra chung một cách thường xuyên.” Đề xuất thứ 3 kêu gọi thường xuyên tập trận chung giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN.”

Điểm thứ tư Trung Quốc đề xuất:

Các Bên sẽ thiết lập một cơ chế thông báo các hoạt động quân sự, và thông báo cho nhau các hoạt động quân sự chính nếu thấy cần thiết. Các Bên không được tập trận chung với các nước ngoài khu vực, trừ khi các bên liên quan đã được thông báo trước và không phản đối.

Điểm đề xuất thứ năm của Trung Quốc lưu ý rằng các tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền miễn trừ quốc gia và được “miễn trừ tài phán bởi bất cứ quốc gia nào khác ngoài quốc gia mà tàu đăng ký.” Hơn nữa, tàu và máy bay quân sự được hưởng quyền tự vệ “nhưng phải có sự lưu tâm thích đáng đến các tàu và máy bay quân sự của bên còn lại..”

Trung Quốc và Philippines cùng thêm vào điểm thứ sáu gọi là “đối xử công bằng và nhân đạo cho tất cả những ai đang gặp nguy hiểm hoặc gặp nạn ở Biển Đông.”

Cuối cùng, Philippines đề xuất điểm thứ 7 bao gồm “tôn trọng việc ngư dân thực hiện những quyền đánh cá truyền thống… [và] tiếp cận các thực thể địa lý và ngư trường truyền thống.”

Việt Nam đã đưa ra một bảng đề xuất riêng của mình thay thế toàn bộ những điều trên trong Phần 2.c. Việt Nam đề nghị rằng các Quốc gia Ký kết tôn trọng “các vùng biển được quy định và thiết lập phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.” Việt Nam cũng đề xuất rằng Các Quốc gia Ký kết cần cung cấp thông báo trước 60 ngày về cuộc tập trận chung/kết hợp sắp diễn ra” ở Biển Đông.

Việt Nam cũng đề xuất một hướng dẫn cụ thể về những gì Quốc gia Ký kết không nên làm, bao gồm xây dựng trên bất kỳ đảo nhân tạo nào, quân sự hoá các thực thể, phong toả tàu chở lương thực hay luân chuyển nhân sự, tuyên bố Khu vực Nhận diện Phòng không, và tiến hành các các cuộc mô phỏng tấn công tàu và máy bay của các quốc gia khác.

Vai trò của Các Bên Thứ Ba

Các bên thứ ba là những quốc gia không tham gia ký COC. Không có tham chiếu nào trong Văn Bản về việc gia nhập COC của các bên thứ ba. Brunei đề xuất rằng “sau khi COC có hiệu lực, các Bên có thể đề xuất Nghị quyết Đại hội đồng Liên hợp quốc hai năm một lần để đảm bảo tất cả các quốc gia khác tôn trọng những nguyên tắc có trong COC.

Như lưu ý ở trên, đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản là nhằm ràng buộc các quốc gia thành viên ASEAN trong COC và giới hạn nếu như không phải là loại trừ sự tham gia của các bên thứ ba.

Tình trạng pháp lý

Văn Bản không có tham chiếu nào cho thấy COC là một hiệp ước theo luật quốc tế. Mặc dù nó có một đề xuất của Việt Nam rằng Các Quốc gia Thành viên “đã đồng ý ràng buộc bởi Bộ Quy tắc Ứng xử hiện hành…” Việt Nam cũng đề nghị COC “phải được phê chuẩn theo thủ tục nội bộ tương ứng của các Quốc gia ký kết” và văn bản phê chuẩn sẽ được gửi cho Tổng thư ký ASEAN – người “sẽ đăng ký” COC theo đúng điều 102 Hiến chương Liên Hợp quốc.

Cả Brunei và Việt Nam đã đề nghị một cách độc lập rằng không Quốc gia Thành viên nào có sự bảo lưu nào đó khi ký kết COC.

Nội dung hiện tại của Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất là đầy đủ theo tham chiếu luật quốc tế nói chung và UNCLOS nói riêng. Nhưng nó không đề cập đến nghĩa vụ của nhà nước các bên đối với UNCLOS là phải lập tức tuân thủ những phán quyết đã được ban hành thông qua các trình tự trọng tài thành lập theo Phụ lục VII.

Văn Bản này vẫn đang là một “tài liệu sống,” nghĩa là các bên vẫn có thêm hoặc bớt trong văn bản dự thảo. Nội dung của Văn Bản bao gồm khả năng sẽ bổ sung thêm các hướng dẫn và quy trình trong phụ lục

Văn Bản này cũng là một công trình vẫn còn đang trong tiến trình mà dự kiến sẽ trải qua ít nhất ba lần thảo luận trước khi tiến tới một Bộ Quy tắc cuối cùng về Ứng xử ở Biển Đông.

© Copyright Tiếng Dân – Bản tiếng Việt

Một Đề Án Chi Tiết cho Hợp Tác Sản Xuất Dầu Khí ở Biển Đông

Tác giả: Nhóm công tác chuyên gia CSIS

Asia Maritime Transparency Initiative ngày 25 tháng 7 năm 2018

Biên dịch: Nguyễn Phúc Thiện | Hiệu đính: Trần Lê Quỳnh

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 2 tháng 8 năm 2018

Đây là sản phẩm thứ hai của Nhóm công tác chuyên gia CSIS về Biển Đông (CSIS Expert Working Group on the South China Sea), nhằm tìm kiếm một mô hình khả thi đối với các bên yêu sách để quản lý tranh chấp hàng hải. Nhóm gồm những chuyên gia trong các lãnh vực quan hệ quốc tế, luật biển và môi trường biển đến từ nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Singapore, Úc, và các quốc gia có yêu sách trực tiếp ở Biển Đông là Trung Quốc, Philippines, Đài Loan và Việt Nam. Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thực hiện và xin giới thiệu bản dịch tiếng Việt để hỗ trợ cho việc tiếp cận và thảo luận về đề án này một cách dễ dàng hơn trong cộng đồng quan tâm đến vấn đề Biển Đông. 

Sự cạnh tranh cho các nguồn tài nguyên dầu và khí đã nhiều lần gây ra bế tắc giữa các bên yêu sách ở Biển Đông trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam. Nỗ lực nghiêm túc cuối cùng để hợp tác trên mặt trận này là việc thực hiện Thỏa thuận ba bên về khảo sát địa chấn biển chung từ năm 2005 đến năm 2008, được phép chấm dứt hiệu lực trong bối cảnh tranh cãi chính trị và các câu hỏi về tính hợp hiến của nó ở Philippines. Kể từ cuối năm 2016, chính phủ Philippines và Trung Quốc đã thảo luận khai thác chung nguồn hydrocarbon ở Bãi Cỏ Rong, nhưng đã có rất ít tiến bộ rõ ràng mặc dù tuyên bố chính thức lạc quan. Các chuyên gia độc lập và các luật gia nổi tiếng ở Philippines đã nói rằng, bất kỳ kế hoạch nào như thế đều có khả năng vi hiến dựa trên các điều khoản nghiêm ngặt của hiến chương quốc gia đòi hỏi chính phủ phải bảo vệ các quyền của quốc gia đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính Biển Đông có trữ lượng 500 nghìn tỷ mét khối khí đốt tự nhiên và 11 tỷ thùng dầu đã được chứng minh và có thể có, hầu hết nằm dọc theo biên giới của Biển Đông chứ không phải dưới các đảo nhỏ và rạn san hô đang tranh chấp. Khảo sát địa chất Mỹ năm 2012 ước tính có thể có thêm 4.5 nghìn tỷ mét khối khí tự nhiên và 12 tỷ thùng dầu chưa được phát hiện ở Biển Đông. Ước tính của Bắc Kinh đối với tài nguyên hydrocarbon dưới biển cao hơn đáng kể, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với nhu cầu tổng thể của Trung Quốc – tiêu thụ dầu của nước này vào năm 2018 dự kiến ​​sẽ đạt 12,8 triệu thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam và Philippines, việc tiếp cận các nguồn năng lượng ở Biển Đông là rất quan trọng. Lô 06.1, một phần của dự án Nam Côn Sơn gần Bãi Tư Chính, cung cấp khoảng 10% tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam. Philippines tạo ra khoảng một phần ba lượng điện cho đảo chính Luzon của mình từ một nguồn duy nhất, mỏ khí Malampaya, dự kiến ​​sẽ ngừng sản xuất vào năm 2024. Trừ khi có nguồn thay thế – và Bãi Cỏ Rong là lựa chọn tốt duy nhất hiện nay – Philippines sẽ cần phải nhập một lượng đáng kể khí thiên nhiên với chi phí cao hơn, nhanh chóng kết hợp các nguồn năng lượng khác vào nguồn cung cấp điện của mình, hoặc phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng.

Hợp tác khai thác những tài nguyên dầu khí đang bị tranh chấp là khó khăn hơn, cả về mặt pháp lý và chính trị, so với thủy sản hoặc quản lý môi trường. Không giống như cá, không có điều khoản trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) yêu cầu các nước hợp tác để quản lý tài nguyên dầu khí trong một biển nửa kín như Biển Đông. Các điều 74 và 83 của UNCLOS nói rằng nếu không có sự phân định ranh giới hàng hải cuối cùng, các quốc gia nên thực hiện kiềm chế lẫn nhau và thiết lập “các thỏa thuận tạm thời có tính thực tiễn” để quản lý các tranh chấp của họ, cung cấp một nền tảng hẹp để thỏa hiệp. Nhưng các hiệp định phát triển chung song phương về dầu mỏ và khí đốt ở các vùng nước tranh chấp là tương đối ít, và không có trường hợp nào “thỏa thuận tạm thời” có liên quan đến ba hoặc nhiều bên. Tuy nhiên, việc tìm kiếm một con đường phía trước là cần thiết nếu các bên yêu sách hy vọng sẽ xoa dịu căng thẳng và tránh làm tổn hại đến an ninh năng lượng của họ.

Mặc dù có những khó khăn rõ ràng, các bên yêu sách có thể hợp tác phát triển dầu và khí đốt ở Biển Đông theo cách thức công bằng và phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như luật của tất cả các bên liên quan. Làm như vậy sẽ đòi hỏi sự sáng tạo đáng kể và sẵn sàng thỏa hiệp, đặc biệt là Trung Quốc, hơn là những gì hiển nhiên từ trước tới nay. Một thỏa thuận như vậy sẽ cần phải trở thành khung chung để tất cả các bên yêu sách có thể tuyên bố rằng nó phù hợp với cách giải thích của họ về cả luật quốc gia và quốc tế. Khó khăn nhất là tìm cách để Bắc Kinh lý luận rằng sự hợp tác như vậy là phù hợp với những khẳng định “quyền lịch sử” của họ đồng thời đảm bảo rằng Manila có thể duy trì chiến thắng năm 2016 từ Tòa trọng tài ở The Hague và tất cả các quốc gia ven biển có thể duy trì thẩm quyền đối với thềm lục địa của họ.

Để đạt được sự cân bằng đó sẽ đòi hỏi một số nhượng bộ khó khăn về mặt chính trị nhưng khả thi về mặt pháp lý. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ cần phải chấp nhận rằng việc được đảm bảo một phần lợi nhuận từ các nguồn dầu và khí đốt trên khắp Biển Đông sẽ đủ để thỏa mãn đòi hỏi của nước này về “các quyền lịch sử.” Điều này có nghĩa là chấp nhận một hệ thống trong đó các bên yêu sách khác thực hiện quyền tài phán bằng cách cấp phép thăm dò dầu và khí đốt miễn là Bắc Kinh có lợi. Điều này có thể xảy ra, bởi vì chưa từng có bộ luật nào, tuyên bố chính thức, hay văn bản chính phủ của Trung Quốc đã làm rõ chính xác những quyền lịch sử mà Bắc Kinh tuyên bố.

Thứ hai, tất cả các bên yêu sách phải sẵn sàng từ bỏ việc theo đuổi khoan dầu khí dựa trên các quyền được hưởng từ các thực thể địa lý đang trong tranh chấp ở Biển Đông. Các khu vực quản lý thủy sản xung quanh các hệ thống thực thể này có thể cung cấp một cách thức chính trị có thể chấp nhận được để ngăn việc thăm dò các thực thể đó mà không phải xử lý tình trạng pháp lý của thực thể hoặc các vấn đề phân định biển. Đối với Trung Quốc, quốc gia xem các đảo có đầy đủ vùng đặc quyền kinh tế và  thềm lục địa, điều này có thể được lý giải trong nội bộ như một cử chỉ rộng lượng và hành động thiện chí. Bắc Kinh có thể lý giải rằng ngay cả khi các thực thể tranh chấp là các đảo theo điều 121.3 của UNCLOS, bất kỳ sự phân định công bằng nào về ranh giới với các bờ biển dài hơn của các quốc gia Đông Nam Á đối diện chúng sẽ dẫn đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bị giảm xuống chỉ còn là những vùng nước nhỏ mà các thực thể được hưởng. Đối với những bên yêu sách khác, đồng ý từ bỏ khoan thăm dò quanh các rạn san hô và đảo tranh chấp dựa trên nhu cầu bảo tồn môi trường có thể trở thành một lý do chính trị có thể chấp nhận được cho việc tập trung thăm dò và phát triển dầu khí trên các khu vực gần bờ biển đất liền hơn.

Những nhượng bộ này cần là trụ cột của thoả thuận mà không cần phải nêu rõ trong văn bản. Điều đó sẽ cho phép mỗi bên đồng ý về các cơ chế hợp tác trong khi vẫn có thể có những biện giải khác nhau bằng luật nội địa cho việc làm như vậy.

Để đạt mục tiêu đó, các bên yêu sách cần phải đồng ý:

1. Thành lập một liên doanh, dưới hình thức một thực thể thương mại mới, ở mỗi quốc gia yêu sách ven Biển Đông, có sự tham gia của công ty dầu khí quốc gia đó và các đối tác từ các bên yêu sách khác mà quan tâm đến đầu tư. Công việc duy nhất của mỗi liên doanh chỉ là thăm dò và sản xuất tài nguyên hydrocarbon ở ngoài khơi bờ biển của quốc gia đó trên Biển Đông. Đã có những mô hình liên doanh thành công giữa các công ty dầu khí quốc doanh hoạt động ở Biển Đông, nhưng một công ty đa phương được thành lập bởi các bên trong một vụ tranh chấp sẽ là đột phá.

  • Những liên doanh này nên tìm cách xin giấy phép cho các lô ngoài khơi ở Biển Đông được đưa ra bởi quốc gia mà liên doanh đặt trụ sở chính, thông qua thỏa thuận chia sẻ việc sản xuất hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ, tùy thuộc vào luật nội địa của nước mời thầu. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên có cơ hội hưởng lợi từ việc sản xuất dầu và khí đốt trên khắp Biển Đông.
  • Các liên doanh nên tìm cách mua lại cổ phần mà mỗi công ty thành viên đã nắm giữ trong những giấy phép dầu khí ở các phần của Biển Đông mà họ quan tâm. Các hợp đồng hiện tại mà các quốc gia ven biển có với các bên khác sẽ không bị ảnh hưởng, nhưng các liên doanh nên tìm cách thu được các giấy phép đó khi chúng bị các nhà điều hành khai thác hiện tại từ bỏ. Các liên doanh cũng nên tìm cách mua cổ phần thiểu số trong các lô sản xuất thương mại mà nhà điều hành hiện tại không thể từ bỏ giấy phép sớm. Để khảo sát những lô dầu khí đã được cấp phép bởi các bên yêu sách của Đông Nam Á hoặc đang được mở để gọi thầu, hãy xem bản đồ bên dưới. Bản đồ này sẽ được cập nhật bổ sung các lô ngoài khơi của Trung Quốc và cung cấp chi tiết về các nhà điều hành, các cổ đông và thông tin sản xuất.
  • Các bên yêu sách phải công khai đồng ý rằng các quyết định của liên doanh đầu tư vào các lô cụ thể ở Biển Đông sẽ không ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ hoặc sự phân định ranh giới biển cuối cùng, và không thể được hiểu là sự công nhận yêu sách của bất kỳ bên nào bởi các thành viên còn lại của liên doanh. Để làm được việc đó, một điều khoản bảo lưu lập trường rõ ràng nên được đưa vào các thỏa thuận thành lập liên doanh và trong tất cả các hợp đồng mà họ tham gia.
  • Mỗi bên yêu sách sẽ được đảm bảo quyền đầu tư trong mỗi liên doanh thông qua các công ty dầu khí quốc gia của họ, nhưng sẽ không có nghĩa vụ phải làm như vậy. Điều này có nghĩa là một bên yêu sách, chẳng hạn như Trung Quốc, có thể có một công ty đầu tư vào từng liên doanh trong khi nước khác có thể đầu tư vào chỉ một hoặc hai. Bất kỳ bên yêu sách nào không có công ty dầu khí quốc gia đầu tư vào một liên doanh cụ thể tại thời điểm thành lập liên doanh này sẽ được hoan nghênh làm như vậy trong tương lai. Ngược lại, mỗi công ty sẽ được tự do thoái vốn tại bất kỳ liên doanh nào vào bất kỳ thời điểm nào (nhưng chỉ được bán lại cổ phần cho các công ty dầu khí quốc gia còn lại).
  • Cổ phần sở hữu bình đẳng của mỗi công ty tham gia vào liên doanh có thể thích hợp hơn trong một số trường hợp, trong khi ở trường hợp khác công ty nào đó có thể muốn đầu tư nhiều hay ít tùy thuộc vào năng lực và mối quan tâm của họ. Những chi tiết này nên được để lại để thương lượng và điều chỉnh khi cần thiết. Tương tự như vậy, các chi tiết về cách thức mỗi công ty đưa ra quyết định đầu tư và mỗi cổ đông hoạt động như nhà điều hành trong bất kỳ dự án cụ thể nào nên để lại cho các công ty dầu khí quốc gia tự đàm phán. Lợi nhuận từ hoạt động của liên doanh nên được chia sẻ dựa trên cổ phần của mỗi công ty đối tác trong tập đoàn.
Các lô dầu khí ở Biển Đông hiện đang được các quốc gia Đông Nam Á cấp phép. Nguồn bản đồ: AMTI/CSIS

2. Đồng ý rằng tất cả các quốc gia ven Biển Đông có thể cho phép thăm dò và sản xuất dầu khí trong phạm vi 200 hải lý từ đường bờ biển của họ trong khi chờ đợi sự phân định cuối cùng các yêu sách biển. Trong các khu vực chồng lấn yêu sách, trừ khi đạt được thỏa thuận song phương trước đó, một đường trung tuyến nên được sử dụng để xác định quốc gia nào tạm thời có quyền cấp giấy phép thăm dò và sản xuất. Sự sắp xếp này được trình bày chi tiết trong bản đồ dưới đây.

  • Các bên yêu sách phải công khai đồng ý rằng việc thành lập các lô ngoài khơi sẽ không ảnh hưởng đến các yêu sách lãnh thổ hoặc sự phân định ranh giới biển cuối cùng, và không thể được hiểu là sự công nhận yêu sách của của các bên khác. Bất kỳ giấy phép nào do các quốc gia ven biển đưa ra cũng phải kết hợp điều khoản bảo lưu lập trường ​​xác định rằng thỏa thuận tạm thời này sẽ không ảnh hưởng đến việc phân định ranh giới cuối cùng.
  • Quá trình cấp phép sẽ hoạt động theo luật pháp nội địa của các quốc gia ven biển. Trong một số trường hợp, các chính phủ có thể cấp giấy phép cho liên doanh tham gia vào việc thăm dò và sản xuất hydrocarbon ngoài khơi bờ biển của quốc gia đó, trong khi ở những liên doanh khác có thể sẽ cần đấu thầu cạnh tranh. Ngay cả trong những trường hợp được yêu cầu đấu thầu, các liên doanh sẽ có những lợi thế đáng kể – về chính trị và mặt khác – so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Nhà nước ven biển cấp giấy phép mà một trong những liên doanh lấy được thì cũng sẽ được hưởng cùng một phần lợi nhuận (phần lớn trong hầu hết các trường hợp) và có quyền đánh thuế như trong việc cấp giấy phép cho bất kỳ công ty nào khác. Điều này sẽ đảm bảo rằng các nước duyên hải hưởng lợi nhiều nhất từ ​​các nguồn tài nguyên ngoài khơi bờ biển của họ trong khi vẫn cho phép tất cả các thành viên trong liên doanh chia sẻ lợi nhuận.
  • Bất kỳ khung phát triển chung hiện có nào, chẳng hạn như giữa Malaysia và Brunei ngoài khơi bờ biển Brunei hoặc giữa Malaysia và Việt Nam gần lối vào Vịnh Thái Lan (xem bản đồ), sẽ không thay đổi. Liên doanh mới thành lập sẽ tìm cách xin giấy phép tại các khu vực này như bất kỳ công ty dầu khí nào, trong khi các quốc gia ven biển sẽ đấu thầu giấy phép và chia lợi nhuận theo thỏa thuận từ trước của họ.

    Các khu vực mà các nước có yêu sách Biển Đông sẽ tạm thời có quyền cấp giấy phép thăm dò và sản xuất hydrocarbon, trong khi chờ phân định ranh giới biển cuối cùng. Nguồn bản đồ: AMTI/CSIS

3. Đồng ý từ bỏ thăm dò dầu khí trong các khu bảo tồn thủy sản ở các hệ thống rạn san hô quan trọng của Biển Đông, bao gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, các bãi cạn Scarborough và Luconia. Những khu bảo tồn này được xác định bởi một cơ quan đa phương gồm các chuyên gia độc lập và các quan chức khu vực (xem Đề án chi tiết cho quản lý nghề cá và hợp tác môi trường).

4. Tiến hành một cuộc khảo sát dầu khí chung, được thực hiện bởi một hoặc nhiều công ty, trong khu vực đáy biển ở trung tâm Biển Đông bên ngoài khu vực 200 hải lý từ đường bờ biển mỗi quốc gia như một biện pháp tạm thời. Điều này sẽ là một sự thừa nhận rằng một số khu vực nằm ngoài 200 hải lý là đối tượng của các yêu sách thềm lục địa chồng lấn nhau của các nước ven biển trong khi các khu vực khác có thể hoàn toàn nằm ngoài bất kỳ thềm lục địa nào và do đó tạo thành một phần di sản chung của nhân loại.

Bản đề án này đại diện cho sự đồng thuận giữa các thành viên của Nhóm công tác chuyên gia Biển Đông tại CSIS với tư cách cá nhân và không đại diện cho quan điểm của các tổ chức mà họ là thành viên.

Nhóm dịch và hiệu đính là cộng sự của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Nguồn bản gốc tiếng Anh: https://amti.csis.org/a-blueprint-for-cooperation-on-oil-and-gas-production-in-the-south-china-sea/

Những bài đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tất cả các thành viên, cộng tác viên hay nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Từ Trướng Hải đến biển Giao Chỉ, chứng minh chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông

Hồ Bạch Thảo

31-7-2018

Các lãnh tụ Trung Quốc từng khẳng định rằng, Trung Quốc có chủ quyền trên biển Nam Hải từ đời nhà Hán. Bằng chứng xưa nhất họ nêu lên là biển Trướng Hải, ghi trong quyển sách cổ nhan đề Dị Vật Chí [异物志] của Dương Phu đời Đông Hán. Sách này tuy đã thất truyền nhưng được các tác gỉả Trung Quốc đời Tống, Minh, Thanh, nhắc lại như sau:

Dân biểu Ted Yoho nói về Trung Quốc và Biển Đông

Dân biểu Ted Yoho

Dịch giả: Nguyễn Quốc Khải

26-7-2018

Dân biểu Ted Yoho. Ảnh trên mạng

Dân Biểu Ted S. Yoho, Chủ tịch Tiểu ban Á châu và Thái Bình Dương, thuộc Ủy Ban Ngoại giao Hạ viện Hoa Kỳ, nói về Trung Quốc và Biển Hoa Nam (Biển Đông) tại Hội Nghị Quốc Tế về Biển Hoa Nam, Washington-DC, ngày 26-7-2018. (CSIS South China Sea Conference).

ASEAN và Trung Quốc đồng ý về Dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông

Diplomat

Tác giả: Carl Thayer

Dịch giả: Trúc Lam

27-7-2018

Ý nghĩa của thỏa thuận giữa các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đối với nội dung đàm phán trong một bản dự thảo bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông COC là gì?

Theo dự thảo có chú thích đưa ra trong thông cáo chung của Hội nghị Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 sẽ được ban hành ở Singapore vào đầu tháng tới, báo The Diplomat đã xem qua, các bộ trưởng:

Sự thật phía sau hành trình “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử”

FB Nguyễn Văn Phước

15-7-2018

Nhiều năm trước tôi đã từng được nghe đến sự kiện mà một vài người rỉ tai nhau, nói nhỏ về trận Hải chiến đẫm máu ở một đảo ngoài Trường Sa. Các em học sinh, sinh viên cũng nghe nói máu Trường Sa đã đổ nhưng không rõ đổ máu ở đâu? Do ai? Trong trường hợp nào?… những bài báo chính thống hiếm hoi, rải rác lúc đó cũng không giúp người đọc hiểu rõ sự việc vì một số bài chỉ đề cập mập mờ, cẩn trọng là do ‘Tàu lạ’, ‘Quân đội Nước ngoài’ gây ra.

Một status buồn, rất buồn…

FB Trần Đức Anh Sơn

15-7-2018

1. Mấy ngày sau khi cuốn sách “Gạc Ma. Vòng tròn bất tử” (do First News chủ biên và hợp tác với Nxb Văn học xuất bản) được phát hành, thì trên mạng xã hội và trên các phương tiện truyền thông chính thống do nhà nước kiểm soát xuất hiện một làn sóng chỉ trích cuốn sách này vì những “sai sót” trong nội dung cuốn sách.

‘Hải phận’ của VN được xác định bằng bản đồ ‘bụng bầu’?

Song Phan

30-6-2018

Có lẽ do tin vào bản đồ sai [1] đăng trên một số trang nước ngoài, kể cả từ một vài học giả nghiêm túc, chẳng hạn như trên The Econmist 21/06/2018 mà nhiều người đã chia sẻ bản đồ ‘bụng bầu’ sau:

27 Thực thể trên Biển Đông

AMTI/CSIS

Người dịch: Phan Trinh

Lời người dịch: Bài này cung cấp hình ảnh của 27 thực thể – 7 tại Quần đảo Trường Sa, 20 tại Quần đảo Hoàng Sa – gồm các đảo, đá, bãi cạn, bãi xà cừ, cồn cát đang bị Trung Quốc kiểm soát.

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*

Ai mất Biển Đông?

Project Syndicate

Tác giả: Brahma Chellaney

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm

12-6-2018

Ảnh: Feng Li/Getty Images

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã lên tiếng chống lại chiến lược “đe doạ và ép buộc” của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm việc phối trí các hoả tiển chống chiến hạm, các hoả tiển phòng không, các thiết bị gây nhiễu loạn sóng bằng điện tử, và gần đây hơn, việc hạ cánh các máy bay ném bom có vũ khí nguyên tử tại đảo Woody. Mattis cảnh báo: “đó là hậu quả của việc Trung Quốc coi thường cộng đồng quốc tế“.

Việt Nam mất định hướng ở Biển Đông

Phạm Trần

31-5-2018

Rõ ràng là Quốc hội Việt Nam, cơ quan đại diện dân và đảng Cộng sản cầm quyền đã cúi đầu khuất phục trước sức mạnh quân sự của Trung Hoa ở Biển Đông và để mặc cho lính Tầu tự do đàn áp ngư dân Việt Nam.

Ôi Cuốc Hội

Phạm Đình Trọng

27-5-2018

Việc nguy khốn của đất nước: Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ở biển Đông đã bị mất. Giặc Tàu Cộng hoàn toàn làm chủ biển Đông của lịch sử Việt Nam. Chúng bắn giết, cướp tài sản của dân Việt Nam đánh cá trên biển Việt Nam. Chúng cấm Việt Nam không được thăm dò khai thác dầu khí trên biển Việt Nam. Bằng sức mạnh quân sự và bằng ngoại giao gian dối và kẻ cả, chúng gây sức ép buộc các nước đã kí hợp đồng thăm dò khai thác dầu khí ở biển Đông với Việt Nam phải bỏ cuộc. Những đoàn tàu đánh cá của dân Tàu Cộng rầm rộ từ đảo Hải Nam, từ bờ biển Phúc Kiến được tàu chiến của chúng hộ tống tràn vào biển Đông đánh cướp hải sản của biển Việt Nam chỉ cách bờ biển Đà Nẵng chưa đến 50 cây số, khoảng 30 hải lí.

Thôi đi mấy ông Thượng tướng!

Lò Văn Củi

26-5-2018

Bảy Thọt nói với chị Tư Sồn chủ quán cà phê:

– Chị Tư hay rày thằng Bảy này là ông tướng, thôi đi ông tướng lắm nghen. Nhấm ngụm cà phê, anh gật gù: Cũng bởi cái tánh khánh tướng, tào lao mía lao, cà khịa cà khọt mà hen, đúng quá đi, chấp cái gì.

Khai thác dầu khí: Rủi ro khi tìm kiếm ở các lô dầu khí trên biển Đông

Reuters

Tác giả: James PearsonGreg Torode

Dịch giả: Trúc Lam

23-5-2018

HANOI / HONG KONG (Reuters) – Một số lô dầu nằm ngoài khơi bờ biển Việt Nam ở khu vực Biển Đông, được phân định bởi “đường chín đoạn” của Trung Quốc, cơ sở cho những tuyên bố gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với hầu hết tuyến đường biển giàu tài nguyên.

Đối phó với ADIZ của Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á phải nghĩ đến ADIZ của chính mình

FB Nguyễn Ngọc Chu

23-5-2018

Ảnh: internet

Trung Quốc đang gấp rút quân sự hoá biển Đông Nam Á. Trung Quốc sẽ thiết lập Vùng nhận dạng phòng thủ (ADIZ) tại Biển Đông Nam Á trong một tương lai rất gần. Đó là điều chắc chắn.

ÔNG RODRIGO DUTERTE ĐANG NGỦ MƠ

Khác hẳn với tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino, tổng thống Philippine đương nhiệm Rodrigo Duterte từ khi lên cầm quyền đã thể hiện là một người có tính khí thất thường. Thất thường trong phát ngôn. Thất thường trong đường lối, chính sách.

Đại cục bán nước

Phạm Đình Trọng

20-5-2018

Dân gian ta có câu: Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa để chỉ hạng người ăn chơi thì giỏi, nói năng bẻm mép thì hay nhưng làm thì dở. Quan chức nhà nước cộng sản Việt Nam không phải chỉ làm dở, làm đâu hỏng đấy mà đến lời nói cũng ngô ngọng, ngớ ngẩn. Mở mồm ra nói là bộc lộ một nền tảng văn hóa thấp kém, một nhân cách hèn mọn, một tư cách công dân thiếu vắng.

Cuộc xâm lược Biển Đông không diễn ra ở Biển Đông

Phạm Đình Trọng

7-5-2018

Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC (người chỉ tay). Ảnh: internet

NHƯ LÊ CHIÊU THỐNG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA QUÂN MÃN THANH VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM THẾ KỈ 18, NHỮNG NĂM THÁNG NÀY Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN ĐANG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA TÀU CỘNG THAM TÀN VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Tàu Cộng đã cướp biển Đông của tổ tiên ta trên công luận thế giới bằng hình vẽ lưỡi bò, lưỡi chó sói liếm cả biển Đông trên bản đồ Đại Hán.

“Ngọn cờ rũ xuống”

FB Mai Quốc Ấn

4-5-2018

Ảnh: Zing

“Ngư trường truyền thống” là tên một bộ phim tài liệu của Đài PTTH Quảng Ngãi. Bộ phim nói lên 1 điều: Giặc Tàu đã tấn công ngư dân ta trên chính ngư trường Hoàng Sa (lẫn Trường Sa)- những ngư trường chủ quyền- cũng là nơi chúng chiếm đóng bất hợp pháp.

Đất nước ta luôn “chập chờn bóng giặc” và Tổ Quốc này “bão giông từ biển” như lời thơ của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến. Bóng giặc phủ trên lịch sử Việt Nam phải tính bằng ngàn năm và bão giông từ biển bắt đầu từ ngày quần đảo Hoàng Sa thất thủ, nhiều đảo ở Trường Sa mất vào tay giặc: giặc Tàu!

Lo ăn mừng ngày “đại thắng mùa xuân” thì lấy cái cớ gì để kiện TQ ở Biển Đông?

FB Trương Nhân Tuấn

2-5-2018

Ảnh: internet

Hôm 26 tháng Tư thấy VOA có đăng bài “Trung quốc đang đẩy VN đến gần Tòa án Quốc tế?”. Bài báo nhắc lại việc TQ cho đặt các giàn ra đa “phủ sóng” ở các bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc Trường Sa cũng như một số hoạt động của TQ như cho đua thuyền buồm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Bài báo cũng nhắc lại điệp khúc của phát ngôn nhân Bộ ngoại giao rằng : các hành động của Trung Quốc “xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam”, “trái với Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Ông Hà Hoàng Hợp nhân vụ này có trả lời phỏng vấn: “Hướng duy nhất, theo tôi, là đưa ra tòa. Không có con đường nào khác cả”.

Cảnh sát biển Việt Nam đang ở đâu?

Trương Minh Ẩn

26-4-2018

Lại xảy ra một vụ cướp tàu cá Việt Nam của kẻ cướp Trung Quốc. Tàu bị cướp có số hiệu QNg 90046 TS, của ngư dân Trần Năm, ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tối 22/04, sau khi tàu cập cảng Tịnh Kỳ, ông Năm đi trình báo cơ quan chức năng, rằng ngày 20/04, khi tàu ông đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa, thì bị hai tàu Trung Quốc rượt đuổi rồi tông, sau đó kẻ cướp đập phá nát ca bin tàu và cướp tài sản, ngư cụ, gây thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.

Bàn một chút về đường chữ U 1951

Song Phan

26-4-2018

Mấy ngày nay trên các báo và trên net xôn xao vụ nhóm nghiên cứu Danling Tang (Đường Đan Linh), Yupeng Liu (Lưu Vũ Bằng), Xiaoguang Hao (Hác Hiểu Quang), Changxia Wu (Ngô Thường Hà), Sufen Wang (Vương Tố Phân ) và Yuwei Yin (Ân Vũ Uy) công bố bản đồ lưỡi bò liền nét mà họ cho là có thể giúp Tàu đòi chủ quyền ở biển Đông có cơ sở vững chắc và chính xác hơn.

“Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”

FB Trần Trung Đạo

25-4-2018

Ảnh: internet

Như hầu hết các báo và hãng tin lớn trên thế giới loan, theo nội dung bản tường trình lên Quốc Hội Mỹ, Đô Đốc Philip S Davidson, Tư lịnh các lực lượng hạm đội Hoa Kỳ (US Fleet Forces Command), thừa nhận “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát Biển Đông”.

Các công trình quân sự gồm căn cứ, cảng, phi trường do Trung Cộng xây dựng đã hoàn tất và họ chỉ cần đưa phi cơ, tàu chiến vào vùng xung đột.

Theo Đô Đốc Philip S Davidson “Một khi chiếm đóng, Trung Cộng có khả năng mở rộng ảnh hưởng thêm nhiều ngàn dặm về phía nam”, “quân đội Trung Cộng có khả năng sử dụng các căn cứ này để thách thức sự hiện diện của Mỹ trong khu vực và đánh bại dễ dàng lực lượng quân sự của các phe tranh chấp Biển Đông”, “Nói tóm lại, Trung Cộng kiểm soát mọi tình huống ngoại trừ chiến tranh với Mỹ”.

Trường Sa!

FB Ngô Nguyệt Hữu

12-4-2018

Ảnh: internet

Phải đến Trường Sa, qua đảo chìm đảo nổi, qua con sóng lắc lư thân tàu, qua cái nắng cháy da cái nước biển đọng muối trên cánh tay, mới thương tha thiết biển đảo quê mình.

Thương Song Tử Tây bời bời gió, thương lá cây tra, thương hoa phong ba, thương trái bàng vuông. Thương cả mẩu san hô bé xíu đang bồi đắp cho đảo.

Qua Đá Nam, Đá Thị, Phan Vinh… thương những toà nhà màu vàng đậm sững sững giữa biển khơi. Thương cái màu xanh trong quanh đảo mà mấy anh hải quân gọi là hồ. Thương con ốc nhảy, thương con cá bò, con tôm hùm. Thương cả cây cầu nối liền hòn đảo nhỏ này hòn đảo nhỏ kia. Thương cái thè lưỡi của mấy con chó theo chiến sĩ canh gác.