Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Đừng đùa với bản năng sinh tồn của một dân tộc!

FB Trần Thị Hoàng Trúc

3-8-2018

Nhiều bạn bè thân, cả trong lẫn ngoài giới văn chương, đều thắc mắc tại sao thời gian gần đây, tài văn chương thi phú của tôi khởi sắc mạnh mẽ, đột phá hơn trước rất nhiều, viết được nhiều bài văn sâu sắc thâm thúy, nhiều bài thơ yêu nước có sức lay động lòng người…

Qua Nguyễn Chí Vịnh so sánh nhận thức về ‘đối ngoại quốc phòng’

Blog VOA

Trân Văn

9-3-2022

Tướng Vịnh năm 2009. Nguồn: Bộ Quốc phòng VN

Đã có rất nhiều người phân tích, bình luận về phát biểu của ông Thượng tướng mới nghỉ hưu hồi cuối năm ngoái và tất nhiên, bên cạnh những người đồng tình, có nhiều người không tán thành…

Loạt bài Trịnh Vĩnh Bình – Kỳ 1: Đi theo tiếng gọi ‘Về nước đầu tư’

VOA

Khánh An

16-8-2017

Trịnh Vĩnh Bình. Nguồn: VOA

Trước năm 1975, gia đình ông Trịnh Vĩnh Bình có một cửa hàng bán sỉ vải ở Thương xá Châu Hải Thành, quận 6, Sài Gòn. Gia đình ông còn làm thêm nghề nuôi tằm, dệt vải.

Năm 1976, ông cùng vợ, 3 con và vài anh em vượt biên ra nước ngoài. Sống tại trại tạm cư Songkhla, Thái Lan, hơn 4 tháng thì gia đình được sắp xếp đi định cư theo diện tị nạn tại Hà Lan.

Năm ấy, ông Bình 29 tuổi.

Từ phòng vệ – ứng cứu thiên tai, nhìn chuẩn bị – trấn áp biểu tình

Blog VOA

Trân Văn

19-10-2020

Mưa to kéo dài nhiều ngày, lũ lớn, lụt nặng, sạt lở xảy ra tại nhiều nơi ở Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, cho thấy cả nhận thức lẫn khả năng hành động trong phòng vệ – ứng cứu thiên tai của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ở Việt Nam vừa tắc trách, vừa tàn nhẫn!

Khinh luật trắng trợn, bán nước nghĩa đen

Mai Quốc Ấn

20-9-2019

Giám đốc Sở TNMT TP.Đà Nẵng khẳng định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người Trung Quốc với 21 lô đất dọc sân bay Nước Mặn (Đà Nẵng) hoàn toàn đúng quy định của pháp luật.

Chiến tranh đã lan đến Crimea

Economist

Cù Tuấn, biên dịch

26-9-2023

Tóm tắt: Tấn công chậm rãi nhưng có phương pháp, Ukraine đang làm suy yếu hỏa lực của Nga trên bán đảo này

“Kiếp Người” và thực hư một lãnh đạo báo chí lạm dụng tình dục nữ cộng tác viên (Kỳ 2)

Tuy Hòa

8-8-2018

Tiếp theo kỳ 1

Kỳ 2: Vì năm người phụ nữ, mà tha thứ một gã đàn ông đồi bại?

Nhân vật Đỗ Mão lập thành tích ngủ với gái rồi tống gái vào tù, có gốc gác như thế nào? Trong tiểu thuyết “Kiếp người”, Thanh Hữu cho biết: “Khi đưa thằng Mão từ nhà xuất bản về báo An Ninh toàn cầu, nó mới chỉ là thằng lính trơn. Và chưa đầy 4 năm sau nó lên ba chức: phó ban, trưởng ban và hiện tham gia trong Ban biên tập. Thằng Mão kém hắn đến 6 tuổi, mà bây giờ đã được đeo cấp hàm đại tá, tức là ngang với hắn…”. Tháo gỡ scandal cho đại tá Đỗ Mão, cũng là mở đường cho Thanh Hữu lên Tướng.

Lê Minh Tấn – ví dụ cho ‘dân chủ, chặt chẽ’ trong quy hoạch nhân sự

Blog VOA

Trân Văn

17-3-2022

Ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thành Hồ. Nguồn: Báo LĐ

Bài 2: Công ty VN Pharma trúng thầu khủng ở các bệnh viện như thế nào?

Kimteho

8-1-2016

Biệt thự ông Hùng mua tại 177/1 Nguyễn Văn Hưởng tặng bà Kim Tiến giờ mang tên ông Hoàng Quốc Cường (con trai bà Tiến). Ảnh: Kimteho

Tiếp theo Bài 1: Đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Y tế liên quan đến VN Pharma

Sau khi ông Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc VN Pharma mua tặng cho gia đình bà Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến căn biệt thự rộng 500 m2 (trị giá 60 tỉ đồng, đứng tên ông Hoàng Quốc Cường, con trai bà Tiến, ngay liền kề phía sau với căn biệt thự số 177 Nguyễn Văn Hưởng nơi gia đình bà Nguyễn Thị Kim Tiến đang sinh sống), Công ty VN Pharma đã nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của gia đình bà Bộ trưởng.

Úc sẽ được hưởng lợi nếu cơn điên của người Mỹ thuyên giảm

Sydney Morning Herald

Tác giả: Michael Fullilove

Dịch giả: Phạm Quang Tuấn

26-10-2020

Trong hầu hết các năm bầu cử tổng thống Hoa Kỳ – ví dụ, Clinton-Bush năm 1992, Bush-Gore năm 2000, hoặc Obama-Romney năm 2012 – ta có thể tranh luận đàng hoàng về việc ứng cử viên nào tốt hơn cho Úc. Năm 2020 thì không vậy.

Người Việt trẻ và phong trào tuần hành khí hậu

Blog RFA

Nguyễn Trang Nhung

24-9-2019

Tuần hành khí hậu ngày 22/9 tại Sài Gòn. Nguồn: FB Hong Hoang

Vậy là Climate Strike đã “đến” Việt Nam. Và tuần hành khí hậu đầu tiên đã diễn ra vào Chủ Nhật vừa qua, 22/9, tại Sài Gòn.

Cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng: Tôi bị công an bắt cóc, tra tấn và bức cung

RFA

7-10-2023

Cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Nguyễn Viết Dũng, người vừa mãn hạn tù sáu năm vào cuối tháng trước, nói ông bị công an bắt cóc, tra tấn và bức cung trong thời gian tạm giam để điều tra về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999.

Tôi “liên lụy” Bùi Tín

FB Phạm Xuân Nguyên

12-8-2018

Nhân ông Bùi Tín mất (1927 – 2018) tôi nhớ lại chuyện này. Tôi không gặp ông trong đời. Nhưng cuốn sách “60 ngày ở Sài Gòn” ông viết (với bút danh Thành Tín) về thời gian tham gia ủy ban quân sự liên hợp bốn bên sau hiệp định Paris 1973, tôi đã đọc từ hồi học phổ thông. Tôi cũng đã đọc các cuốn “Mặt thật”, “Hoa xuyên tuyết” ông viết khi đã đi khỏi nước. Sau ngày ông sang Pháp và quyết định ở lại làm một “dissident” (người ly khai, bất đồng chính kiến) ông đã có nhiều bài viết và bài trả lời phỏng vấn trên các báo chí hải ngoại. Và một trong những bài đó đã khiến tôi bị “liên lụy”.

Gia tăng ‘cơ cấu lại DNNN’ sẽ mất thêm bao nhiêu tỉ nữa?

Blog VOA

Trân Văn

25-3-2022

Thực tế hoạt động của DNNN tại Việt Nam chứng minh, xây dựng CNXH ở Việt Nam đã và vẫn còn là tiến trình không những hết sức tốn kém máu xương, nước mắt, mồ hôi mà còn vắt kiệt nội lực quốc gia. Nguồn: VOA

Cục độc dược: Nhập chất độc thật / thuốc trị bệnh giả

FB Trương Hữu Danh

25-8-2017

Ts Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ y tế kiêm nhiệm Cục trưởng Cục quản lý dược. Nguồn: CAND

Dư luận mấy ngày qua sôi sục chuyện một số cán bộ ngành y chia chác trên thân xác bệnh nhân K.

Đầu dây mối nhợ đều dính tới Cục Dược. Đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập khẩu thuốc giả chính là Cục Quản lý dược.

Cách đây 7 năm, 8 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở phía Nam đã cùng ký đơn tố cáo cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) Trương Quốc Cường để gửi lên các cơ quan chức năng.

Tám doanh nghiệp ký tên trong đơn là: Công ty Imexpharm, Công ty Agimexpharm, Công ty S.Pharm, Công ty Minh Hải, Công ty Tipharco, Công ty liên doanh Stada – Việt Nam, Công ty Pymepharco và Công ty Dược phẩm Khánh Hòa.

Không thể dùng lòng tốt hết năm này đến năm khác để khắc phục bão lũ, sạt lở

Báo Sạch

Nguyễn Lân Hiếu

3-11-2020

Ông Nguyễn Lân Hiếu, ĐBQH tỉnh An Giang. Ảnh: VTV

Những ngày qua và có thể là ngay ngày mai chúng ta đã, đang và sẽ chứng kiến sự tàn phá khủng khiếp của những cơn bão tràn vào Việt Nam. Bão thì năm nào cũng có nhưng tại sao bão năm nay lại cứ nặng nề hơn năm trước, mức nước lụt trên tường nhà mỗi đợt bão về lại ngày càng cao hơn.

Dấu ấn anh Sáu

Trương Châu Hữu Danh

29-9-2019

Anh Sáu ở đây là anh Phan Văn Sáu – Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, địa phương chi tiền tỷ ra lắp camera ở nhà anh và 15 thuộc cấp.

Anh Sáu, nổi tiếng là hiền lành đến mức không làm mích lòng bất kỳ một ai. Ai cũng nhận xét anh là lúc nào cũng cười cười, gật gật. Hồi anh làm Tổng Thanh tra Chính phủ, cấp dưới đi thanh tra đất đai công sản tại Nghệ An và Khánh Hòa, thanh mãi thanh miết từ cuối 2015 đến nay, không có kết luận. Họp chỉ đạo xử lý vụ AVG, anh cũng không muốn làm mích lòng ai với câu nói bất hủ “Toàn đồng đội cả nên không biết xử lý thế nào”.

Vụ bán Cảng Quy Nhơn, giao anh thanh tra cũng không đâu vào đâu…

Anh không dám làm buồn ai, lại thương lính. Như anh Nguyễn Minh Mẫn, cả cơ quan ai cũng biết là ai, nhưng qua tay anh Sáu, thì được giao chức Quyền Vụ trưởng Vụ 3, chuyên thanh tra lĩnh vực văn hóa. Kết quả (tra gu gồ).

Cũng may, anh ở TTCP chỉ từ 4/2016 đến 10/2017 thì chạy về địa phương. Anh xin thôi nhiệm vì lý do sức khỏe anh yếu, gia đình khó khăn.

Trước khi về TTCP, anh làm Bí thư An Giang, anh cũng hiền khô. Thời đó, buôn lậu tung hoành. Còn gian thương ngành cá tra hại dân vô kể. Anh chưa kịp đóng góp gì cho địa phương thì được ra TTCP.

Rồi anh về Sóc Trăng, anh hiền nổi tiếng. Cấp dưới hết lấy ngân sách làm mấy cái lò đốt rác phun toàn khí Dioxin đến làm lò thiêu xác chưa xài đã sập, anh ngần ngừ mãi không xử sợ lính tâm tư.

Thời của anh, Trịnh Sướng bán xăng giả tung hoành cả tỉnh; đại gia bánh pía thì đòi xử nhà báo… bát nháo vô cùng. Gặp mấy tay tham mưu lắp camera, anh cũng cho lắp luôn, dù đó là ngân sách Đảng.

Thiệt ra, nếu đã xin từ nhiệm Tổng Thanh tra Chính phủ vì sức khỏe, gia đình khó khăn thì anh cũng đừng nên gồng mình về Sóc Trăng làm Bí thư tiếp. Khổ thân anh, mà khổ cho dân. Thời của anh, rất nhiều người gặp anh đều nhận xét: Ổng hiền dữ lắm.

Đỗ Nam Cao không hề thấp (Kỳ 2)

Nguyễn Thông

14-10-2023

Tiếp theo kỳ 1

Thật đáng khen Hội Nhà văn TP.HCM và tạp chí Văn hiến đã tổ chức trang trọng, quy mô chương trình tưởng nhớ thi sĩ Đỗ Nam Cao. Giống như một lễ tưởng niệm thành kính con người thơ rất thơ mà rất đời ấy sau 12 năm bác Đỗ vào cõi vô cùng.

TS Nguyễn Hữu Động: chuyên gia LHQ về hoạt động bầu cử

Diễn Đàn

16-8-2018

TS Nguyễn Hữu Động. Ảnh: internet

Giải thưởng quốc tế về hoạt động bầu cử cho một người Việt

Tổ chức Quốc tế các Hệ thống Bầu cử (viết tắt theo tiếng Anh là IFES, International Foundation for Electoral Systems) vừa công bố quyết định trao giải thưởng Joe. C. Baxter 2018 cho Tiến sĩ Nguyễn Hữu Động, nhà tổ chức và quản lý xuất sắc nhiều cuộc bầu cử mà Liên hiệp quốc tổ chức trên khắp thế giới, thúc đẩy nền dân chủ trên khắp các châu lục. Lễ trao giải chính thức sẽ diễn ra ngày 13/9/2018 tại Điện Capitol, Washington D.C.

Một bài viết độc hại

Thái Hạo

5-4-2022

Cô Tạ Mai Hương, giáo viên Ngữ văn trường THCS Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội, chụp chung với học sinh trước cổng trường. Nguồn: AFamily

Liên quan đến những cái chết của các em học sinh trong mấy ngày qua, trên MXH xuất hiện một bài viết của nick Tạ Mai Hương, là một cô giáo. Bài viết được có nhiều nghìn lượt like, comment và chia sẻ. Tuy nhiên nội dung của nó thì quá độc hại, xin lần lượt điểm qua các ý trong bài.

Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?

RFI

Mai Vân

30-8-2017

Ảnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017. Ảnh: Reuters

Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Anh hùng và thể chế

Trịnh Hữu Long

14-11-2020

Điều hay nhất, đáng chú ý nhất trong cuộc bầu cử Mỹ vừa qua là thể chế Mỹ đã chứng tỏ sự vững chãi, đáng tin cậy của nó trước làn sóng sùng bái cá nhân.

Bài báo bị gỡ: Tận diệt núi rừng – biển sâu là phá hoại tài nguyên quốc gia!

LTS: Bài báo “Tận diệt núi rừng – biển sâu là phá hoại tài nguyên quốc gia!” của LS Trương Anh Tú, thuộc Đoàn Luật sư Hà Nội, đã được trang Kinh tế Môi trường đăng trên mạng vào sáng 2/10/2019, nhưng đến chiều 3/10/2019 thì bài báo đã bị gỡ bỏ. Kể cả các trang báo “lề phải” khác đăng lại, cũng đều bị gỡ sạch.

Não nề hiện trạng ‘Đảo Ngọc’ Phú Quốc

Blog VOA

Trân Văn

19-10-2023

Phú Quốc, hình chụp năm 2020. Nguồn: Reuters

Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực, từ chối đổi ‘nhận tội’ lấy ‘đặc xá’

VOA

20-8-2018

Ông Trần Huỳnh Duy Thức tại một phiên tòa cách đây 8 năm. Ảnh: VOA/ EPA

Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực mười ngày từ 14 đến 23/8 để phản đối sự hạn chế mới về thư tín cũng như sức ép từ nhà chức trách buộc ông phải nhận tội, ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai của ông Thức, cho VOA biết hôm 20/8.

Ông Tân cho hay ông và vợ của ông Thức hôm 18/8 đã đến một trại giam ở Nghệ An để thăm tù nhân lương tâm đang thi hành án 16 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Tính từ khi bị bắt, đến nay ông Thức đã bị giam hơn 9 năm.

Trong cuộc thăm mới đây, quan sát thấy sức khỏe ông Thức yếu khác thường, qua gặng hỏi, em trai và vợ ông Thức mới được nghe người tù 52 tuổi cho biết ở thời điểm đó ông đang tuyệt thực vào ngày thứ năm.

Ông Tân nói với VOA rằng một trong những lý do ông Thức có hành động quyết liệt này là từ sau tháng 6, trại giam có đội trưởng giáo dục mới, tên là Trần Duy Phong, và người này đã gây nhiều khó khăn cho ông Thức “trong mọi vấn đề”, nhất là việc gửi thư tín ra ngoài.

Theo hạn định mới, một tháng tù nhân Trần Huỳnh Duy Thức chỉ được gửi ra 2 lá thư, mỗi lá thư chỉ được gửi đến 1 người, ít hơn nhiều so với trước. Bên cạnh đó, ông cũng không được gửi người thân, bạn bè các tác phẩm nhạc, thơ, văn của ông như trước nữa.

Ngoài việc phản đối các hạn chế nêu trên, ông Thức có lý do lớn hơn để tuyệt thực. Người em trai của ông nói cụ thể với VOA:

“Anh nói anh tuyệt thực lần này thì anh yêu cầu nhà nước thượng tôn pháp luật, yêu cầu trả tự do và miễn hoàn toàn án còn lại cho tất cả những người phạm tội chuẩn bị hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể là Khoản 3 Điều 109”.

Hồi cuối tháng 4, gia đình ông Thức đã làm việc cùng một luật sư để gửi đơn đến Chủ tịch nước Việt Nam, thủ tướng và một số nhà chức trách liên quan, đề nghị họ xem xét việc đặc xá cho tù nhân lương tâm này chiểu theo các điều khoản của luật hình sự mới.

Trong một cuộc phỏng vấn hồi cuối tháng 5, luật sư Ngô Ngọc Trai, người tư vấn pháp lý cho gia đình ông Thức, cho VOA biết nỗ lực mới đây xin đặc xá cho ông dựa trên cơ sở là sự thay đổi về luật pháp được xem là “có lợi” cho ông Thức.

Bộ luật Hình sự mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày đầu năm 2018, có điểm thay đổi trong điều luật về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Một khoản bổ sung của điều luật nói về “chuẩn bị phạm tội” với mức hình phạt 1 đến 5 năm tù, nhẹ hơn rất nhiều so với hành vi phạm tội.

Theo luật sư Trai, nếu căn cứ vào luật mới, toàn bộ hành vi của ông Thức chỉ có thể bị quy là “chuẩn bị phạm tội” và Nhóm nghiên cứu Chấn do ông Thức lập ra “không hẳn là một tổ chức chính trị để lật đổ chính quyền”.

Từ những lập luận này, vị luật sư nói với VOA rằng bản án nặng hồi năm 2010 dành cho ông “rất cần được xem xét lại”.

Sau cuộc thăm hôm 18/8 vừa qua, ông Trần Huy Duy Tân nói cá nhân ông nhận thấy anh trai mình đang bị nhà chức trách ép buộc phải nhận tội mới được đặc xá. Nhưng ở phía ông Trần Huỳnh Duy Thức, tù nhân này cương quyết không nhận tội. Ông Tân cho biết thêm:

“Trong buổi thăm gặp, anh nhắc lại rất nhiều lần anh không chấp nhận ký nhận tội để được đặc xá. Không bao giờ anh chấp nhận như vậy vì đơn giản là anh không có tội. Anh khẳng định rằng cho dù anh có phải ở hết án của anh đi nữa, hoặc là có rục xương trong tù, anh cũng không bao giờ chấp nhận việc đặc xá như vậy”.

Cho đến ngày 6/8, theo các văn bản phúc đáp từ Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của Việt Nam gửi đến luật sư Ngô Ngọc Trai và được ông công bố qua Facebook cá nhân, các cơ quan này nói hiện nay nhà nước “chưa có chủ trương đặc xá” năm 2018 nên “không có căn cứ để xem xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân Trần Huỳnh Duy Thức”.

Trong cuộc phỏng vấn với VOA hôm 20/8, ông Trần Huỳnh Duy Tân nói gia đình ông hết sức lo lắng và bức xúc về tình hình sức khỏe rất yếu của ông Thức.

Theo lời ông Tân, ông Thức nhấn mạnh rằng đến hết ngày 23/8, nếu nhà tù vẫn còn gây khó khăn, ông sẽ tiếp tục tuyệt thực.

Đại diện của gia đình ông Thức nói họ yêu cầu nhà tù chấm dứt hành hạ ông và quan trọng hơn là chính quyền Việt Nam cần thực hiện điều luật phù hợp trong Bộ luật Hình sự mới để trả tự do cho ông Thức ngay.

47 năm sau và tháng tư vẫn thế: Xảo trá, trâng tráo…

Blog VOA

Trân Văn

13-4-2022

Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Tờ Công an nhân dân (CAND) – cơ quan ngôn luận của Bộ Công an Việt Nam – vừa đăng “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” (*). Nếu dành thời gian đọc bài viết vừa đề cập, có lẽ sẽ không ít người ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam tiếp tục thở dài vì 47 năm sau ngày “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, cả nhận thức lẫn giọng điệu của “ta” qua hệ thống truyền thông chính thức vẫn thế: Vẫn xảo trá và trâng tráo!

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” là một chuỗi nhiều mâu thuẫn khó tin đến mức tội nghiệp vừa vì ngụy biện, vừa vì kém cỏi!

Tại sao đã thừa nhận… cộng đồng người Việt định cư và hội nhập ổn định ở nước ngoài, mỗi khi thiên tai, địch họa đe dọa cuộc sống và vận mệnh của tổ quốc, lập tức muôn người như một, kết thành khối vững chắc, sẵn sàng cống hiến công sức, xả thân vì lòng tự trọng, tự tôn dân tộc, vì vận mệnh của tổ quốc và cuộc sống của đồng bào mình,… mà còn mỉa mai… một số người lầm lạc, chĩa súng vào đồng bào, gây nên nhiều tội ác, lại chọn cho mình con đường rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của mình để tiếp tục mưu lợi cá nhân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc?

Nếu không có hàng trăm trại cải tạo sau 30/4/1975, không có tịch biên nhà cửa – sản nghiệp, không chia các thành phần trong xã hội thành “bốn nhóm, 21 đối tượng”, tước bỏ cả cơ hội học hành, nghề nghiệp của con cái những người thuộc “nhóm bốn”, lẫn sinh kế của nhiều giới tại miền Nam Việt Nam thì những người ở phía bên kia chiến tuyến, bao gồm cả cựu viên chức, cựu quân nhân và thường dân Việt Nam Cộng hòa có “rời bỏ quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của họ” không?

Đúng là “chiến tranh đã đi qua”, thậm chí đã “đi qua” rất lâu, chỉ vài năm nữa là tròn nửa thế kỷ nhưng vết thương chưa ‘liền da’ và quê hương chưa “hòa làm một” vì nhận thức và giọng điệu xấc xược, đểu cáng vẫn là chủ đạo như “Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người”. Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “sử dụng lá phiếu cử tri buộc một số vị dân biểu nơi họ cư trú lên tiếng tạo sức ép với chính quyền các nước” về đối sách với Việt Nam, còn những người Việt Nam đang sống trên quê hương của chính họ lại không được dùng “thủ đoạn” như vậy?

Vì sao xứ sở mà “những người lầm lạc” định cư cho phép họ “lợi dụng mạng Internet để lập ra nhiều trang mạng, diễn đàn lấy danh nghĩa yêu nước” để bày ra đủ loại hình ảnh, thông tin, ý kiến mà “ta” khẳng định là “bóp méo sự thật, tuyên truyền xuyên tạc các chủ trương, đường lối chính sách” nhưng “ta” lại ban hành Luật An ninh mạng, nghiêm cấm dân ta làm như vậy? Vì sao những “Nhân dân”, “Quân đội nhân dân”, “Công an nhân dân” chỉ cung cấp… “sự thật” nhưng chẳng có bao nhiêu người đếm xỉa? Cứ cho là “sự thật” bị “bóp méo” sao “ta” không “vo cho tròn”? Ví dụ vì sao CAND không công bố “sự thật” liên quan đến sự kiện ông Tô Lâm và thuộc cấp thưởng thức “bò dát vàng”?

***

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” trên CAND đề cập đến cuộc sống của những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… kèm một số thông tin nhặt nhạnh hoặc từ tâm sự của chính họ, hoặc từ mạng xã hội để cho rằng họ… “vỡ mộng” nơi xứ người và tiên đoán đó là… “đoạn đầu của con đường không tương lai của những kẻ phản bội đất nước, dân tộc để cầu vinh”!

Cần lưu ý, những Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Hải (blogger Điếu Cày), Tạ Phong Tần,… đều đã từng bị hệ thống chính trị, hệ thống công quyền, hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam cáo buộc là tội phạm “đặc biệt nguy hiểm” đã “xâm hại an ninh quốc gia”. Vì sao những Đài, Hà, Quỳnh, Hải, Tần đều đã bị phạt tù và đều xuất ngoại khi đang chấp hành hình phạt tù. Có gì quan trọng hơn sự nghiêm minh của công lý, sự đúng đắn của hệ thống tư pháp, thể diện của quốc gia? Tại sao đảng, nhà nước, chính phủ “ta” bấp chấp tất cả để giao họ cho “ngoại bang”. Cứ cho là họ… “cầu vinh” còn “ta”… “cầu” gì mà… bất chấp mọi thứ?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” ấu trĩ tới mức tự thóa mạ như thế này: Đối với chủ quyền quốc gia và nền độc lập dân tộc, lòng yêu nước mãnh liệt chính là nền tảng vững chắc nhất để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, giang sơn cha ông để lại. Giá trị đó không thể là điểm tựa để dung túng, kích động tinh thần dân tộc cực đoan, đề cao bá quyền, đe dọa sử dụng bạo lực và bất chấp thủ đoạn gian dối, hèn hạ, bất chấp đạo lý và luật pháp của văn minh nhân loại, cốt tranh đoạt trắng trợn và phi pháp lãnh thổ của người khác. Ðiều này đã và phải tiếp tục trở thành yêu cầu của lương tri, của đạo đức không chỉ với Việt Nam mà với mọi quốc gia – dân tộc khác trên thế giới

Nếu điều vừa kể đúng là nhận thức của “ta”, tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn lên án Nga xâm lược Ukraine? Tại sao “ta” bỏ “phiếu trắng” khi cộng đồng quốc tế muốn nhấn mạnh yêu cầu phải bảo vệ thưởng dân? Tại sao “ta” bỏ “phiếu chống” khi cộng đồng quốc tế muốn loại bỏ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc? Nếu điều vừa kể chỉ là nhận thức của tờ CAND, tại sao CAND không góp ý với đảng, nhà nước, chính phủ mà nhắm vào “những người lầm lạc”?

Tháng tư, nghĩ về những ‘giấc mộng tan vỡ’ nơi xứ người” còn một số những điều ngớ ngẩn khác. Chẳng hạn khi kể về hoàn cảnh của Lê Thu Hà, CAND cho biết, cô sống ở “thị trấn Bad Naheim, bang Hawai, Đức”. Đức chỉ có Bad Nauheim, một thị trấn thuộc khu vực Wetteraukreis ở tiểu bang Hesse. Còn “Hawai” (viết đúng phải là Hawaii) là một trong 50 tiểu bang ở Mỹ. Đã là CAND thì từ người viết đến tòa soạn muốn viết sao cũng được, muốn nói gì cũng được và đặc biệt là không cần tri thức, không cần suy nghĩ?

Chú thích

(*) https://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/thang-tu-nghi-ve-nhung-giac-mong-tan-vo-noi-xu-nguoi-i649860/

Xin thưa, chúng nó “ăn bạo” lắm!

Mạnh Kim

4-9-2017

Ảnh chụp báo Tuổi Trẻ của tác giả.

Báo Tuổi Trẻ ngày 3-9-2017 cho biết, “Trong một năm qua, TP.HCM có một vụ tham nhũng được phát hiện qua kiểm tra, giám sát nội bộ, là vụ việc liên quan đến cán bộ Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP”. Báo nói rõ: “UBND TP.HCM vừa có báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng từ 1-8-2016 đến 31-7-2017. Theo đó, qua kiểm tra, giám sát nội bộ đã phát hiện, chuyển công an TP điều tra xử lý 1 vụ việc”.

Thành phố vệ tinh: Dập dìu đại gia bán đất, bán nhà, bán tháo cả tương lai

Đoàn Kiên Giang

21-11-2020

Người và gia súc tại khu vực ngập nước Thủ Thiêm – quận 2. Ảnh: Hữu Khoa

TP.HCM đang rục rịch xây chính quyền đô thị, điểm nhấn là làm “Thành phố trong Thành phố”.

Vài ý kiến với học giả VN về vùng biển Tư Chính…

Trương Nhân Tuấn

7-10-2019

Xưa nay ý kiến của tôi về các vấn đề biên giới lịch sử, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo… luôn “ngược dòng chảy” với ý kiến “chính thống”, thậm chí trái ngược với ý kiến của phần lớn học giả, nhà nghiên cứu trong nước. Có lẽ là vì tôi “biết cái gì thì viết cái nấy” và “biết tới đâu thì viết tới đó”. Vừa phi chính thống vừa phản hàn lâm. Tôi viết không nhằm “câu like”, không nhằm thỏa mãn thị hiếu độc giả hay để làm “vừa lòng” lãnh đạo nhà nước…

Nhân vật chính của thời đại

Chu Mộng Long

24-10-2023

Không chỉ một mà có nhiều nhà văn đang than thở: Truyện mình viết ra ít người đọc. Là họ nói truyện đăng FB. Suy rộng ra nếu in sách thì cũng vậy thôi. Thậm chí còn ít người đọc hơn. Ngay cả cho, tặng, chưa chắc người được cho, tặng đã đọc.