Covid-19 ở Mỹ: Biết trước mà không tránh khỏi…

Nguyễn Tiêu Quốc Đạt

14-4-2020

Trên show 60 phút của đài CBS, ông cố vấn Navarro thách biên tập viên cung cấp bằng chứng chính quyền Bush và Obama dự đoán về nguy cơ đại dịch. Lấy ra đây rồi hẳn chỉ trích chính quyền hiện tại không biết chuẩn bị gì, ông ta nói. Và thế là họ cho ông này xem một loạt các bằng chứng…

Sẻ chia và liêm sỉ giữa mùa Covid

Blog VOA

Trân Văn

13-4-2020

Suốt tuần vừa qua, song song với những thông tin, hình ảnh làm nhiều người ấm lòng vì được biết, được thấy người Việt hối hả sẻ chia, nâng đỡ nhau bằng đủ mọi kiểu để những người yếu thế có thể cầm cự, gượng dậy vượt qua đủ loại khó khăn, thiếu thốn do COVID-19 tạo ra. Cũng tuần vừa qua, cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức tranh luận với nhau về cách cho, cách nhận cũng như cách đánh giá các thông tin, hình ảnh này.

Sau lưng người nghèo

Đàm Hà Phú

13-4-2020

Sáng nay tôi thấy một người đi xe đạp, anh ta chắc ngoài 50, đeo khẩu trang loại bằng vải dành cho các bà cô ninzalead che phủ tai, ghé hỏi một bà khác, đang đi bộ: Bà lên đây tui chở đi. Bà kia nói, thôi, tới rồi kìa, đưa tay chỉ phía trước.

Ông Trump, nước Mỹ và người Mỹ gốc Việt

Đặng Đình Mạnh

13-4-2020

Bài viết sau đây là một người Mỹ gốc Việt, ông Thắng Đỗ. Ông Thắng Đỗ có sự hiểu biết sâu sắc về nước Mỹ cũng như những định chế dân chủ tạo dựng nên chính quyền Mỹ hiện hành.

Chính sách trên biển trong nội bộ Đảng của TQ là rất nhất quán và kiên trì

Lê Quang

13-4-2020

Tờ Global Times (Thời Báo Hoàn Cầu) sáng nay vừa có một bài báo lí giải về việc “Việt Nam gây hấn ở Biển Đông”.

Hoàn Cầu thời báo trơ trẽn bóp méo sự thật trên Biển Đông

Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa

13-4-2020

Ảnh: Global Times

Ngày 11/4, tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times), một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã có bài viết: “Tại sao Việt Nam xâm phạm biển Đông vào thời điểm này?”.

Trong bài viết, Cheng Hanping, nghiên cứu viên cao cấp về Biển Đông của Đại học Nam Kinh đã cáo buộc “một tàu đánh cá VN đã đâm vào mũi tàu của lực lượng Hải cảnh Trung Quốc” ở vùng biển mà Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) hồi đầu tháng này.

Cái đói sẽ phá vỡ hết mọi quy định

Mạnh Quân

13-4-2020

Ông J.D, 53 tuổi, người Anh. Ảnh: Báo TN

Bức ảnh và câu chuyện ông giáo viên người Anh sang VN phải ra đường xin ăn sáng nay trên báo Thanh Niên thật ám ảnh.

Đó là ông J.D, 53 tuổi, người Anh, giáo viên Anh ngữ bán thời gian ở một trung tâm ngoại ngữ TP.HCM. Nhiều người đều đã nhìn thấy ông này trên đường Võ Văn Kiệt – Nguyễn Tri Phương, với một tấm biển treo trước ngực: “Không có công việc, giúp tiền mua thức ăn. Cảm ơn!”.

Có giá hết…

Lưu Trọng Văn

13-4-2020

Doanh nhân Nguyễn Thị Dương, vợ của doanh nhân Đường “Nhuệ”. Ảnh: internet

Trung tá Đào Trung Hiếu (Thạc sĩ, chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng việc bắt đại gia Đường “Nhuệ” được người dân Thái Bình ủng hộ và tin tưởng vào quyết tâm trấn áp tội phạm của ban lãnh đạo mới công an tỉnh.

Điều vô tình bật mí của trung tá Hiếu thể hiện lãnh đạo công an cũ của Thái Bình hoặc vô trách nhiệm hoặc năng lực kém hoặc bảo kê cho tội phạm dẫn đến tội phạm cộm cán vợ chồng Đường “Nhuệ” tha hồ làm vương làm tướng ở chính quê của Trần Quốc Vượng thường trực ban Bí thư.

Bộ trưởng Bộ giáo dục có biết?

Ngô Huy Cương

13-4-2020

Mọi người mỉa mai nhau: “Đã đủ ngu để viết bài báo quốc tế chưa?”

Tôi giật mình tự hỏi tại sao lại có kiểu nói bạo miệng đến thế. Lân la trò chuyện tôi mới biết: Hiện nay có một phong trào ngầm đăng các bài báo quốc tế chuẩn về hình thức nhưng cực tệ về nội dung, có nghĩa là tạp chí hay kỷ yếu mà họ đăng bài có tên trong hệ thống Scopus nhưng thực ra nội dung của nó thua xa một số tạp chí chuyên ngành của Việt Nam. Đó là những tạp chí “bán bài” hay “bán chỗ trong tạp chí”.

Chúng tôi vừa điều tra ra một tạp chí có tên trong hệ thống Scorpus đăng tới khoảng 100 (một trăm) bài viết của các tay viết Việt Nam từ năm 2018 tới nay. Tạp chí “e3s Web of Conferences” có địa chỉ ở Pháp nhưng không gắn với bất kỳ trường đại học hay tổ chức nghiên cứu hay nhà xuất bản có uy tín nào, và đặc biệt là đã bị bán cho người Trung Quốc.

Kể từ khi tạp chí này bị bán cho Trung Quốc vào năm 2018, mỗi năm đăng tới khoảng vài nghìn bài. Riêng năm 2019, tạp chí này cho ra đời khoảng gần 100 số tạp chí. Những người đăng bài trong tạp chí này chủ yếu là người Nga, người Tầu và người Việt. Tạp chí này chuyên đăng lại các kỷ yếu hội thảo do bất kỳ ai tổ chức với ba điều kiện: (1) đăng ký với tạp chí; (2) nộp tiền theo thỏa thuận giữa người tổ chức hội thảo và tạp chí; và (3) gửi kèm theo một bản cam kết của ban tổ chức hội thảo là đã tự bình duyệt (peer review) các bài viết. Tạp chí không đứng ra phản biện, xem xét hay bình duyệt bài viết.

Mặc dù tạp chí tuyên bố là tạp chí chuyên về môi trường, năng lượng và khoa học trái đất nhưng đăng hổ lốn đủ các loại chuyên môn, kể cả các bài viết về khoa học xã hội và nhân văn không lẫn vào đâu được, thậm chí tên hội thảo một đằng nhưng đăng bài một nẻo khác. Tôi xin lấy một ví dụ: Trong Volume 157 (2020) của tạp chí này, đăng các bài trong một hội thảo của Nga có chủ đề tạm dịch tiếng Việt là “Các xu hướng chủ yếu trong đổi mới vận tải” (nguyên văn tiếng Anh là “Key Trends in Transportation Innovation (KTTI-2019)”.

Thế nhưng trong đó có ba bài viết của bốn tác giả Việt Nam về khoa học xã hội không liên quan như sau: (1) Bài thứ nhất của Phạm Văn Đức (Học viện Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 05 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Vấn đề sinh kế của nhân dân trong chính sách xây dựng xã hội hài hòa của Trung Quốc và chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “The issue of people’s livelihood in China’s policy of building a harmonious society and Vietnam’s strategy of sustainable development”).

Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là GS.TS. Phạm Văn Đức – Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học xã hội lại còn “kiêm nhiệm” Giám đốc Học viện khoa học xã hội (tôi không hiểu), hay không? (2) Bài thứ hai của Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Hàn lâm khoa học xã hội) dài chưa đầy 09 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch ra tiếng Việt là “Tư pháp môi trường và việc thi hành tư pháp môi trường ở Việt Nam hiện nay” (nguyên văn tiếng Anh là “Environmental justice and implementation of environmental justice in Vietnam today”). Tôi rất phân vân không biết tác giả này có phải là ứng viên GS hay PGS triết học hay không? (3)

Bài thứ ba của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai (Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học viện Khoa học xã hội) dài 12 trang kể cả danh mục tài liệu tham khảo, mang tên tạm dịch tiếng Việt là “Ảnh hưởng của mua bán động vật hoang dã và phát triển bền vững ở Việt Nam” (nguyên văn tiếng Anh là “Impacts of wildlife trade and sustainable development in Vietnam”). Tôi rất phân vân không biết hai tác giả này có phải là NCS của Học viện khoa học xã hội hay không? Mỗi người tham dự hội thảo này phải nộp cho ban tổ chức 300 euro. Và hội thảo này có tới cả trăm bài viết.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục có biết tình hình như vậy không và có đối sách gì? Bộ trưởng nghĩ gì về tiêu chuẩn của nước ta đối với GS, PGS và NCS quá cao so với thế giới mà bản thân Bộ trưởng cũng không làm nổi dù đã là giáo sư, để dẫn đến tình trạng này? Bộ trưởng có cách gì để kiểm soát hết các tạp chí chuyên môn trong hệ thống ISI và Scorpus? Bộ trưởng có biết đến các tạp chí chuyên môn luật học có truyền thống và uy tín trên thế giới mà không đếm xỉa gì đến các hệ thống trên không? Bộ trưởng đã có đánh giá công khai nào đối với các tạp chí chuyên môn ở trong nước? Và Bộ trưởng làm thế nào để bảo đảm công bằng cho những ứng viên GS, PGS và NCS?

Tôi xin gửi kèm theo đây một số đường dẫn để minh chứng:

Đường dẫn tới tạp chí.

Đường dẫn tới bài của Phạm Văn Đức.

e3s-conferences.org/articles/e3sconf/pdf/2020/17/e3sconf_ktti2020_03019.pdf?

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Thị Lan Hương.

Đường dẫn tới bài của Nguyễn Đức Hạnh và Đinh Thị Mai.

Đường dẫn tới chương trình hội thảo.

Đường dẫn tới trang thông tin chính thức của Viện Hàn lâm khoa học xã hội.

Diễn tiến hải trình của biên đội tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh

Dự án ĐSK Biển Đông

13-4-2020

Tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Reference

Những hình ảnh vệ tinh từ một nhà phân tích quốc phòng cho thấy, biên đội tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh đã rời Thanh Đảo trước ngày 8/4/2020.

Đến buổi sáng ngày 10/4, ảnh vệ tinh cho thấy nhóm tàu sân bay Liêu Ninh được nhìn thấy cách Thượng Hải 100 hải lý về phía đông.

(Một nhà phân tích quốc phòng thuộc Công ty tư vấn tình báo ShadowBreak Intl. là người đầu tiên đã xác định được vị trí của tàu Liêu Ninh trước khi tàu tiến vào eo biển Nhật Bản, và công bố hình ảnh vệ tinh của nhóm tàu, giúp định hướng cho những người quan tâm sau đó tìm được thông tin tương tự.)

Chị Khuyên

Mai Quốc Ấn

12-4-2020

Chị Khuyên và con trai. Hồi tôi đưa Hiến ra đầu thú, cháu mới 23 tháng. Giờ lớn nhanh và giống cha quá!

Chị Khuyên được biết đến như là vợ của một tử tù nổi tiếng – tử tù Đặng Văn Hiến, vụ nổ súng Đak Nông 2016. Ngày Hiến ra đầu thú, chị ấy ở đồn công an địa phương tổng cộng 4 ngày, về nhà thì chồng đã theo các cán bộ chiến sĩ C45 về Bộ Công an khu vực phía Nam. Bữa tôi quay lại Đak Nông cùng các luật sư xem hiện trường vụ án có gặp chị, chị khóc.

Của dân hãy trả lại cho dân!

Ngô Anh Vũ

12-4-2020

Năm 2019, Việt Nam dự toán thu thuế Bảo vệ môi trường là 69.758 tỷ đồng, tuy nhiên chi Bảo vệ môi trường chỉ có 2.290 tỷ đồng. Tức là dôi ra hơn 3 tỷ USD (67 nghìn tỷ đồng) thu vào ngân sách mà không được sử dụng đúng mục đích. Nói thẳng là 3 tỷ USD này dùng để bù lỗ cho các tập đoàn nhà nước và cân đối thu chi!

Thông tin xét xử thầy Nguyễn Năng Tĩnh

Đặng Đình Mạnh

12-4-2020

Thầy Nguyễn Năng Tĩnh tại phiên tòa sơ thẩm. Ảnh: Báo Nghệ An

Tiếp theo việc hoãn phiên xử như đã thông báo trước đây vào ngày 18/03/2020, thì Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội quyết định đưa vụ án Thầy Nguyễn Năng Tĩnh ra xét xử vào sáng thứ hai, ngày 20/04/2020 theo thủ tục phúc thẩm hình sự tại trụ sở TAND Tỉnh Nghệ An.

Truy tìm những cái tên trong blacklist?

Vũ Kim Hạnh

12-4-2020

Sáng nay, tôi nhận được lời hẹn của một người bạn làm ở công ty xuất nhập khẩu. Bạn hẹn gặp nhau tại cửa một siêu thị. Thấy tôi, chị ấy gật đầu chào rồi ra dấu cho tôi vào quầy rau của siêu thị, góc vắng, đứng cách nhau một khoảng đủ để nói nhỏ vẫn nghe. Chỉ vào mớ rau muống, chị ấy nói như bàn chuyện lựa rau. Em có đọc bài chị viết trên facebook. Đúng công việc em đang làm. Rồi chị ấy rút trong túi ra cho tôi xem một cái “toa” ngắn, chỉ vỏn vẹn tên của 4 công ty. Tôi đọc lướt thật nhanh: KL, HD, PH…

Khước từ

Nguyễn Thọ

12-4-2020

Xưa nay không ai tin rằng người công giáo ngoan đạo lại không đi lễ nhà thờ vào ngày chúa phục sinh. Tưởng như người hồi giáo không bao giờ bỏ lễ tụng kinh thứ sáu tại giáo đường. Tưởng như làn sóng du lịch hàng năm vào dịp nghỉ phục sinh gây ùn tắc hàng trăm cây số đường xa lộ Châu âu sẽ lặp lại bất chấp mọi cảnh báo của giới chức.

Kinh hoàng chi phí “Gieo trồng hạt giống đỏ”!

Mai Bá Kiếm

12-4-2020

Ông Tề Trí Dũng. Ảnh: HT

Tháng 5/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra QĐ 89/QĐ-UBND về “Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020”.

Nhằm: “Thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học, được hỗ trợ 100% kinh phí”.

Thế giới cần thêm điều gì nữa?

Học Viện Công Dân

Tác giả: Lawrence W. Reed

Dịch giả: Dương Thanh Phong

12-4-2020

Cách đây khoảng 30 năm, tôi đọc được vài dòng viết với tựa đề “Thế Giới Cần Thêm.” Tôi không nhớ rõ lắm, hình như là trong nguyệt san “Readers’ Digest” thì phải, và tác giả chỉ ghi là “Ẩn Danh.” Sau đó tôi đã nhiều lần cố gắng tìm kiếm tên tác giả nhưng đều vô vọng.

Phân tích bản đồ gene về đại dịch virus corona: Virus đột biến thành ba dòng biến chủng khác biệt khi lây lan trên toàn cầu

Hành tinh Titanic

11-4-2020

Bằng việc nghiên cứu sơ đồ gene của virus lấy từ mẫu bệnh phẩm của các case nhiễm nCoV trên toàn cầu, các chuyên gia di truyền học virus thuộc Đại học Cambridge (Anh Quốc) đã có một vài kết luận sơ khởi như sau về hiện trạng các dòng biến chủng của coronavirus đang lây lan trên toàn cầu. Báo cáo khoa học này đã được đăng trên Tạp chí Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (Proceedings of the National Academy of Sciences – PNAS). Xem: Phylogenetic network analysis of SARS-CoV-2 genomes

Mối quan hệ cộng sinh giữa xã hội đen và xã hội đỏ

Bùi Văn Thuận

11-4-2020

Từ vài năm nay, dư luận và những người có thông tin luôn khẳng định: Mối quan hệ giữa xã hội đen và đảng viên, quan chức, đặc biệt với ngành công an (gọi chung là xã hội đỏ) là mối quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ này rất khăng khít, đôi bên cùng hưởng lợi, đôi bên tương hỗ nhau cùng “phát triển”.

Thử tiên đoán khi nào ‘cách mạng công nghệ 4.0’ thành công rực rỡ

Blog VOA

Trân Văn

11-4-2020

COVID-19 đã cầm chân hàng trăm triệu đứa trẻ trên toàn thế giới, khiến chúng không thể tới trường và nếu thử so cách giải quyết vấn đề này của thiên hạ với Việt Nam, có lẽ sẽ dễ cảm nhận hơn về Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị đảng CSVN (xác định “cách mạng công nghệ 4.0” là yêu cầu tất yếu khách quan, nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, gắn chặt với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng”) (1).

Lộ mặt Cục dự trữ

Báo Sạch

11-4-2020

17.700/178.000 tấn gạo là số lương thực mà Tổng Cục dự trữ mua được – theo báo cáo ngày 10/4 của Bộ Tài Chính.

Đôi điều suy nghĩ về một bức ảnh

Ngô Ngọc Trai

11-4-2020

Vợ chồng Dương Đường đã bị bắt. Ảnh: internet

Thấy đâu đó trên mạng hình ảnh nhân vật mà báo chí đang ồn ào mấy hôm nay, một đại gia bị bắt thấy nói liên quan đến đánh người gây thương tích.

Tôi có cảm nhận như sau:

1. Vợ chồng ông này bị bắt và phải đối diện với việc điều tra hình sự, nhưng xem ra họ đang phải đối mặt với cả một hệ thống mà rất thiếu cơ chế bênh vực.

Báo chí đưa tin một chiều xoáy vào những sai phạm, không có ý kiến của vợ chồng ông ta hoặc thẩm định những người liên quan, để nêu sự việc theo một khía cạnh ngôn ngữ khách quan trung dung hơn.

Tân giám đốc Công an Thái Bình vs vợ chồng Đường Nhuệ

Lê Xuân Thọ

10-4-2020

Chiều nay 10/4, Công an Thái Bình phát đi thông báo truy nã toàn quốc đối với ông Nguyễn Xuân Đường (còn gọi là đại gia Đường Nhuệ) vì đã bỏ trốn trước khi cơ quan chức năng tống đạt các quyết định khởi tố và bắt giam vào ngày 9/4 với tội danh “Cố ý gây thương tích”.

Tin quan trọng về đại dịch nCoV: Vấn đề tái nhiễm bệnh hay do thiếu kháng thể?

Hành tinh Titanic

10-4-2020

Nam Hàn vừa thông báo có 91 bệnh nhân sau khi khỏi nCoV (xét nghiệm âm tính) thì bị tái nhiễm trở lại (xét nghiệm dương tính). Họ dự báo con số này sẽ tăng trong thời gian sắp tới, và cho rằng virus đã “tái hoạt động lại” (reactivated) trong cơ thể bệnh nhân.

COVID-19, chính phủ chỉ ở đó nhìn dân nghèo ở đây!

Blog VOA

Trân Văn

10-4-2020

Một áp phích tuyên truyền cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. Ảnh chụp màn hình Tuổi Trẻ Online

Đã tròn mười ngày tính từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Việt Nam, cảm thán: Mấy tháng nay, nhiều người khổ lắm rồi, nhiều gia đình khó lắm rồi (1)! Tuy nhiên chính phủ vẫn còn đang… bàn về chuyện hỗ trợ cho doanh nhân, doanh nghiệp và các nhóm yếu thế (người già, người tàn tật, người nghèo, người thất nghiệp).

Mọi sự hy sinh, mọi công sức có thể phải đổ sông, đổ biển!

Trương Quang Vĩnh

10-4-2020

Tính từ ca nhiễm bệnh đầu tiên ở VN ngày 23/01, đến nay đã 2,5 tháng. Từ những chủ trương quyết liệt của Chính phủ, sự làm việc không mệt mỏi của BCĐ quốc gia và các tỉnh, thành; đặc biệt BCĐ TP Hà Nội đến sự hy sinh, tận tụy của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Đến sự tận tụy của đội ngũ phục vụ ở các khu cách ly và sự đồng lòng, tự giác của nhân dân; chưa kể sự thiệt hại rất lớn về kinh tế-xã hội… để chúng ta có kết quả ban đầu hôm nay:

Corona – Kháng thể đánh nhau và tảng băng chìm (Phần 6)

Nguyễn Thọ

10-4-2020

Tiếp theo Phần 1 – Phần 2 – Phần 3  Phần 4Phần 5

Hôm nay các nhà khoa học Đức đã công bố một nhận định cực kỳ quan trọng về Corona. Nhóm nghiên cứu của giáo sư Hendrik Streeck, Viện vi trùng học thuộc đại học Bonn đã làm việc 10 ngày ở huyện Heinsberg, nơi tạo ra trái bom Covid-19 nhân dịp lễ hóa trang hôm 23.2.2020 tại Đức.

Chuyện nhận quà: Đừng lấy mất phần của người khác

Sói Thảo Nguyên

9-4-2020

Chưa có một điều luật nào quy định tội danh về hành động của các vị, cũng như chưa có một chế tài nào để xử phạt hành động đấy. Nhưng tôi nghĩ rằng toà án lương tâm và lòng tự trọng sẽ phán xét các vị. Con cháu các vị sẽ nhìn vào hành động của các vị để mà trưởng thành đấy!!!

Canh bạc Luang Prabang – Bài 2: Cơ hội nào để cứu Đồng bằng sông Cửu Long?

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

9-4-2020

Tiếp theo bài 1

Thời hạn 6 tháng của quá trình tham vấn trước của dự án thủy điện Luang Prabang kể từ ngày 08.10.2019 đã cận kề. Giờ là lúc Việt Nam, đại diện là Ủy ban sông Mekong Việt Nam, chuẩn bị báo cáo đưa ra ý kiến chính thức đến Ủy hội Mekong quốc tế (MRC) về dự án này.

Canh bạc Luang Prabang – Bài 1: Hiệu quả tài chính còn để ngỏ

Người Đô Thị

Nguyễn Đăng Anh Thi

8-4-2020

Dự án thủy điện Luang Prabang không đảm bảo bất cứ lợi ích nào về kinh tế – xã hội – môi trường cho Việt Nam và các nước trong khu vực.