Về chuyện Mẹ Nấm

Trịnh Hữu Long

30-3-2020

Tôi viết tút này không phải để bênh vực Mẹ Nấm, mà là để bênh vực cho thứ tôi luôn theo đuổi, đó là một môi trường ngôn luận tốt hơn. Và hơn nữa, cũng là để đứng bên cạnh những tiếng nói tương tự, vốn ít ỏi và có phần bị lấn át, như ý kiến vừa nêu của bạn Phạm Lê Vương Các.

Trong cơn đại dịch Covid-19 mới thấy “tiếc” TPP của Obama…

Trương Nhân Tuấn

30-3-2020

Khủng hoảng Covid-19 bùng phát cho thấy các quốc gia tiên tiến không phải “liên thuộc” kinh tế với TQ mà là “lệ thuộc”. Tất cả dụng cụ y tế, từ khẩu trang cho tới máy móc, dụng cụ… đồ dổm hay đồ tốt, mắc hay rẻ… tất cả đều đến từ TQ. Đến nay thế giới vẫn phải nhập cảng những bộ “thử nghiệm” Covid-19 từ TQ, mặc dầu nhiều lô hàng nhập vô Tây ban nha, Phi… cho thấy độ chính xác chỉ ở 40%. Các quốc gia này vẫn phải tiếp tục nhập từ TQ các bộ thử nghiệm mới, từ những viện bào chế “uy tín” hơn, nhưng tất cả vẫn sản xuất từ TQ.

Bỏ kỳ thi THPT toàn quốc – Giải pháp tốt nhất cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Nguyễn Ngọc Chu

30-3-2020

I. CỦA CAESAR HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR

1. Tôn Tẫn (382 TCN – 316 TCN), Bàng Quyên (385 TCN – 341 TCN), Tô Tần (? – 284 TCN), Trương Nghi (373 TCN – 310 TCN) cùng đều lên núi theo học Quỷ Cốc Tử. Sau thời gian theo học, tùy theo lực học của học trò mà Quỷ Cốc Tử cho xuống núi lập nghiệp. Tuy tất cả cùng là học trò của Quỷ Cố Tử, cùng rất thành danh ở hàng tướng quốc, nhưng Tôn Tẫn, Bàng Quyên, Tô Tần, Trương Nghi mỗi người học được từ Quỷ Cốc Tử những kiến thức rất khác nhau.

Chuyện Mẹ Nấm, “Qua” có đôi lời thưa chuyện cùng anh chị em

Phạm Lê Vương Các

30-3-2020

Mấy hổm rày “Qua” rất phiền muộn về việc chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm) bị những người anh chị em thiện lành của “Qua” phê phán và chỉ trích gay gắt vì phát ngôn “nước Mỹ chưa vĩ đại” và “đừng tin lời lãnh đạo (ám chỉ tổng thống Trump)” của chị Quỳnh.

Nhật ký trong nhà: Điểm tin khoa học

Dương Ngọc Thái

29-3-2020

Thú thật trong thời gian tự nhốt ở nhà này, tôi nghĩ ra được nhiều thứ hay ho để viết blog, nhưng khi viết thì toàn ra những thứ tào lao rẻ tiền. Những lúc nguy khó thế này tôi mới nhận ra được bản chất của tôi, không có gì khác ngoài hai chữ nhố nhăng.

Tuyên giáo, tuyên truyền và…. Y học bó tay!

RFA

Đồng Phụng Việt

29-3-2020

Hình minh hoạ. Khách du lịch đeo khẩu trang đi bộ trên phố ở Hà Nội hôm 17/3/2020. Nguồn: AFP

Dẫu dịch viêm phổi Vũ Hán do COVID-19 tiếp tục lan rộng, số người bị lây nhiễm và số người chết trên toàn thế giới tăng từng giờ nhưng nhân loại vẫn tin rằng y học sẽ tìm ra thuốc đặc trị, cũng như vaccine phòng ngừa loại virus này…

Ăn mày dĩ vãng

Đoàn Kiên Giang

29-3-2020

Hồi đi ghi nhận BOT, tôi cứ hỏi mãi các tài xế “đánh bót” làm gì, rồi tự trả lời:

1. Mỗi ngày ngang dọc qua BOT, biết nó đặt sai nơi nhầm chỗ, tốn tiền, họ phản đối vì chính mình và cộng đồng.

Test kit của Việt Nam có độ chính xác 100%, đúng hay sai?

Ngô Anh Vũ

29-3-2020

Gần đây, có một thông tin gây tranh cãi là test kit của Việt Nam có độ chính xác 100%, quanh việc này thì chủ yếu bạn nào tin thì tin, nhưng đa phần là không tin, cho rằng Việt Nam “nổ”. Sự thật thế nào?

Năng lực dự báo đúng đỉnh dịch: Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong chống dịch Covid-19

Trần Tuấn

29-3-2020

Chỉ một tuần sau khi chính phủ nhận định “Ý nghĩa quyết định đối với Việt Nam trong phòng chống dịch COVID-19” nằm ở “làm tốt việc cách ly những người từ nước ngoài trở về Việt Nam”, thì nguy cơ “ổ dịch nội địa” lại phát sinh ở ngay bệnh viện công, đa khoa lớn nhất Việt Nam, khiến phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập”!

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 4)

Nguyễn Thọ

29-3-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 Phần 3

Bài trước tiều phu kể chuyện nước Đức. Bà Merkel hay ai thì cũng phải nghe theo các nhà dịch tễ học, vi trùng học, vì họ nghe được tiếng của cô Rona. Trump có nói kiểu gì thì cuối cùng cũng phải nghe cụ Fauci. Chú Đam phải nghe mấy ông bác sỹ, không thì vỡ như Vũ Hán.

Các nhà Vi trùng học Thụy Điển thì đánh cược vào khả năng của hệ miễn dịch con người và tin vào kỷ luật của dân chúng. Họ đã thuyết phục chính phủ áp dụng cách chống dịch tự do nhất châu Âu. Chiến lược này dựa vào các trụ cột: Bảo vệ kỹ các nhóm người dễ bị tổn thương (người già, người có bệnh), bắt những người có triệu chứng phải ở nhà. Dân chúng chỉ nên ra đường khi cần thiết.

Ông Anders Tegnell, trùm dịch tễ Thụy Điển cho là nếu làm tốt các việc này, không cần phải phong tỏa đất nước. Phong tỏa vừa ít tác dụng, vừa phá hoại xã hội.

Trường phổ thông, quán ăn, quán rượu ở đó vẫn sinh hoạt. Kinh tế vẫn hoạt động. Hội họp từ 500 người trở xuống vẫn diễn ra. Chỉ có biên giới được kiểm tra kỹ hơn về dịch tễ.

Các bác sỹ Thụy Điển dựa vào việc tăng sức đề kháng của con người giúp hệ miễn dịch tự chọi nhau với virus. Do đó họ kêu gọi những người mạnh khỏe phải đi ra đường hít thở không khí trong lành và tập thể dục. Mỗi lần đi nhớ mang theo nước ấm để uống và tránh đứng gần nhau dưới 1m. [1]

Cho đến thời điểm này Thụy Điển có 3.500 người dương tính, đa số là bị lây từ nhóm người đi trượt tuyết ở Áo – Bắc Ý về hồi đầu tháng 3. Họ đều ở tuối dưới 50 nên số bị nặng rất ít và đa số nằm cách ly ở nhà.

Tuy số người nhiễm khuẩn vẫn đang tăng, nhưng bệnh viện không hề quá tải. Stockholm vẫn tin tưởng họ đi đúng hướng.

Ở châu Á, Nam Hàn và Đài Loan cũng không Lockdown mà vẫn giữ được dịch trong tầm kiểm soát. Đặc điểm chung của họ là: Dân chúng có kỷ cương, xã hội ngăn nắp và… họ thích đeo khẩu trang. Nam Hàn cách ly triệt để các nguồn lây phát sinh từ giáo phái “Shincheonji Church”, đồng thời tổ chức test diện rộng (mỗi ngày 20.000 test).

Sáng kiến Drive-In (lái xe vào xét nghiệm) đã lan truyền khắp thế giới, nhanh hơn vũ điệu Gangnam-Style.

Đài Loan thì khổ hơn nhiều. Vì WHO coi họ là tỉnh của Trung Quốc nên không cung cấp thông tin trực tiếp, bắt họ phải xin Bắc Kinh, điều mà bà Thái Anh Văn không bao giờ làm. Trong hoàn cảnh đó, với 24 triệu dân, nằm ngay sát Trung Quốc, mà đến hôm nay chỉ có 283 người nhiễm khuẩn và 2 người chết thì quả là một kỳ tích về y tế và xã hội.

Kỳ tích đó đạt được trong khi hàng ngày có hơn 800.000 người vẫn qua lại giữa lục địa và Đài Loan. Phố xá tuy có vắng hơn, nhưng không của hàng nào bị cấm. [2]

Chiến lược của Thụy Điển, Đài Loan, Nam Hàn phát huy tác dụng nhờ có một dân chúng hiểu biết, kỷ luật, nhờ một chính quyền mạnh, phản ứng nhanh và một nền y tế cao cấp.

Nhưng chiến lược đó cũng khẳng định một quan niệm kinh điển của vi trùng học: Chỉ có kháng thể mới diệt được các viêm nhiễm siêu vi trùng (viral infection).

Tiều phu nói vậy vì tình cờ xem được hai ý kiến rất độc của bác sỹ Đức Claus Köhnlein, tác giả cuốn sách “Nỗi sợ Virus” (Virus-Wahn) và của giáo sư Sucharit Bhakdi, Viện Vi sinh và Vệ sinh đại học Mainz [3]. Cả hai học giả đều dùng các số liệu thống kê để khẳng định:

– Covid-19 có lệ tử vong không cao. Đa số bệnh nhân chết nằm ở các nhóm rủi ro.

– Rất nhiều người dương tính không có triệu chứng lâm sàng.

– Đa số người có triệu chứng tự khỏi do cách ly ở nhà.

Từ đó cả hai ông đều cho là hệ miễn dịch con người đang chế ngự dần dần Covid-19 mà ta không biết. Cho đến nay đa số phép thử chỉ chứng minh sự tồn tại của virus Covid-19 trong người, nhưng ít phép thử tìm ra kháng thể chống Covid-19. Virus này lan truyền qua dạng bụi khí (Aerosol) nên có thể chúng đã len lỏi vào xã hội từ lâu.

Dịch bùng ra là lúc những người hít lượng virus lớn trực tiếp từ các nguồn nhiễm FO cùng ngã bệnh. Những người này bị rất nặng và số đông đã tạo ra khủng hoảng giường bệnh như ở Ý, Tây Ban Nha hay ở Mỹ.

Trong khi đó, rất nhiều người dính một lượng rất nhỏ cô Rona vẫn không hay biết là kháng thể đã kích hoạt để đưa họ thành người miễn nhiễm. Nếu áp dụng phép thử tìm kháng thể trên diện rộng, chắc chắn bức tranh sẽ lạc quan hơn nhiều.

Trả lời câu hỏi về vai trò các loại thuốc hãm virus như Remdesivir và Chloroquine, ông Köhnlein cười, coi đó là tâm lý trị liệu. Ông nhắc lại: Chỉ có kháng thể mới diệt được virus.

Cả hai ông đều cho là miễn dịch cộng đồng sẽ xảy ra trước khi có vac xin rất lâu.

Tiều phu đến cái bằng y tá cũng chẳng có, nghe đến đây bỗng hoang mang. Hắn viết ra điều này chỉ mong các chuyên gia cho ý kiến. Video của giáo sư Sucharit Bhakdi có phụ đề tiếng Anh.

Nhờ các bạn vào xem video và phản biện để tránh hiểu lầm là dịch sẽ tự tắt.

***

Tiều phu là cháu Thạch Sanh. Hắn chỉ dựa vào thiên nhiên để kiếm củi sống qua ngày. Hắn coi các loại thuyết âm mưu là của Lý Thông, không quan tâm. Do vậy hắn nhìn Covid-19 cũng như các thảm họa cháy rừng ở Úc, ở California, như nạn châu chấu ở Phi Châu, như hạn hán nhiễm mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long… Tất đều do lối sống của con người.

Virus luôn thiên biến vạn hóa. Con người 4.0 đã có nhiều phương pháp cách ly, truy tìm con bệnh bằng Trí tuệ nhân tạo, có vác xin để tiêu diệt chúng. Lẽ ra chúng không đáng sợ. Nhưng con người cũng tạo ra tuyên huấn, lập tường lửa chặn tin nên virus có đất sống. Rồi nó được lối sống tiêu thụ của toàn cầu hóa cửu vạn miễn phí khắp thế giới. 1,4 tỉ khách du lịch trong năm 2019, 4 tỉ cuộc đi lại trong năm 2017 (và khoảng 8 tỉ dự tính vào năm 2035) là các loại vé thương gia tặng cho tử thần.

Khi Úc và Mỹ cháy rừng, người ta chỉ nhỏ lệ từ xa. Đồng bằng sông Cửu Long khô nẻ, chỉ một nhóm người lo lắng. Biển miền Trung nhiễm độc, quan chức rủ nhau đi ăn cá ở đó.

Nhưng Covid-19 làm tất cả hoảng sợ, ai cũng sợ chết. Người ta bỗng nghe những lời thề thốt:

– Không thể như thế này mãi;

– Sau Covid-19 thế giới sẽ thay đổi;

Hãy đợi đấy!

(Còn tiếp)

——

[1] https://www.zeit.de/politik/ausland/2020-03/coronavirus-schweden-stockholm-oeffentliches-leben/komplettansicht

[2] https://foreignpolicy.com/2020/03/24/sweden-coronavirus-open-for-business/

[3] https://www.youtube.com/watch?v=JBB9bA-gXL4: Giáo sư Sucharit Bhakdi

https://www.youtube.com/watch?v=xYmQdk4CvQg Bác sỹ Köhnlein

Trung Quốc vẫn đẩy mạnh âm mưu khống chế và biến Biển Đông thành ao nhà của họ

Đặng Sơn Duân

29-3-2020

Ảnh: ImageSat International

Hãng ảnh vệ tinh ImageSat International hôm nay vừa công bố bức ảnh chụp một chiếc máy bay Y-8 của Trung Quốc đậu trên Đá Chữ Thập ngày 28.3.

ImageSat nhận định đây có thể là chuyến bay tiếp tế và nếu như vậy thì diễn biến này không có nhiều khác lạ, bởi máy bay Y-8 từng hạ cánh nhiều lần ở Đá Chữ Thập cũng như Đá Vành Khăn và Đá Xu Bi cho các nhiệm vụ vận tải hoặc tải thương.

Vương triều hỗn loạn của Trump

Financial Times

Tác giả: Demetri Sevastopulo Hannah Kuchler

Dịch giả: Binh Bong Bot

28-3-2020

Quá tập trung vào mục tiêu tái đắc cử, ngài Tổng thống Hoa Kỳ đã thất bại trong việc kiểm soát đại dịch trên đất nước mình.

Tháng 3, trong tâm bão

Trinh Trang Yarett

28-3-2020

Bữa giờ rất nhiều người hỏi thăm tình hình ở New York City thế nào. Và thật tình là, với một đứa từng viết báo như mình, cũng không thể nào giải thích hay diễn tả bằng lời được hết những gì đang diễn ra trong bệnh viện bây giờ.

Người dân bắt được Chính quyền Hà Tĩnh cho đổ trộm chất thải Formosa vào khu dân cư làm bệnh viện

JB Nguyễn Hữu Vinh

28-3-2020

Nguồn ảnh: JB Nguyễn Hữu Vinh

S.O.S ngay lúc này. Chính quyền Hà Tĩnh cho đổ trộm chất thải Formosa vào khu dân cư làm bệnh viện. Người dân bắt được chính quyền cho chở chất thải đổ trộm vào ban đêm. Người dân đang tập trung phản đối.

Chống độc quyền sách giáo khoa hay chặt đầu rồng Hydra?

Nguyễn Tiến Tường

28-3-3030

Sách giáo khoa lớp 1 tăng gấp 4 lần sách cũ thật sự là một cú “úp sọt” người dân trong bối cảnh đại nạn Covid-19. Tất nhiên, sẽ như mọi lần, phụ huynh và học sinh không có cơ hội mặc cả với kiểu ấn hành hệ thống.

Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…

Vũ Kim Hạnh

28-3-2020

Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa. Ảnh: internet

10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo.

Các ông bộ trưởng bị con virus Trung Quốc “Xé áo cho người xem lưng”

Nguyễn Ngọc Chu

28-3-2020

1. Con virus Trung Quốc, không chỉ làm đau đầu cả Bộ Y Tế, mà còn không ngờ lại “xé áo cho người xem lưng” – bóc toang năng lực yếu kém một loạt các bộ trưởng khác trong thành phần Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Hoan hô nông dân!

Trương Châu Hữu Danh

28-3-2020

Năm 2019, Tổng Công ty Lương Thực Miền Ngoài (VNF1) lời phỏng cả tay khi “làm giá” với nông dân trong nước chỉ 4.200 đồng/kg lúa 504. Nông dân rơi nước mắt bán lúa để trả nợ ngân hàng.

Ông Covid lật nhào ông “Thuận thiên”?

Vũ Kim Hạnh

28-3-2020

Công ty Cỏ May chuẩn bị xuất 4 container dạng ủy thác đi Úc, giờ hồi hộp chờ. Ảnh: FB tác giả

Mấy hôm nay, tôi gặp không ít doanh nghiệp, cả họp qua mạng. Khi nói về vấn đề xuất khẩu gạo, hầu hết đều bày tỏ ngạc nhiên. Họ hỏi một câu giống nhau: Ủa, nghe nói dừng, rồi đề xuất không dừng, rồi cho xuất từng phần, thì đã nghe ý nông dân chưa, và tính sao với nông dân?

Lẽ tự nhiên là phải tính cho xong chuyện mua, hay bù hay đền hay ít nhất cứu trợ nông dân tiền lãi nợ ngân hàng, tiền mua vật tư (ứng trước, trả sau) chứ? Nếu chưa tính được, đâu thể muốn dừng là dừng, bởi đâu phải sập trời hay ban bố tình trang chiến tranh, rồi họ sống sao, họ còn làm nông tiếp được không?

Cái gì làm cho đến cơ sự khủng khiếp ngày nay!!??

Lê Trung Tĩnh

28-3-2020

Dầu có nói con virus này là nhân tạo vô tình hay hữu ý hay do thiên tạo thì cũng không thể không hỏi các bác sĩ hàng đầu, khoa học gia, nghiên cứu truyền nhiễm, tình báo, phân tích rủi ro, chuẩn bị tình huống, tư vấn chính sách, chính trị gia đương nhiệm và đối lập phương Tây đã làm cái gì, đã làm cái gì từ mấy tháng vừa qua??

Quy hoạch báo chí và Tự do báo chí (Phần cuối)

Nguyễn Thông

27-3-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Cái gọi là quy hoạch báo chí mà nhà nước (cụ thể là Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin – Truyền thông, còn gọi là bộ 4T) đang thực hiện, thực ra không phải mới mẻ gì. Nó đã được thai nghén, chuẩn bị từ những năm 2010 – 2012 và bản đề án cứ lằng nhằng thò thụt mãi trên bàn thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng.

Những tai to mặt lớn có “công” khai sinh đề án tới thời điểm này hầu hết thân tàn ma dại, cụ thể nhất là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ngay cả Nguyễn Tấn Dũng, dù không phê duyệt đề án trong nhiệm kỳ của mình, có thể vì lý do nào đó mà sau này những bí mật hậu trường cần được bạch hóa, cũng là kẻ chịu trách nhiệm chính trong việc để cho tình hình báo chí nước nhà lộn xộn, lụn bại, ngột ngạt, mất tự do.

Còn nhớ, vào khoảng năm 2012, khi trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, Ba Dũng đã xưng xưng tuyên bố “Việt Nam không bao giờ chấp nhận báo chí tư nhân”, có thể hiểu là không chấp nhận quyền tự do báo chí kiểu ở nhiều nước trên thế giới, báo chí truyền thông đều phải do nhà nước nắm, điều khiển, chi phối, quyết định. Một tờ, một bài, một chữ cũng phải thông qua nhà nước. Đó là tự do báo chí ở Việt Nam.

Cũng dễ hiểu, lúc Nguyễn Tấn Dũng mạnh mồm như vậy, ông ta đang đắc chí, coi mình như trời, thậm chí lấn át cả trời. Lại được đám Giave an ninh phò tá, làm quân sư tham mưu, đương sự cứ tưởng mình vững như bàn thạch, “anh hùng làng này cóc thằng nào bằng ta”, nên trói báo chí, chứ trói cả trời cũng dám làm.

Chợt liên tưởng tới một “anh hùng làng” khác là Đinh Thế Huynh. Năm 2011, khi mới chỉ ủy viên trung ương, Tổng biên tập báo Nhân Dân, tức là cũng dạng làng nhàng, nhưng có lẽ biết mình đã được cơ cấu vào Bộ Chính trị nên Huynh rất mạnh mồm. Cũng giả nhời báo chí, Huynh tuyên bố (cái điều mà nhẽ ra phải chí ít là tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng mới được phát ngôn), rằng “Việt Nam chúng tôi không có nhu cầu đa nguyên đa đảng và dứt khoát không đa nguyên đa đảng”. Nghe rất khiếp, nhất lại từ miệng một anh hơi quèn quèn, chỉ đóng chức tổng biên tập một tờ báo.

Nhưng có nhẽ ai đó đã mớm cho Huynh, rồi Huynh gặp thời phất lên như diều, và thất thế… lặn một hơi mất tăm. Xin hãy nhớ cho, tới thời điểm này (tháng 3.2020) đương sự Huynh vẫn còn là ủy viên Bộ Chính trị, đại biểu Quốc hội, chưa hề có bất cứ quyết định phế truất, kỷ luật, sa thải nào. Hú ba hồn bảy vía Đinh Thế Huynh lang thang vất vưởng ở đâu thì về cho bàn dân thiên hạ biết là còn sống nhá.

Cả Dũng và Huynh, không biết giờ này có muốn đính chính những điều mình đã hùng hổ nói văng mạng không. Biết đâu lại tiếc, giá “hồi xưa” mình đừng cấm báo chí tư nhân, đừng cấm đa nguyên đa đảng thì bây giờ có cái mà dùng…

Lại nhớ khi người ta rập rình quy hoạch báo chí, năm 2013, khi ấy tôi còn đang tòng sự báo Thanh Niên, một trong 2 tờ báo “lớn” nhất nước (cùng với tờ Tuổi Trẻ), thấy các vị lãnh đạo họp hành căng lắm. Chả biết số phận tờ báo rồi thế nào. Nếu báo chí do bạn đọc quyết thì đã đi một nhẽ (phát hành hơn 300 nghìn bản/kỳ, quảng cáo đăng đầy), đằng này do cái tư tưởng thống soái quyết, chết đến nơi rồi.

Hình như đã có những cuộc lobby, vận động hành lang, chạy này chạy nọ. Lọ mọ một thời gian, một hôm họp, sếp thở phào thông báo xong rồi, ngon rồi, cứ yên tâm mà thẳng tiến. Tôi chợt hiểu, quy hoạch thì quy hoạch nhưng vẫn có những ngóc ngách, con đường, lối thoát nằm ngoài mà chỉ người trong cuộc mới biết.

Vừa rồi hồi tháng 2, theo bước 1 (giai đoạn 1) tính tới năm 2020, người ta xoa tay thông báo đã làm xong chặng này, đã gộp hoặc chuyển thành tạp chí 19 tờ báo. Chẳng hạn gộp tờ Thời Trang Trẻ vào báo Thanh Niên, nhập tờ Hoa Học Trò vào báo Tiền Phong, chuyển những tờ báo điện tử của đoàn thể, tổ chức hội này nọ như Năng Lượng Mới, Đời Sống Pháp Luật, Một Thế Giới… thành tạp chí.

Thực ra, phần lớn sự đổi thay ấy họ (nhà nước) chỉ làm cho có, đánh bùn sang ao, rốt cục cũng chỉ như cuộc cách mạng ở làng Mùi bên Tàu. Tôi cam đoan, cứ kiểu cách rình rang này, rồi vẫn thế thôi. Nếu đã muốn thực sự làm cuộc cách mạng với báo chí nước nhà, đâu cần phải ra rả “cuộc kháng chiến của ta có 3 giai đoạn, giai đoạn phòng ngự, giai đoạn cầm cự, giai đoạn tổng phản công”.

Cái quyết định 362/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 do ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký đã vẽ ra bức tranh rất rườm rà, cải lương, chẳng hạn “Riêng Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đến hết năm 2020 sắp xếp còn tối đa 3 cơ quan báo; đến năm 2025 hoàn thành việc sắp xếp còn 1 cơ quan báo”.

Rồi các vị chống mắt lên mà xem, có nhập tờ Tiền Phong và Thanh Niên làm một được, tôi cứ đi bằng đầu. Dẹp được tờ Tuổi Trẻ (do cấp địa phương quản lý), có mà tới mục thất…

Vì sao? Nói thẳng ra, nếu họ quy hoạch để nhằm mục đích triệt bớt những tờ báo ăn bám, tiêu tốn ngân sách, những báo lá cải, vô bổ làm băng hoại xã hội, những báo địa phương (cơ quan của đảng bộ…) chỉ vài trăm người đọc, những báo chống lại đất nước, dân tộc, nhân dân… thì việc dẹp, quy hoạch thắt chặt là phải. Chả cần tồn tại những thứ ấy, lại càng không cần chi tiền thuế của dân nuôi những thứ ấy.

Quy hoạch vậy rất đáng hoan nghênh, ủng hộ. Nhưng không, căn vào bản quy hoạch và từng bước thực hiện quy hoạch thì chỉ thấy họ làm cải lương, nửa vời, làm để chứng tỏ quyền lực, ra vẻ ta đây. Mà quy hoạch làm gì, khi gần 900 tờ báo, tạp chí, cơ quan báo đài, truyền thông chỉ răm rắp làm theo cái gậy đe nẹt của trung ương tập quyền. Đã buộc và chấp nhận định hướng, đã tuân chỉ thì đừng nói tới tự do.

Có quy hoạch giời cũng vẫn thừa. Chỉ cần 1 tờ đã là nhiều. Còn đối với nhu cầu, khao khát thông tin đa chiều của dân chúng thì vạn tờ vẫn thiếu. Một khi còn độc quyền thông tin, cấm cản tự do báo chí, có tổ chức quy hoạch trăm lần cũng chả giải quyết được gì. Thừa vẫn thừa, mà thiếu vẫn thiếu.

Không cần quy hoạch. Chỉ cần quản lý báo chí bằng pháp luật. Ai muốn ra báo cứ ra, báo in hoặc báo điện tử đều được. Muốn báo cho báo, muốn tạp chí cho tạp chí, tùy vào khả năng và ý nguyện. Thông tin không hạn chế. Báo của hội nuôi ong nhưng muốn phản ánh tình hình chiến sự Syria hoặc chuyện cách ly ngăn dịch Cô Vít, cứ tha hồ, miễn là tôn trọng sự thật khách quan.

Lấy pháp luật mà điều chỉnh mọi hoạt động của báo chí. Vi phạm thì phạt, đình bản, tước giấy phép. Xây dựng một nền báo chí đa dạng, sinh động, tự do khoe sắc, không có vòng kim cô, chỉ thượng tôn pháp luật. Lẽ dĩ nhiên phải là thứ pháp luật đàng hoàng, tử tế, văn minh, chứ không phải kiểu “mày nói xấu đảng thì tao phạt mày”.

Và điều quan trong là mỗi cơ quan báo chí truyền thông phải tự nuôi sống mình, kể cả báo lẫn đài phát thanh, đài truyền hình. Tuyệt đối không dùng ngân sách nuôi những tờ giấy gói xôi.

Thế thì cần chi quy hoạch. Rởm.

Nước Đức và lãnh đạo của nước tôi ở không vĩ đại như nhiều người đã nghĩ!

Man Lưu

27-3-2020

Nước Đức và lãnh đạo của nước tôi ở không vĩ đại như nhiều người đã nghĩ! Và khi tôi viết lên câu này tôi cũng không hy vọng là có được một thỉnh nguyện thư đòi trục xuất tôi ra khỏi nước Đức!

Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức là ai?

Ngô Ngọc Trai

27-3-2020

Thỉnh thoảng tôi có nhắc đến trên facebook của mình về ông Trần Huỳnh Duy Thức, nhiều bạn bè không biết ông Thức là ai, người như thế nào, nay xin chia sẻ về vị thân chủ của mình như sau:

Nhà nước vì dân, do dân thời Cô Vy, phiên bản Canada

Phạm Vũ Lửa Hạ

27-3-2020

Trước hết, xin nói rõ:

a) Tút này chỉ nói chuyện cứu trợ kinh tế quốc dân, chứ không bàn chuyện y tế, phòng chống dịch bệnh. Vì tui có biết chút chút chuyện đầu và mù mờ chuyện sau.

Mafia gạo và truyền thông bẩn

Trương Châu Hữu Danh

27-3-2020

Ngày 23/3, họp để quyết việc ngừng xuất khẩu gạo, chỉ có 2 Doanh ngiệp là Vinafood 1 và Vinafood 2 dự. Kết quả: Dừng! Thị trường lúa gạo nhốn nháo, giá tuột ngay tại ruộng nhưng thương lái cũng không dám mua.

Ai muốn cấm xuất khẩu gạo?

Báo Sạch

Trung Bảo

27-3-2020

Chưa có quyết định cuối cùng về việc xuất khẩu gạo, phải đợi đến ngày 28/3, tuy nhiên chiều 26/3 Chính phủ đã mở ra một lối thoát cho thị trường lúa gạo. Đồng ý cho xuất đi hợp đồng cũ, hạn chế xuất khẩu gạo 504. Các thứ còn lại: gạo thơm, nếp, gạo Nhật được xuất.

Nói tiếp về ‘nhậu thiếu, hát chịu’ của Đảng

Blog VOA

Trân Văn

26-3-2020

Tháng trước, nhiều người mỉa mai ông Nguyễn Phú Trọng, khi tại dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng CSVN, ông tuyên bố, tổ chức chính trị do ông là Tổng bí thư là: Một đảng cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó máu thịt với nhân dân, được nhân dân ủng hộ thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên (1).

TS Nguyễn Tường Bách: “Corona: Biến cố của thế kỷ”

Giác Ngộ

Nguyễn Tường Bách (CHLB Đức)

20-3-2020

Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc.

Nữ họa sĩ người Ý: ‘Tôi hoảng loạn vì bị người Việt tấn công trên mạng’

BBC

Bùi Thư

26-3-2020

Nữ hoạ sĩ 18 tuổi bị hoảng loạn khi người Việt Nam tấn công cô trên mạng. Nguồn: Aurora Cantone

Là tác giả bức vẽ tấm bản đồ nước Ý với hai y tá người Ý và Trung Quốc, Aurora Cantone bị đe doạ và quấy rối vì một số người Việt Nam lầm tưởng cô là chủ nhân bức vẽ có “đường lưỡi bò”.

Corona – Kháng thể đánh nhau và sai lầm của con người (Phần 3)

Nguyễn Thọ

26-3-2020

Tiếp theo Phần 1Phần 2

Cô gái chân ngắn, đầu cắm sừng lởm chởm này không chỉ quật đổ các thị trường chứng khoán, đánh sập các hãng công nghiệp khổng lồ, xói mòn lòng tin mù quáng vào các “lãnh tụ”, mà còn làm cho con người trở nên khó lường. Người Mỹ bỗng không quan tâm đến McDonald’s, người Đức thì chê khoai tây, người Pháp coi thường bánh mỳ. Tất cả đều quan tâm đến giấy toilet.