Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng

Song Phan

20-9-2019

Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

Sắp xảy ra ở LHQ: Lãnh đạo Trung Quốc và các giá trị chuyên chế

Foreign Affairs

Tác giả: Kristine Lee

Dịch giả: Mai V. Phạm

16-9-2019

TTK Liên Hiệp quốc António Guterres bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh chụp tháng 9/2018. Nguồn: Andy Wong / Reuters

Khi Mỹ lùi lại, Trung Quốc sẽ nắm quyền

Trong nhiều năm qua, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc vào tháng 9 là tâm điểm nổi bật vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng dịp này để kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm tới các vấn đề biến đổi khí hậu và tái định cư cho người tị nạn.

Nhưng khi các tổng thống và thủ tướng tập trung tại New York bắt đầu từ tuần này, họ sẽ tập trung dưới sự hướng dẫn của một tổ chức đang trải qua một sự chuyển đổi to lớn. Mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo và Trung Quốc đang sẵn sàng nắm lấy nó.

Háo hức để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực đáng kể đằng sau nỗ lực nắm giữ vai trò lãnh đạo tại Liên Hiệp quốc như một đất nước nhanh nhẹn, năng động so với Mỹ. Chỉ trong vài năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bố trí các quan chức của mình để lãnh đạo 4 trong số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, trong khi Mỹ chỉ lãnh đạo 1 cơ quan. Trung Quốc cũng đã nâng cao hơn 20 biên bản ghi nhớ để hỗ trợ chiến lược ​​‘Vành đai và Con đường’ và huy động một tập đoàn các quốc gia có chủ ý, nhằm giảm bớt chỉ trích quốc tế về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ đã phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc chậm rãi, một phần vì Washington đã đang bận rộn tính toán lại mối quan hệ với Liên Hiệp quốc. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều đại sứ khác nhau tại Liên Hiệp quốc trong một thời gian ngắn, trong khi đơn phương rút Mỹ ra khỏi một số cơ quan của Liên Hiệp quốc và bác bỏ các tổ chức đa phương.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang tìm cách lèo lái Liên Hiệp quốc ra khỏi các nguyên tắc nền tảng, Mỹ không nên ngồi yên. Một Liên Hiệp quốc do Trung Quốc thống trị sẽ chỉ dẫn đến sự xói mòn liên tục của các giá trị và lợi ích của Mỹ trong các vấn đề từ không phổ biến vũ khí hạt nhân đến phát triển bền vững. Nếu chính quyền Trump nghiêm túc trong việc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đẩy mạnh vai trò của mình ở tổ chức có tầm quan trọng tối cao này.

Trong nhiều thập kỷ, vai trò của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc chủ yếu là một trong những kẻ phá hoại. Thông qua Liên Hiệp quốc, Bắc Kinh chủ yếu nhắm vào các nỗ lực của Mỹ và các cường quốc dân chủ khác để áp đặt một tầm nhìn tự do lên thế giới. Đặng Tiểu Bình, cựu lãnh đạo của Trung Quốc, đã lên tiếng về những nỗ lực này trong một phát biểu năm 1974 tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc. Ông ta đã tố cáo “sự theo đuổi kiêu ngạo quyền bá chủ thế giới” của Mỹ và bày tỏ thái độ chống lại sự thiết lập “phạm vi ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào”.

Nhưng khi sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, cách tiếp cận của nó đối với các tổ chức quốc tế tiến triển đáng kể. Hiện tại, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã từ bỏ thế phòng ngự từng xác định vai trò của họ tại Liên Hiệp quốc. Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi Trung Quốc “tham gia tích cực vai trò lãnh đạo cải cách hệ thống chính trị toàn cầu”.

Trung Quốc đang tăng cường vai trò lãnh đạo ở Liên Hiệp quốc tại thời điểm mà Mỹ giảm bớt vai trò toàn cầu. Ví dụ, vào năm 2011, Mỹ đã cắt 80 triệu Mỹ kim tài trợ hàng năm cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) – khoảng 22% trong toàn bộ ngân sách của Mỹ. Trung Quốc đã chạy đua để lấp đầy khoảng trống này, cam kết hỗ trợ hàng triệu Mỹ kim cho các chương trình giáo dục. Bắc Kinh đã tăng cường đóng góp cho Liên Hiệp quốc gấp 5 lần trong thập kỷ qua, tự quảng cáo trong các chương trình do nhà nước bảo trợ như là “nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương”.

Đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc đã mang lại cho nước này một số lợi ích mà Bắc Kinh có thể sử dụng để bảo vệ mình khỏi những chỉ trích về chính sách ở Tân Cương và Tây Tạng, và để cô lập Đài Loan. Nhưng ĐCS Trung Quốc đã đề ra một chương trình nghị sự tham vọng hơn, bảo vệ lãnh đạo chuyên chế tại Venezuela, Syria và thúc đẩy quan điểm tôn trọng “chủ quyền” cho phép chính quyền từ chối các yêu sách của cá nhân và thiểu số, nhân danh an ninh trong nước. Trung Quốc đã sử dụng Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc để từ chối và bác bỏ khái niệm về các giá trị phổ quát, lập luận rằng “mỗi quốc gia có thể chọn mô hình bảo vệ nhân quyền của riêng mình tùy theo hoàn cảnh quốc gia”. Một cách ngắn gọn, Bắc Kinh đang sử dụng Liên Hiệp quốc như một nền tảng để hợp thức hóa hình thức cai trị độc tài chuyên chế.

NHÂN LỰC LÀ CHÍNH SÁCH

Trung Quốc không chỉ đóng góp vật chất cho Liên Hiệp quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống để lấp kín các chức vụ lãnh đạo của Liên Hiệp quốc bằng các quan chức của đảng Cộng sản. Công dân Trung Quốc hiện đang nắm vai trò lãnh đạo hơn một phần tư tại các Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Cục Hàng không Dân dụng Quốc tế và Tổ chức Phát triển Công nghiệp. Và chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyển dụng ngày càng nhiều công chức có khả năng, năng lực cao để làm việc tại Liên Hiệp quốc.

Để đổi lấy tiền của, chuyên môn và nhân sự mà Trung Quốc cung cấp, Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Hiệp quốc cho các ​​chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là chiến lược Vành đai và Con đường. Được xem là chiến lược dấu ấn của Tập Cận Bình, Vành đai và Con đường đã giành được nhiều khen ngợi vì đã giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho các nước đang phát triển, nhưng cũng bị chỉ trích đáng kể vì không đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tài chính, bảo vệ môi trường, và quyền lao động.

Bắc Kinh đã sử dụng Liên Hiệp quốc để củng cố tính chính danh và ủng hộ quốc tế cho chiến lược Vành đai và Con đường. Trung Quốc đã cố gắng làm cho Vành đai và Con đường giống với Dự án 2030 vì sự Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp quốc (2030 Agenda for Sustainable Development), trong đó tập trung vào giảm nghèo và ổn định môi trường. Liu Zhenmin, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc và hiện là Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội tại Liên Hiệp quốc, nói, Vành đai và Con đường phục vụ “các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp quốc”. Ngay cả Tổng thư ký LHQ António Guterres cũng đã khuyến khích các lợi ích của chiến lược này ​​khi Liên Hiệp quốc bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ, nhưng không quan tâm đến những rủi ro và hạn chế của chiến lược này.

GIÀNH LẠI THẨM QUYỀN

Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc vẫn hoài nghi về sự lãnh đạo của Bắc Kinh trong các vấn đề toàn cầu. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew Research cho thấy, chỉ 19% số người được hỏi bày tỏ thích Trung Quốc hơn là Mỹ dẫn đầu thế giới. Nhưng một tương lai được định hình bởi các giá trị và lợi ích của ĐCS Trung Quốc đang đến rất nhanh, và cơ hội để nắm bắt nó là ngay bây giờ.

Mỹ nên ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại các giá trị tự do trong Liên Hiệp quốc, đặc biệt là xung quanh các vấn đề bảo vệ nhân quyền. Cùng với các quốc gia đồng minh, Mỹ nên tập trung ngăn chặn Trung Quốc thêm vào các thuật ngữ có tính tư tưởng, có vẻ vô hại, vào các tài liệu của Liên Hiệp quốc. Ví dụ như “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, “cộng đồng của một tương lai chung cho nhân loại”, “dân chủ hóa của các mối quan hệ quốc tế”. Các thuật ngữ như thế cố tình làm suy giảm sự đồng thuận về quyền con người và các quan chức Mỹ nên phổ biến một tài liệu tham khảo công khai cho công chúng, giải thích rõ các thuật ngữ này được Trung Quốc sử dụng nhằm gia tăng lợi ích bằng cái giá của các nguyên tắc và chuẩn mực dân chủ.

Đồng thời, Mỹ nên kêu gọi lãnh đạo Liên Hiệp quốc, bao gồm cả tổng thư ký Liên Hiệp quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn chống lại các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất của Trung Quốc. Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp về nhân quyền của Liên Hiệp quốc, đã làm gương bằng cách công khai chỉ trích Trung Quốc với “các cáo buộc đáng lo ngại liên quan đến các vụ bắt bớ tùy tiện và có quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ”.

Về lâu dài, để khống chế các giá trị phi tự do tại Liên Hiệp quốc đòi hỏi sự tham gia thường trực của Mỹ. Đơn phương rút khỏi các cơ quan quan trọng, như UNESCO và Hội đồng Nhân quyền, Mỹ chỉ nhường lại tầm ảnh hưởng cho Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ nên sử dụng ảnh hưởng của mình để định hướng cho các cơ quan của Liên Hiệp quốc, hoặc ít nhất, tránh để những khoảng trống quyền lực cho Trung Quốc lấp đầy. Xét cho cùng, Trung Quốc vẫn thua Mỹ với tư cách là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho toàn bộ hệ thống của Liên Hiệp quốc.

Tuy nhiên, Mỹ đang tụt lại phía sau trong việc đóng góp nhân sự cho Liên Hiệp quốc, và họ nên cố gắng khắc phục điều này bằng cách giải quyết các rào cản gia nhập cho các ứng cử viên Mỹ. Người Mỹ thường thiếu trình độ ngoại ngữ hoặc bị cản trở bởi các quy trình tuyển dụng phức tạp. Bộ Ngoại giao có thể trợ giúp bằng cách thành lập các chương trình cho viên chức cấp trung và khởi đầu kết hợp với các công việc xoay vòng tại Liên Hiệp quốc và bằng cách cung cấp các khóa học chuyên sâu về ngôn ngữ cho những người tham gia các chương trình này.

Tất cả các cường quốc đều tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ trong các tổ chức quốc tế. Tổng thống Trump đã nói với Đại hội đồng Liên Hiệp quốc năm 2017: “Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, giống như bạn, với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia của bạn, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt các quốc gia của bạn lên hàng đầu”. Nhưng sự theo đuổi các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc là nguy hiểm, bởi vì trong số những lợi ích đó là mục tiêu chính trị hẹp hòi nhằm bảo vệ quyền lực của một cơ quan duy nhất: Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh thành công thay đổi Liên Hiệp quốc theo mục đích của mình, Trung Quốc sẽ không trở nên như phần còn lại của thế giới, mà phần còn lại của thế giới sẽ trở nên giống Trung Quốc hơn [về mặt độc tài chuyên chế].

Dưới bóng nợ Trung Quốc

The Globe and Mail

Tác giả: Geoffrey York

 Dịch giả: Trần Quốc Việt

17-7-2019

Ngày 5 tháng Bảy, 2018: một phụ nữ Djibouti tập cắt băng khánh thành tại Khu Thương mại Tự do Quốc tế Djibouti, liên doanh Trung Quốc hỗ trợ tại khu vực Sừng châu Phi. Nguồn: Yasuyoshi Chiba/ Getty Images

Tại quốc gia Sừng châu Phi này, Bắc Kinh đang giúp xây dựng một trung tâm thương mại tối tân và, một số người lo sợ, thắt chặt sự kìm kẹp đối với châu Phi, thông qua các khoản vay hàng tỷ đô la. Djiboutian có thể thoát khỏi bẫy nợ?

Mỏ Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh

Trần Mai Trung

17-9-2019

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: Bản Đồ Dầu Khí VN

Việt Nam nằm cạnh Biển Đông, có nhiều tài nguyên và tôm cá, đó là tài sản của tổ tiên để lại cho chúng ta, và thế hệ này phải giữ gìn cho con cháu mai sau.

Khổng Tử tháo chạy khỏi bang Florida, Hoa Kỳ

Carl Trần

15-9-2019

Từ trái, Yongli Wang, Eduardo Padrón, GS Fangming Xu và Mme Yanping Gao, tổng lãnh sự Trung Quốc, công bố Học viện Khổng Tử mới trong lễ khánh thành Viện Khổng Tử tại Miami Dade, trong trường Đại học Wolfson năm 2010. Ảnh: Miami Herald

Đại học Miami Dade đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng ở Florida

Trong đời mình, Khổng Tử từng phải đi khỏi nhiều địa phương ở Trung Hoa thời xưa. Nay Khổng Tử lại phải từ giã bang Florida, Hoa Kỳ. Nhật báo Miami Herald hôm 6 tháng 9 đưa tin, trường Đại học cộng đồng Miami Dade (Miami Dade College) vừa thông báo sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử tại khuôn viên Wolfson vào cuối học kỳ này. Đây là Viện Khổng Tử cuối cùng ở bang Florida.

Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế và đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các nước có chung quyền lợi hợp pháp trên Biển Đông

12-9-2019

I. Tình hình

Đầu tháng 07 năm 2019, nhà cầm quyền Trung Quốc đưa tàu Hải Dương 08 và các tàu hộ tống ra vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như vào nơi vô chủ. Mới đây nhà cầm quyền Trung Quốc lại đưa tàu cần cẩu Lam Kinh vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 90 km.

ChinaZi là gì?

Trần Trung Đạo

10-9-2019

Trên internet đang tràn ngập hình ảnh, biểu tượng ChinaZi. Chinazi một cách dễ hiểu là ghép hai chữ China và Nazi. Đây không phải là danh từ mới mà bắt nguồn từ tác phẩm ChinaZi của nhà văn Trung Quốc lưu vong Yu Jie xuất bản năm 2018 và đang được dùng một cách phổ biến trong cuộc nổi dậy tại Hong Kong hiên nay.

Đây là cách cuộc chiến với Trung Quốc có thể bắt đầu

New York Times

Tác giả: Nicholas Kristof

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

4-9-2019

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình xem xét hạm đội Trung Quốc ở Biển Đông năm ngoái. Nguồn: Li Gang/ Tân Hoa Xã/ Associated Press

Tại sao Trung Quốc chọn gây chiến với Việt Nam?

Asia Times

Tác giả: David Hutt

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ 

5-9-2019

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu hải quân ở Biển Đông. Nguồn: Twitter/ Asia Times

Các nhà phân tích cho rằng, Trung Quốc chọn VN để khơi chiến trước khi đụng độ lớn hơn với Hoa Kỳ ở Biển Đông

Nhập-Trung hay Thoát-Trung?

Mai Thái Lĩnh

8-9-2019

Không phải mãi đến ngày nay, “nhập-Trung hay thoát-Trung?” mới trở thành vấn đề sinh tử đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam. Cách đây một thế kỷ, nó đã từng là vấn đề gây tranh cãi trong phong trào cánh tả của người Việt tại Pháp. Đại diện cho hai lập trường khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, là hai nhân vật hàng đầu của phong trào yêu nước tại Pháp: Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh.

Thông điệp về Sinh lộ và Tử lộ

Hà Sĩ Phu

7-9-2019

(Hưởng ứng Lời kêu gọi chống Trung quốc xâm lược)

Lời kêu gọi chống Trung quốc xâm lược (gọi tắt là ‘kêu gọi Thoát Trung’) là bước đầu gửi thông điệp gửi tới ĐCS Trung quốc, ĐCSVN và cả nhân dân VN. Đó là thông điệp về bản chất của mâu thuẫn Việt Trung và về những lối thoát.

Xin mỗi chúng ta cùng nhau chia sẻ mối lo: Tổ quốc đang bị thách thức nghiêm trọng!

Viet-Studies

Nguyễn Trung

3-9-2019

Từ ngày 03-07-2019 đến nay (30-08-2019) tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc với sự hộ tống của các tầu chiến cỡ lớn của lực lượng cảnh sát biển và lực lượng hải quân Trung Quốc ngang nhiên vào hoạt động phi pháp vùng đặc quyền kinh tế trên thềm lục địa tại vùng Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam (200 hải lý tính từ bờ biển, ước khoảng 370 km). Có lúc Trung Quốc đã huy động cả máy bay ném bom và máy bay chiến đấu để hỗ trợ cho hoạt động của tầu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và những tầu chiến khác của họ[1], và đồng thời uy hiếp những hoạt động ngăn cản tại chỗ của lực lượng hải cảnh và lực lượng hải quân Việt Nam. Bất chấp sự phản đối quyết liệt của phía Việt Nam bằng con đường ngoại giao cũng như bằng những hoạt động ngăn cản, xua đuổi tại chỗ của các tầu chiến thuộc lực lượng hải cảnh và lực lược hải quân Việt Nam, cho đến nay Trung Quốc vẫn chưa chấm dứt những hoạt động phi pháp này của mình. Thậm chí đã có lúc tầu Hải Dương 8 còn tiến sâu vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cụ thể là chỉ cách đảo Phú Quý 102 km và cách Phan Thiết 182 km[2].

Chọn bạn mà chơi, Việt Nam không thể không chọn phe

Bá Tân

1-9-2019

Tờ Hoàn Cầu, cái loa lải nhải của giới cầm quyền Trung Quốc, luôn tỏ ra hiếu chiến và trịch thượng với Việt Nam. Hôm vừa rồi, cái loa sặc mùi thuốc súng này giở giọng đe dọa Việt Nam, rằng Việt Nam đã chọn phe giữa Mỹ và Trung Quốc, nghiêng về Mỹ và xa Trung Quốc.

Đảng 50 xu (Dư luận viên) tại Trung cộng

Trần Trung Đạo

27-8-2019

Giới thiệu:

Trong cuộc nổi dậy của người dân Hong Kong hiện nay, ngoài trung ương đảng CS Trung Quốc đang phải điên đầu lo nghĩ cách đối phó, còn một “đảng” khác cũng phải làm việc ngày đêm để phục vụ các chỉ thị của Bộ Tuyên Truyền đảng CSTQ, đó là “đảng dư luận viên” hay còn gọi là “đảng 50 Xu”.

Việt Nam thất thủ chiến lược trên địa bàn sông Mekong

Ngô Thế Vinh

23-8-2019

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Dẫn nhập: Vậy mà đã 62 năm kể từ khi Liên Hiệp Quốc khai sinh Ủy Ban Sông Mekong [1957] và cũng đã 24 năm từ ngày thành lập Ủy Hội Sông Mekong [1995]. Tính đến nay 2019, Bắc Kinh đã xây xong 11 con đập thủy điện khổng lồ / mega-dams (6,7) chắn ngang dòng chính sông Lancang Jiang, tên Trung Quốc của con Sông Mekong chảy trong lãnh thổ TQ với lượng điện sản xuất đã lên tới 21,300 MW và TQ vẫn đang tiếp tục xây thêm 19 con đập khác; Thái Lan ngoài các con đập phụ lưu, còn có kế hoạch chuyển dòng lấy nước từ sông Mekong, và nay hai nước Lào và Cambodia còn có thêm dự án 12 đập dòng chính hạ lưu. Ngoài ra còn hàng trăm con đập phụ lưu đã và đang xây trên khắp lưu vực Sông Mekong, kể cả trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

Một lần bay ra giàn khoan

Lê Phú Khải

21-8-2019

Trong cuộc đời hơn 40 năm làm báo “lề phải”, “lề trái”, tôi có may mắn một lần được bay ra giàn khoan và đấy là một chuyến đi nhiều thu hoạch không thể nào quên.

Tin Biển Đông: Tàu đánh cá Trung Quốc ào ạt đổ xuống Biển Đông

BTV Tiếng Dân

20-8-2019

Sau lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc kết thúc, tàu cá TQ ồ ạt đổ xuống Biển Đông sau ba tháng rưỡi tạm nghỉ, BBC đưa tin. Trung Quốc bắt đầu đưa ra lệnh cấm đánh cá hàng năm trong nhiều năm qua, xem Biển Đông là ao nhà của mình, khi họ cấm tất cả các ngư dân đánh cá hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8. Năm nay, lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc trên Biển Đông áp dụng từ ngày 1/5 đến 16/8/2019.

Biển Đông khủng hoảng lần 2: Đối đầu tại bãi Tư Chính leo thang

Viet-Studies

Nguyễn Quang Dy

15-8-2019

Các mỏ dầu của Việt Nam (cột 144) và TQ (cột J22) đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN. Nguồn: Naval Institute

Biển Đông khủng hoảng lần 1 khi Trung Quốc bất ngờ hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam (tháng 5-7/2014), làm Hà Nội bị sốc và quan hệ hai nước khủng hoảng. Đồng thời, Trung Quốc còn ráo riết thay đổi thực địa bằng bồi đắp và quân sự hóa các đảo/đá mà họ chiếm tại Hoàng Sa và Trường Sa, để kiểm soát Biển Đông theo “đường chín đoạn”, vi phạm trắng trợn luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS).

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại Bãi Tư Chính

BTV Tiếng Dân

14-8-2019

Ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại trường Cao đẳng Hải chiến Hoa Kỳ, tiếp tục cập nhật diễn biến căng thẳng ở Biển Đông. Tối qua, ông Martinson viết: Đối đầu Việt – Trung giai đoạn 2 đã bắt đầu. Ông Martinson dẫn tin từ tài khoản Twitter South China Sea News, cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 8 đã quay lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tàu hải giám 35111 được thay thế bởi tàu hải giám 45111 để trấn giữ vị trí gần lô 06.01”

Hậu quả của chính sách đối ngoại “đu dây” và quốc phòng “ba không”

Trần Trung Đạo

7-8-2019

Theo dõi phản ứng của Trung Cộng (TC) trước mọi biến cố quốc tế nhất là về tranh chấp lãnh thổ sẽ thấy các lãnh đạo đảng CSTQ từ Đặng Tiểu Bình đến Tập Cận Bình chỉ áp dụng một chính sách, đó là đối phó riêng biệt với từng quốc gia xung đột và qua đó có biện pháp thích nghi.

Trung Quốc có thực sự đáng sợ?

Tạ Duy Anh

6-8-2019

Tôi là người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng tôi luôn giữ quan điểm rõ ràng rằng, muốn có hoà hiếu với Trung Quốc, đôi khi phải chứng tỏ mình không sợ chiến tranh.

Phải công nhận rằng, tiềm lực quân sự nói chung, tiềm lực hải quân nói riêng của Trung Quốc thuộc vào hàng hùng mạnh của thế giới, ít nhất về mặt lượng. Nhưng nó có thực sự mạnh như sự thổi phồng của đám chính trị gia diều hâu Trung Quốc nhằm đe dọa các nước lân bang chung biên giới trên đất liền hay trên biển với họ?

‘Chúng ta không thể mất biển, mất đảo được’

LTS: Bài viết của đại sứ Nguyễn Trường Giang đăng trên VietNamNet hôm nay, thể hiện quan điểm cứng rắn, giọng văn hùng hồn, đanh thép của một quan chức chính phủ. Bài viết xác định kẻ thù xâm lược, tuy nhiên, toàn bộ bài viết, ông đã không hề gọi tên kẻ thù.

Bãi Tư Chính sẽ có số phận như Gạc Ma?

Tuấn Khanh

1-8-2019

Lúc này, mọi thông tin về Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) đối với người Việt Nam hiện rất mơ hồ. Trên các thông tin bên ngoài dội về thì gọi là đối đầu, còn phía Hà Nội, thì gọi là đấu tranh. Nếu dựa trên những ngôn từ này, có thể tự lý giải rằng, Trung Quốc bằng nhiều cách như đang muốn vào trực tiếp Bãi Tư Chính chứ không chỉ là ngăn Việt Nam thăm dò và khai thác ở tại Lô 06.1 bể Nam Côn Sơn, phía tây bắc Bãi Tư Chính. Còn Việt Nam thì dùng tàu của mình cố ngăn đường đi của Trung Quốc, và mặt khác thì nỗ lực ngoại giao theo kiểu không muốn làm quá.

Cao tốc nào chạy thẳng tới bãi Tư Chính?

Blog VOA

Mặc Lâm

29-7-2019

Báo chí Việt Nam trong thời điểm này có hai đề tài chính được người dân theo dõi hàng ngày đó là bãi Tư Chính của Việt Nam bị tàu thăm dò địa chất Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 xâm phạm, thứ hai là nỗi lo của các chuyên gia kinh tế, trí thức, người dân về nhà đầu tư cùng với nhà thầu Trung Quốc sẽ thu tóm dự án Cao tốc Bắc Nam (CTBN) do Bộ giao thông Vận tải chủ trì.

“Vị Xuyên & Thế sự Việt – Trung” của Phạm Viết Đào

Nguyễn Đào Trường

27-7-2019

Ảnh bìa sách “Vị Xuyên và thế sự Việt – Trung” của Phạm Viết Đào

Cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, do bọn cộng sản bành trướng Trung Quốc phát động, đến nay đã lùi vào dĩ vãng, lớp bụi năm tháng phủ mờ sự việc.

Thiên Hạ của Tập Cận Bình

Wall Street Journal

Tác giả: Gordon Chang

Dịch giả: Jackhammer Nguyễn

24-7-2019

Lời dịch giả: Tác giả Gordon Chang, một nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Hoa, vừa có bài viết trên báo Wall Street Journal, phân tích tham vọng của Trung Quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình.

Loài người luôn mất cảnh giác

Trương Quang Đệ

26-7-2019

Nhìn cách ứng xử của nhiều quốc gia hiện nay đối với hành vi gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, ta nhớ lại tình hình châu Âu những năm 30 thế kỷ trước.

Bài phản biện của Trần Đức Anh Sơn và Trần Thị Vĩnh Tường với học giả Nông Hồng, Trung Quốc

Trần Đức Anh Sơn

26-7-2019

Nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường (trái) và Trần Đức Anh Sơn (phải). Nguồn: TĐAS

Đây là bài lược thuật và phản biện của tôi (Trần Đức Anh Sơn) và chị Trần Thị Vĩnh Tường (ở Santa Ana, CA, USA) với một học giả Trung Quốc là Nông Hồng tại Hội thảo về xung đột trên Biển Đông tổ chức ở ĐH Yale vào tháng 5/2016.

Sau Bãi Tư Chính, Việt Nam sẽ về đâu?

Kông Kông

26-7-2019

Hai đảng cộng sản Tàu và cộng sản Việt gần như trong bất cứ cuộc hội họp nào cũng đều nêu lên câu nói “Tình hữu nghị Việt – Trung đời đời bền vững”, rồi nhắc lại lịch sử quan hệ từ thời Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông… để làm bằng chứng!

Hong Kong: Bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả

Lê Minh Nguyên

25-7-2019

Biển người xuống đường biểu tình ở Hong Kong cuối tuần qua. Ảnh: Getty Images

GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền ông thường ví việc Trung Quốc sáp nhập Hong Kong giống như việc bà La Sát nuốt Tôn Hành Giả, khi Hong Kong đã vào trong bụng Trung Quốc thì sẽ không bao giờ để TQ yên trong độc tài và cuối cùng TQ phải chịu thua Hong Kong khi phong trào dân chủ, không phải xuống đường ở Hong Kong, mà là ở Bắc Kinh bởi sinh viên và quần chúng, nhận được nguồn cảm hứng từ các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong.