Trang chủ Bài Trên Mạng

Bài Trên Mạng

Thiên hạ nói và nghĩ

Đảo Thị Tứ

Trần Trung Đạo

29-6-2020

Ngày 12 tháng 7, 2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) quyết định Philippines đúng khi chống lại các đòi hỏi của Trung Cộng trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, trong đó có Thị Tứ, Philippines gọi là Pag-asa.

Quy trình diệt phản động trên mạng

Trương Châu Hữu Danh

18-7-2020

“Các đồng chí thân mến! Nay do có đồng chí hỏi hướng xử lí của ta khi phát hiện các đối tượng phản động như thằng khốn này, thay mặt e47, bên cạnh các hoạt động diệt nick phản động, tôi xin thông báo:

QUY TRÌNH TIÊU DIỆT PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG

Chụp màn hình lại tất cả những luận điệu, câu chữ, hình ảnh… để lưu làm chứng cứ. Sau đó đối chiếu xem những chuyện đó vi phạm vào điều nào trong BLHS hoặc các văn bản luật có liên quan (Các đồng chí nào không rành, cứ đưa về đơn vị, sẽ có chuyên gia về Pháp lý hỗ trợ).

Bước kế tiếp: Xem thông tin của nó là ai, tên gì, ở đâu, làm gì… nói chung tất cả các thông tin liên quan.

Sau đó, xem nó cư trú ở địa phương nào thì cứ đúng luật viết một cái đơn tố cáo liệt kê những chuyện nó làm nộp cho Công an địa phương đó.

Về phía e47 ta: Sẽ báo cáo câu chuyện lên lãnh đạo Cục xin hướng xử lý.”

Phía trên là một cái tút quen thuộc của nữ doanh nhân Nguyễn Thị Thu Huyền – Giám đốc công ty Phượng Lộc ở 68 Nguyễn Huệ, Huyền đang là E trưởng e47, mà “bò đỏ” gọi là chính ủy. Công ty của Huyền chuyên bán “bào ngư Chile” cho gia đình quan chức vì Huyền là cháu anh Khoa (Phó chủ tịch Thành phố HCM, đã xin nghỉ sớm chờ cụ Tổng).

Lâu nay Huyền chỉ huy các nhóm kín anh em bò đỏ, chủ yếu đi còm dạo thô tục và tấn công FB anh em (nhà báo, người phản biện, lề trái, dân chủ, những người đi ngược với quyền lợi nhóm suy thoái…) bằng cách report tập thể vào bài viết.

Các bài viết bất lợi cho nhóm lợi ích, Huyền sẽ xua “bò đỏ” ra húc – trong khi anh em “bò đỏ” hầu như không biết đây là mục đích riêng.

Vài tút tiêu biểu của Huyền, xin xem dưới comment.

“Cháu anh Khoa” thường xuyên kích bò đỏ tấn công bài viết anh Trương Huy San, MC Phan Anh, Huỳnh Long, Hoàng Thế Nhân, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương… Riêng tui, nhóm Huyền ưu ái tấn công khoảng hơn 100 lần!

Một trong các stt Huyền tấn công MC Phan Anh khi anh lên tiếng về chủ quyền biển đảo. Ảnh: FB Huyền Nguyễn

Ông Hội đồng Khoa và những “Hội đồng lu”

Lê Đức Dục

25-11-2019

Ông Khoa cầm trang báo Tuổi Trẻ để xuống đường phản đối giàn khoan HD 981 xâm phạm chủ quyền VN hồi năm 2014. Ảnh: internet

Cái bài của ông “Hội đồng Khoa” về sự tội nghiệp của ngân sách dành cho TP HCM đã đạt gần 10.000 like và 2.000 comments. Số like này chắc không phải đi mua như một vài KOLs. Ông hội đồng Dang Van Khoa này hơi bị hay.

Nếu tôi có quyền hỏi

FB Võ Xuân Sơn

27-3-2018

Trang đầu báo giấy Thanh Niên ngày 27/3/2018. Nguồn: internet

Nếu sống trong một thể chế dân chủ, tôi sẽ có quyền đặt câu hỏi cho Bộ VHTTDL, rằng tại sao họ lại để cho một bộ phim ca ngợi hải quân Trung quốc được chiếu tại Việt nam?

Nếu sống trong một thể chế dân chủ, tôi sẽ có quyền đặt câu hỏi, phải chăng, những kẻ duyệt cho bộ phim này chiếu tại Việt nam là bọn Việt gian, đang cố gắng phô trương sức mạnh của Trung quốc? Và nếu họ nói họ đã làm đúng qui trình, thì tôi lại đặt tiếp câu hỏi: Những kẻ duyệt qui trình này có phải Việt gian hay không?

Single-issue voter

Trịnh Hữu Long

13-8-2020

Lần đầu tiên tôi thực sự chú ý tới thuật ngữ “single-issue voter” là hồi năm ngoái, khi ngồi với một chị người Mỹ gốc Trung Quốc. Single-issue voter là cử tri chỉ quan tâm tới một đòi hỏi chính trị, ứng cử viên nào thỏa mãn được đòi hỏi đó thì giành được phiếu của họ. Từ đó nó sinh ra single-issue politics.

Sự phản động của đề thi toán THPT 2018

Sputnikedu

Nguyễn Tiến Dũng

29-6-2018

Tôi là người vẫn còn biết giải các bài toán phổ thông thuộc loại khó, các bài thi IMO tôi nói chung vẫn giải được trong thời gian quy định. Thế mà hôm qua, khi một người nhờ tôi xem 5 bài trong đề thi toán THPT 2018 mã số 120 (cụ thể là các bài 38, 44, 45, 48, 49), tôi mất toi gần một tiếng để giải 4 trong số 5 bài đó, còn bài cuối cùng (bài số 45 về một phương trình phi tuyến với biến số phức) thì “khóc thét”, không thể giải nổi trong vòng 1 tiếng tiếp theo.

Giải quyết nhập khẩu sách Chuyển Pháp Luân cho người dân: Vì sao phải “che” khi đọc “kết quả thẩm định”?

Nguyễn Thiên Hà

4-12-2017

Trong những loạt bài trước, tôi có cập nhật thông tin cho biết vào tháng 7 – tháng 8/2017, ông Trịnh Hữu Anh – Phó phòng Xuất bản, In và Phát hành, Sở Thông tin và Truyền thông (TTTT) thành phố Hồ Chí Minh bị hai người dân là anh Trần Minh Phát và chị Nguyễn Thị Ngọc Hiền khiếu nại vì ban hành quyết định sai quy định pháp luật không cho anh chị nhập những quyển sách Chuyển Pháp Luân (sách hướng dẫn học Pháp Luân Công). Chị Ngọc Hiền đã gửi thêm một đơn phản ánh về thái độ hành vi và quan điểm ủng hộ Trung Quốc của cán bộ Trịnh Hữu Anh gây ảnh hưởng đến quyền lợi người dân là chị.

Ai đã quy hoạch bà Phan Thị Hồng Xuân vào hàng ngũ lãnh đạo?

Nguyễn Ngọc Chu

16-7-2019

Bà Phan Thị Hồng Xuân chẳng qua là phận “nữ nhi liễu yếu đào tơ”, không quá đáng trách. Đáng chê trách là kẻ đã quy hoạch bà Xuân đứng vào hàng ngũ lãnh đạo. Đáng chê trách hơn nữa là những đấng mày râu, quyền cao chức trọng hơn bà Xuân mà còn phát biểu ngô nghê hơn cả bà Xuân.

Game “Dừng xuất khẩu gạo”!

Mai Bá Kiếm

13-4-2020

Bộ Công thương vừa viết Game “Dừng xuất khẩu gạo năm 2020”, nhưng là Game cũ, là “màn hai cảnh một” của Game “Dừng xuất khẩu gạo năm 2008”.

Báo chí ruồi nhặng

FB Hoàng Hải Vân

25-8-2018

Nói vậy cũng oan cho đám ruồi nhặng, vì trong thiên nhiên chúng vốn là loài sinh vật hữu ích giúp phân hóa nhanh xác động vật và chất hữu cơ làm sạch môi trường, việc mang vi khuẩn vi trùng gây hại cho con người chỉ là hành vi chúng không cố ý. Chỉ tạm mượn danh ruồi nhặng để chỉ đám báo chí này vì bọn họ đông, bẩn và gây hại cho xã hội.

Còn Nhân dân mới còn mình

FB Mai Quốc Ấn

18-3-2019

BOT Bắc Thăng Long – Nội Bài có hàng chục cảnh sát bảo vệ. Khi BOT Biên Hoà bắt đầu thu phí trở lại, có chừng trăm cảnh sát túc trực. BOT Cai Lậy sắp tiếp tục thu phí, đã có đề xuất đưa 250 chiến sĩ cảnh sát đến đây “bảo vệ”.

‘Chấn chỉnh’ để công dân như mù, điếc, câm, bại liệt

Blog VOA

Trân Văn

20-9-2018

Cuối cùng, ông Lê Hữu Vinh và vợ vẫn phải đến trụ sở công an xã Thọ Thanh, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa để “làm việc” vì liên quan đến “một số vấn đề về an ninh mạng, an ninh thông tin”…

‘Đồng Chí X’ có sẽ bị tống vào ‘lò’?

Blog VOA

Lê Anh Hùng

26-9-2017

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nguồn: EPA

Đấu đá, tranh giành quyền lực là một trong những đặc trưng của các chế độ cộng sản, kể từ khi hình thái chính trị phi nhân này ra đời trên thế giới cách nay đúng một thế kỷ. Trên đấu trường khốc liệt đó, các đấu sỹ vốn là những bậc thầy về mưu mô, thủ đoạn thường dành cho đối thủ của mình những cú đòn triệt hạ như thể họ là kẻ thù không đội trời chung, ngay cả khi kẻ chiến bại đã bị loại ra khỏi cuộc chơi.

Dậu đổ bìm leo

Đại biểu Quốc hội sẽ cuốc gì nữa?

Blog RFA

Đồng Phụng Việt

29-10-2023

Ảnh chụp màn hình báo Tuổi Trẻ

Con đường thoát hạn ở Mekong delta (Bài 2)

Nguyễn Ngọc Huy

8-3-2020

Tiếp theo Bài 1

GIẢI PHÁP CHO MỘT MEKONG KHÁT NƯỚC

Trong bài trước tôi đã nói rằng Mekong delta không thể thoát hạn được với những lý do về việc vận hành của các con đập thủy điện ở thượng nguồn và kịch bản xấu của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Việc Trung Quốc không chia sẻ nguồn nước, việc người Lào tự biến mình thành cục pin của Đông Nam Á và phía dưới là người Thái với siêu dự án hàng chục tỷ đôla chuyển nước Kong-Loei-Chi-Mun. Sông Mekong thật sự đã và đang bị chặt khúc thành những vũng “hồ trên sông’’ và điều này vô cùng nguy hiểm.

Hạn và mặn không còn là nguy cơ mà đã hiện hữu như chúng ta đã thấy. Nhưng còn một nguy cơ nữa đó là lũ lớn. Một khi mưa quá lớn xảy ra trong thời gian dài ở các tỉnh phía Tây Trung Quốc, Lào và Cambodia thì sau một tháng Mekong delta sẽ ngập lụt nghiêm trọng.

Nguy hiểm nhất của thủy điện trên dòng Mekong delta đó là liên hồ thủy điện dòng chính và phụ nhưng không có kế hoạch vận hành liên hồ thủy điện mạnh ai nấy xả. Một khi các hồ ở Trung Quốc quá tải và xả nước cấp tập thì các thủy điện dòng chính dưới trung lưu và hạ lưu cũng phải mở cửa xả đáy để cứu đập. Kịch bản về lượng mưa lớn xảy ra liên tục không phải là không có vì vậy nên giải pháp chống hạn ở Mekong delta cũng phải đi kèm với phương án dự phòng chống lũ.

Với Mekong delta, sẽ không có một giải pháp hoàn hảo mà chỉ có một giải pháp tốt nhất có thể mà thôi. Dưới đây tôi đưa ra quan điểm của mình về chống hạn, mặn và lũ cho Mekong delta. Đây là quan điểm cá nhân và tôi tin rằng sẽ tạo ra nhiều tranh luận trái chiều đặc biệt là trong giới làm khoa học, nhà quản lý. Nhưng không sao. Tôi chào đón mọi quan điểm trái chiều, nhiều phản biện với tinh thần cùng xây dựng.

I. GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH

1) Hồ Chứa nội đồng và Liên Hồ Chứa trên các nhánh sông nhỏ

Mọi người sẽ nghĩ: “Ồ tưởng gì, hồ chứa thì ai mà chẳng nghĩ ra” nhưng thực sự khái niệm về hồ chứa của tôi đưa ra khác với cách nghĩ về hồ chứa mà các công trình ngàn tỷ đồng đang phơi khô ở miền Trung. Các loại hồ chứa cho Mekong delta gồm các loại sau:

– Hồ chứa nước trên các nhánh sông:

Các hồ chứa này là những nhánh sông và kênh rạch nội đồng được nạo vét sâu, làm các cửa cống lấy nước tự nhiên vào mùa mưa và đóng lại vào mùa khô. Những nơi cần nguồn nước cấp chủ động có thể lắp hệ thống máy bơm 2 chiều để tích nước được nhiều hơn. Như vậy, thay vì làm cống chặn nước mặn vào, ta làm cống giữ nước để nước ngọt không đi ra ngoài. Các hệ thống cống giữ nước ngọt vào mùa mưa, sử dụng trong mùa khô chỉ nên áp dụng ở các nhánh sông nhỏ không có thuyền bè qua lại và điều quan trọng là nó ít, nó không phá vỡ cân bằng sinh thái, không làm ảnh hưởng đa dạng sinh học.

– Hồ chứa nội đồng: Phân làm hai loại.

+ Loại có diện tích lớn

Loại hồ này nên được quy hoạch theo tỉnh và bắt buộc phải được kết nối với các kênh rạch tự nhiên để có thể lấy nước tự chảy từ hệ thống sông tự nhiên vào mùa lũ và đóng cống trong mùa hạn. Các hồ nước này cần được bảo vệ nghiêm ngặt và được vận hành bởi một ủy ban điều phối nguồn nước liên tỉnh hoặc ít nhất là cấp tỉnh. Nhiệm vụ của hồ nước này là cấp nước cho hệ nước sinh hoạt, nước cho gia súc gia cầm, chế biến, tưới tiêu và sau cùng mới đến các ngành khác.

+ Loại có diện tích vừa

Loại này nên có ở quy mô các huyện, xã nhằm điều phối cho nhu cầu sử dụng nước tưới tiêu. Các hồ chứa có chức năng tích nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa hạn. Các hồ chứa nội đồng sẽ “ngốn” một diện tích đang trồng lúa nhất định. Tuy nhiên thà mất một phần diện tích đất lúa để có nước để cứu cả huyện hơn là cả huyện khát khô.

– Hồ chứa quy mô gia đình:

Ở hầu hết các hộ nuôi tôm và vườn cây ăn trái đều có các nhiều hồ nước. Hiện nay đa số là các hồ nước mặn để phục vụ nuôi tôm, hoặc là hồ cạn dạng kênh mương ở các vườn cây ăn trái. Tuy nhiên, hiện nay, vào mùa mưa thì việc tích nước ngọt vào các hồ này cũng khá khó khăn do lịch đóng, mở cống ngăn mặn ngoài cửa biển ảnh hưởng đến mực nước có thể lấy được vào hồ. Chỉ cần điều chỉnh thời gian mở cống là có thể có được nước ngọt nhất là những khu vực không trực tiếp giáp biển như Sóc Trăng, Bạc Liêu. Những hồ chứa này có thể giúp người dân chủ động bảo vệ nguồn nước tưới tiêu và cân bằng độ mặn ở các ao nuôi tôm khi hạn xảy ra.

Việc tạo các hồ chứa và liên hồ chứa đòi hỏi kèm theo là hệ thống dẫn nước đến với các công trình hạ tầng xử lý nước và cấp nước. Việc này có thể phát sinh kinh phí nhưng nếu chúng ta nhìn với tầm nhìn dài hạn thì việc đầu tư này sẽ rẻ hơn và hiệu quả hơn là xây cống và đê ngăn mặn. Việc đào hồ cũng cho chúng ta số lượng đất rất lớn để đôn cao nền làm nơi trồng cây, đắp đường.

Mô hình hồ chứa hộ gia đình có thể giúp giảm tải về nhu cầu nước từ nguồn chung rất lớn và chính quyền các tỉnh, huyện nên khuyến khích người dân tự đào hồ tích nước ngọt. Các hồ nước phải đủ sâu (từ 1-2m nước) được bảo vệ nghiêm ngặt tránh đuối nước và tránh ô nhiễm.

2) Không Xây Thêm Cống Ngăn Mặn ở Cửa Biển

Đã có rất nhiều cống ngăn mặn chặn các dòng chính hoặc nhánh lớn nối ra biển ở Mekong delta. Trong kế hoạch quản lý nguồn nước ở hầu hết các tỉnh đề đề xuất xây cống ngăn mặn. Theo tôi đây là một giải pháp không phù hợp với Mekong delta trong bối cảnh hiện tại và kịch bản biến đổi khí hậu trong tương lai. Mekong delta vốn dĩ là một đồng bằng bồi đắp bởi phù sa và vì vậy đây là một nền đất yếu, tương đối bằng phẳng và thấp. Với địa hình như vậy, việc xây cống phải đi kèm với việc xây đê vì nếu cống mà không có đê nước mặn cũng vào ruộng đồng.

Nhưng nếu xây đê thì vô cùng tốn kém bởi Mekong delta không những có những nhánh sông kết nối với biển mà có cả những phần đất thấp là các ruộng, vườn, rừng kết nối với bờ biển. Việc kết nối này khiến nước biển khi dâng lên sẽ dễ dàng tràn vào các dòng sông. Nếu đầu tư xây đê bao xung quanh Mekong delta thì bà con đồng bằng có trồng lúa, nuôi tôm 7 đời cũng không đủ tiền trả nợ cho việc xây đê, kè biển.

Việc xây cống cũng sẽ ảnh hưởng trong quản lý rủi ro lũ lụt. Các cống ngăn mặn cỡ lỡn sẽ cản trở quá trình thoát lũ khi có sự cố thủy điện thượng nguồn và nguy cơ ngập lụt ở khu vực giữa đồng bằng sẽ cao.

Việc xây cống ngăn mặn ở các nhánh lớn của sông Mekong cũng gây tổn hại nghiêm trọng đến đa dạng sinh học. Cửa sông là nơi các loài cá di cư đi vào sông để đẻ trứng. Khi sông bị chặn, chúng không còn khả năng sinh sản và giảm dần về số lượng, mật độ trong loài. Việc biến mất của một loài không chỉ mỗi loài đó bị tuyệt chủng mà nó kéo theo các loài khác trong chuỗi thức ăn. Và vì thế, sinh kế của ngư dân mekong delta cả bên trong sông và ngoài biển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vựa cá tôm trù phú của Mekong delta cũng vì thế mà biến mất.

Chúng ta cũng không nên so sánh với Hà Lan và đặt câu hỏi vì sao Hà Lan lại áp dụng biện pháp trị thủy bằng xây đê? Đơn giản là việc xây đê, xây cảng biển ở Hà Lan nó đẻ ra tiền bởi nơi đây là nơi trung chuyển hàng hóa đường thủy lớn nhất Châu Âu và cũng từ đây Châu Âu kết nối với các châu lục khác. Giá trị từ việc trị thủy của Hà Lan đem lại cho họ nguồn thu rất lớn từ vận tải và thương mại trong khi đó ở Mekong delta giá trị của việc trị thủy của chúng ta mới có nguồn thu từ cây lúa. Mà trồng lúa 7 đời chắc gì đủ tiền xây một con đê nhỏ?

3) Sử dụng điện Năng lượng mặt trời chạy máy Lọc nước lợ thành nước ngọt

Đây không phải là giải pháp viển vông mà thực tế đã được áp dụng cả quy mô gia đình và quy mô cấp nước theo cụm. Trước mắt tôi đề nghị các Trung tâm nước sạch Nông thôn ở các tỉnh chuyển đổi ngay các mô hình lấy nước từ nước ngầm sang lấy nước lợ dưới sông để lọc qua RO và cấp nước cho người dân. Bà con phải chấp nhận giá nước cao hơn để đảm bảo mạch nước ngầm không bị tụt và đất không bị lún. Khi giá nước cao hơn, người dân sẽ tự ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước.

Trong cuốn sách ‘Con Đường Thoat Hạn’ của Israel, bên cạnh thành công về công nghệ, người Do Thái còn thành công trong quản trị nước bằng cách nâng cao giá nước để người dân quý từng giọt nước.

Nếu tính giá lắp hệ thống lọc RO hiện tại thì không quá đắt nếu dùng lâu dài và dùng cho nhiều hộ gia đình. Chẳng hạn nếu đầu tư 30 triệu đồng có thể có được một hệ thống lọc RO lọc từ nước lợ từ dưới sông với công xuất 300-500 lít/h đủ cho sinh hoạt và tưới nhỏ giọt cho một cụm gia đình.

4) Chấm dứt tuyệt đối việc khai thác nước ngầm

Việc khai thác nước ngầm khiến đồng bằng SCL càng ngày càng bị lún sâu và chẳng mấy chốc bị thấp hơn mặt nước biển. Việc khai thác nước ngầm quá nhiều cũng khiến nước ngọt ở các sông hồ bị tụt theo. Vì vậy, chấm dứt từng bước và triệt để theo kế hoạch chuyển đổi chậm nhất trong 2 năm tới là cần thiết. Việc chấm dứt này kèm theo việc thay thế bằng hệ thống lọc RO quy mô cụm gia đình và gia đình cần được tiến hành đồng thời.

5) Trữ nước mưa quy mô hộ gia đình và cơ quan đoàn thể

Mỗi năm Mekong delta có lượng mưa tương đối tốt vào các tháng từ 7-11. Những tháng này đủ lượng nước cho các bể chứa hộ gia đình để dùng cho nước uống.

Tôi đã từng đi Marshall Islands, nơi một đảo giữa biển không hề có hồ chứa và con sông nào cả. Chính quyền thành phố đã đào một bể nước mưa ngầm bên cạnh sân bay để chứa nước mưa làm nước cấp. Đi đến hộ dân nhà nào cũng có bể chứa nước mưa và họ có quy trình sử dụng nước khoa học để tái sử dụng nước mưa. Chẳng hạn dùng nước vo gạo, rửa rau để tưới cây và cho gia súc uống.

II. GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH

6) Tiết kiệm nước

Người dân đồng bằng cần thay đổi suy nghĩ về nguồn nước vô tận như trước kia và phải quý giá từng giọt nước. Người dân Israel những năm 1940s không có nước để làm được gì cả vì xung quanh toàn sa mạc nhưng sau đó họ có một con đường nước quốc gia, họ có công nghệ lọc nước biển thành nước ngọt, họ có công nghệ lọc nước thải thành nước uống từ những năm 1970s bằng các giải pháp công nghệ. Nhưng hơn tất cả, họ biết tiết kiệm nước bằng tưới nhỏ giọt được áp dụng từ những năm 1960s. Đến nay, Israel đủ nước dùng cho nền nông nghiệp trù phú và cả nước xuất khẩu sang các nước láng giềng.

Ngay trong những ngày hạn nhất với giá nước lên đến 250.000-300.000 VND một m3 mà người dân vẫn dùng vòi nước phun tưới cho cây thì quả là lãng phí. Đối với một số cây ăn trái thì việc tưới nước nhỏ giọt nên áp dụng sớm để có thể tiết kiệm đến 9/10 nguồn nước so với tưới phun hoặc tưới tràn.

Tiết kiệm nước cũng thể hiện ở việc chuyển đổi mô hình canh tác lúa. Từ tưới tràn cả vụ chuyển sang các mô hình tưới ướt – khô xen kẽ.

7) Chuyển đổi từ đất lúa vụ 3 sang các mô hình tôm lúa hoặc tôm

Việc chuyển đổi đất lúa vụ 3 này sang nuôi tôm sẽ giúp tiết kiệm một lượng nước vô cùng lớn dùng cho các nhu cầu khác trong mùa hạn. Vào đầu tháng 12, tôi đi đến các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và gặp gỡ với các sở nông nghiệp, các phòng khuyến nông, thủy lợi. Đi đâu tôi cũng khuyên mọi người phải bỏ lúa vụ 3 bởi tôi dự đoán hạn sẽ khốc liệt năm nay. Nhiều địa phương vẫn bơm một lượng nước khá lớn để phục vụ lúa vụ 3 và bây giờ thì héo khô hết cả trong khi nước cho cây ăn quả và sinh hoạt thì khan hiếm.

Việc chuyển đổi này phải tiến hành đồng bộ cho cả vùng Mekong delta chứ không chỉ riêng ở hạ lưu. Bởi nếu trồng vụ 3 ở thượng nguồn thì nước bị lấy vào ruộng ở thượng nguồn cũng ảnh hưởng đến lượng nước ngọt về hạ lưu. Đây là một kế hoạch cần ủy ban điều phối nước liên ngành quản lý.

8) Đưa giáo dục và thực hành tiết kiệm nguồn nước vào trường học và khu dân cư

Xây vạn hồ chứa mà người dân không nhận thức được tầm quan trọng của nước thì cũng bỏ đi. Việc đưa giáo dục về bảo vệ nguồn nước vào cộng đồng cần đồng bộ cho toàn vùng Mekong delta và giáo dục cho cả khách du lịch đến với đồng bằng. Họ phải được tuyên truyền ý thức bảo vệ các hồ chứa, các nguồn nước từ kênh rạch để không làm ô nhiễm nguồn nước.

Các cộng đồng có thể xây dựng các hương ước để có sự đồng thuận trong từng ấp để bảo vệ các dòng kênh và giám sát lẫn nhau.

Việc đưa vào trường học nhằm giáo dục cho thế hệ sau của đồng bằng rằng Mekong delta cạn rồi. Chúng ta không còn dồi dào nguồn nước và cần tiết kiệm.

_____

Trên đây là những giải pháp tôi đưa ra với góc nhìn cá nhân của mình và bằng việc cân nhắc rất nhiều các giải pháp khác. Tất nhiên nghe thì chung chung như “văn kiện đại hội” nhưng nếu chia nhỏ và chi tiết hóa các đề xuất trên thì chúng ta vẫn còn có nước ở lại với đồng bằng. Nếu không, tôi không nhìn ra thêm giải pháp nào khác cả.

Trong bài tôi không đề cập đến khía cạnh ngoại giao nguồn nước. Việc đó cũng cần nhưng tôi sẽ nói ở một bài khác.

Rất welcome tất cả mọi ý kiến đóng ghóp, kể cả phản biện trái chiều để cùng xây dựng.

Để Hong Kong nói

Lê Nguyễn Duy Hậu

14-8-2019

Tuần thứ 10 của cuộc biểu tình tại Hong Kong và nó đã vượt quá những tưởng tượng ban đầu của mình về quy mô, mục đích, và tác động. Sân bay Hong Kong ngày thứ 2 liên tiếp bị phong toả. Thị trường Hong Kong có nguy cơ suy thoái. Trung Quốc đang gọi cuộc biểu tình là khủng bố. Và người ta không loại trừ khả năng của một “Thiên An Môn” thứ 2.

Sa thải cô Trần Thị Thơ: Công an mới là chính phạm!

Blog VOA

Trân Văn

18-8-2021

Bộ Giáo dục – Đào tạo (GDĐT) vừa yêu cầu Đại học Duy Tân báo cáo chi tiết về việc sa thải cô Trần Thị Thơ, giảng viên Khoa Ngoại ngữ trước ngày 23/8/2021, sau khi nhận được một số thông tin phản ánh và kiến nghị về vụ sa thải này (1).

Nên xếp đảng vào loại nào?

Blog VOA

Trân Văn

1-10-2020

Tin Gia Lai chi 1,2 tỉ đồng để mua bút, đồng hồ thông minh, cặp da đựng tài liệu,… chạm, khắc tên từng người để tặng những cá nhân tham dự Đại hội Đảng bộ của tỉnh này (1) giống như nhỏ thêm một giọt vào bể sầu mà đảng CSVN tạo ra…

Không chi một xu nào nữa cho Tổng thầu đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Nguyễn Ngọc Chu

2-6-2020

1. Tin tổng thầu Trung Quốc đòi đến 50 triệu USD để chạy thử đường sắt Cát Linh – Hà Đông và để bàn giao – đã làm bàng hoàng tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh đất nước. 600 triệu người dân Trung Quốc có thu nhập tháng chỉ 1.000 tệ (3,2 triệu đồng), thế mà tổng thầu Trung Quốc xem 50 triệu USD của người Việt Nam nhẹ như vỏ hến. 50 triệu USD là 400 triệu tệ, đủ để trả lương cho 4 vạn người Trung Quốc trong 1 tháng.

Rồi phải có ai chịu trách nhiệm chứ?

Mai Quốc Ấn

7-9-2019

Ảnh: FB tác giả

Vụ cháy Rạng Đông đến lúc này đã tương đối rõ ràng về sự nguy hại của phát tán thuỷ ngân cháy. Nguyên tắc cơ bản của một vụ cháy thông thường là đã có phát sinh khí độc. Thì với cháy thuỷ ngân hay lưu huỳnh thì độc chất càng kinh khủng hơn.

Đã có ít nhất 82 trường hợp nhiễm độc thuỷ ngân mà đến giờ vẫn không khởi tố vụ án thì thật sự là bóp méo công lý ngay giữa trung tâm chính trị của quốc gia!

Nước Mỹ rất đẹp như tôi từng biết

Blog VOA

Bùi Tín

11-8-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: VOA

Vừa qua, tôi có 2 tháng Hè sang Hoa Kỳ và Canada nghỉ ngơi, thăm bạn bè và dự cuộc Họp Mặt Dân Chủ lần thứ 15 tại Đại học Long Beach, nam California, một cuộc họp thân mật, ấm áp tình quê hương, có sự tham dự từ xa của các chiến sĩ dân chủ trong nước như cô Đoan Trang và linh mục Lê Ngọc Thanh.

Đúng vào lúc này, tình hình Hoa Kỳ trở nên sôi sục sau khi có Tổng thống mới, Donald Trump, dẫn đến một cuộc khủng hoảng chính trị âm ỷ kéo dài, chưa biết sẽ kết thúc ra sao. Sáu tháng mở đầu nhiệm kỳ Tổng Thống thứ 45 tỏ ra mờ nhạt, ảm đạm, chỉ tiêu tín nhiệm của xã hội từ 42% tụt nhanh, ở mức thấp nhất trong 70 năm dưới 12 khóa Tổng Thống gần nhất.

Nếu có một thị trường điện…

Nguyễn Tiến Tường

10-6-2023

Có một thị trường điện, người dân sẽ dễ chịu hơn cảm xúc “bậc thang” mà họ đang phải chịu đựng. Dân cũng không ngán ngại lời doạ dẫm của ý chí độc quyền rằng giá sẽ tăng cao hơn.

Có phản chủ, phản quốc không?

Chu Mộng Long

30-7-2020

Từ điển Chính tả tiếng Việt Nguyễn Văn Khang hướng dẫn viết “Xa trường”, “Khinh xa thục lộ”, “Kiêu xa” và khuyến cáo: không viết “Sa trường”, “Khinh sa thục lộ”, “Kiêu sa”.

Tình hình Ukraine ngày thứ 439

Phan Châu Thành

9-5-2023

1. Theo phía Ukraina, lệnh của tổng thống Nga Putin cho quân đội Nga: “phải chiếm bằng được Bakhmut cho tới ngày 09-05-2023” lại một lần nữa đã không thể thực hiện được. Đến đêm 08-05-2023, quân Ukraina vẫn trụ lại được ở phía tây thành phố, bất kể việc Nga sử dụng bom phốt pho trên diện rộng để đốt cháy toàn bộ khu vực.

Chúng ta lại giả vờ

Đào Tuấn

21-1-2020

Năm xxx, cụ bà Nguyễn Ngọc Thanh đã bỏ toàn bộ số tiền dành dụm cả đời tương tương 50 lượng vàng để mua căn nhà 59m2 trên đường Lương Định Của. Trong sự biến Thủ Thiêm, cụ Thanh được đền bù 94 triệu đồng. Giá đất nhà nước quy định rồi, cấm cãi. Kết quả là, muốn mua một căn hộ tái định cư, cụ Thanh phải xùy ra thêm 800 triệu đồng. Không có tiền à? ra tiệm răng.

Tư bản thân hữu

FB Lê Trọng Vũ

25-7-2018

Chiếm được Bà Nà làm của riêng mà không vấp phải sự cản trở lớn lao nào, Sun Group bắt đầu nhòm ngó đến những dự án béo bở khác và cũng bằng cách thức kinh doanh cũ đã mang về nhiều chiến lợi phẩm là cấu kết với quan chức chóp bu ở địa phương để thâu tóm các vị trí đất kim cương mà không thông qua đấu giá, nhanh chóng triển khai dự án nhằm tạo sự đã rồi để khi cần thiết hay lúc dư luận ồn ào, có thể bắt cả chính quyền ra làm con tin.

Chuyện các tướng!

Blog VOA

Trân Văn

15-10-2019

Phó Đô Đốc Thomas Moore trao quyết định thăng quân hàm cho Đại tá Nguyễn Từ Huấn. Photo US Navy. Photo Courtesy

Ông Nguyễn Từ Huấn, 60 tuổi, vừa tuyên thệ và là người Việt đầu tiên trở thành tướng (Phó Đề đốc – Chuẩn tướng) của Hải quân Mỹ (1) là một trong những sự kiện đáng chú ý trên mạng xã hội Việt ngữ tuần này.

Vụ cứu bé sơ sinh: Dân tố công an ‘Lý Thông cướp công Thạch Sanh’

BBC

Bùi Thư

20-8-2020

Công an tại Hà Nội cho biết họ vừa đục tường để giải cứu một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, nhưng người dân chứng kiến nói rằng họ đã cứu cháu bé trước lúc lực lượng chức năng xuất hiện.

Anh Nguyễn Duy Tuân sống tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội kể anh là người đã cầm máy khoan đục tường cứu đứa trẻ ra vào chiều tối 18/8 và rằng anh không quan tâm việc lực lượng chức năng hay trên mạng nói gì.

“Quan trọng là cứu được đứa bé. Tôi làm việc thì trời biết, đất biết. Tôi không quan trọng việc đó”, anh Tuân nói với BBC News Tiếng Việt sáng 20/8.

Nhân chứng tố công an cướp công

Vụ việc xảy ra vào khoảng sau 17 giờ ngày 18/8 tại thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội. Lúc bấy giờ người dân phát hiện một trẻ sơ sinh bị mắc kẹt trong khe tường giữa hai ngôi nhà.

Trang Facebook chính thức của Công an TP Hà Nội vào đêm 18/8 đăng tải bài viết kèm hình ảnh về vụ việc. Cụ thể, trang thông tin này nói rằng Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an huyện Gia Lâm cùng Công an thị trấn Trâu Quỳ đã đục tường để giải cứu thành công đứa bé.

Facebook chính thức, Công an TP Hà Nội cho biết công an huyện Gia Lâm đã giải cứu thành công bé sơ sinh bị bỏ rơi.

Có một điểm lưu ý là trong bài viết xuất bản lúc 21 giờ 36 ngày 18/8 trên trang Facebook chính thức, Công an TP Hà Nội viết: “Do khe tường quá hẹp, lực lượng chức năng đã phải đục tường để đưa cháu ra ngoài với nỗ lực bằng mọi cách bảo đảm an toàn cho cháu”. Câu này sau đó, vào lúc 23 giờ 46 cùng ngày, đã được sửa lại thành “lực lượng chức năng đã cùng nhân dân đục tường”.

Sau khi công an khẳng định họ đã cứu cháu bé, ngay lập tức trên mạng xã hội xuất hiện thông tin tố cáo công an là “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”.

Theo đó, nhiều nhân chứng kể rằng các thanh niên địa phương đã tự dùng khoan giải cứu cháu bé trước khi lực lượng chức năng có mặt.

Chia sẻ với BBC News Tiếng Việt ngày 20/8, anh Phạm Thành Công, người đã tham gia giải cứu đứa bé, nói: “Đục tường gần xong rồi thì lực lượng chức năng mới đến. Công an với phòng cháy chữa cháy đứng nhìn thôi chứ lúc đó chúng tôi đang tập trung đục tường. Chúng tôi không quan tâm gì khác vì đợi người đến thì đã muộn, tôi còn không biết lúc đó đứa bé sống chết thế nào vì nó nằm im, không khóc gì. Khi tôi nhìn vào vách tường, tôi mới thấy tay đứa bé cử động, biết là còn sống”.

Một điểm vô lý trong bài viết trên Facebook của Công an, đó là thời điểm “người dân phát hiện cháu bé bị bỏ rơi” là 17 giờ 50 và thời điểm công an “giải cứu thành công là 18 giờ”. Chỉ mất 10 phút để công an tiếp nhận thông tin, đến hiện trường, đục tường và cứu cháu bé ra, đó là điều hầu như không thể.

Người tham gia cứu đứa bé nói gì?

Trả lời BBC News Tiếng Việt sáng 20/8, anh Nguyễn Duy Tuân, người cầm khoan đục tường cứu đứa bé ra kể lại:

“Hôm ấy tôi vừa đi làm về, khoảng 17 giờ 45 thì gặp một bé học sinh bảo tôi chạy sang giúp, có đứa bé bị vứt từ trên tầng xuống nhưng chưa chết. Thế là tôi vào nhìn, lúc đầu tôi tưởng là con búp bê, nhìn kĩ mới thấy đúng là đứa trẻ. Tôi mới lập tức chạy xung quanh tìm máy khoan để đục tường và gọi cho lực lượng chức năng để báo sự việc. Lúc đó khoảng 17 giờ 50”.

“Tình hình lúc đó rất hỗn loạn, có cả trăm người xung quanh. Tôi đi mượn khoan, đục trong khoảng hơn 10 phút thì cứu được đứa bé ra. Lúc đầu mũi khoan bé quá, tôi phải vừa đục vừa chờ anh Phạm Thành Công đi tìm mũi khoan to hơn. Đục xong thì tôi thấy đứa bé vẫn nằm im, tới lúc động vào người nó mới khóc lên”.

Thanh niên Nguyễn Duy Tuân, người đã cầm khoan đục tường cứu đứa bé sơ sinh hôm 18/8. Ảnh do nhân vật cung cấp

Duy Tuân là thợ thạch cao, anh kể: “Công việc tôi trước giờ cũng quen với máy khoan nên tôi có kinh nghiệm định vị, tính toán vị trí để đục bỏ mảnh tường làm sao để không rơi vào đứa bé. Có bạn Nguyễn Lương Bằng ở đó lấy chổi che chắn để bụi gạch vỡ không bắn vào em bé”.

“Đục xong thì có một bà có kinh nghiệm bế đứa bé ra là khoảng 18 giờ 5. Khi đó trạm y tế gần đấy đến đưa bé đi”.

Nhớ lại sự việc hôm đó, anh Tuân nói: “Lúc đó tôi chỉ tập trung đục tường và chỉ mong cứu được đứa bé ra. Lính cứu hỏa, công an đến lúc tôi gần khoan xong, nhưng họ chỉ đứng đó để tôi đục. Lúc đó dù mệt nhưng đầu tôi chỉ mong cứu được đứa bé ra. Khi bế bé ra, mọi người đều nhẹ nhõm”.

Về thông tin lực lượng chức năng đã đục tường cứu đứa bé ra, anh Tuân nói: “Tôi không quan trọng việc đó”.

Anh Phạm Thành Công và máy khoan được dùng để đục tường cứu đứa bé. Nguồn: Phạm Thành Công

Anh Phạm Thành Công, người cho mượn máy khoan và cũng tham gia giải cứu kể lại, với BBC:

“Lúc ấy tôi đang chuyển nhà, có anh hàng xóm chạy hớt hải sang hỏi máy khoan, tôi có nên chạy đem sang. Nhóm ba anh em, anh hàng xóm ấy trực tiếp khoan, tôi hỗ trợ lắp máy, luồn dây điện, đục tường. Chúng tôi dùng chổi nhựa chặn trước ở đầu cháu bé, ba anh em khoan lùi lại để mảnh vỡ vụn không bắn vào đầu cháu. Đục đủ một khoảng để thò tay với tới chỗ bé đưa ra”.

“Lúc đấy tôi rùng mình, những vụ này thường chỉ nghe trên đài báo, chưa từng chứng kiến nên cũng hãi vì thấy bé đỏ hỏn, còn nguyên dây rốn. Nhưng khi đó chỉ nghĩ cách làm sao nhanh nhất cứu đứa bé. Khi cứu đứa bé ra được, tất cả mọi người vỡ òa, vỗ tay rồi đứa bé đi luôn. Cứu được một đứa trẻ bé bỏng thực sự rất xúc động”, anh Công thuật lại.

Anh Công cũng nói thêm, khi có bà bế ra, vợ anh cũng hỗ trợ quấn khăn cho đứa bé và nhân viên trạm y tế đã có mặt trước đó đợi để đưa bé đi.

Công an nói gì?

Cùng với lời khẳng định “lực lượng chức năng đã phải đục tường để đưa cháu ra ngoài”, trang Facebook của Công an TP Hà Nội còn đăng một tấm ảnh chụp cảnh các công an viên đang bế cháu bé tới bệnh viện và hình một nhân viên y tế đang chăm sóc cháu bé. Hai tấm ảnh còn lại cho thấy một khe tường hẹp và một lỗ thủng lớn do ai đó vừa mới đục.

Không có hình ảnh nào cho thấy công an đang thực hiện nghiệp vụ giải cứu cháu bé tại hiện trường.

Có nhiều ý kiến bình luận bên dưới bài viết trên Facebook của cơ quan công an bày tỏ sự nghi ngờ, thậm chí chỉ trích “công an cướp công”.

“Chào các đồng chí Lý Thông. Ảnh chụp đẹp đấy”, một người tên Hoàng Dũng bình luận. Với tấm hình chụp cảnh công an bế cháu bé vào bệnh viện, người này viết thêm: “…Bố cục ảnh do ai sắp xếp mà nghệ thuật vậy ạ? Hai đồng chí nhìn vào máy ảnh, 2 đồng chí nhìn vào cháu bé, tỏ vẻ trìu mến, lại còn xen kẽ màu áo. Tôi chấm 9,5”.

Cũng có các bình luận “hoan hô công an” và tố áo kẻ vứt bỏ cháu bé.

Cháu bé được chăm sóc sức khỏe tại trạm y tế. Nguồn: Tư liệu công an

Sau khi bị tố cáo “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”, phía công an đã lên tiếng phản hồi. Trên báo Dân Việt, một đại diện cơ quan công an huyện Gia Lâm cho biết đơn vị đã tiếp nhận thông tin tố cáo chuyện “cướp công”.

Vị này khẳng định thông tin chính xác, chính thống đã được đăng tải trên trang Facebook của Công an TP Hà Nội.

“Hiện có rất nhiều thông tin hằng ngày trên mạng xã hội không được kiểm chứng, nhiều thông tin trái chiều nhằm mục đích tăng tương tác, câu ‘like’. Về cháu bé mắc kẹt được đơn vị đưa vào viện chăm sóc, sức khỏe cháu đã ổn định. Hiện chưa xác định ai là người mẹ của cháu cũng như nguyên nhân vì sao cháu rơi giữa khe tường”, đại diện công an cho biết thêm.

Trên báo Lao Động, đội Cảnh sát PCCC cùng Công an thị trấn Trâu Quỳ xác nhận đã đục tường giải cứu bé trai bị kẹt trong khe tường 10cm. Ảnh chụp màn hình

Trong vài năm trở lại đây, lực lượng công an rất chú trọng vào công tác truyền thông xây dựng hình ảnh. Trên báo chí và trên mạng xã hội thường xuất hiện các bài viết về thành tích và các việc làm tốt của công an cũng như hình ảnh công an khi thì trả lại tiền rơi cho người dân, khi thì đẩy xe giúp người dân qua đoạn đường ngập.

Có một dạo công an Việt Nam công bố nhiều bức hình cho thấy cán bộ, chiến sĩ giúp các cụ già nhặt cam rơi trên đường. Nhưng dư luận lúc đó cho rằng việc lặp đi lặp lại nội dung “giúp cụ già nhặt cam” làm dấy lên chỉ trích về sự nghèo nàn ý tưởng trong dàn dựng hình ảnh truyền thông cho công an.

Tiến sĩ Việt Nam

Đỗ Duy Ngọc

19-5-2022

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội và cả trên các báo chính thống lẫn ở diễn đàn Quốc hội, người ta nói nhiều về tình hình lạm phát Tiến sĩ ở Việt Nam. Đặc biệt, tất cả đều đề cập và phê phán đến đề tài mà các luận án Tiến sĩ đặt ra. Từ chuyện phát triển bộ môn cầu lông cho công nhân viên chức cho đến Đảng bộ lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở xã, phường, thị trấn. Từ chuyện Đảng bộ lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ cho đến xây dựng nông thôn mới. Ngay cái chuyện nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách đến hành vi nịnh trong tiếng Việt cũng trở thành đề tài luận án.

Sạn chữ (Kỳ 4): Từ một câu văn sai ngữ pháp – ‘Ai là người ăn xin?’

Thái Hạo

3-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Trong hình là ảnh chụp bài viết có tên “Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: 350.000 tỉ đồng chấn hưng văn hóa vẫn là con số rất ít”, đăng trên trang vanvn của Hội Nhà văn Việt Nam, có link gốc thuộc Báo Tuổi Trẻ. Câu văn được đóng khung đỏ là một câu sai ngữ pháp, dẫn đến những cách hiểu khác nhau, mơ hồ và không thể rối rắm hơn.