Ném đá

LTS: Chuyện cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm, lên tiếng về nước Mỹ, đã bị “ném đá” trên mạng mấy ngày qua, cho thấy có một số quan điểm khác biệt giữa những nhà hoạt động trong và ngoài nước nói riêng, cũng như sự khác biệt giữa người Việt với những người phương Tây, nói chung.

Nhân sự đại hội: Ai chạy ai?

Nguyễn Ngọc Chu

25-3-2020

Trong lúc chống dịch virus Vũ Hán đang ở vào cao trào thì thấy việc bổ nhiệm nhân sự cũng liên tục xuất hiện trên truyền thông. Trước khi Bộ Chính Trị (BCT) họp về dịch sáng ngày 20/2020 thì TBT cũng đã chủ trì Tiểu Ban nhân sự Đại hội 13 họp ngày 19/3/2020. Để thấy được việc làm nhân sự cho Đại hội 13 đang được tiến hành gấp rút.

Vụ Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà, bị truy nã quốc tế

Phạm Lê Vương Các

25-3-2020

Không biết vì lý do gì mà hôm nay báo chí nhà nước đồng loạt đưa tin về việc truy nã con trai ông Trần Bắc Hà là ông Trần Duy Tùng như vừa mới xảy ra vậy.

Thế giới với virus nhắc chúng ta đã kiểm soát kém thế nào

Science Norway

Tác giả: Erik Bjørnstad Engblad

Dịch giả: Lê Lam/ Viet-studies

23-3-2020

Trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được báo cáo tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trong một khoảng thời gian ngắn, virus đã trở thành đại dịch toàn cầu, một điều chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

Không cần và không nên dừng xuất khẩu gạo

Vũ Kim Hạnh

25-3-2020

Stt cách đây 2 ngày, tôi đã nói rõ: Con số Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo tới 600% không có ý nghĩa. Nghe mức tăng quá khủng nhưng nếu xem lại, năm 2019 họ giảm mức nhập gạo VN chỉ còn 8% tổng lượng nhập gạo của họ, đến tháng 1/2020, chỉ còn 5,4% thì đâu có gì phải lo: Tăng nhập 600% cũng chỉ có 66.000 tấn, trị giá chừng 37 triệu USD.

Vì đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Chính trị nên… ở đâu ngồi đó!

Blog VOA

Trân Văn

24-3-2020

Dịch viêm phổi Vũ Hán đã chất thêm gánh nặng cho cư dân đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) – khu vực vốn bị xem là đang hấp hối vì hạn hán và nước mặn xâm nhập càng ngày càng sâu vào ruộng, vườn.

Từ sự bối rối của chính sách lúa gạo, tới sự lộn xộn của nhiều chính sách hiện nay (Phần 1)

Nguyễn Đức Thành

24-3-2020

Trong bài này, tôi sẽ đề cập đến hai nội dung. Thứ nhất là sự bối rối, bất nhất trong chính sách xuất khẩu lúa gạo ngay lúc này. Thứ hai, từ đó thảo luận tính lộn xộn, thiếu chuyên nghiệp trong việc ra các chính sách quan trọng hiện nay.

Phù thuỷ

Đàm Hà Phú

24-3-202

Vào thế kỷ thứ 14, có một đại dịch xảy ra, được cho là bệnh dịch hạch, nó lan từ châu Á sang châu Âu, giết chết gần nửa dân số châu Âu. Số người chết (chỉ riêng vì bệnh này) ở châu Âu ước tính lên đến 50 triệu người.

Gạo – Người nông dân và cuộc chơi bất công bằng

Huy Nguyễn

24-3-2020

Cách đây mấy hôm, tôi đã linh cảm đến vấn đề bất an trong chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu khi Covid bùng phát trong bối cảnh hạn mặn khốc liệt xảy ra ở nhiều quốc gia.

Mất cảm giác về mùi, vị có thể là dấu hiệu nhận biết Covid-19

Blog RFA

Nguyễn Trang Nhung

24-3-2020

Rudy Gobert, cầu thủ người Pháp của đội bóng rổ Utah Jazz, người nhiễm Covid-19, đã tweet vào cuối tuần qua rằng anh không thể ngửi thấy bất cứ gì.[1]

Xuất khẩu gạo: Có nên ngưng lúc này hay không?

LTS: Hôm nay, Chính phủ Việt Nam đã ra quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo, với lý do bảo đảm an ninh lương thực do có thông tin Trung Quốc đang thu gom lúa gạo ở Việt Nam. Quyết định này, trước mắt ảnh hưởng rất lớn đến nông dân. Chiều nay, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu tạm ngừng việc cấm xuất khẩu.

Ông Nguyễn Đức Chung có nói dối khi khuyên con ông tích trữ hàng hóa ở bên Mỹ?

Nguyễn Quang A

24-3-2020

Chuyện ông Chung (Hà Nội) hôm trước khuyên dân đừng tích trữ hàng hoá, hôm sau ông nói ông khuyên con ông đang học tại Mỹ tích trữ hàng hoá dùng cho 3 tháng và ở nhà không ra ngoài đã làm nóng mạng xã hội (MXH).

“Mình là “dân trong nghề” đừng đổ thừa nhau!”

Mai Bá Kiếm

24-3-2020

Ảnh: Báo TT

Ngày 23/3, họp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết cách đây 3 tuần ông có khuyên con mua dự trữ thức ăn và ở yên trong nhà 3 tháng tại Mỹ.

Lập tức, MXH “ném đá” rằng ổng khoe có con du học ở Mỹ. Nhưng tôi lại khoái ông Chung đã nói rất thật. Và, biết đâu ông nêu gương biết khuyên con ở lại Mỹ, không như các quan chức khác gọi con ùn ùn về VN tránh dịch, gây hậu quả các cơ sở cách ly quá tải.

Corona – Kháng thể đánh nhau và hành động của chúng ta (Phần 2)

Nguyễn Thọ

24-3-2020

Tiếp theo Phần 1

Tiều phu không phải là bác sỹ hay nhà dịch tễ học. Hắn chỉ tìm đọc để trả lời những thắc mắc của bản thân hắn về dịch Covid-19. Vì không phải là nhà văn, nhà báo nên hắn chỉ viết theo kiểu bỗ bã của thợ thuyền. Do vậy không nhất thiết những gì hắn viết là đúng. Đừng trách, lại càng không nên cà khịa về dich tễ học hay vi trùng học với tay thợ điện.

Tài xế hất chén cơm có làm bể nồi cơm BOT?

Báo Sạch

Thanh Nhã

24-3-2020

Không đồng tình vì nhân viên BOT ở xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hòa hạ barie bất ngờ, gây cản trở giao thông, Phan Minh Hải, một tài xế ở địa phương đã hắt chén cơm vào nhà điều hành.

Ngoài ông Trump của Mỹ thì VN có ông Trọng

Trương Nhân Tuấn

24-3-2020

Trước đại dịch Covid-19, đến nay chỉ có phương pháp phòng ngừa của Nam Hàn cho thấy là có hiệu quả nhứt. Kế tới là Đài Loan và Nga. Các quốc gia này đã nhanh chóng “đóng của biên giới” với TQ.

Yêu nước

Võ Xuân Sơn

24-3-2020

Cho đến thời điểm này, tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương, đường lối chống dịch của nhà nước Việt nam. Tôi không biết có ai trong các lãnh đạo đọc các stt của tôi hay không, nhưng thấy có một số điều tôi viết, vài ngày sau thì có lãnh đạo nói đến. Dù họ có nghe tôi nói hay không, nhưng họ hành động cùng cách nghĩ của tôi là tốt đối với tôi rồi.

Tội phạm đóng vai kẻ trượng nghĩa

Nguyễn Ngọc Chu

24-3-2020

1. Vào thời điểm 9 h sáng ngày 24/3/2020 Chinese virus đã cướp đi 16.514 sinh mạng và lây nhiễm cho 378.848 bệnh nhân. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng kinh khủng trong các ngày tới.

‘Đánh tráo khái niệm’ thời Covid-19

Blog VOA

Trân Văn

23-3-2020

Hình minh họa, social distancing. Nguồn: Reuters

Đã có hàng chục ngàn người Việt từ khắp nơi trên thế giới quay về Việt Nam (1) và sắp tới sẽ có vài chục ngàn người Việt nữa trở về từ các ổ dịch ở châu Âu, châu Á (2). Lối thông tin của các viên chức hữu trách và phương thức tuyên truyền của hệ thống truyền thông chính thức đang biến những công dân Việt Nam quay về với gia đình, quê hương trở thành một loại… ký sinh trùng, vừa… đáng khinh, vừa… đáng giận. Bên dưới tấm áo khoác “nhân đạo” và “ưu việt” là tội ác: Kích động người Việt cắn xé lẫn nhau…

Quyền về nhà

Võ Xuân Sơn

23-3-2020

Tôi đã bàn bạc với con trai tôi, và thống nhất với nhau, rằng con tôi sẽ ở lại mà không về Việt Nam vào lúc này, mặc dù sắp hết hạn kí túc xá, sắp hết hạn VISA.

Lời thống thiết của một bác sĩ giữa ổ dịch khủng khiếp của Ý: “Hãy hành động ngay: Phong tỏa!”

Vũ Kim Hạnh

23-3-2020

Bạn tôi sống ở Lombardy và vài chuyện kể…

Tôi có người bạn quí (TL) đang ở Lombardy (Ý). Chúng tôi quen nhau khi cùng dự một khóa huấn luyện về quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Turino (Ý) trong 3 tháng. Về nước, bạn ấy sáng lập một tổ chức thiện nguyện hoạt động ở Đà Nẵng cùng người chồng Ý. Họ đi về VN-Ý 50/50 thời gian.

Lần này thì họ đang ở Ý mà nhà họ ngay ở Lombardy, cách Milan 40km. Đôi khi sốt ruột cho bạn, tôi nghĩ (hơi sai sai?): Quá nhọ! Lựa cửa tử thần mà về! Chúng tôi nói chuyện với nhau hàng đêm. Cô bạn tôi không thở than. Chỉ kể chuyện, giọng nhắn tin khá trầm tĩnh:

Người Ý khác mình lắm chị, đứng trên lầu nhìn xuống sân, đang phong tỏa mà họ vẫn ôm nhau, hôn má nhau, thấy thương mà khiếp. Ba má bạn và cả bạn bè chết, tin dồn dập mỗi ngày, đọc thấy cáo phó thì điện thoại chia buồn vì chôn chân trong nhà rồi. Ngày nào cũng nghe tiếng còi cấp cứu hụ to chạy ngang, biết xe đi “lượm” xác chết…

Chiều nay, TL gửi cho tôi đường link bài báo mới nhất và một trang mạng cảm động. Bài báo đây, có những thông tin quan trọng.

BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ TẠI BV LOMBARDY: “ĐỪNG NGHĨ CHỈ CÓ NGƯỜI GIÀ MỚI NHIỄM. 50% BỊNH NHÂN Ở ĐÂY LÀ NGƯỜI TRẺ”.

Ở một bệnh viện mà người chết như rạ, bác sĩ Emanuela Catenacci, khu chăm sóc đặc biệt ở Bệnh viện Cremona – Lombardy, nói với đài truyền hình Sky News của Anh: “Chúng tôi biết chuyện gì xảy ra. Các nước hãy hành động ngay, phong tỏa thật chặt nếu muốn cứu người!

Còn bác sĩ Leonor Tamayo thì nói: Tất cả nhân viên y tế chúng tôi đã bị choáng ngợp bởi “cơn sóng thần” bệnh nhân ập đến. Bệnh viện đã hết chỗ để cất giữ thi thể và buộc phải gửi trong một nhà thờ gần đó. Rồi ông kể về công việc: “Chúng tôi ở đây 12 giờ một ngày. Chỉ về nhà trong vài giờ và quay lại đây để làm việc, bởi vì quá đông bênh nhân chờ”.

Điều khó khăn nhất hiện nay của chúng tôi là: “Phải vật lộn để tiếp nhận bệnh nhân một cách thân thiện, bình tĩnh nhất. Và cố gắng xua tan huyền thoại sai lầm rằng chỉ có người già mới nhiễm và chết vì dịch bệnh này…”

Đúng vậy đó. Năm mươi phần trăm bệnh nhân ở phòng chăm sóc đặc biệt, là những bệnh nhân nặng nhất, trên 65 tuổi. Nhưng điều đó có nghĩa là 50% bệnh nhân khác của chúng tôi là người trẻ hơn. Có ‘khá nhiều’ bệnh nhân từ 20 đến 30 tuổi, cũng bịnh ‘nặng’ như bệnh nhân lớn tuổi, nhưng họ thường ‘sống sót’ nhiều hơn do có tổng trạng khỏe mạnh hơn“.

NHỮNG GƯƠNG MẶT HẰN SÂU DẤU TÍCH CỦA MỘT TÌNH YÊU LỚN. Chiều nay, TL gửi cho tôi một trang Facebook tên Tra Luce & Oscurità.

Một cô gái này và các bạn bè dành trọn trang để cám ơn các y tá và nhân viên phục vụ ở bệnh viện. Họ ghép các bức ảnh các “nhân vật” chính (xem ảnh ở dưới) mà gương mặt bị lõm sâu các vết hằn vì đeo lâu ngày khẩu trang, kính bảo hộ…

Các nhân viên y tế Ý ở trung tâm điều trị đặc biệt BV Lombardy

Maria Russo viết: “Thật cao cả những bạn trẻ như chúng tôi mà dám đặt cuộc sống mình vào nơi nguy hiểm nhất“. Các bạn của cô tiếp tục viết:

– Tôi biết trái tim bạn khó xóa đi những gì mà bạn nhìn thấy trong đôi mắt những bệnh nhân nhìn bạn khi họ lìa đời.

– Cuộc sống chúng tôi trong tay bạn. Và tất cả các bạn trong trái tim chúng tôi.

– Tôi khóc khi nhìn những vết hằn trên gương mặt mệt mỏi mà cương nghị của các bạn. Chưa ai biết rằng họ trang điểm thế nào cũng không đẹp bằng nhưng vết hằn ngang dọc tự nhiên đó…

CÓ LẼ CHÚNG TA CHƯA NGHE CÁC THÔNG TIN NÀY…

TL cũng gửi cho tôi một stt của chị Lê Thúy Anh, từng làm bác sĩ ở VN và nay đang là BS ở Ý, cho rằng, về tình hình bùng phát ở Ý, đã có nhiều thông tin bị thiên kiến và bị thiếu. Thúy Anh kể một số điều mà chị cho là nhiều người chưa biết:

– Chính phủ Ý đổ hàng trăm tỷ cho dịch vụ phòng trị dịch, sử dụng Trung tâm hội chợ quốc tế ở Milan làm thêm một bệnh viện dã chiến với các phương tiện máy móc hiện đại.

+ Cho những máy bay chuyên cơ quân đội để cấp cứu các vùng xa.

+ Thu nhận hàng trăm tình nguyện viên làm đường dây nóng tư vấn và cấp thông tin cho dân.

+ Trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ mướn cô nuôi trẻ.

+ Giảm thuế cho các doanh nghiệp ngừng sản xuất hay gặp khó khăn.
Hiện đã có 8.000 bác sĩ về hưu tình nguyện quay lại làm việc trong cao điểm dịch. 10.000 bác sĩ, nhân viên y tế tư nhân, và lực lượng quân y hỗ trợ các phòng cấp cứu, điều trị đặc biệt.

Vì sao nước Ý lâm vào tình trạng bi thảm? Tôi đọc nhiều tài liệu thấy phải giải trình nhiều mới đủ, nhưng tựu trung, tôi thấy, chính quyền chủ quan, ứng biến quá chậm trễ. Người dân thì tỉ lệ già hóa khá cao và quen sống vô tư, tự do…

Người đeo khẩu trang hiếm hoi trên đường
Bar rượu “đông vui” hết hồn cuối tháng 2 ở Rome
Đóng cửa quán pizza, mới từ 11/3
Cảnh sát kiểm tra lệnh phong tỏa

Cảnh giác Trung Quốc thu gom gạo, phá an ninh lương thực Việt Nam?

Vũ Kim Hạnh

23-3-2020

Thái Lan SX bán gạo Nàng Hương Chợ Đào ở Mỹ. Ảnh: internet

Râm ran dư luận này tuần qua. Lên tiếng cảnh báo để bảo vệ an ninh lương thực Việt Nam là hợp lòng dư luận nhất. Nhưng xem xét kỹ số liệu, rồi trao đổi với các nhà xuất nhập khẩu gạo, tôi thử đặt vần đề trái chiều, mong mọi người cùng bàn… Thực lòng, lúc này, tình hình quá bất định, TQ đang mưu tính gì, rồi sau đại dịch, lại càng khó đoán, chỉ có trời biết…

1/ THỰC CHẤT CON SỐ TĂNG 600%.

Con số 600% quá ấn tượng nhưng xem kỹ số liệu XNK gần đây sẽ thấy: Con số 600% không có ý nghĩa thực tế bao nhiêu. Vì sao? Vì trước đây, mỗi năm TQ nhập đến 40% tổng lượng nhập gạo Việt thì cuối năm 2019, Trung Quốc chỉ còn nhập khẩu gạo VN một tỉ lệ cực thấp: 8% tổng nhập khẩu của họ, thậm chí tháng 1/2020 tỉ lệ này còn rớt nữa, chỉ còn 5,49%. Vậy nếu họ tăng nhập 600% thì chỉ là: Hơn 66.000 tấn với giá trị tương đương 37 triệu USD.

Bao giờ Bộ chính trị họp về Đồng bằng sông Cửu Long?

Nguyễn Ngọc Chu

23-3-2020

I. BỊ BỎ RƠI

Vào thập niên những năm 60 của thế kỷ 20, có cậu học trò miền Bắc đi chăn bò, khi cầm những củ khoai nướng trong gió Bấc rét căm căm, lại thả hồn về một Đồng Tháp Mười ngập tràn lúa gạo chưa bao giờ đặt chân đến.

“Em đã làm gì cho Tổ quốc hay chưa?” – Một vài ngộ nhận

Boristo Nguyễn

21-3-2020

Covid-19 là một đại dịch, có diễn biến vô cùng phức tạp và chưa biết rồi sẽ như thế nào. Đó là một đại họa và là điều chẳng ai muốn.

Corona – Kháng thể đánh nhau và hành động của chúng ta (Phần 1)

Nguyễn Thọ

22-3-2020

Dịch viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành, chẳng có thuốc chữa, chưa có vac-xin ngừa. Kẻ duy nhất đang hiên ngang, quyết tử, chống lại virus giết người này một cách có khoa học là hệ miễn dịch của con người chúng ta.

Hệ miễn dịch có thể nói là một đội quân được tổ chức chặt chẽ và hùng hậu nhất trong tất cả các loại quân đội. Chúng có bộ phận tình báo tìm hiểu virus, có chuyên gia phân tích kẻ thù và đưa ra cách đánh. Rồi các trường đào tạo bạch cầu cách diệt từng loại giặc. Các chiến sỹ kháng thể không biết sợ, chỉ biết nghĩa vụ là phải bao vây, tiêu diệt đám virus lạ kia.

Từ lính công binh xây dựng các hàng rào kháng thể, đến lính bộ binh bạch cầu chiến đấu với virus, dù chết như ngả rạ, nhưng chúng vẫn lao vào bao vây đám virus hung hãn. Chúng không phân biệt bạch cầu đỏ, bạch cầu vàng, bạch cầu hải ngoại hay bạch cầu trong nước.

Bạch cầu lãnh đạo hay bạch cầu dân đen đều hy sinh như nhau.

Dù biết mình là hệ thống được tổ chức thông minh nhất, hiệu quả nhất của tạo hóa, nhưng hệ miễn dịch không hề kiêu ngạo. Chúng biết khả năng thua trận là không nhỏ, nhất là khi gặp các virus mới. Dù thông minh hơn tất cả các loại siêu máy tính, không phải lúc nào chúng cũng phân tích kịp thời các yếu điểm của Virus để tấn công vào đó, trước khi bị sụp đổ.

Hệ miễn dịch không biết ngạo nghễ vì không có ban tuyên huấn, không có TV.

Thiên hạ thi nhau đưa ra các phỏng đoán về nguồn gốc con Corona, nào là phòng thí nghiệm Mỹ, nào là phòng thí nghiệm Vũ Hán, nào là dơi, là tê. Tiều phu xuất thân từ người ở rừng chỉ biết rằng, chính con người “văn minh” là nguồn gốc của các loại bệnh dịch. Nhiều bộ lạc thổ dân châu Mỹ, châu Úc đã chẳng đã bị xóa sổ bởi bệnh dịch của người da trắng đem sang?

Siêu vi trùng (virus) và vi trùng (bacteria) đã luôn tấn công con người từ ngàn đời. Chúng chỉ thắng các trận ban đầu. Khi hệ miễn dịch của người bóc mẽ được kẻ địch là chúng bị tiêu diệt.

Đến đầu thế kỷ 20, con người tìm ra kháng sinh (Antibiotica). Bọn vi trùng có hai kẻ thù: Kháng sinh và miễn dịch. Hai đánh một chẳng chột cũng què, con người đã cơ bản khống chế được vi trùng (Câu chuyện vi trùng nhờn kháng sinh thì tiều phu xin nhường cho các bác sỹ).

Nhưng virus không chịu cùng đẳng cấp với vi trùng. Võ nghệ cao cường, nó không sợ kháng sinh [1]. Nó chỉ phải đánh tay bo với bọn kháng thể. Cơ hội thắng thua phụ thuộc vào sức chịu đựng của địa phương xảy ra trận đánh, tức là bệnh nhân. Bệnh nhân khỏe, chịu đựng được cuộc chiến càng lâu thì hệ miễn dịch càng bóc mẽ virus và đánh thắng nó trước khi bệnh nhân chết. Bênh nhân đó trở nên miễn dịch.

Những người khỏe mạnh xung quanh bênh nhân đó, nếu biết cách giữ gìn, cách ly thì chỉ tiếp xúc với lượng vi khuẩn rất nhỏ phát tán trong môi trường. Lượng vi khuẩn đó không đủ quật ngã con người, nhưng giúp cho hệ miễn dịch trong người họ biết về đối thủ sắp tới, và dần họ cũng miễn dịch. Cùng với các bệnh nhân khỏi bệnh, họ tạo ra miễn dịch cộng đồng.

Càng nhiều người như vậy trong một cộng đồng (khoảng 60-70% dân số) thì những chị 17, chị 34 hay anh 21 có vào đấy cũng chẳng gây được tác hại. Họ bị bao quanh bởi những người miễn dịch.

Đó là nguyên tắc mà loài người tạo ra vắc-xin, tức là một loại “quân xanh”. Virus quân xanh mang các đặc tính của virus quân đỏ, nhưng yếu hơn nhiều, để tiêm chủng cho mọi người. Bọn quân xanh này không chủ tâm diệt người mà chỉ cố ý lộ bài để bọn kháng thể tập trận đánh nhau với bọn virus “quân đỏ”. Kết quả là bọn virus quân đỏ bị tiêu diệt (VN mà đấu thầu theo kiểu xanh- đỏ này thì siêu nhỉ).

Sau khi ôm đầu máu chạy, bọn Virus đỏ tập hợp lại lực lượng và rút kinh nghiệm. Chúng cũng tạo thành “Nhóm lơi ích” rồi tự diễn biến thành ra một loại virus mới, võ nghệ cao cường hơn.

SARS-CoV-2 cũng biến hóa như vậy, là một loại virus cực kỳ nguy hiểm, nấp dưới một cái tên rất nữ tính: Cô Rona. Nhiều chàng trai khỏe mạnh ôm cô gái 19 tuổi trong người 2-3 tuần mà không biết là mình đã bị dính. Khi đã phát bệnh thì tỷ lệ chết khá cao, nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì khả năng tàng hình đó và mà cô Rona bành trướng rất nhanh, gây sợ hãi cho toàn nhân loại.

Điều trị thì hiện chỉ là dùng các loại thuốc ngăn ngừa triệu chứng hoặc tăng cường sức đề kháng, cuối cùng cũng chỉ để hỗ trợ hệ miễn dịch. Người nặng thì phải nằm máy thở, kéo dài sự sống, hy vọng các chiến sỹ kháng thể quây được các cô Rona. Tỷ lệ chết nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào số giường cấp cứu hồi sức ICU có máy thở [2]

Như đã nói, chỉ có vác xin mới giúp chống virus trên diện rộng, mau chóng tạo ra miễn dịch cộng đồng. Nếu không có vac xin thì miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được sau khi có rất nhiều người chết (đa số là người già và yếu). Còn các loại thuốc „thần dược“ được giật titre mấy tháng nay thì có thể tác dụng cho vài trường hợp. Nhưng chúng được thổi phồng trên mạng như loa phường đã làm với Xuyên Tâm Liên trong những năm 70-80.

Toàn cầu hóa đã đưa các cô Rona đến mọi ngõ ngách của thế giới. Dù mới có 172/195 nước thông báo có dịch, nhưng có lẽ 23 nước kia hoặc là bịt tin theo kiểu chú Kim, hoặc không có phương tiện thử.

Việc chống dịch Covid-19 chắc chắn là ưu tiên của tất cả các chính phủ, bất kể dân chủ hay không. Kẻ độc tài u muội nhất cũng biết là cô Rona không phân biệt ý thức chính trị, giàu, ngèo. (Nếu cô ta quật nhiều quan chức có vai vế, nhiều ái nữ chẳng qua vì đám này đi nhiều, bắt tay nhiều, nhậu nhiều và sờ mó nhiều mà thôi)

Cũng vì vậy mà tất các các nước đều chống cô Rona quyết liệt, chỉ khác nhau về cách thức. Ví dụ người Trung Quốc vốn ghét trai gái nên cứ ai bị nghi gian díu với cô Rona thì bị bắt như lợn, khiêng lên xe. Có phường còn vác đèn xì đến hàn cửa để cách ly người dân, không cho ra phố.

Ở các nước dân chủ thì tất nhiên không thể chơi kiểu đó được. Điều 1 hiến pháp Đức để nhân phẩm lên hàng đầu. (Sức khỏe để tận chương 2 hay chương 3 gì đó).

Do vậy việc tranh cãi cách chặn dịch của nước nào hay hơn là trò phù phiếm. Nhưng kiểu bền nhất là phải đi đến miễn dịch cộng đồng. Trong khi chưa có vac xin để đạt điều đó thì phải cắt các mối liên hệ người-người đến mức tối thiểu để số người bệnh luôn nằm dưới khả năng chữa trị của nền y tế.

Trung Quốc dùng các biện pháp quân phiệt quây và dập được ổ dịch ở Hồ Bắc, nhưng còn lâu mới miễn dịch cộng đồng cho 1 tỷ dân. Giờ họ phải khởi động lại nền kinh tế, thả lỏng cho đi lại để tránh sụp đổ. Nếu có cô Rona măt xanh mỏ đỏ ở đâu đó lọt vào thì rất có thể lại quay lại thảm kịch của tháng 12.2019.

Cái khó của cả TQ và thế giới là: Vừa phải cắt con đường lây lan, vừa phải đảm bảo kinh tế hoạt động. Vì nếu kinh tế không hoạt động thì y tế cũng tê liệt, bệnh viện tan rã. Chúng ta sẽ chết vì đói, chết vì không có giấy toilet, vì không có điện để vào FB khoe quần áo, trước khi chết vì cô gái 19 kia.

Tiều phu biết là từ Merkel, Trump, Tập, đến cả chú Đam đều khó nên hồi giờ ngậm tăm, đâu dám nói gì.

Trong khi Corona và kháng thể đánh nhau, hành động của chúng ta là: Ai không làm gì ra sản phẩm và lưu thông hàng hóa thì ở đâu ngồi đấy. Nhớ súc miệng, rửa tay, chờ vắc-xin và… tránh ngạo nghễ!

Ai yêu mẹ thì chớ mang bệnh hoặc phiền hà rắc rối về cho quê mẹ.

Lợi dụng cuối tuần các bác sỹ không để ý, tiều phu múa rìu qua mắt thợ.

(Còn tiếp)

—–

[1] Virus không sợ kháng sinh, nhưng sự phát triển của chúng có thể bị kìm hãm bởi một số thuốc kháng virus (Virostatica).

[2] Số người chết ở Ý cao vì không đủ giường bệnh hồi sức. Các bác sỹ phải quyết định, cho ai được nằm máy thở, ai không được.

Nghệ An

Nguyễn Thùy Dương

22-3-2020

Nghệ An từ chối nhận công dân từ Lào về với lý do hết chỗ chứa, dân Nghệ An bơ vơ làm gánh nặng cho tỉnh khác. Tỉnh tương đương với Thành phố mà chỉ chuẩn bị 2000 chỗ cách ly cho người về thì thật lạ. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: “Không để ai phải rơi lại phía sau”. Nghệ An không bỏ rơi mà chỉ bỏ chợ cho tỉnh khác.

Tại sao Mỹ lại sập bẫy Covid 19?

Ngô Huy Tâm

22-3-2020

Đây là bài dài, nhưng đọc xong chắc chắn các bạn sẽ vỡ ra nhiều điều về hiện thực dịch bệnh.

Tác hại của việc ông Trump loan tin vịt về thuốc chữa virus corona

LTS: Trong buổi họp báo hôm thứ Năm 19/3/2020, Tổng thống Trump đã loan tin vịt, rằng thuốc chloroquine và hydroxychloroquine, tức thuốc ký ninh dùng để chữa bệnh sốt rét, hiện đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận để chữa virus corona.

Cá Anh Vũ

Nguyễn Lân Thắng

22-3-2020

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mấy ngày hôm nay vừa phát đi thông điệp kêu gọi toàn dân “Ai có tiền góp tiền, ai có hiện vật góp hiện vật” trong việc chống lại đại dịch cúm Trung Quốc.

Trung Quốc từ cuộc rước những người hùng

Tâm Chánh

22-3-2020

Trung Quốc chào đón những thầy thuốc như những anh hùng. Hãy nhìn cái cách chào đón ở sân bay, trên đại lộ, trên tàu điện. Trống giong cờ mờ, vừa thu hút sự hiếu kì, lại vừa khoa trương được thanh thế. Ngay đến vẻ ồn ào khoa trương đó người Trung Quốc cũng làm nó một cách lớp lang, chu đáo, và bài bản. Rất đáng gườm.