Mỹ và phương Tây bị Trung Quốc dẫn trước trong ngoại giao vaccine

Jackhammer Nguyễn

25-5-2021

Ngày 24/5/2021 là một ngày buồn của Ấn Độ, khi số người chết bởi Covid-19 đã vượt qua 300 ngàn. Con số thật sự có thể cao hơn nhiều lần vì nhiều người bị virus này giết chết mà không được xét nghiệm, do các nhân viên y tế tập trung nguồn lực để cứu người.

Một câu hỏi nhân 45 năm cuộc chiến Biên giới Việt-Trung

Trương Nhân Tuấn

13-2-2024

Cuộc chiến “Biên giới tháng hai” đến nay đã 45 năm. Trung Quốc gọi tên cuộc chiến là “hoàn kích tự vệ”, mục tiêu là “dạy cho Việt Nam một bài học”. Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược”: “Chiến tranh xâm lược ngày 17-2-1979 là đỉnh cao của những hành động thù địch của lãnh đạo Trung Quốc”.

Bài học nào từ Trung Quốc?

FB Ngô Nhật Đăng

23-12-2018

Một cán bộ trong “Chính phủ tỉnh Quảng Tây” có lần nói với tôi trong một cuộc trao đổi nhân dịp tỉnh này tổ chức một cuộc hội chợ mang tên “Trung Quốc và các nước ASEAN”:

Coronavirus và nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

25-4-2020

Trong khi Mỹ và các nước phương Tây đang phải tập trung đối phó với đại dịch coronavirus bùng phát với hệ quả khó lường, thì Trung Quốc tranh thủ thời cơ mở chiến dịch tuyên truyền với “ngoại giao khẩu trang”, và tiếp tục “ngoại giao pháo hạm” tại Biển Đông. Đó là nước cờ mạo hiểm của Trung Quốc nhằm “đục nước béo cò” và “ngư ông đắc lợi”.

Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4.

Thêm chút hiểu biết về “đặc khu” thời Chúa Nguyễn

FB Lại Nguyên Ân

13-7-2018

Ở những “đặc khu” thời xưa, nếu phân tích kỹ, cũng sẽ thấy việc thương nhân ngoại quốc lũng đoạn kinh tế bản xứ, cướp đoạt không ít của cải, tài nguyên, đồng thời gieo rắc ảnh hưởng văn hóa của họ.

Chính sách “thay đũa” của Bắc Kinh, mối họa khôn lường

Đỗ Ngà

12-7-2019

Năm 1898, nước Anh ký Điều ước Bắc Kinh lần thứ hai với triều đình nhà Thanh là, Trung Quốc sẽ nhượng địa lãnh thổ Hồng Kông cho Anh Quốc 99 năm. Từ đó, dân Hồng Kông mang tiếng là thuộc địa của Anh Quốc nhưng họ đã hưởng những thứ mà người dân Trung Hoa Đại Lục không thể có được – đó là một thể chế dân chủ, một xã hội phồn vinh, và con người văn minh.

Liên hoàn kế

FB Đỗ Ngà

15-9-2018

Người dân Việt rất nhạy với những gì có yếu tố Trung Quốc. Cũng phải thôi, vì không có tinh thần như thế thì cha ông ta làm sao kháng Tàu thành công suốt ngàn năm qua? Dù có cực có cực đoan hay không thì điều đó cũng là rất cần thiết. Vì thực tế trong mỗi nước đi của Tàu luôn thủ con dao găm trong tay áo, đợi khi thời cơ cho phép nó sẽ lấy ra dùng, còn nếu thời cơ chưa cho phép thì nó vẫn cất giấu. Cho nên chúng ta chưa sập bẫy Tàu trong dự án nào đó thì đó là chưa đến thời cơ nó ra tay chứ không phải Tàu không có ý xấu. Có người hay phê phán tinh thần bài Tàu của dân Việt rằng, cái gì cũng sợ thì sao làm ăn với Tàu? Thực ra những người suy nghĩ như vậy rất non bớt, cái dân sợ là năng lực ĐCS chứ không phải dân sợ Tàu. ĐCS tuy gian ác điếm đàn với nhân dân, nhưng với Tàu Cộng, ĐCS chỉ là nai tơ. CSVN không bao giờ ngang tài ngang sức về trí tuệ với quan thầy.

Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (Kỳ 3)

Nguyễn Thông

1-3-2024

Tiếp theo kỳ 1 và kỳ 2

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc. Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

Nước Úc ‘thoát Trung’ thời viêm phổi Vũ Hán

Nguyễn Quang Duy

21-5-2020

Thời gian qua các nhà ngoại giao Trung cộng hung hăng tấn công bất cứ nước nào nghi ngờ về sự minh bạch và thành công của Trung cộng trong xử lý đại dịch do virus corona gây ra.

Bang giao mơ hồ luận giải

Ngô Huy Cương

16-4-2023

Thật ngớ ngẩn khi luận bàn về bang giao hay quan hệ quốc tế giống như luận bàn về quan hệ gia đình, bạn bè hay thù hận của các cá nhân với nhau.

100 năm quái vật hành tinh

Nguyễn Ngọc Chu

7-7-2021

I. MƯỢN BÓNG NHÂN DÂN

Theo tin được xác minh về sau, thì Đại hội lần thứ nhất Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (TQ) diễn ra từ 23 – 31/7/1921. Nhưng không biết từ đâu, lại lấy ngày 1/7/1921 làm ngày thành lập?

Lãnh đạo CSVN không thuộc bài vỡ lòng về địa chính trị

Trương Nhân Tuấn

10-6-2023

Chính sách “an ninh năng lượng” của nhà nước CSVN đã sai từ đầu. Sai nhiều thứ. Chuyện này nói hết là mất rất nhiều thì giờ. Ở đây chỉ nói một số điểm.

Bản tin ngày 8-6-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

RFA có bài phỏng vấn GS Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc. Khi được hỏi liệu có khả năng hải quân, dân quân và cảnh sát biển VN quyết tâm đối đầu với các lực lượng tàu có vũ trang của TQ, ông Thayer trả lời:

Xóa nhòa biên giới Biển Đông

Foreign Affairs

Tác giả: Bonnie S. Glaser Gregory Poling

Dịch giả: Phan Trinh

5-6-2018

Đá Subi thuộc quần đảo Hoàng Sa. Nguồn: Francis Malasig / Reuters

Trích dẫn một số nội dung đáng chú ý: Chính sách “hợp tác phát triển” là chủ trương từ thời Đặng Tiểu Bình, tóm gọn trong 12 chữ “Chủ quyền chúc ngã, các trí tranh nghị, cộng đồng khai phát” (chủ quyền của ta [TQ], gác qua tranh chấp, hợp tác phát triển). Mục tiêu của “hợp tác phát triển”, nói cách khác, là thúc đẩy các nước tranh chấp, chấp nhận chủ quyền của TQ.*

TS Vũ Minh Khương: “Cái hay của Việt Nam là mình nằm ngay cạnh Trung Quốc”!

Jackhammer Nguyễn

9-4-2021

Có lẽ ông Vũ Minh Khương là người Việt đầu tiên nói rằng, nước Việt Nam nằm cạnh Trung Quốc là một điều “hay”.

Gạc Ma 1988 liệu đã phải là cuộc xâm lược cuối cùng?

RFA

TS Đình Hoàng Thắng

10-3-2024

Một cuộc tập trung ở Hà Nội năm 2016 tưởng niệm cuộc hải chiến Gạc Ma. Nguồn: AFP

Xâm Lăng Không Tiếng Súng: Trung Quốc Biến Nợ Thành Lãnh Thổ

Lê Minh Nguyên

17-3-2018

Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẩn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, TQ vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch “Vành Đai và Con Đường” còn gọi là “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21” (BRI – Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1,700 tỷ đôla mỗi năm và 26,000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (http://cnb.cx/2tWJJUV).

Tuyên bố về chủ quyền biển đảo quốc gia Việt Nam của công dân và các tổ chức XHDS Việt Nam

Ngày 27 tháng 6 năm 2017

Lần đầu tiên, một lãnh đạo Trung Quốc sang Việt Nam – tướng Phạm Trường Long –  đã tuyên bố công khai, trực tiếp với lãnh đạo Việt Nam, rằng “vùng lãnh hải Biển Đông là thuộc chủ quyền Trung Quốc từ thời cổ đại”, điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu tại Singapore sau khi rời Việt Nam, mà không dám nói khi còn ở Việt Nam.

Phạm Trường Long, đại diện lập trường bành trướng của Trung Quốc, đã tiến thêm một bước khiêu khích mới, đe dọa chủ quyền Việt Nam, đồng thời Trung Quốc tiến hành manh động gây hấn ở lãnh hải và một số điểm trên đất liền của Việt Nam.

Trung Quốc bắn đạn thật quy mô lớn trong 9 ngày ở vịnh Bắc Bộ

Đặng Sơn Duân

14-7-2020

Giới chức Trung Quốc thông báo quân đội nước này sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật lớn kéo dài 9 ngày ở vịnh Bắc Bộ, phía tây bán đảo Lôi Châu.

Cụ thể, trong hai ngày 23 và 24.7, Cục Hải sự Quảng Tây liên tiếp phát 3 cảnh báo hàng hải về việc phong tỏa các khu vực biển ở vịnh Bắc Bộ để tiến hành tập trận.

Cụ thể, thông báo số GX0039 cho biết tập trận sẽ diễn ra tại khu vực nối liền bởi 6 điểm có tọa độ:

21 29.38N/109 32.53E

21 24.10N/109 45.13E

20 40.87N/109 33.02E

20 16.77N 109 21.28E

20 27.75N/108 55.02E

20 52.07N/109 06.12E

Thời gian diễn ra tập trận là từ 23 giờ ngày 24.7 đến 23 giờ ngày 26.7 (giờ Việt Nam – 25 đến 27.7, giờ Trung Quốc).

Thông báo số GX0040 cho biết khu vực tập trận diễn ra tại khu vực nối liền 4 điểm có tọa độ:

21 04.75N/108-47.85E

21 12.20N/109 09.55E

21 02.03N/109 13.48E

20 54.58N/108 51.80E

Thời gian tập trận là từ 23 giờ ngày 25.7 đến 23 giờ ngày 27.7 (giờ Việt Nam, 26 đến 28.7, giờ Trung Quốc).

Thông báo GX0041 cho biết khu vực tập trận diễn ra tại khu vực nối liền 4 điểm có tọa độ:

21 00.83N/109 02.25E

20 59.25N/109 03.67E

21 01.00N/109 05.10E

21 04.25N/109 05.70E

Thời gian tập trận là từ 6 giờ đến 15 giờ ngày 28.7 (giờ Việt Nam).

Trong thời gian các cuộc tập trận này diễn ra, mọi tàu bè bị cấm đi vào khu vực.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc ngày 23.7 cũng đưa tin Đơn vị 95180 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phát đi thông báo cho biết sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc Bộ trong 9 ngày từ ngày 25.7 đến 2.8.

Các cuộc tập trận này diễn ra ở hai khu vực. Trong đó, có một khu vực trùng với thông báo số GX0039 của Cục Hải sự Quảng Tây. Theo thông báo này, cuộc tập trận diễn ra từ 25 đến 27.7 (giờ Trung Quốc).

Cuộc tập trận thứ hai có phạm vi nhỏ hơn, ở khu vực có bán kính 8 km tính từ vị trí có tọa độ 21 14 14N/109 32 48E, nhưng lại kéo dài từ ngày 28.7 đến 2.8.

Đặc biệt, thông báo nhấn mạnh khu vực tập bắn có phạm vi lớn, đạn dược uy lực lớn, nên có nguy cơ cao bị trúng đạn nếu tự tiện đi vào khu vực này.

Hiện chưa rõ các lực lượng nào của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận quy mô lớn này.

Cũng không rõ các cuộc tập trận này có liên hệ gì với việc Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay trong vùng biển Việt Nam vào ngày 25.7 như tin tôi đã đưa trước đó hay không.

Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho thấy cuộc tập trận với phạm vi lớn ở vịnh Bắc Bộ như thế là khá bất thường.

Bản tin ngày 24-4-2021

BTV Tiếng Dân

Tin Biển Đông

Bài thứ 3 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu tổ quốc: Vững vàng Nam Yết. Trong tháng 4 này, vùng biển Nam Yết ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chứng kiến hàng trăm tàu cá của “dân quân biển” TQ neo đậu. Ông Đặng Văn Thanh, Trạm trưởng hải đăng Nam Yết bình luận, số lượng tàu TQ “không thể đếm xuể”, đồng thời cho biết: “Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất từ cuối tháng 3.2021 đến nay”.

Trung Quốc sắp tuyên bố “vùng nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông?

Trương Nhân Tuấn

6-5-2020

Đọc báo nghe nói TQ sắp sửa tuyên bố vùng “nhận diện phòng không – ADIZ” ở Biển Đông. Tin này đến từ nguồn Đài Loan.

Trung Quốc và Nga đang tìm cách tiêu diệt nền dân chủ

Dallas Morning News

Tác giả: Laura Rosenberger

Dịch giả: Mai V. Phạm

29-9-2019

Ảnh minh họa. Nguồn: Dave Plunkert

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, các nền dân chủ lại phải đối mặt với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa độc đoán. Đây không phải là trận chiến ý thức hệ của Chiến tranh Lạnh. Nó là một cuộc đối đầu giữa các hệ thống chính trị. Khi các nền dân chủ cho thấy các vết nứt và chế độ độc đoán có được sức mạnh, cán cân quyền lực toàn cầu đang chuyển tới thế giới của các chế độ độc tài đang đặt ra các quy tắc cho những thách thức toàn cầu mới, đặc biệt là trong thông tin, công nghệ và không gian kinh tế.

Nếu Mỹ-Trung đụng độ trên biển – Cuộc khủng hoảng Trung Quốc tháng 10/2020

Economist

Người dịch: Châu Minh Dũng

4-7-2019

Lời người dịch: Nội dung bài viết sau đây xoay quanh một sự kiện giả tưởng, diễn ra vào tháng 10/2020, trước ngày bầu cử tổng thống sắp tới: Chiến hạm USS McCampbell bị lực lượng dân quân biển Trung Quốc bao vây trong 13 ngày ở Biển Đông.

Tài sản của Việt Nam hiện nay tập trung vào đảng

Trương Nhân Tuấn

6-6-2020

Một con số thống kê của Trung Quốc được báo SCMP tuần trước cho biết, “Nhà nước Trung Quốc” cực kỳ giàu. Nếu lấy của cải này chia đều cho 1 tỉ 400 triệu dân, thì người dân lục địa nào cũng trở thành “triệu phú”. Con số kinh khủng đến mức khó tin.

Điều mà Mike Pompeo không hiểu về Trung Quốc, Richard Nixon và chính sách đối ngoại của Mỹ

Washington Post

Tác giả: Richard Haass

Dịch giả: Trúc Lam

25-7-2020

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã có bài phát biểu sắc bén về Trung Quốc hôm thứ Năm. Vấn đề không chỉ đơn giản là người đứng đầu về ngoại giao của đất nước điều hành không đúng thủ tục ngoại giao. Tồi tệ hơn là sự xuyên tạc về lịch sử và sự thất bại của ông ta trong việc đề xuất một con đường mạch lạc hoặc khả thi để quản lý một mối quan hệ mà hơn bất kỳ người nào khác sẽ xác định trong thời đại này.

Sức mạnh mềm của Trung Quốc

Foreign Policy

Tác giả: Colum Lynch

Dịch giả: Lê Lam/ Viet-studies

14-8-2020

Lời người dịch: Có lẽ nhiều người lấy làm ngạc nhiên với việc ngày 24/8 vừa qua đại diện của Trung Quốc đã được bầu làm thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2020-2029, bất chấp việc bồi đắp đảo nhân tạo và nhiều hành động “bắt nạt” trên Biển Đông gần đây của họ, cũng như việc Mỹ đã kêu gọi các nước không bầu cho Trung Quốc vào vị trí này. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu và những người quan tâm đến chính trường quốc tế, điều đó không mấy bất ngờ, như bài viết dưới đây cho thấy.

Cần cảnh giác về chức năng quân – dân sự của thiết bị định vị Bắc Đẩu Trung Quốc tại Biển Đông

Nghiên cứu Biển Đông

27-10-2021

Tên lửa Trường Chinh-3B đưa vệ tinh định vị của Trung Quốc lên quỹ đạo. Ảnh: Global times

Thời gian gần đây, Trung Quốc không ngừng nghiên cứu, cải tiến công nghệ Định vị Bắc Đẩu, hỗ trợ các lực lượng chấp pháp của nước này tại Biển Đông.

Người kể chuyện Pò Hèn

Tuổi Trẻ

Tác giả: Lê Đức Dục – Đức Bình

17-2-2023

Trong mỗi mặt trận, mỗi cuộc chiến, hay chỉ là một trận đánh, hầu như sẽ có vài người lính được trở về để sống và kể lại. Ông Hoàng Như Lý, cựu trinh sát đồn biên phòng Pò Hèn, là một người như thế.

Ông Hoàng Như Lý (giữa) cùng gia đình và bạn bè soạn mâm lễ cúng các liệt sĩ đồng đội tại Đài tưởng niệm Pò Hèn ngày Rằm tháng Giêng vừa qua. Ảnh: Ngọc Quang

Ông Lý chính là nhân chứng 10 năm trước đã kể với chúng tôi về cuộc chiến sáng 17-2-1979 chống quân Trung Quốc, với 45 cán bộ chiến sĩ của đồn hy sinh, qua sự kết nối của thượng tá Bùi Văn Điểm – chính trị viên đồn biên phòng Pò Hèn.

Loạt bài đầu tiên về câu chuyện Pò Hèn bi tráng đăng trên Tuổi Trẻ có được nhờ ông “bắc cầu” với những nhân chứng khác.

Người được chọn

Sau loạt bài về Pò Hèn đúng 10 năm trước, chương trình “Tháng 3 biên giới” ra đời với sự phối hợp của báo Tuổi Trẻ cùng Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.

Câu chuyện về trận chiến Pò Hèn với những buồn vui, bi tráng được thức dậy, những đồng đội được kết nối, những kiếm tìm được thắp lên từ tấm lòng người cựu binh là trinh sát của đồn biên phòng Pò Hèn từ cuối năm 1974 đến tháng 2-1979.

Những ngày mưa rát biên ải đầu năm 2013 đó, chúng tôi không thể quên hình ảnh người cựu binh tuổi ngoài 60 trên chiếc xe Kia Morning, mà ông đùa là “con cóc”, ngược xuôi trên con đường hẹp nham nhở ổ gà ổ voi từ Móng Cái lên Pò Hèn.

Rồi từ Pò Hèn, ông đưa chúng tôi đi thăm ngôi nhà tình nghĩa của liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm, ra ngôi trường đã từng mang tên chị bên pho tượng đứng ở sân trường…

Gặp lại Hoàng Như Lý trong lần trở lại Pò Hèn này, chứng kiến những gì ông đã làm vì đồng đội suốt 10 năm qua, chúng tôi càng tin ông chính là “người được chọn”.

Những người đến với Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn chỉ dâng hương, tưởng niệm và tham quan tại đài tưởng niệm, nhưng với Hoàng Như Lý, hình ảnh những đồng đội hy sinh ở chốt đồi Quế, chốt trạm kiểm soát cửa khẩu hay ở đài quan sát đồi Tây luôn ám ảnh ông.

Đã bao năm ông cứ lặn lội tìm lên những điểm chốt xưa, lần theo ký ức để xác định đúng nơi đồng đội hy sinh và đánh dấu lại.

Vậy rồi dịp 27-7-2017, nhân 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ, ông tập hợp các đồng đội cũ, vác ba tấm bia đá ghi tên tuổi những anh em hy sinh ở mỗi địa danh rồi vượt núi leo dốc lên dựng bia đúng ngay nơi anh em ngã xuống.

Cắm lên đỉnh đồi một ngọn cờ đỏ sao vàng để anh linh anh em quần tụ. Cứ vài tháng, dịp 17-2 và 27-7, ông lại trèo lên đó làm lễ thay cờ.

Sau 44 năm vẫn còn liệt sĩ Nguyễn Văn Hiện (quê Đông Triều, Quảng Ninh) chưa tìm được hài cốt. Trong ảnh: ông Hoàng Như Lý và dòng tên liệt sĩ Hiện mang số thứ tự 22 trên bia tưởng niệm. Ảnh: Ngọc Quang

Không có một tấm lòng thiết tha trĩu nặng với đồng đội, chắc chắn khó để làm được những việc như ông Lý đã làm.

Lo cho người ngã xuống ở Pò Hèn, ông còn ngược xuôi về tận Hưng Yên để coi sóc ban thờ của anh hùng liệt sĩ Đỗ Sĩ Họa, kết nối với gia đình Vũ Trọng Hùng (con trai liệt sĩ Vũ Trọng Hiên).

Hùng chào đời sau khi bố anh hy sinh sáu tháng. Ngày bố anh hy sinh trong trận Pò Hèn sáng 17-2-1979, anh còn là giọt máu hoài thai từ yêu thương của người lính biên phòng Vũ Trọng Hiên và cô thanh niên xung phong của lâm trường Nguyễn Thị Thê chứ chưa cưới xin gì.

Sau khi Hùng chào đời, những người lính của Pò Hèn, đồng đội của bố anh, đã tìm mọi cách để chị Thê và con được công nhận là vợ và con liệt sĩ. Giờ đây, cùng với ông Lý, Vũ Trọng Hùng cũng là một thành viên tích cực trong các công việc của nhóm mấy anh em đồn Pò Hèn còn lại.

“Ông mai” tổ chức đám cưới cho hai liệt sĩ

Nhưng điều ấn tượng nhất với mọi người là đám cưới của hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm mà ông Lý là người chủ xướng. Lần trở lại Pò Hèn này cùng ông Lý vào sáng 5-2-2023, đúng ngày rằm tháng giêng âm lịch.

Thật tình cờ làm sao, cũng đúng ngày này 44 năm trước, ngày 5-2-1979 ông Lý đã cùng đưa cả hai người lên gặp thủ trưởng để chuẩn bị về quê tổ chức lễ cưới, nhưng rồi chiến tranh ập đến và đám cưới ấy mãi mãi không thành hiện thực.

Ông Lý ngậm ngùi nhớ lại: “Ngày 5-2-1979 là ngày mùng 9 tháng giêng năm Kỷ Mùi, Chiêm và Lượng có nhờ tôi đi cùng lên gặp đồn trưởng Vũ Ngọc Mai xin phép để về quê lo chuyện cưới xin, thủ trưởng đồng ý và ủng hộ.

Nhưng sau đó tình hình biên giới căng thẳng, cả hai đều không thể thu xếp được công việc để về quê thưa chuyện với hai bên gia đình cha mẹ, mọi việc riêng tư lúc đó phải dừng lại.

Thế rồi trong trận đánh sáng 17-2-1979 ở Pò Hèn, cả Lượng và Chiêm cùng hy sinh bên nhau.

Mỗi khi nghĩ về hai người đồng đội, ông Lý cứ cảm thấy như mình vẫn còn nợ cả hai một lễ cưới mà lẽ ra nếu không có chiến tranh, rất có thể giờ đây họ cũng đã như ông, hôm sớm vui vầy bên những đứa con và đàn cháu.

Sao lại không thể tổ chức một đám cưới cho hai liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm và Bùi Văn Lượng nhỉ?

Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thương binh liệt sĩ 27-7-2017, ông Lý và các anh em đồng đội cựu binh quyết định kết nối giữa hai gia đình liệt sĩ Bùi Văn Lượng và gia đình liệt sĩ Hoàng Thị Hồng Chiêm.

Bố mẹ của anh Lượng và chị Chiêm cũng đã qua đời, chỉ còn anh chị em ruột của hai bên. Để kết nối đầy đủ thành viên hai gia đình, thống nhất được câu chuyện về “đám cưới liệt sĩ” là việc chưa từng có, nhưng anh em vẫn cố gắng đi đi về về giữa Hạ Long và Móng Cái để thuyết phục và lên kế hoạch tổ chức lễ cưới.

Bàn thờ vợ chồng liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm. Ảnh: Ngọc Quang

Sáng ngày 6-8-2017, từ Hạ Long, chiếc xe chở các đại diện nhà trai của “chú rể liệt sĩ” Bùi Văn Lượng xuất phát đi Móng Cái. Anh trai của anh Lượng là ông Bùi Văn Huy làm trưởng đoàn.

Ông Lý nhớ lại: “Khi chúng tôi vào đến nhà gái, theo sự chỉ dẫn của em trai và em dâu của liệt sĩ Chiêm, sau khi hoàn tất việc sắp đặt sinh lễ theo nghi thức, tôi được cử đại diện cho hai họ phát biểu.

Mọi người xếp hàng nghiêm trang đứng trước bàn thờ và ảnh chân dung của hai liệt sĩ. Tôi mới nói được câu “Kính thưa vong linh hai liệt sĩ Bùi Văn Lượng và Hoàng Thị Hồng Chiêm” thì mọi người ai cũng khóc, có người khóc thành tiếng to làm tôi nghẹn ngào khó nói lên lời.

Làm thủ tục cưới xin xong, hai bên gia đình và bạn bè của chị Chiêm anh Lượng cùng nhau dự bữa cơm thân mật mừng lễ vu quy và thành hôn của hai liệt sĩ. Qua giờ ngọ, sắp đến giờ đẹp đã được tính trước, họ nhà trai xin phép được “rước dâu” về Hạ Long.

Tấm di ảnh “cô dâu liệt sĩ” được đem lên xe hoa cùng di ảnh anh Lượng như một đôi tân lang tân nương cùng bên nhau về nhà chồng. Trước lúc tiễn đưa “cô dâu liệt sĩ” lên xe về nhà chồng tận Hạ Long, mọi người lại nước mắt đầm đìa thay cho lời tạm biệt.

Vậy là cuối cùng tôi cũng đã thực hiện được nguyện vọng của cô chú Chiêm và Lượng, trong lòng cảm thấy cũng được thanh thản hơn, giờ đây cũng chỉ cầu mong vong hồn cô chú dưới suối vàng được siêu thoát”.

Những cái vòi của con bạch tuộc hung hãn Trung Quốc

FB Phạm Thanh Giao

17-8-2018

Đi một vòng quanh khu vực các quốc gia ở châu Á, những vùng đất nằm trong tầm với của những cái vòi từ con bạch tuộc khổng lồ hung hãn Trung Quốc, ta mới thấy được cái ách nặng nề chèn ép đến ngạt thở mà nhà cầm quyền Bắc Kinh và những nhóm tài phiệt Trung Quốc áp đặt trên chính quyền cũng như người dân của các quốc gia đó. Những cái thòng lọng tuy chậm chạp nhưng rất chắc chắn xiết dần, không ngưng nghỉ, một cách dã man khiến con mồi không thể cục cựa được chứ đừng nói là vùng thoát ra được.