Đòi lại tiền dân

Vũ Kim Hạnh

20-12-2019

Ảnh: internet

Mình đang ở Hà Nội. Có anh bạn gửi cho tấm ảnh này, đố mình tiền thật hay giả. Mình trả lời. “Tui là người Bắc nói giọng Nam, tui không lừa gạt bà con đâu”. Xe chở tiền đó là tiền thật đó, không phải tiền “âm phủ” (thực sự thì bố mình người Ninh Bình, má người Long An, mình sinh ra và sống ở Saigon nên toàn nói tiếng Nam). Sao mình nghĩ là tiền thật?

Tiền này đích thị là tiền chở đi giao đúng địa chỉ cần “Khắc phục hậu quả” đó. Gia đình đó được tòa cho chỉ có một ngày hôm nay. Tính nát óc rồi, con gái không nhận là ông bố đưa 3 triệu ông Tơn, để sau khi bố ra tòa thì trích 3/4 khắc phục hậu quả cho vẹn cả đôi ba đường: Bố khỏi tiêm thuốc, nhà nước lượm lại được tiền rơi vãi mà con gái vừa chính thức giữ lại được 750 ngàn ông Tơn và còn được giang hồ khen là “sống hành động đúng pháp luật”, khoản c điều 40 luật HS 2015.

Vai trò ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG

Trần Quang Vũ

20-12-2019

Phải xem xét các tình tiết này sẽ thấy vai trò của ông Nguyễn Tấn Dũng trong vụ án AVG.

Điện than?

Việt Lê

20-12-2019

Nhà máy điện than trong khu vực: Vàng là đang vận hành; cam là đang xây mới; trắng là đóng cửa. Ảnh: internet

Gần đây người Việt mới biết đến sương khói quang hóa hay smog. Đặc biệt ở Hà Nội smog được ghi nhận từ hơn 10 năm trước. Smog là chữ kết hợp của Smoke (khói) và Fog (sương).

Smog do khí thải ô nhiễm gặp sương mù và sức nóng mặt trời, gây ra những phản ứng hóa học tạo thành những khí mới độc hại cho cơ thể, ví dụ như nitrogen dioxide (NO2). Cộng hưởng với thời tiết và địa hình của khu vực, smog trở nên nguy hiểm hơn. Rõ nhất là hai thành phố Bắc Kinh và Los Angeles nằm lọt giữa địa hình cái tô, có núi chung quanh. Khi không đủ gió để làm loãng ô nhiễm trong không khí, khí ô nhiễm bị tích lại lâu ngày, khiến đây là hai nơi thường xuyên bị smog nhất.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đừng sợ!

Lê Xuân Thọ

19-12-2019

Chiều nay 19.12, trong lúc họp với các bộ ngành, địa phương về ô nhiễm không khí, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã mời báo chí ra ngoài, vì sợ ảnh hưởng đến tâm lý đại biểu.

Ngâm cứu hay cần cấp cứu?

Vũ Kim Hạnh

19-12-2019

Ảnh: internet

Trong tuần vừa qua, đặc biệt trong các ngày 12-13/12, Hà Nội đã có thời điểm đứng đầu bảng xếp hạng của Air Visual về nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí, với màu nâu – mức vô cùng độc hại cho sức khỏe. Đỉnh điểm là vào khoảng 06:15 sáng 13/12, nồng độ PM 2.5 tại Hà Nội là 361, đạt đỉnh ô nhiễm cao nhất toàn cầu. Chính quyền Hà Nội mới đây đưa ra 12 nguồn phát thải.

Cuộc chiến “lưỡi bò”

Tạ Duy Anh

19-12-2019

(Đăng trong Viết & Đọc Mùa Đông 2019)

Trước khi bàn vào chuyện chính, tôi muốn chúng ta phải xác định với nhau một lần nữa và không bao giờ là lần cuối cùng rằng, Trung Quốc mới thực sự là mối bận tâm lớn nhất của người Việt, từ cổ sử cho đến muôn đời. Người Pháp, người Nhật và sau cùng là người Mỹ, chỉ là những yếu tố ngẫu nhiên làm gián đoạn mối bận tâm chính yếu đó, xét trên suốt hành trình hàng ngàn năm là không đáng kể cho dù nó cũng đã làm thay đổi số phận của dân tộc. Chính các cường quốc phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã giúp người Việt tạm thời quên đi những đau thương do Trung Quốc gây ra.

Giải quyết sự kỳ lạ

Mai Quốc Ấn

19-12-2019

Ảnh: internet

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là một chính khách kỳ lạ!

Ông ta mời phóng viên báo đài đến tham dự buổi họp về các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Họ đến, ông ta mời họ ra ngoài.

Các phóng viên báo đài ở thủ đô cũng thật kỳ lạ!

Chưa thấy ai áp dụng Luật Báo chí và Luật tiếp cận thông tin cả. Hoàn toàn có thể tố cáo các hành vi che giấu thông tin dạng không mật mà cộng đồng quan tâm.

Nhân dân cũng vô cùng kỳ lạ!

Về câu chuyện Trung Quốc “Xâm lược” Việt Nam vào thế kỷ XIX

Lê Nguyễn

19-12-2019

Lễ ký hòa ước Quý Mùi 25.8.1883 giữa Việt và Pháp. Ảnh: internet

Nhiều ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền câu hỏi (đố) đại ý như sau: “Trước thế kỷ 20, cuộc xâm lược cuối cùng của Trung Quốc vào Việt Nam là cuộc xâm lược nào? Ai là tổng chỉ huy của quân đội Trung Quốc? Ai là người đánh bại đội quân xâm lược đó?”

Người đặt ra câu đố cố sử dụng hai từ “xâm lược” với dụng ý để cho người nghe liên tưởng đến những cuộc xâm lược có qui mô lớn, có kế hoạch hẳn hoi của quân Nguyên Mông vào thế kỷ XIII, quân nhà Minh vào thế kỷ XV, quân nhà Thanh vào thế kỷ XVIII, cuối cùng hả hê tiết lộ rằng cuộc “xâm lược” đó là cuộc xung đột Pháp-Thanh xảy ra vào giữa thập niên 1880, dẫn đến việc ký kết hòa ước Thiên Tân ngày 9.6.1885.

Một cách nhìn khác về Mikhail Gorbachev

Trần Trung Đạo

19-12-2019

Mikhail Gorbachev. Ảnh: internet

Lúc bảy giờ tối ngày 25 tháng 12, 1991, Chủ tịch Liên Sô Mikhail S. Gorbachev bắt đầu diễn văn truyền hình của ông bằng câu sau đây trích trong hồi ký của ông, Memoirs, Mikhail Gorbachev: “Nhân dân thân mến. Như kết quả của tình trạng mới vừa được hình thành với sự ra đời của Khối Thịnh Vượng Chung các Quốc Gia Độc Lập, tôi ngưng các hoạt động của tôi trong cương vị chủ tịch Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết. Tôi quyết định như vậy dựa trên cơ sở nguyên tắc. Tôi cương quyết ủng hộ nền độc lập, quyền tự quyết, vì chủ quyền của các nước cộng hòa, nhưng cùng lúc bảo vệ nhà nước liên bang, sự đoàn kết của quốc gia.”

Không quan tâm đến chính trị, chỉ thích bóng đá

Nguyễn Thọ

19-12-2019

Mezut Özil (trái) và Tony Kroos tại giải vô địch 2014. Ảnh: internet

Tuần vừa rồi, Mesut Özil, cầu thủ Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ lên án Trung Quốc đàn áp thô bạo người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Özil là một cầu thủ có tài, nhưng so với các siêu sao như Ronaldo, Messi, Neymar, Pogbar, Abrahamovic thì vẫn đứng dưới một cấp. Tuy nhiên Tweet cậu được hàng trăm ngàn người đọc

Sau khi đội Đức, đương kim vô địch bóng đá thế giới 2014, bị loại khỏi ngay trong vòng đầu của giải 2018, đội bóng kiêu hãnh này chìm vào khủng hoảng. Giữa lúc đó, Özil và Gündogan, 2 cầu thủ gốc Thổ, chụp ảnh chung với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rồi đưa lên mạng. Dân Đức giận dữ vì Erdogan đang bắt giam một số công dân Đức ở Thổ. Erdogan còn so sánh nước Đức với đế chế của Hitler.

Đối tượng của Sách trắng Quốc phòng Việt Nam (Phần 1)

US-Vietnam Research Center

Vũ Tường

16-12-2019

Ông Nguyễn Chí Vịnh công bố Sách trắng QPVN năm 2019. Ảnh: internet

Cuối năm 2019, Việt Nam bất ngờ công bố Sách trắng Quốc phòng, điều vốn được trông đợi từ lâu (1). Tài liệu này được chính phủ nước ngoài và giới quan sát chính sách quan tâm vì Sách trắng Quốc phòng lần trước được công bố đã quá lâu, tròn 10 năm trước, và lần này nó ra đời trong bối cảnh có nhiều căng thẳng trên biển Đông (2). Có chuyên gia ca ngợi tài liệu này đã khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam (3), nhưng cũng có chuyên gia bày tỏ sự ngạc nhiên, thậm chí thất vọng, vì Sách trắng Quốc phòng mới không có điều gì mới trong đó cả. (4)

Khi thẩm phán đay nghiến và nói ngọng

Phạm Thị Hoài

18-12-2019

Trích phiên xử ngày 17.12.2019 vụ AVG:

Bị cáo, cựu bộ trưởng TTTT Nguyễn Bắc Son: Thưa quý tòa, ở cơ quan điều tra tôi khai đúng như thế nhưng mà sau này tôi mới hiểu được điều đó. Chứ còn lúc cái thời điểm mà chúng tôi phê duyệt ấy thì chúng tôi nghĩ là… là chúng tôi đã làm đúng theo quy định rồi. Bởi vì…

Tại sao “Quân đội trung với Đảng” lại trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân?

Viet-Studies

Nguyễn Hữu Đổng

18-12-2019

Quân đội là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia (đất nước, nhân dân). Quân đội về hình thức, có “quân đội ta” (bản chất: quân đội mình), “quân đội nó” (tính chất: quân đội địch), “quân đội nhân dân” (thực chất: quân đội quốc gia). Quân đội nhân dân tức là quân đội “từ nhân dân mà ra”, “vì nhân dân quên mình” chiến đấu với các loại kẻ thù “giặc ngoại xâm” (quân đội nó: kẻ thù ngoại xâm), “giặc nội xâm” (kẻ thù phản quốc), “giặc ở trong lòng” (kẻ thù hại dân). Tuy nhiên, tại sao quân đội trung với “Đảng” (Đảng Cộng sản) lại trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân? Để trả lời được câu hỏi này, cần phải nhận thức được tính chất, bản chất, thực chất, mối liên hệ giữa các khái niệm nhân dân, quốc gia, đảng chính trị, Đảng Cộng sản, kẻ thù, quân đội.

Thực chất khái niệm quốc gia, nhân dân Việt Nam, kẻ thù của nhân dân

Quốc gia là khái niệm nói tới “Nước” (nước nhà, đất nước, tổ quốc) [1, tr. 811]. Trong quốc gia có lãnh thổ (đất đai, biển đảo, khí trời), quốc dân và nhân dân.

Nhân dân là khái niệm có tính chất (bên ngoài), bản chất (bên trong) và thực chất (toàn diện) ở giữa. Về tính chất, nhân dân là nói tới công dân (cá nhân) yêu cha, mẹ – người đã sinh ra mình. Về bản chất, nhân dân là nói tới một số công dân (nhóm) yêu quê hương – nơi đã sinh ra dân tộc mình. Về thực chất, nhân dân là nói tới nhiều công dân (cộng đồng dân cư) yêu đất nước (nước, tổ quốc, quốc gia) – nơi đã hình thành cộng đồng dân tộc Việt Nam mình. Tức nhân nhân Việt Nam là nói về tất cả các cá nhân (cá thể), nhóm (tập thể), cộng đồng (xã hội) dân tộc có lòng yêu nước, thương nòi trong “nước” (nước nhà) hay quốc gia Việt Nam.

Theo đó, các công dân không yêu nước – những người “phản quốc” (làm hại đất nước), “hại dân” (làm hại nhân dân) – thì không phải là nhân dân, mà chỉ là “quốc dân” (đồng bào); bởi vì: “Nhân dân và quốc dân khác nhau… Những bọn phản động chưa đến nỗi bị xử tử, vẫn là quốc dân” [2, t. 8, tr. 264].

Nói cách khác, những kẻ phản quốc, hại dân, như “giặc ngoại xâm” (kẻ thù ngoại xâm: quân đội nước ngoài xâm lược Việt Nam), “giặc nội xâm” (kẻ thù nội xâm: tư tưởng phong kiến, giáo điều, chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí), đều được coi là “kẻ thù của nhân dân” [2, t. 8, tr. 289]. Còn những người dân chân thật, dám thẳng thắn “phê bình chính quyền” [2, t. 7, tr. 114], tức những người dám “nói thẳng, nói thật” – những người chân thành chỉ ra sai lầm về đường lối (tư tưởng quan liêu), chính sách (hành vi tham nhũng, lãng phí) của các đảng viên Đảng Cộng sản trong Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát tối cao, chính quyền các cấp – thì không phải là kẻ thù hay “lực lượng thù địch”, như một số “tuyên truyền viên” (dư luận viên) của Đảng Cộng sản đang cố tình đổi “trắng” (người dân chân thật: tương tự quân “tốt” – tốt đẹp) thành “đen” (người đảng viên cộng sản cai trị: tương tự quân “tướng, sĩ” – tinh tướng, kiêu căng) trong bàn cờ Tướng.

Những điều nói trên đã được Hồ Chí Minh nêu rất rõ như sau: “Nói thật tức là phê bình” [2, t. 7, tr. 113]; “Chúng ta phải ghi tạc vào đầu cái chân lý này: dân rất tốt. Lúc đã hiểu thì việc gì khó khăn mấy họ cũng làm được, hy sinh mấy họ cũng không sợ” [2, t. 5, tr. 245-246]; “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và Chính phủ… là đồng minh của thực dân và phong kiến” [2, t. 7, tr. 357]; “truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to” [2, t. 11, tr. 605]; “Trộm cắp tiền bạc của nhân dân, tổn hại kinh tế của Chính phủ, cũng là mật thám, phản quốc, nếu không phải là tệ hại hơn nữa” [2, t. 7, tr. 368].

Thực chất khái niệm đảng chính trị, Đảng Cộng sản, quân đội

Chính trị được nhìn nhận là khái niệm biểu hiện thực chất các chủ thể (công chức, viên chức, thẩm phán, đại biểu dân cử) trong “chính quyền dân sự” [3] của quốc gia đề ra phương thức lãnh đạo, phương pháp quản trị, xác định nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc để thực hiện, bảo đảm đạt được mục đích đường lối chính trị, mục tiêu chính sách phát triển đất nước – quốc gia. Khái niệm chính trị là đối lập với khái niệm cai trị theo mô hình cấu trúc như sau: quản trị (bản chất: nhóm, chưa thật, chưa đúng) – chính trị (thực chất: cộng đồng, chân thật,  đúng) – cai trị (tính chất: cá nhân, không thật, sai).

Khái niệm “đảng” (đảng phái) là biểu hiện bản chất “nhóm”, tính chất “cá nhân”. Theo đó, đảng chính trị là khái niệm biểu hiện sự chân thật của nhóm (tập thể, các cá nhân) hoạt động chính trị trong cộng đồng quốc gia; còn đảng cai trị là khái niệm biểu hiện sự giả dối, xấu xa (thủ đoạn) của các cá nhân, nhóm độc quyền (đảng thiếu chân thật) hoạt động cai trị trong quốc gia. Nói cách khác, đối lập với đảng chính trị (đảng có nhiều đảng viên chân thật “phục vụ nhân dân”) là đảng cai trị (đảng có nhiều đảng viên không chân thật, quan liêu, tham nhũng, lãng phí làm hại nhân dân, đất nước – phản quốc).

Từ phân tích ở trên cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một nhóm độc quyền cai trị trong quốc gia. Đảng Cộng sản không phải là đảng chính trị (đảng chân thật – chân chính); bởi vì, trong Đảng còn nhiều đảng viên tham nhũng, ăn “hối lộ”, hay nói cách khác là: “còn có thể hối lộ được, thì cũng không thể nói đến chính trị được” [4, tr. 218]; hơn nữa, ngay tên gọi của đảng cũng đã biểu hiện tính chất phản khoa học (không chân thật). Cụm từ “cộng sản” (tính từ) chỉ là nói tới tính chất “góp vào, thêm vào” của từ “cộng” (dấu +) với từ “sản” (sinh ra) [1, tr. 212, 845]. Do vậy, về thực chất, cụm từ cộng sản là muốn nói về cộng đồng xã hội; theo đó, Đảng Cộng sản là muốn nói về “Đảng Cộng đồng”, “Đảng Xã hội”.

Quân đội là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia (đất nước, nhân dân). Về hình thức, quân đội có “quân đội ta” (quân mình), “quân đội nó” (quân địch) và “quân đội nhân dân” (quân đội của quốc gia, quốc dân, đồng bào); chẳng hạn, như quân ta (quân đội Việt Nam) và quân địch (quân đội Trung Quốc) trong chiến tranh biên giới Việt – Trung (1979-1989), hay trong chiến tranh “mềm” (chiến tranh phi pháp, cướp biển đảo, khí trời: áp đặt đường “lưỡi bò”, xây dựng đảo nhân tạo trái pháp luật quốc tế) do Trung Quốc gây chiến trên biển Đông giai đoạn hiện nay.

Quân đội ta là nói tới quân đội nhân dân Việt Nam; bởi vì, quân đội ta “từ nhân dân mà ra” và “vì nhân dân quên mình” chiến đấu với quân thù là “giặc ngoại xâm” (kẻ xâm lược), “giặc nội xâm” (kẻ phản quốc), “giặc ở trong lòng” (kẻ làm hại dân) – các loại giặc hay kẻ địch không chân thật (gian dối) trong bầu cử, kẻ địch quan liêu (những người chủ quan, giáo điều, sai lầm về quan điểm, đường lối chính trị, mục tiêu chính sách), tham nhũng (những người có lòng tham lợi, tiền, danh, gian dối, nhũng nhiễu nhân dân để đạt được lòng tham), lãng phí (những người làm mất tài nguyên, giá trị, sức lao động, sự sống, sự thật, công lý – niềm tin của quốc gia).

Hồ Chí Minh đã từng nói về các mặt trận “quân sự” (chống giặc ngoại xâm), mặt trận “chính trị” (chống giặc nội xâm, giặc ở trong lòng) như sau: “Về mặt trận quân sự, thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn” [2, t. 4, tr. 166].

Nguyên nhân do đâu quân đội trung với Đảng lại trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân?

Từ các phân tích ở trên cho thấy, có 5 nguyên nhân cơ bản làm cho quân đội hay quân đội ta trung với Đảng lại trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân như sau:

Thứ nhất, do trung (trung thành) với Đảng (Đảng Cộng sản) nên quân đội đã trung với nhóm độc quyền cai trị, chứ không trung với nước (cộng đồng xã hội), như Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ về đạo đức mới của người cách mạng như sau: “Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới, đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào” [2, t. 4, tr. 170]. Do đó, trung với Đảng Cộng sản chính là nguyên nhân làm cho quân đội ta trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân.

Thứ hai, do trung với Đảng nên quân đội phụ thuộc vào sự “lãnh đạo” của Đảng Cộng sản (Đảng lãnh đạo quân đội), hay quân đội là lực lượng do Đảng nắm giữ. Theo đó, Đảng cộng sản – tức các “công dân ưu tú” của nhân dân – đã và đang trở thành những người “làm đày tớ” cho quân đội; bởi vì, “lãnh đạo là làm đày tớ” [2, t. 15, tr. 292]. Nói cách khác, Đảng lãnh đạo quân đội tức là nhân dân làm đày tớ cho quân đội, hay quân đội đã trở thành lực lượng “cai trị” (trấn áp) làm hại nhân dân. Điều này lại trái ngược với tư tưởng của Hồ Chí Minh như sau: quân đội phải “phục vụ nhân dân” (làm việc, chiến đấu quyên mình vì lợi ích của nhân dân); “người đảng viên ở bất kỳ đâu, bất kỳ làm việc gì, bất kỳ địa vị nào và hoàn cảnh nào, cũng phải luôn luôn: – Đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết” [2, t. 7, tr. 54]. Hơn nữa, Hồ Chí Minh cũng từng nói rõ: “Các đảng phái không được có quân đội riêng” [2, t. 4, tr. 173]. Điều đó cho thấy, quân đội trung với Đảng là trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân.

Thứ ba, do trung với Đảng nên quân đội đã tuân theo đường lối của Đảng, không “theo đúng đường lối của nhân dân” [2, t. 8, tr. 423], từ đó, không xác định rõ mục đích đường lối chính trị, mục tiêu chính sách phát triển, chức năng, nhiệm vụ của quân đội là bảo vệ Tổ quốc, nhân dân. Hiện nay, không ít đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam “làm kinh tế”, nên đã quá chú trọng vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để kiếm “lợi” (lợi nhuận, lợi ích riêng cho cá nhân, nhóm, đơn vị). Chính do quân đội tìm kiếm lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; mắc tội “sai phạm trong quản lý sử dụng đất” [5]; tham nhũng, sử dụng lãng phí tài lực, vật lực, nhân lực của quốc gia, nên đã làm cho quân đội trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân. Hồ Chí Minh đã từng phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ của quân đội và của nhân dân như sau: “bộ đội làm phần của bộ đội, dân làm nhiệm vụ của dân” [2, t. 10, tr. 620]; “bộ đội chỉ lo thi đua giết giặc lập công, bộ đội không phải là cơ quan sản xuất” [2, t. 7, tr. 353].

Thứ tư, do trung với Đảng nên nhiều đảng viên trong quân đội đã mắc căn bệnh chủ quan, như “tính kiêu ngạo cộng sản chủ nghĩa” [4, tr. 217]. Tức nhiều đảng viên cộng sản trong quân đội có tính kiêu căng, xa tránh những người nói thẳng, phê bình thật; chỉ thích “thắng” (lên quân hàm) mà không thích “thua” (xuống quân hàm); không phân biệt được đâu là “bạn” (đúng: đảng chính trị), đâu là “thù” (sai: đảng cai trị), và đâu là “nhân dân” (thật: quần chúng) ở giữa bạn và thù, theo mô hình câu trúc như sau: bạn (đúng: đảng chính trị) – nhân dân (thật: quần chúng) – thù (sai: đảng cai trị). Đây chính là nguyên nhân làm cho quân đội trung với Đảng đã trở thành kẻ thù phản quốc, “thoái bộ” (phản tiến bộ) làm hại nhân dân.

Hồ Chí Minh đã từng nói về “bệnh hiếu danh” – người “chỉ biết lên mà không biết xuống” [2, t.5, tr. 295]; hay nói về đức tính khiêm tốn của người cựu chiến binh (người tham gia kháng chiến chống ngoại xâm), sự thiếu hiểu biết của đảng viên về quan hệ giữa Đảng và nhân dân, không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là thù của quân đội như sau: “càng cựu, càng giỏi càng phải khiêm tốn” [2, t. 5, tr. 90]; “có những đồng chí không biết Đảng khác quần chúng như thế nào” [2, t. 3, tr. 635]; “chưa phân biệt rõ ràng ai là thù, ai là bạn (trên thế giới, trong nước và trong bản thân mình)” [2, t. 8, tr. 156].

Thứ năm, do trung với Đảng – tức trung thành (kiên định) với tư tưởng của một cá nhân nào đó, nên dẫn đến nhiều đảng viên cộng sản nói chung, đảng viên cộng sản trong quân đội nói riêng đã mắc phải “tệ sùng bái cá nhân”, chỉ biết sống “luồn cúi”, tôn thờ tư tưởng “cá nhân”, “chủ nghĩa cá nhân”, tâng bốc kẻ có “chức”, “quyền”, “tiền” chứ không thích người nói thật. Chính đội ngũ đảng viên cộng sản trong chính quyền mắc phải các tệ nạn này đã làm cho quân đội – lực lượng “dưới sự lãnh đạo của Đảng” – trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân. Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ tệ nạn này tồn tại ở Việt Nam như sau: “tệ sùng bái cá nhân cũng tồn tại ở Việt Nam, trong Đảng cũng như ngoài Đảng” [2, t. 10, tr. 402]; đồng thời, Hồ Chí Minh đã kiên quyết “phản đối sùng bái cá nhân” [2, t. 10, tr. 312].

Giải pháp nào để quân đội thực sự là lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc, nhân dân?

Từ các phân tích được nêu ra ở trên, theo tác giả bài viết, cần phải thực hiện 5 giải pháp chủ yếu sau đây:

Một làđổi mới tư duy khoa học về khái niệm nói chung, khái niệm đảng chính trị, nhân dân, quốc phòng, pháp luật, pháp quyền, hay chiến tranh, hòa bình nói riêng cho mỗi công dân, đặc biệt là công dân trong lực lượng vũ trang. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều cụm từ, khái niệm chưa khoa học, như: “nhà nước”, “giai cấp”; thậm chí phản khoa học, như cụm từ: “cộng sản”, “xã hội chủ nghĩa”. Đổi mới tư duy khoa học về khái niệm (tư duy về tính chất, bản chất, thực chất của khái niệm) tức là cần giáo dục cho mỗi công dân, bộ đội biết nhận thức rõ khái niệm khoa học, để từ đó xác định phương pháp (bản chất), nguyên tắc (thực chất) bảo vệ “chủ quyền quốc gia” (quyền làm chủ của nhân dân trong quốc gia), hay bảo vệ “nhân quyền” (quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân). Hiện nay, hầu hết mọi công dân, cán bộ “trong Đảng và ngoài Đảng” [2, t. 8, tr. 356] ở Việt Nam còn chưa nhận thức rõ mô hình cấu trúc khách quan của khái niệm khoa học như sau: “bản chất bên trong (động từ) – thực chất ở giữa (danh từ) – tính chất bên ngoài (tính từ)” [6].

Chẳng hạn, hiện nay còn nhiều bộ đội, ngay cả cán bộ cấp tướng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy trung ương cũng chưa nhận thức rõ thực chất, mối quan hệ giữa các khái niệm “hòa bình” (tính chất bên ngoài: hòa bình về hành động – tức chính quyền phải bảo đảm quyền sống về vật chất của người dân), “thái bình” (bản chất bên trong: hòa bình về tư tưởng – tức chính quyền phải bảo đảm quyền tự do về tư tưởng của công dân) và “hòa bình thật sự” (thực chất: hòa bình cả về tư tưởng và hành động – tức chính quyền phải bảo đảm quyền mưu cầu hạnh phúc của nhân dân).

Tức về tính chất, hòa bình là đối lập với chiến tranh; hòa bình chỉ là tạm thời, chiến tranh vẫn có thể xảy ra khi trong quốc gia Việt Nam còn tồn tại tư tưởng phong kiến chuyên chế, như: độc quyền về tư tưởng, cai trị của cá nhân (đảng viên cộng sản: Tổng bí thư trong Bộ Chính trị), nhóm (Đảng Cộng sản: “vua tập thể” – Bộ Chính trị, Ban Chấp hành trung ương Đảng). Đất nước thái bình hay hòa bình thật sự là khi trong chính quyền không còn “tư tưởng phản tiến bộ” (tư tưởng “thoái bộ” – tư tưởng bị suy thoái), như tư tưởng “xã hội chủ nghĩa” – xã hội không có độc lập, tự do, hạnh phúc thật sự, tức xã hội không có dân chủ, pháp quyền, phát triển.

Hồ Chí Minh đã từng nêu rõ về tầm quan trọng của nguyên tắc “luật phát triển” (quy luật của phát triển xã hội) [2, t. 6, tr. 282]; phương pháp “thực hành dân chủ rộng rãi” (dân chủ thật sự) [2, t. 15, tr. 622]; nguyên lý “thần linh pháp quyền” – thực chất “cơ chế ‘tam quyền phân lập’ giữa các cơ quan lập pháp (độc lập), hành pháp (đối lập), tư pháp (trung lập)” [7]; mục tiêu của “chủ nghĩa xã hội phát triển” [2, t. 11, tr. 158]; hay sự sai lầm của quân đội khi không phân biệt rõ giữa hòa bình và thái bình như sau: “Chính vì lầm tưởng hòa bình là thái bình cho nên có những tư tưởng sai lầm” [2, t. 9, tr. 311]; “Lầm tưởng hòa bình là thái bình mà không lo củng cố lực lượng quốc phòng, thế là sai lầm, mà lại là sai lầm to. Như thế không giữ gìn hòa bình, không giữ gìn được Tổ quốc” [2, t. 9, tr. 437].

Hai làđổi mới tư duy về quân đội, nhân dân. Tính chất của quân đội là “bộ đội” (cá nhân: quân nhân) – bộ đội vì nhân dân; bản chất của quân đội là “đoàn quân” (nhóm: quân đoàn) – đoàn quân do nhân dân mà có; thực chất của quân đội là “quân đội nhân dân” (cộng đồng: quốc dân, đồng bào) – quân đội của nhân dân; tức quân đội là của quốc gia hay của “cộng đồng xã hội” (nước, đất nước), chứ không phải của “nhóm” (Đảng Cộng sản).

Theo đó, đổi mới tư duy về quân đội, nhân dân, tức là cần xác định rõ nhiệm vụ chủ yếu của quân đội không phải là trung với Đảng, bảo vệ Đảng Cộng sản (nhóm), mà là trung với “nước” (nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; hay nước Cộng hòa Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa) và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, quân đội là phải biết hiếu với “dân” (thương yêu quốc dân, đồng bào dân tộc Việt Nam ở trong và ngoài nước), tức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân (cộng đồng dân tộc Việt Nam). Do vậy, cần phải bảo đảm tính “trung lập” của lực lượng quân đội trong quốc gia; tức đảng chính trị (Đảng Cộng sản cầm quyền ở Việt Nam) không thể giữ vai trò lãnh đạo quân đội. Việc nắm giữ hay người “chỉ huy” cao nhất trong lực lượng quân đội cần phải là người đứng đầu Chính phủ của nhân dân, được Quốc hội thay mặt nhân dân Việt Nam trao cho. Hồ Chí Minh đã từng nói về điều này như sau: “Thống nhất các bộ đội vũ trang dưới quyền chỉ huy của Chính phủ” [2, t. 4, tr. 173].

Đồng thời, cùng với đổi mới tư duy về quân đội, nhân dân, cần phải xác định rõ nhiệm vụ của quân đội là không được làm kinh tế. Toàn bộ các đơn vị quân đội đang hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mang tính dân sự hiện nay cần phải được chuyển khỏi quân đội; chỉ giữ lại một số đơn vị sản xuất, dịch vụ gắn với nhiệm vụ quân sự như nghiên cứu khoa học, sản xuất vũ khí, trang thiết bị quân sự.

Ba làtất cả các kế hoạch, dự án, đạo luật, mục tiêu chiến lược về sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phát triển đất nước liên quan đến yếu tố nước ngoài đều cần phải được phản biện của xã hội, kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm an ninh quốc gia. Đặc biệt, các dự án liên quan đến doanh nghiệp “công” (“nhà nước”) và “tư” (tư nhân) của Trung Quốc, thì cần phải kiểm soát chặt chẽ để loại bỏ các hình thức xâm lược “kiểu mới”, như xâm phạm chủ quyền dạng “bất chấp pháp luật” nhằm chiếm biển đảo trong thời đại đã có pháp luật quốc tế; xâm lược kiểu “đồng hóa” dân tộc Việt Nam vào dân tộc Trung Hoa, hay xâm lược bằng cách “vẽ ra” đường “lưỡi bò” phi pháp trong các sản phẩm tiêu dùng, rồi đưa vào Việt Nam và các nước khác.v.v…

Bốn làcần loại bỏ ý thức hệ “cộng sản chủ nghĩa”,“xã hội chủ nghĩa” – các tính từ phản khoa học – đang tồn tại ở Việt Nam. Bởi vì, chính ý thức hệ này là nguồn gốc đẻ ra tệ sùng bái cá nhân, hay căn bệnh “chủ nghĩa cá nhân” – căn bệnh “mẹ” sinh ra nhiều căn bệnh “con” khác; đó là các căn bệnh: hiếu danh, kiêu ngạo, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tư duy ấu trĩ, đề ra nhiều khẩu hiệu sai lầm, dẫn tới không nhận rõ bạn, thù. Chính các căn bệnh này đã biến quân đội trở thành kẻ thù phản quốc, hại dân.

Hồ Chí Minh đã từng nói về những điều nêu trên như sau: “Kiêu ngạo là… Xa tránh những người chính trực nói thẳng… Kết quả của bệnh kiêu ngạo là: thoái bộ, xuống dốc” [2, t. 8, tr. 507]; “không thể nào dung túng tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả tai hại của nó” [2, t. 10, tr. 399]; “Khẩu hiệu chính trị đúng, thì toàn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là bạn, ai là thù” [2, t. 8, tr. 278]; “tự kiêu tự đại là thoái bộ. Bởi vậy, quân đội ta khi thành công càng phải khiêm tốn, chớ có tự kiêu tự đại” [2, t. 11, tr. 367].

Năm làcần thay đổi tên Đảng, tên nước (Nhà nước) để bảo đảm tri thức khoa học (tri thức “thật”) về hình thức tên gọi của quốc gia, tính chính danh của đảng cầm quyền – chính quyền dân sự (chính quyền của nhân dân). Đây là giải pháp nhằm xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam; xây dựng chính quyền thật sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tạo niềm tin trong nhân dân về chính quyền dân chủ do chính mình bầu ra, sự thân thiện của đảng cầm quyền, Chính phủ trong quan hệ với các nước dân chủ, lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Hiện nay, ngay tên đảng, tên nước ở Việt Nam đều phản khoa học, tức không liêm chính về học thuật. Đây là “sai lầm về tư tưởng” – căn nguyên có thể dẫn đến “cái chết” của quốc dân – quốc gia Việt Nam cả về mặt văn hóa (giá trị: quyền được tự do), chính trị (tinh thần: quyền được hạnh phúc) và kinh tế (quyền lợi: quyền được độc lập).

Nếu Đảng Cộng sản vẫn “kiên định” xây dựng “chế độ xã hội chủ nghĩa” [8], phát triển “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, hay bắt nhân dân Việt Nam phải “bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [9] – xã hội phản khoa học cả về “hình thức” (tính chất: xã hội phản phát triển), “nội dung” (bản chất: xã hội phản dân chủ) và “nguyên lý” (thực chất: xã hội không có pháp quyền) – thì Đảng trở thành kẻ phản động, phản bội lại đất nước, nhân dân. Sự kiên định xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa được coi là căn nguyên không chỉ dẫn đến sự “tồn vong của chế độ” [10] (cái chết của chế độ), mà còn dẫn đến sự “tồn vong” (cái chết) của ngay chính bản thân Đảng Cộng sản theo đúng “quy luật phát triển của cách mạng” [2, t. 11, tr. 92].

Việc đổi tên Đảng, tên nước mà tác giả nêu ra trên đây cần phải được tiến hành đồng thời với xóa bỏ tư tưởng “hận thù” giữa những người Việt Nam (đồng bào cùng một “Mẹ Việt Nam” sinh ra) với nhau; xây dựng quân đội trung lập, các đảng chính trị đối lập, tổ chức xã hội dân sự độc lập trong quốc gia, tôn trọng sự khác biệt, chính kiến giữa các đảng phái; thực hiện sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thật sự; quy tụ ý kiến đóng góp sáng suốt của cộng đồng người Việt Nam ở cả trong và ngoài nước, nhằm đề ra phương thức lãnh đạo, phương pháp quản trị, xác định nguyên tắc luật, nguyên lý pháp quyền đúng đắn, xây dựng “khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” [11] để thực hiện, bảo đảm đạt được mục đích đường lối chính trị, mục tiêu chính sách phát triển đất nước bền vững, tức bảo đảm sự cân đối, cân bằng, hài hòa về môi trường sống tồn tại, sự công bằng, bình đẳng, công lý về quyền lợi (độc lập), giá trị (tự do), tinh thần (hạnh phúc) giữa các cá nhân, nhóm, cộng đồng.

_____

Tài liệu trích dẫn:

[1] Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng 2005.

[2] CD-ROM Hồ Chí Minh, Toàn tập, Xuất bản lần thứ ba, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.

[3] Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Anh-Việt, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1993, tr. 1719.

[4] V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1978, t. 44.

[5] https://www.sggp.org.vn/xu-ly-cong-khai-tuong-linh-si-quan-quan-doi-co-sai-pham-dat-quoc-phong-595669.html

[6] http://vienkhxhnv.vinhuni.edu.vn/nghien-cuu-khoa-hoc/seo/xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-phat-trien-o-viet-nam-93118

[7] http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_ThanLinhPhapQuyen.html

[8] Điều 65 Hiến pháp Việt Nam năm 2013.

[9] https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/cong-bo-sach-trang-quoc-phong-2019-gioi-thieu-vu-khi-hien-dai-cua-viet-nam-591774.html

[10] Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (2016), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 196.

[11] http://www.viet-studies.net/kinhte/NguyenHDong_ChongBaPhai.html

Tô Huy Rứa đã về hưu, nhưng quyền lực thế nào mà xem thường pháp luật!?

Lê Nguyễn Hương Trà

18-12-2019

Ông Tô Huy Rứa. Ảnh: Flickr

Qua giờ, về việc xe biển số trắng (30F-) với chủ đăng kiểm Trương Tuyết Nhung, vợ nguyên UV Bộ Chính Trị Tô Huy Rứa, đang đang chạy trên đường Phùng Hưng, Hà Nội bất ngờ úm ba la hô biến thành xe biển xanh (80B -) rẽ vào cổng Bệnh viện Quân Y 103, làm dậy sóng dư luận. Các bài báo đưa tin sau đó cũng nhanh chóng bị gỡ sạch!

Ba triệu đô la của ông Nguyễn Bắc Son đi đâu?

Dương Quốc Chính

18-12-2019

Ảnh: Báo TN

Anh Trà, Chủ tịch Mobifone khai là nhận 2 triệu đô la từ cư sỹ Phạm Nhật Vũ, sau đó biếu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son 700 ngàn đô la, tỷ lệ 35%.

Anh Hải, TGĐ Mobifone, khai là nhận 500 ngàn đô la từ cư sỹ Vũ, sau đó biếu Bộ trưởng Son là 200 ngàn đô la, tỷ lệ là 40%.

Nỗi buồn quyết sách và nhu cầu lưỡng viện

Nguyễn Ngọc Chu

18-12-2019

1. Kỳ họp thứ 7 Quốc Hội (QH) khóa 14 diễn ra từ 20/5 -14/6/2019 (26 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 20 ngày. Kỳ họp thứ 8 diễn ra từ 22/10 – 27/11/2019 (37 ngày). Thông báo làm việc chính thức là 28 ngày. Như vậy trong năm 2019, QH khóa 14 họp tổng thể kéo dài 63 ngày với 48 ngày làm việc chính thức.

Nếu giả thiết mỗi ngày QH họp chính thức mất 1 tỷ đồng (2 triệu đồng/ĐBQH), thì chỉ riêng cho 2 kỳ họp 7 và 8, năm 2019 QH khóa 14 đã tiêu mất 48 tỷ đồng.

2. Những quyết sách nào đã được QH khóa 14 thông qua trong năm 2019 tại 2 kỳ họp 7 và 8? Theo Vnexpress ngày 18/12/2019 thì các quyết sách đó là:

– Đã uống rượu bia thì không lái xe;

– Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa;

– Nâng tuổi nghỉ hưu;

– Miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển;

– Ba hình thức kỷ luật cán bộ về hưu bị phát hiện vi phạm;

– Giao Chính phủ chọn nhà đầu tư sân bay Long Thành;

– Hà Nội thí điểm chính quyền đô thị.

3. Nhớ lại tích Bàng Thống bị bổ nhiệm chức tri huyện ở một huyện nhỏ Lỗi Dương.

Thống đến Lỗi Dương ba tháng “uống rượu say khướt suốt ngày, bao việc xếp cả vào một xó”. Lưu Bị nghe tin phái Trương Phi đến thanh tra, hỏi tội.

Phi đến Thống không ra đón. Phi triệu Thống đến. Bấy giò Thống mới ra, áo mũ xốc xếch, bước chân nghiêng ngả, miệng sặc mùi rượu.

Phi nói: “Ngươi đến huyện 3 tháng, chỉ rượu chè, bỏ bê công việc”. Thống bảo: “Cái thứ huyện nhỏ này được mấy nỗi công việc, có gì mà coi xét”! Rồi lệnh sai nha đem hết công việc 3 tháng ra. Thống miệng nói, tai nghe, mắt đọc, tay phê, chưa đầy nửa buổi đã hết việc. Thống quẳng bút mà nói: “Bỏ bê việc gì nào”?

4. Soi xét lại quyết sách của QH trong năm 2019 thì không nhìn thấy quyết sách nào ở tầm quốc sách – làm đổi đời người dân và nâng tầm vị thế đất nước. Ngược lại có những quyết sách như ‘Miễn thị thực cho người nước ngoà vào khu kinh tế ven biểni’ đang làm cho người dân lo lắng.

7 quyết sách đã liệt kê ra ở trên, những người như Bàng Thống, hay ông Donald Trump có lẽ cũng chỉ bút phê trong nửa buổi!

5. Nêu ra những điều trên để mong QH trong năm tới phải cách mạng lề lối làm việc – sao cho thực sự hiệu quả, thực sự trí truệ, thực sự quyền lực. QH phải quyết những sách lược xứng tầm QH. Xứng với chi phí mà nhân dân đã bỏ ra để duy trì QH.

Những điều gì Đảng đã quyết rồi thì thôi. Không họp hình thức mất thời gian và tốn phí. QH chỉ quyết những điều Đảng không quyết, không thể quyết.

Nếu QH thấy trùng lặp, hay không còn gì để quyết, thì nên nghĩ đến hình thức lưỡng viện.

Đó cũng là một gợi ý cho giải pháp quá độ.

Hồ sơ Thềm lục địa mở rộng của Malaysia nộp CLCS ngày 12-12-2019

Trương Nhân Tuấn

18-12-2019

Ngư dân trên một vùng Biển Đông gần Malaysia. TED ALJIBE/AFP

Nếu không có gì thay đổi đột xuất, VN đã hoàn tất hồ sơ thềm lục địa mở rộng của mình, đúng theo điều 76 của UNCLOS. Hồ hơ gồm hai phần: Phần phía Nam nộp chung với Mã Lai ngày 6 tháng năm 2009 và phần phía Bắc, nộp CLCS hôm 7 tháng năm 2009. Ghi thêm dòng “nếu thay đổi đột xuất”, vì VN vẫn có thể nộp thêm hồ sơ “thềm lục địa riêng cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Biển xe và nhân cách

Nguyễn Tiến Tường

18-12-2019

Không cần biết chiếc xe Mercedes là của ông bà nào, Nghị định 24 của Chính phủ quy định chỉ có “tứ trụ” mới được dùng xe công sau khi thôi việc. Biểu mục giá xe cũng chỉ 1,1 tỷ đồng trở xuống.

Biếm: Xe thằng mô Rứa?

Chu Mộng Long

18-12-2019

Xe hô biến, biển trắng thành biển xanh trước mặt bàn dân thiên hạ. Photo Courtesy

(Trích tường thuật của người đi đường)

Đang đi trên đường, tài xế của tôi bỗng dừng lại. Trước mặt là một chiếc Mercedes siêu sang đang bật xi nhan qua đường một cách ngạo nghễ ngay tại nơi không được phép rẽ ngang. Tôi hỏi:

Chuyện các bà vợ VIP

Mạnh Quân

18-12-2019

Ảnh: internet

Vụ quả xe đổi biển như xe của Jame Bond hôm qua giờ thì ai cũng biết cả rồi.

Cũng là một thói chơi ngông của vợ VIP thôi, nhưng cũng may cho anh là anh cũng về hưu rồi. Chứ anh còn tại chức thì dù thế nào cũng khá là phiền toái khi phải báo cáo, giải trình với tổ chức. Còn vụ này, chắc ồn ào vài hôm rồi có vụ khác xảy ra, lại chìm đi thôi.

Lại biển số

Nguyễn Thông

18-12-2019

Chiếc xe đổi biển số gây xôn xao dư luận. Ảnh: internet

Từ sự phát hiện của “ai đó” (có thể là dân, và cũng có thể… Gia ve) cùng thông tin trên mạng, hôm qua 17.12 rất nhiều tờ báo quốc doanh đã chen lấn đưa tin về chiếc xe kỳ lạ có hai biển số, trong đó có một biển số đặc biệt, biển xanh, 80B, chỉ dành cho trung ương, cán bộ cao cấp.

Sáng nay, không biết được sự chỉ đạo của ai, đứa nào, cấp nào, các báo đều đã đồng loạt hạ cái tin độc ấy xuống, mất hút con mẹ hàng lươn. Đố bác nào tìm ra được sợi lông tơ của nó.

Hãy biết ghê sợ phong bì

Đoàn Bảo Châu

17-12-2019

Ảnh: internet

Tuy là chân dung của bốn người nhưng những bộ mặt này đại diện cho đa phần quan chức ở Việt Nam.

Tôi nói thế vô tình có cán bộ liêm khiết nào đấy đọc được thì đừng tự ái nhé. Để hiểu được câu nói ấy thì hãy đặt vào địa vị người dân, các vị sẽ hiểu liền.

Từ một thủ tục vớ vẩn ở phường, cũng đã khó khăn, muốn đỡ mất thời gian thì phải có phong bì. Đưa phong bì tưởng chừng như là một hành vi nhỏ trong cuộc sống nhưng thực ra lại rất tệ hại.

AVG và họa đặc thù

Tâm Chánh

17-12-2019

Ảnh: Báo Thanh Niên

Nguyễn Bắc Son ráo riết chăm lo cho một chiến sĩ tư nhân mới toanh trên mặt trận thông tin truyền thông là lớp vỏ câu chuyện. Cốt lõi nằm ở chỗ khác.

Cách thức mà hệ thống quan chức thực hiện sáng kiến AVG cho thấy, có thể người ta gắn đuôi cho kinh tế thị trường chỉ là khư khư rịt giữ một thứ chiến lợi phẩm chưa chia. Nhưng vỡ lỡ ra mới hay còn gì trong hệ thống hiện tại mà bọn người ấy đã không thương mại hoá. Những thứ duy trì kiểu ứng xử đặc thù cho nó chỉ là lối tư duy của người phúc ta. Của càng còn, của người thì phúc ta còn dày dạn.

Bị cáo Nguyễn Bắc Son liên tục thay đổi lời khai

Hoàng Linh

17-12-2019

Ông Nguyễn Bắc Son khai chiều 17/12/2019. Ảnh: internet

Sáng nay 17-12, bị cáo Nguyễn Bắc Son đã phủ nhận lời khai của chính mình trước cơ quan điều tra và lời khai trước tòa của cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà cũng như cựu chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ.

“Sau khi thực hiện xong hợp đồng, bị cáo nhận được bao nhiêu tiền?”, HĐXX hỏi.

“Tôi không nhận được gì”.

HĐXX nhắc lại là “bị cáo đã khai nhận 3 triệu USD từ ông Phạm Nhật Vũ”, thì bị cáo Son giải thích: “Tại cơ quan điều tra, lúc đó do sức khoẻ tôi rất yếu. Tôi đã ngất hai lần tại bàn làm việc của cơ quan điều tra. Lúc đó cơ quan điều tra yêu cầu làm việc liên tục”.

Ai cũng thấy các ông Bộ trưởng thường rất giàu

Mạnh Quân

16-12-2019

Ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn (phải) được dẫn đến tòa hôm 16/12/2019. Ảnh: internet

Mỗi lần coi mấy cái hình mấy ông bộ trưởng ra tòa, công nhận thấy thảm. Ông nào cũng một thời có chút oai phong, tuy còn đứng dưới vô số ông khác, ít nhất là cả một tá gồm các cấp Phó Thủ tướng, Thủ tướng, rồi mười mấy vị Bộ chính trị… Nhưng ví dụ trong ngành báo, hai cái ông cựu Bộ trưởng kia kêu dẹp báo này, đình bản báo kia, rút thẻ thằng này, thằng kia… số người sợ các ông kể cũng lên tới hàng ngàn.

Nguyễn Đức Kiên, nhân tài hay nhân tai?

Blog VOA

Trân Văn

17-12-2019

Nguyễn Đức Kiên được bổ nhiệm làm người dẫn đầu nhóm tư vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: TTXVN

Một trong những sự kiện đang khuấy động dư luận trong vài ngày vừa qua là việc ông Nguyễn Đức Kiên – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội được điều động làm Tổ trưởng Tổ Tư vấn cho Thủ tướng Việt Nam về kinh tế (1).

Thương tiếc nguyên đồng chí Trương Minh Tuấn

Chu Mộng Long

16-12-2019

Ảnh: internet

Hôm nay, hai nguyên đồng chí đứng đầu Bộ 4T ra tòa.

Trước đó tôi đã có bài bào chữa cho nguyên đồng chí Trương Minh Tuấn. Riêng nguyên đồng chí Nguyễn Bắc Son thì không thể bào chữa. Có chăng thì nguyên đồng chí Son từng làm bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, ắt tòa sẽ giảm án từ tử hình xuống chung thân. Nhận hối lộ chừng ấy đô la không là chuyện nhỏ. Nhận đô la không chỉ là tội nhận hối lộ mà còn là tội tự diễn biến, chuyển hóa từ tiền Việt sang tiền Mỹ, tức bị các thế lực thù địch bên ngoài mua chuộc.

Sữa học đường và cái lưỡi không xương của Viện dinh dưỡng

Nguyễn Tiến Tường

16-12-2019

Tiến sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Ảnh: Phượng Nguyễn.

Một số anh chị cho rằng bất kỳ sản phẩm sữa tươi nào mua ở siêu thị cũng để vi chất, điều này không sai. Nhưng các anh chị lẫn “nội hàm” và “ngoại diên”. Nhãn ghi thành phần của sữa, là ghi những vi chất có sẵn trong sữa, khác với ghi các vi chất bổ sung.

Những sản phẩm sữa đó cũng không hề có dòng chữ “for children only” hoặc “sữa học đường”. Và không thể lấy công thức chung của sữa ngoài thị trường để so sánh một chương trình chuyên biệt được.

Sống hay đang tồn tại?

Đỗ Cao Cường

16-12-2019

Một người Hà Nội từng học chung với tôi nói rằng mọi thứ đã có đảng và nhà nước lo, cứ lo làm lo ăn quan tâm tới chính trị, ô nhiễm làm gì. Sau nhiều năm không gặp, tôi quay trở lại Hà Nội mới hay tin bạn mình bị mắc ung thư phổi và đã qua đời, bố mẹ bạn ấy cũng đi khắp nơi để chữa bệnh.

Triển vọng đối tác chiến lược Việt – Mỹ

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-12-2019

Dịp Chúa Giáng sinh và Năm mới đang tới gần là cơ hội tốt để nhìn lại năm cũ và chuẩn bị năm mới. Trong năm 2019, nhu cầu đối tác chiến lược Việt – Mỹ cấp bách hơn khi đối đầu Việt – Trung tại Bãi Tư Chính đã tạo ra một cuộc khủng hoảng mới tại Biển Đông. Từ 4/7 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã cho tầu thăm dò HD-8 và nhiều tàu chiến vũ trang 4 lần xâm phạm vùng biển Việt Nam, xô đẩy Hà Nội về phía Mỹ. Ông Nguyễn Phú Trọng định đi thăm Mỹ để tìm kiếm sự hỗ trợ và nâng quan hệ lên đối tác chiến lược, nhưng việc đó vẫn chưa thành. Đây là một di sản của năm 2019 để lại cho năm 2020 như một khoản nợ chiến lược.