Những cái vòi của con bạch tuộc hung hãn Trung Quốc

FB Phạm Thanh Giao

17-8-2018

Đi một vòng quanh khu vực các quốc gia ở châu Á, những vùng đất nằm trong tầm với của những cái vòi từ con bạch tuộc khổng lồ hung hãn Trung Quốc, ta mới thấy được cái ách nặng nề chèn ép đến ngạt thở mà nhà cầm quyền Bắc Kinh và những nhóm tài phiệt Trung Quốc áp đặt trên chính quyền cũng như người dân của các quốc gia đó. Những cái thòng lọng tuy chậm chạp nhưng rất chắc chắn xiết dần, không ngưng nghỉ, một cách dã man khiến con mồi không thể cục cựa được chứ đừng nói là vùng thoát ra được.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10, Hải Dương Địa Chất 8

Đặng Sơn Duân

29-8-2021

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 đang di chuyển trong vùng biển Việt Nam trong khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 nhiều khả năng đang tiến hành khảo sát trong vùng biển Philippines.

1. Tàu Hải Dương Địa Chất 10

Tín hiệu AIS trên trang Vessel Finder cho thấy tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 (Haiyang Dizhi 10) của Trung Quốc đi vào vùng biển Việt Nam từ sáng 29.8, sau khi rời Quảng Châu từ ngày 27.8.

Vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 10 ngày 29.8. Ảnh: Twitter Dặng Duân

Khi đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) Việt Nam, con tàu di chuyển với tốc độ 12,4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ hành trình bình thường của con tàu và việc di chuyển như thế chưa có nghĩa là nó xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Vào 15 giờ, giờ Việt Nam, tàu này ở cách bờ biển Phú Yên khoảng 135 hải lý. Vị trí đích đến được báo báo trên trang Vessel Finder chỉ ghi là Nanhai (tức Biển Đông), với thời gian ước tính là 8 giờ ngày 31.8 (giờ UTC).

Di chuyển của Hải Dương Địa Chất 10 theo ghi nhận trên trang Vessel Finder

Dựa vào tốc độ hiện nay, con tàu có thể đến vùng biển Natuna của Indonesia vào thời điểm ước tính. Hướng di chuyển của con tàu cũng gợi ý nó nhiều khả năng sẽ không ghé vào quần đảo Trường Sa.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10 là tàu khảo sát địa chất tổng hợp, được biên chế cho Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu vào cuối năm 2017. Nó dài 75,8 mét, có lượng giãn nước 3.400 tấn, có thể hoạt động liên tục 8.000 hải lý, chở theo 58 thủy thủ.

Tàu Hải Dương Địa Chất 10. Ảnh trên mạng

Cùng với Hải Dương Địa Chất 8 và Hải Dương Địa Chất 9, Hải Dương Địa Chất 10 là một trong ba con tàu khảo sát địa chất thế hệ mới của Cục Khảo sát Địa Chất Quảng Châu.

Trong khi đó, tàu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10) vẫn tiếp tục hoạt động trong EEZ Việt Nam nhiều ngày qua.

2. Tàu Hải Dương Địa Chất 8

Tín hiệu AIS cho thấy tàu Hải Dương Địa Chất 8 bắt đầu di chuyển vào EEZ 200 hải lý mà Philippines yêu sách ở Biển Đông từ ngày 28.8.

Đến chiều ngày 29.8, con tàu này vẫn tiếp tục di chuyển sâu vào EEZ Philippines theo hướng đông nam. Hộ tống tàu này chỉ có một tàu cá Yuemaoyugang92777, theo tín hiệu AIS.

Vị trí của tàu Hải Dương Địa Chất 8 ngày 29.8. Ảnh: Twitter Dặng Duân

Tốc độ di chuyển của tàu Hải Dương Địa Chất 8 là 4 hải lý/giờ. Đây là tốc độ di chuyển thường thấy của tàu này mỗi khi nó tiến hành hoạt động khảo sát, như thường thấy trong các đợt xâm nhập vùng biển Việt Nam vào năm 2019. Hiện Philippines vẫn chưa có phản ứng với động thái mới này.

Di chuyển của Hải Dương Địa Chất 8 theo ghi nhận trên trang Vessel Finder

Tôi sẽ tiếp tục cập nhật những di chuyển của hai con tàu này trong những ngày tới!