LTS: Một bài viết đưa ra nhiều quan điểm rất lạ, của một giáo sư Trung Quốc và một nghiên cứu sinh tiến sĩ, người Việt Nam, cô Đỗ Quỳnh Anh, hiện là nghiên cứu sinh ngành Quan hệ Quốc tế, tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc.
Bài viết này, nếu không thấy tên tác giả là người Việt Nam, có thể nói, rất giống những bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo hoặc Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc, mà dịch giả Trung Nguyễn nói rằng: “Cô Đỗ Quỳnh Anh này đi khám ADN chắc có gen là người Trung Quốc“.
Người bán hàng rong trên đường phố Hà Nội. Ảnh: internet
Đối với đa số các học giả bị ám ảnh bởi lý thuyết thực dụng, Trung Quốc và Việt Nam không thể duy trì một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau do những ký ức lịch sử và quan ngại địa chính trị. Ngay cả Henry Kissinger đã lập luận rằng, “với sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975, sự cạnh tranh mang tính tự nhiên và lịch sử giữa hai nhà nước cộng sản sẽ bắt đầu, dẫn tới một chiến thắng của địa chính trị đối với ý thức hệ”.
Như vậy, Bắc Kinh đã bị bắt buộc phải đối mặt với một cơn ác mộng chiến lược từ biên giới phía Nam. Đúng một phần, nhưng đó không phải là bức tranh toàn cảnh của mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam trong những thập niên vừa qua.
Bài thứ 3 trong loạt bài trên báo Thanh Niên về quần đảo Trường Sa – Tuyến đầu tổ quốc: Vững vàng Nam Yết. Trong tháng 4 này, vùng biển Nam Yết ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, chứng kiến hàng trăm tàu cá của “dân quân biển” TQ neo đậu. Ông Đặng Văn Thanh, Trạm trưởng hải đăng Nam Yết bình luận, số lượng tàu TQ “không thể đếm xuể”, đồng thời cho biết: “Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất từ cuối tháng 3.2021 đến nay”.
Những phản ứng chính thức của Việt Nam đối với các vấn đề thời sự gắn liền với lợi ích quốc gia – dân tộc chưa bao giờ lại tù mù như thời điểm hiện nay. Sự thay đổi trong khu vực cũng như trên thế giới đang/sẽ diễn ra với nhịp độ tăng tốc. Ngoại giao Việt Nam (NGVN) một lần nữa có thể lại lỡ trớn?
Đại diện từ 15 quốc gia đã đăng ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực hôm Chủ nhật. Ảnh: AAP
Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội, Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) có quy mô lớn nhất thế giới đã được ký kết giữa 10 quốc gia thành viên Hiệp hội ASEAN (Brunei, Myanmar, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và 5 đối tác (Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand).
Bài viết sau đây của ông Nguyễn Văn Ất, từng công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động Việt Nam, là một cộng sự của ông Đặng Ngọc Tùng, cựu Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cựu Ủy viên Trung ương đảng. Sau đây là lời tâm sự của ông Đặng Ngọc Tùng về bài viết của ông Ất:
Trong thời gian qua, thỉnh thoảng Tập Cận Bình lại hăm he sáp nhập Đài Loan kể cả bằng vũ lực và điều này tạo nên nhiều bàn tán trong giới phân tích chính trị và quân sự Á Châu.
Những hình ảnh như Vạn Lý Trường Thành ở đồi Mộng Mơ – Lâm Đồng. Ảnh: internet
1. Năm 221 TCN Tần Doanh Chính diệt Tề thống nhất Trung Quốc lên ngôi Tần Thuỷ Hoàng Đế. Tần Doanh Chính cho nối các đoạn tường thành của các nước thời Chiến Quốc thành Vạn Lý Trường Thành (VLTT) để bảo vệ biên giới của nước Tần. Tần Doanh Chính trở thành một bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Quốc.
Đúng 2170 năm sau, vào năm 1949 xuất hiện nước CHND Trung Hoa với Hoàng đế Mao Trạch Đông còn khét tiếng hơn cả Tần Thuỷ Hoàng. Việc đầu tiên của Mao là mở rộng biên giới của CHNDTH ra ngoài xa VLTT. Mao chiếm Nội Mông (1.183.000 km2) ở phía Bắc , chiếm Tân Cương (1.665.000 km2) ở Tây Bắc và chiếm Tây Tạng (1.228.000 km2) ở phía Tây Nam, đưa diện tích Trung Quốc tăng lên gấp đôi.
Chưa đủ, ở phía Nam giáp với “người đồng chí’ Việt Nam, Mao Trạch Đông cho dời cột mốc biên giới vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam, di dời mồ mả người Trung Quốc sang chôn trong lãnh thổ Việt Nam, xua dân sang làm nhà và canh tác trên đất Việt Nam, xây cầu làm thay dòng chảy của sông hướng về phía đất và biển Việt Nam. Hậu quả là CHNDTH đưa Việt Nam vào cái bẫy ở thế đã rồi, dẫn đến làm cho Việt Nam phải thua thiệt lãnh thổ trên đất liền và trên biển trong Hiệp định phân chia biên giới năm 1999.
Ngang ngược hơn, CHNDTH tấn công Việt Nam bằng quân đội trong suốt 10 năm 1979 -1989. Trong 70 năm từ ngày tồn tại, CHNDTH mở các cuộc tấn công Việt Nam ở mọi phương diện, trong đó có cuộc XÂM LƯỢC VĂN HOÁ.
Ở Đà Nẵng, hướng đẫn viên du lịch người Trung Quốc thuyết minh cho khách du lịch Trung Quốc, rằng Đà Nẵng thuộc Trung Quốc mà minh chứng có bãi biển tên là Bãi biển Trung Quốc (China Beach).
Trong đàm phán với Việt Nam, Trung Quốc nói Hoàng Sa là của Trung Quốc vì tìm thấy hài cốt người Trung Quốc ở Hoàng Sa.
2. Lâm Đồng có thể cho xây Công viên Disneyland mà Lâm Đồng không trở thành lãnh thổ của Hoa Kỳ.
Lâm Đồng có thể cho xây Tháp Eiffel mà Lâm Đồng không trở thành lãnh thổ của Cộng hoà Pháp.
Nhưng nếu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng cho phép người Trung Quốc xây Vạn Lý Trường Thành ở Lâm Đồng, cho phép lập mộ Tần Thuỷ Hoàng ở Lâm Đồng, thì đến một lúc Lâm Đồng sẽ trở thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc.
3. Hãy xoá sổ ngay Vạn Lý Trường Thành ở Lâm Đồng. Hãy tống khứ các thây ma lính Tần Thuỷ Hoàng về nước Tần.
Xin lưu ý với lãnh đạo Lâm Đồng về sự tồn tại của người Việt. Rằng bộ tộc Hán xuất phát ở vùng núi Hoa Sơn xưa có tên là nước Tần ở Bắc Hoàng Hà vùng Thiểm Tây Trung Quốc ngày nay. Rằng người Hán đã đồng hoá cả hàng chục quốc gia lẫy lừng ở Bắc Hoàng Hà, ở giữa Hoàng Hà và Trường Giang, ở Nam Trường Giang. Nhưng người Hán không chiếm được đất của người Việt.
4. Một tý lợi nhỏ nhoi về kinh tế dưới vỏ bọc đầu tư nước ngoài không thể là con mồi dẫn đến bị thâu tóm lãnh thổ và bị đồng hoá.
Không có Vạn Lý Trường Thành và lính Tần Thuỷ Hoàng thì Lâm Đồng nghèo đi chăng?
Ai biết được người Trung Quốc làm gì trong tường rào tiểu VLTT và dưới các thây ma binh sĩ nhà Tần? Tại sao tự dưng lại mang nỗi lo về ?
Đừng nghĩ rằng đã quan trọng hoá vấn đề. Một trăm năm nữa Trung Quốc nói có hài cốt lính Tần ở Lâm Đồng.
Với ĐCS Trung Quốc không phải là cảnh giác, mà là KHÔNG ĐƯỢC TIN.
Lời dịch giả: Tác giả Gordon Chang, một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hoa, vừa có bài viết trên báo Wall Street Journal, phân tích tham vọng của Trung Quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.
Ngày 18/2 tổng thống Jobiden cho rà soát lại các chuỗi cung ứng công nghệ liên quan với Mỹ mà trong đó Trung Quốc đóng vai trò quan trọng, thì ngày 24/2 ông ký một sắc lệnh hành pháp nhằm vào việc loại bỏ vai trò Trung Cộng trong các chuỗi cung ứng này. Sắc lệnh ký chưa được 20 ngày là chính phủ Hoa Kỳ đã bắt tay hành động.
Dẫn nhập: Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong [1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodiacòn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.
Peter Navarro viết cuốn “Death by China” có thể đã làm nhiều người hiểu lầm, nhất là những người Việt Nam hay những người gốc Việt căm thù Tầu với vô số lý do, và vẫn còn lẫn lộn giữ chính quyền cộng sản Hoa lục với người dân Trung Hoa. Trong kỳ đại dịch COVID-19 này, có nhiều sự kiện có thể giúp người ta hiểu rõ hơn “Death by China” kiểu Navarro nghĩa là gì.
Nếu dùng từ „Đức Quốc Xã“ để gọi Chủ nghĩa Xã hội Quốc gia Đức (NAtional soZIalism = NAZI), thì cũng nên gọi Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Quốc là „Trung Quốc Xã“.
Quá tự tin vào lực lượng vật chất và truyền thống quân phiệt Phổ, Hitler đã không ngần ngại phát động chiến tranh để giành lãnh thổ. Đầu tiên, Hitler nhắm tới các quốc gia lân bang có người Đức sinh sống là Áo, Tiệp Khắc và Ba-Lan. Người Áo cùng huyết thống nên sa ngay vào cái bẫy „Chủng tộc thượng đẳng“ của Hitler thì khỏi phải nói. Ba-Lan và Tiệp Khắc thì tuyệt vọng cầu cứu các cường quốc phương Tây vốn đang thỏa hiệp với Hitler (xin google „Hiệp ước Munich“ sẽ rõ).
Dân quân là một loại mô hình lực lượng vũ trang trá hình rất đặc thù của Cộng sản. Mỗi dân quân có nhiệm vụ đóng tròn 2 vai, vai người dân lao động sản xuất và vai người lính chịu sự chỉ huy của lực lượng vũ trang.
1. Ở phía Tây, chỉ hai tuần trước đây, trước ngày 24/02/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.
Ngày 5 tháng Bảy, 2018: một phụ nữ Djibouti tập cắt băng khánh thành tại Khu Thương mại Tự do Quốc tế Djibouti, liên doanh Trung Quốc hỗ trợ tại khu vực Sừng châu Phi. Nguồn: Yasuyoshi Chiba/ Getty Images
Tại quốc gia Sừng châu Phi này, Bắc Kinh đang giúp xây dựng một trung tâm thương mại tối tân và, một số người lo sợ, thắt chặt sự kìm kẹp đối với châu Phi, thông qua các khoản vay hàng tỷ đô la. Djiboutian có thể thoát khỏi bẫy nợ?
Trong chiến lược xây dựng đế quốc của Trung Quốc, dựa theo mô hình của Hoa Kỳ là bằng kinh tế và dùng quân sự hậu thuẩn phía sau, nhưng lộ liễu và võ biền hơn, đó là hình ảnh anh thương gia mặc đồ vest tay xách chiếc cập đầy tiền nhưng trên vai có mang khẩu súng, TQ vừa muốn khai thác thị trường và tài nguyên thế giới vừa biến các nước cận biên thành chư hầu. Kế hoạch “Vành Đai và Con Đường” còn gọi là “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21” (BRI – Belt Road Initiative), với số tiền tung ra khoảng 1,700 tỷ đôla mỗi năm và 26,000 tỷ đôla tính đến năm 2030 đang biến nợ của các quốc nghèo thành lãnh thổ của Trung Quốc (http://cnb.cx/2tWJJUV).
Nếu COVID-19 không tái bùng phát với nhiều dấu hiệu đáng ngại hơn trước cho cả sức khỏe cộng đồng, tính mạng con người lẫn kinh tế, xã hội, có lẽ hệ thống công quyền Việt Nam chưa tổ chức truy lùng công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép trên diện rộng và tiến hành điều tra, bắt giữ những cá nhân cung cấp dịch vụ… đưa đón công dân Trung Quốc vào Việt Nam mà không cần… khai báo nhập cảnh như đang thấy!
Năm 1974, khi Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, đất nước vẫn còn chia hai miền Nam /Bắc.
Nhiều trận đánh vẫn chỉ là người Việt bắn vào người Việt.
Anh Trương Huy San có một đúc kết rất sâu sắc: “Hoàng Sa – đấy là chiến trường duy nhất trước ngày 30-4-1975 mà ở đó người Việt đã không nổ súng vào người Việt.”
(Dĩ nhiên đánh Trung Quốc bảo vệ xứ sở thì khỏi phải lo khi hòn đạn bay ra người trúng đạn rất có thể đó chính là anh em máu mủ của mình.)
Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 và hạm trưởng Ngụy Văn Thà, cả con tàu và chiến binh hạm trưởng đã hy sinh trong hải chiến Hoàng Sa 19.1.1974. Ảnh tư liệu
Trở lại với bài thơ Hoàng Sa nói trên, khi ấy ở miền Bắc rất ít người biết thông tin này và nếu biết vẫn không hiếm người nghĩ chính Trung Quốc đã giải phóng Hoàng Sa từ tay VNCH giúp cho ta vì Tàu và ta cùng là anh em trong phe XHCN, sau này Tàu sẽ giao lại!
Nhưng giữa ngày tháng Hoàng Sa bị xâm lược đó, một thi sĩ miền Bắc làm bài thơ này, gửi từ Hà Nội qua Pháp và từ Pháp về Nam Việt Nam bày tỏ tấc lòng.
Năm 2005 câu chuyện và bài thơ được kể trên giai phẩm Quảng Đà in ở hải ngoại. Có người nghi tác giả là Việt Phương, có người dẫn lại cơ sở nói tác giả là Hoàng Xuân Huế, người em bà con của cụ Hoàng Xuân Hãn…
Nhưng mình nghĩ trong bối cảnh năm 1974 ấy ở miền Bắc mà viết được như thế này thì biết trái tim thi sĩ dũng cảm ấy đã rỏ máu với Hoàng Sa như thế nào.
***
Hoàng Sa
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người (*) Trái tim tôi đập về trong nớ Dòng máu xa nguồn bỗng giận sôi
Hoàng Sa, Hoàng Sa Cái tên nghe buồn như thuở ban sơ Từ tuổi ấu thơ, hay tự bao giờ Ðối với tôi đã là da thịt Dầu chỉ là một mảng san hô
Lại đau chăng vết buốt tự ngàn xưa Trang sử cũ còn hằn dấu ngựa Từ thảo nguyên xa, từ biên ải lửa Khói tràn về đen thẫm những giấc mơ Đếm biết bao nhiêu người vợ đợi chờ Em ơi! Trên từng trang sử nhỏ
Xin kể thêm tôi thành mười chín triệu một người, Thành viên gạch hồng tươi Làm bức tường thành ngăn triền sóng dữ Làm chiếc vò đựng mùa xuân ngọt lự Giữ không rơi một giọt mật nào Mỗi giọt ra đi, chính giọt máu đào Từ cuộc đời cha ông rỏ xuống
Em trai ơi! Trên đảo mù sương hôm đó có em tay cầm súng Từ những hạm tàu rẽ sóng đại dương Anh thấy pháo em dương nòng sừng sững
Cuộc chiến đấu kết thúc dù bi thảm Bài ca anh hùng vẫn vọng trời cao Xin cho thơ tôi góp phát súng chào Vĩnh biệt tuần dương chìm dần giữa sóng Ðáy biển âm thầm, ngàn năm lạnh cóng Vẫn mặn nồng lòng Tổ quốc ta
Xin cho thơ tôi làm thảm sóng ngân nga Ru giấc ngủ những chàng trai dũng cảm Tiếng cười ngày nào còn ran trong nắng Đôi mắt ngày nào đọng mắt người thương
Tôi biết mùa xuân chưa đến bao giờ Ngực đảo còn đau ngàn bàn chân lạ Hoàng Sa, xa vời ơi Hoàng Sa! Tên người ngân buồn như bản thánh ca…
(1974- Khuyết danh)
(*) Giải thích thêm vì có bạn chưa rõ: Dân số miền Nam khi ấy là 19 triệu, miền Bắc 21 triệu.
Người biểu tình đã xóa các tài khoản trên mạng xã hội, vì trước đây cho phép phát ngôn, đột nhiên trở thành một tội ác tiềm năng. Sự ớn lạnh trên khắp thành phố, trong đó những người bán sách, các giáo sư và các tổ chức phi lợi nhuận đặt câu hỏi về tương lai của họ.
Một ngày sau khi dư luận trên mạng xã hội bày tỏ sự bất bình trước các bức tượng mô phỏng lính đất nung trong mộ Tần Thủy Hoàng được đưa về Đà Lạt, Lâm Đồng, một số báo “lề đảng” và cơ quan hữu trách đã chịu lên tiếng. Báo Thanh Niên đưa tin: Sở VH-TT-DL Lâm Đồng yêu cầu Liên Minh Group đưa tượng lính xưa về lại Bình Dương.
Sau 45 năm Tàu Cộng mở cuộc bắn giết 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhằm cướp đoạt Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/01/1974, năm nay 2019, lần đầu tiên một số báo lề đảng bắt đầu chỉ đích danh Tàu cộng từ lâu đã âm mưu cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Dần dần thế giới sẽ nhận rõ bản chất bẩn thỉu, đầy mưu mô của Trung Cộng. Với tham vọng bá chủ toàn cầu, Trung Cộng đã và sẽ không từ một thủ đoạn hèn hạ và ác độc nào để làm được điều ấy.
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.
Nội dung hội nghị Thành Đô giữa đại diện cao cấp đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và đảng Cộng Sản Trung Hoa (Trung Cộng) trong hai ngày 3 và 4-9-1990 được giữ bí mật tuyệt đối, nên tất cả những bài viết về kết quả hội nghị Thành Đô, kể cả nguồn tin Việt Nam sẽ thành khu tự trị của Trung Cộng năm 2020, đều là phỏng đoán.
Ngày mai (20 tháng 3), Castaway – cuộc tập trân do Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức – sẽ kết thúc. Castaway được các chuyên gia an ninh – quốc phòng chú ý một cách đặc biệt vì mục tiêu của nó: Nâng cao khả năng tấn công – chiếm giữ các hòn đảo ở khu vực Tây Thái Bình Dương, vốn đã và đang rất nóng cả vì yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền, lẫn nỗ lực của Trung Quốc nhằm khẳng định chủ quyền tại một số vùng biển trong khu vực này.
Castaway bắt đầu vào 8 tháng 3 và kéo dài khoảng hai tuần ở khu vực thuộc Okinawa (Nhật). Đây là lần thứ hai trong vòng chưa đầy nửa năm, Bộ Tư lệnh khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ tổ chức thực tập đánh chiếm đảo. Cuộc tập trận đầu tiên thuộc loại này có tên là Noble Fury được thực hiện hồi tháng 10 năm ngoái với mục tiêu tương tự nhưng so với Noble Fury thì Castaway toàn diện hơn: Có sự phối hợp giữa các đơn vị tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến, Lục quân và Không quân Mỹ.
Nếu Noble Fury chỉ có sự phối hợp giữa Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ để thực tập đánh chiếm những hòn đảo có phi trường thì Castaway có sự phối hợp rộng hơn và sát với thực tế chiến trường ở khu vực Tây Thái Bình Dương hơn. Nỗ lực chính của Castaway vẫn là các đơn vị thám sát (Reconnaissance Marine – FORECON) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Thủy quân lục chiến nhưng nay, song hành với FORECON còn có thêm các đơn vị biệt kích (Green Beret – SOG) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Lục quân Mỹ và các Không đoàn chiến thuật (Special Tactics Squadron – AFSOC) – lực lượng tinh nhuệ nhất của Không quân Mỹ.
Hải quân sẽ sử dụng hệ thống hỏa tiễn cơ động tầm xa để phong tỏa mặt biển và cùng với Không quân pháo kích, không kích, dọn dẹp hệ thống phòng thủ của đối phương. Dưới sự hỗ trợ của hỏa yểm và không yểm, các đơn vị của FORECON và SOG sẽ sử dụng các phương tiện quân sự mới nhất, đổ bộ cả từ hướng biển lẫn trên không, thực hiện các cuộc đột kích, mở đường cho sư đoàn viễn chinh của Thủy quân lục chiến tràn lên chiếm và kiểm soát đảo.
Năm 2018, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ đã soạn – giới thiệu một cẩm nang về chiến thuật cho lực lượng viễn chinh của binh chủng này trong giai đoạn sắp tới với đối thủ mới. Theo đó, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ sử dụng các đơn vị nhỏ, dễ phân tán rộng, hành tiến nhanh, đột kích chính xác, sớm vô hiệu hóa đối phương mà không cần tấn công tổng lực để hủy diệt. Noble Fury và Castaway được xem là những bài tập ứng dụng cẩm nang về chiến thuật mới.
Tuy Bộ Tư lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ không nhắc gì đến Trung Quốc nhưng nhiều chuyên gia về an ninh – quốc phòng tin rằng, Noble Fury và Castaway là những cuộc tập trận nhắm tới Trung Quốc như đối thủ tiềm ẩn. Ông Toshiyuki Shikata – chuyên gia an ninh từng là cựu Trung tướng của Lực lượng Phòng vệ Nhật – nhấn mạnh: Trong xung đột liên quan tới các đảo, Thủy quân lục chiến Mỹ là đối thủ đáng gờm. Rõ ràng Castaway nhắm vào sự hung hãn của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.
Mỹ đã phủ nhận yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông. Mỹ đã cam kết sẽ hỗ trợ Nhật bảo vệ đảo Senkaku. Tư lệnh Bộ Chỉ huy khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương của quân đội Mỹ vừa lưu ý với Ủy ban Quân vụ của Thượng viện Mỹ về khả năng Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan trong sáu năm tới. Cả Ngoại trưởng lẫn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ vừa đến thăm Nhật và Nam Hàn để tái khẳng định sự ủng hộ hai quốc gia này trước những hiểm họa từ Trung Quốc và Bắc Hàn…
Theo ông Shikata: Ngoài việc dùng lời, Mỹ còn dùng những cuộc tập trận như Castaway để chứng minh họ có khả năng triển khai lực lượng kèm các phương tiện, vũ khí đáng tin cậy một cách kịp thời và thích đáng. Song song với các nỗ lực và giải pháp về ngoại giao, những cuộc tập trận như Castaway góp phần đáng kể vào việc răn đe Trung Quốc. Tuy không đề cập đến Trung Quốc nhưng ai cũng hiểu, những cuộc tập trận như Castaway nhằm gửi thêm thông điệp cho Trung Quốc.