Tổ quốc lâm nguy, hành động hay không hành động?

Đào Tiến Thi

9-10-2019

(Lược thuật một cuộc tọa đàm hết sức sôi nổi và cảm động)

Không kể những cuộc gây hấn trên biển trong thập niên thứ nhất thế kỷ XXI mà không mấy ai biết đến, kể từ mùa hè 2011, với hai lần cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam, giới chóp bu cầm quyền trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) đã lộ nguyên hình bộ mặt xâm lược, bành trướng đầy tham vọng và đầy tàn ác.

Dã tâm của Trung Quốc và thực tâm của “Đảng ta”

Viet-Studies

Quách Hạo Nhiên

8-10-2019

Ngay khi vừa kết thúc lễ kỷ niệm 70 năm lập quốc, nhất là sau khi nhận được thư chúc mừng của Đảng, Chính Phủ và Nhà nước Việt Nam, Tập Cận Bình đã “đáp lễ” lại bằng việc đưa giàn khoan 982 ra biển Đông cùng với đó là tiếp tục cho tàu Hải Dương 8 xâm phạm Bãi Tư Chính của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế. Hội nghị Trung ương 11, khoá 12 dưới sự chủ trì của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư kiêm Chủ tịch nước vừa được khai mạc trong bối cảnh và tình hình như thế.

Nhân Hội nghị Trung ương 11: Đừng sợ sự phô diễn của Trung Quốc Cộng sản

Nguyễn Ngọc Chu

8-10-2019

1. Ngày 01/10/2019 vừa qua, mang trên mình ngàn mũi tên từ cuộc Thương chiến Mỹ – Trung, trong tâm can thì nhức nhối vì ngọn lửa dân chủ Hong Kong đang bùng phát và sự kháng cự thầm lặng can trường cả triệu người Duy Ngô Nhĩ không lùi bước, thò ra thế giới trên con đường một vành đai thì bị ghẻ lạnh, Tập Cận Bình gồng mình dồn sức cho cuộc diễu binh 70 năm quốc khánh thể chế quái dị Cộng hòa Nhân dân Trung hoa.

Có phải Trung Quốc đã ‘nuốt’ Việt Nam tới cổ?

Blog VOA

Nguyễn Hùng

7-10-2019

Đầu tháng Mười Trung Quốc kỷ niệm 70 thành lập nước, cũng là kỷ niệm sự thắng thế của Chủ nghĩa Cộng sản ở nước này, điều vốn có nhiều tác động tới những diễn biến ở Việt Nam trong bảy thập niên qua.

Quốc gia nào ủng hộ Trung Cộng trong tranh chấp Biển Đông

Trần Trung Đạo

7-10-2019

Tập Cận Bình (phải) trong môt lần gặp TT độc tài Mugabe của Zimbabwe. Photo Courtesy

TT Philippines, Rodrigo Duterte kết thúc chuyến viếng thăm Trung Cộng vào cuối tháng 8, 2019.

Bao giờ Trung Cộng sụp đổ?

Đoàn Bảo Châu

6-10-2019

Nhiều bạn hỏi tôi là bao giờ Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tôi thường gọi là Trung Cộng để phân biệt với người dân Trung Quốc nói chung) sụp đổ.

Hố trống quyền lực Mỹ để lại là thời cơ của Trung Quốc

Jackhammer Nguyễn

5-10-2019

Tàu khảo sát địa chất biển của Trung Quốc đang ở đâu đó ngoài khơi tỉnh Khánh Hòa. Giàn khoan nước sâu của Trung Quốc đang ở đâu đó gần vùng thềm lục địa Việt Nam. Tàu hải cảnh và dân quân Tàu vẫn tiếp tục quấy rối việc khai thác khí đốt của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và chủ nghĩa Phát xít ở Đức là một 

Nguyễn Tiến Trung

5-10-2019

Duyệt binh khoe vũ khí để răn đe Việt Nam

Cuối cùng thì lễ duyệt binh hoành tráng của Tập Cận Bình trước Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc đã lắng lại. Các loại vũ khí tối tân nhất đã được cộng sản Trung Quốc đưa ra cho người dân Trung Quốc và toàn thế giới chiêm ngưỡng: tên lửa hành trình tầm bắn xa nhất thế giới 15 nghìn km DF-41, đầu đạn siêu thanh DF-17 bay ở vận tốc gấp 5 lần vận tốc âm thanh…

Kỷ niệm 70 năm, Trung Quốc phải chấp nhận thách thức to lớn nhất: Cải cách chính trị và mở cửa

SCMP

Tác giả: David Shambaugh

Dịch giả: Đỗ Kim Thêm 

1-10-2019

Biếm họa của Craig Stephens

Lời dịch giả: Nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc đã thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích vừa lừa dối lịch sử cận đại.

Mọi tham vọng bành trướng, dưới bàn tay thời gian, trở nên mong manh và tạm bợ hơn bao giờ hết

Đặng Sơn

2-10-2019

Lễ kỉ niệm 70 năm của Trung Quốc quả là một sự kiện kì quái. Đập vào mắt là một thứ thẩm mĩ lòe loẹt. Thẩm mĩ của các nghi thức ở các sự kiện trọng đại như thế này tự thân bộc lộ rất nhiều điều về bản chất của quốc gia này!

Diễn binh lấy tinh thần

Jackhammer Nguyễn

2-10-2019

Mạnh mẽ kiểu đi cẳng ngỗng

Nghe người ta nói nhiều về lễ duyệt binh của người Tàu quá, thành ra tôi ráng đón xem, tối ngày 30/9 giờ San Francisco, tức buổi sáng 1/10, giờ Thiên An Môn, Bắc Kinh.

Người biểu tình ở Hồng Kông: “Không có quốc khánh, chỉ có quốc táng”

Nguyên Đại

1-10-2019

Các lãnh đạo, cựu lãnh đạo TQ trên khán đài mừng Quốc khánh. Ảnh: WSJ

Hôm nay, ngày 1 tháng 10 năm 2019, Trung Cộng tổ chức lễ “quốc khánh” kỷ niệm 70 năm ngày ĐCS Trung Quốc cai trị Hoa lục.

Tập Cận Bình và “bẫy Thucydides”

Trần Trung Đạo

1-10-2019

Bức họa Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông trên báo Pháp

Việc Tập Cận Bình vừa công khai đưa Trung Cộng trở lại thời Mao, tức một người trị muôn người, cho thấy tham vọng làm vua của y mà báo chí quốc tế phân tích sau đại hội CSTQ lần thứ 19 đã thành sự thật.

Cuộc tháo chạy vĩ đại!

Trần Mai Trung

1-10-2019

Mao Trạch Đông ngồi trên ngựa. Ảnh chụp năm 1937. Nguồn: SCMP

Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ) bình thường hóa quan hệ vào năm 1979, từ đó việc buôn bán giữa hai nước tăng lên rất nhiều. HK thường mua từ TQ nhiều hơn là bán vào TQ, sự chênh lệch lên đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm. HK muốn có sự cân bằng trong việc buôn bán với TQ nhưng không đạt được. Tháng 3 năm 2018, Tổng thống HK Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với TQ. Tháng 5 năm 2019, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình kêu gọi người dân TQ chuẩn bị cuộc Vạn lý Trường chinh mới. Vậy cái Vạn lý Trường chinh cũ là cái gì?

Chúc mừng Quốc khánh Trung Quốc

Nguyễn Thái Nguyên

1-10-2019

1/ Ngày 1/10 năm nay, điềm trời có cái gì đó không lành đối với Tập và nước CHNDTH. Đêm 30/9, bão lớn Mitag đổ bộ vào Đài Loan. Bình thường ra, những cơn bão cuối mùa như thế này thường thì đi vào Vịnh Bắc bộ, cùng lắm là vào Quảng Đông, Hong kong. Năm nay, “nhân 70 năm Quốc khánh TQ”, đúng sáng sớm ngày 1/10, Bão Mitag với sức gió 162 km/h đi vào Thượng Hải, Hàng Châu, Thường Châu. Không gây mưa bão cho Bắc Kinh nhưng “thiên tượng” xấu. Có người nói tướng lên là “bão” sẽ không phải từ Hong Kong mà tương lai gần là từ Đài Loan đi vào đến Bắc Kinh! Cũng chưa biết hết được ý trời!

Biển Đông: Hải Dương 8 trở lại “khảo sát” trong EZZ của Việt Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Như chúng tôi đã đưa tin hôm qua, sáng 28/9, tàu “khảo sát” Hải Dương 8 của Trung Quốc đã trở lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, bắt đầu đợt quấy phá thứ 4.

Biển Đông: Nhóm tàu Hải Dương 8 chuẩn bị trở lại xâm phạm bãi Tư Chính lần thứ tư

Tin Biển Đông

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa ngày 27/9 qua bản đồ AIS vệ tinh. Chi tiết đáng lưu ý nhất: Các tàu hải cảnh 37111 và 31302 của Trung Quốc đã rời Đá Chữ Thập trở về vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hướng về khu vực bể dầu Nam Côn Sơn.

ASEAN ngày nay, Bách Việt ngày xưa trước mộng bá quyền phương Bắc

Jackhammber Nguyễn

27-9-2019

Bách Việt

Năm 111 trước công nguyên, tướng Tàu là Lộ Bác Đức đem quân đi chinh phục Bách Việt, danh từ dùng để chỉ các dân tộc sống phía nam sông Dương Tử. Phía bắc con sông này được xem là vùng Trung nguyên, nằm giữa hai con sông lớn Dương Tử và Hoàng Hà, là vùng đất của người Hán, với triều đại nhà Hán hùng mạnh vào thời điểm đó.

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình

Hoàng Thủy Ngữ

25-9-2019

Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình. Nguồn: Todd Penson

15 tháng Giêng năm 2017 là ngày đáng nhớ trong lịch sử thế giới. Lần đầu tiên, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ.

Tin Biển Đông: Hải Dương 8 về Đá Chữ Thập nghỉ ngơi, sau ba đợt quấy phá

BTV Tiếng Dân

24-9-2019

Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cập nhật tình hình thực địa trưa 23/9/2019 qua bản đồ AIS vệ tinh. Sáng 23/9, tàu Hải Dương 8 cùng 4 tàu hải cảnh hộ tống đã về đến Đá Chữ Thập, kết thúc đợt quấy phá thứ 3 trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng tàu 45111 trong nhóm tàu hộ tống Hải Dương 8 lại rẽ ngang và đi rất chậm hướng về khu vực lô dầu 06.1. Đây là chỉ báo cho thấy, tàu TQ thực hiện đợt nghỉ ngơi, lấy lại sức như 2 lần tạm nghỉ trước đó.

Tàu quậy phá Bãi Tư Chính để giảm căng thẳng trong nước?

Jackhammer Nguyễn

22-9-2019

Ông Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là một chuyên gia rất có uy tín về Trung Quốc tại Mỹ. Ông “sinh ra và lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa” tại Thượng Hải, sau đó học trong những trường đại học hàng đầu của nước Mỹ. Ông là người phê phán rất sâu sắc hệ thống chính trị xã hội cộng sản tại Trung Quốc hiện nay. Tuy nhiên, không giống Gordon Chang, một người gốc Hoa sinh tại Mỹ, ông không dự đoán sự sụp đổ của chính thể cộng sản tại nước này như Chang dự đoán trong những năm qua.

Lý do ExxonMobil có thể rời khỏi Việt Nam

Asia Times

Tác giả: Tim Daiss

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

17-9-2019

Một công nhân ExxonMobil nhìn ra biển. Nguồn: Facebook/ Asia Times

Kể từ khi lên cầm quyền vào năm 2013, Tập Cận Bình đã đẩy mạnh sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng nhiều hơn. Đây là chính sách nhằm kiểm soát sự phát triển ở khu vực hàng hải giàu trữ lượng dầu hỏa và khí đốt.

Ông Trọng, Biển Đông, trật tự cũ và mới

Jackhammer Nguyễn

20-9-2019

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vui mừng bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong bức ảnh chụp năm 2017. Nguồn: Thế giới & Việt Nam

Có người dự đoán với tôi rằng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế trong chuyến đi Mỹ tới đây, ông nói với người Mỹ và với Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Tức là ông nói đến việc người Tàu đang vi phạm pháp luật quốc tế ở Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Philippines: Cảnh sát biển Trung Quốc ngăn chặn Philippines tiếp tế ở bãi cạn Ayungin

PhiStar Global

Tác giả: Patricia Lourdes Viray

Dịch giả: Trúc Lam

19-9-2019

Tàu BRP Sierra Madre tại bãi cạn Ayungin. Nguồn: Inquirer

MANILA, Philippines – Một tàu Cảnh sát biển Trung Quốc đã chặn các tàu của Philippines khi những con tàu này đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho một tàu Hải quân Philippines đóng ở Biển Tây Philippines (ND: tức Biển Đông).

Sự thâm độc của Bắc Kinh

Minh Lê

20-9-2019

Vấn đề không phải nằm ở ông Cảnh Sảng (phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc) mà là cái mưu đồ độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh vốn có từ rất lâu rồi, nay nó hiện nguyên hình và ngày càng được thể hiện ra một cách trắng trợn hơn!

Greg Poling bình luận về phát biểu của Cảnh Sảng

Song Phan

20-9-2019

Hôm qua nhân phát biểu ‘sảng’ của Cảnh Sảng rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, quyền chủ quyền và tái phán đối với vùng nước ở Bãi Tư Chính trong khu vực quần đảo Trường Sa, ông Greg Poling, giám đốc AsiaMTI bình luận trên twitter, như sau:

Sắp xảy ra ở LHQ: Lãnh đạo Trung Quốc và các giá trị chuyên chế

Foreign Affairs

Tác giả: Kristine Lee

Dịch giả: Mai V. Phạm

16-9-2019

TTK Liên Hiệp quốc António Guterres bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh chụp tháng 9/2018. Nguồn: Andy Wong / Reuters

Khi Mỹ lùi lại, Trung Quốc sẽ nắm quyền

Trong nhiều năm qua, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc vào tháng 9 là tâm điểm nổi bật vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng dịp này để kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm tới các vấn đề biến đổi khí hậu và tái định cư cho người tị nạn.

Nhưng khi các tổng thống và thủ tướng tập trung tại New York bắt đầu từ tuần này, họ sẽ tập trung dưới sự hướng dẫn của một tổ chức đang trải qua một sự chuyển đổi to lớn. Mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo và Trung Quốc đang sẵn sàng nắm lấy nó.

Háo hức để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực đáng kể đằng sau nỗ lực nắm giữ vai trò lãnh đạo tại Liên Hiệp quốc như một đất nước nhanh nhẹn, năng động so với Mỹ. Chỉ trong vài năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bố trí các quan chức của mình để lãnh đạo 4 trong số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, trong khi Mỹ chỉ lãnh đạo 1 cơ quan. Trung Quốc cũng đã nâng cao hơn 20 biên bản ghi nhớ để hỗ trợ chiến lược ​​‘Vành đai và Con đường’ và huy động một tập đoàn các quốc gia có chủ ý, nhằm giảm bớt chỉ trích quốc tế về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ đã phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc chậm rãi, một phần vì Washington đã đang bận rộn tính toán lại mối quan hệ với Liên Hiệp quốc. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều đại sứ khác nhau tại Liên Hiệp quốc trong một thời gian ngắn, trong khi đơn phương rút Mỹ ra khỏi một số cơ quan của Liên Hiệp quốc và bác bỏ các tổ chức đa phương.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang tìm cách lèo lái Liên Hiệp quốc ra khỏi các nguyên tắc nền tảng, Mỹ không nên ngồi yên. Một Liên Hiệp quốc do Trung Quốc thống trị sẽ chỉ dẫn đến sự xói mòn liên tục của các giá trị và lợi ích của Mỹ trong các vấn đề từ không phổ biến vũ khí hạt nhân đến phát triển bền vững. Nếu chính quyền Trump nghiêm túc trong việc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đẩy mạnh vai trò của mình ở tổ chức có tầm quan trọng tối cao này.

Trong nhiều thập kỷ, vai trò của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc chủ yếu là một trong những kẻ phá hoại. Thông qua Liên Hiệp quốc, Bắc Kinh chủ yếu nhắm vào các nỗ lực của Mỹ và các cường quốc dân chủ khác để áp đặt một tầm nhìn tự do lên thế giới. Đặng Tiểu Bình, cựu lãnh đạo của Trung Quốc, đã lên tiếng về những nỗ lực này trong một phát biểu năm 1974 tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc. Ông ta đã tố cáo “sự theo đuổi kiêu ngạo quyền bá chủ thế giới” của Mỹ và bày tỏ thái độ chống lại sự thiết lập “phạm vi ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào”.

Nhưng khi sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, cách tiếp cận của nó đối với các tổ chức quốc tế tiến triển đáng kể. Hiện tại, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã từ bỏ thế phòng ngự từng xác định vai trò của họ tại Liên Hiệp quốc. Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi Trung Quốc “tham gia tích cực vai trò lãnh đạo cải cách hệ thống chính trị toàn cầu”.

Trung Quốc đang tăng cường vai trò lãnh đạo ở Liên Hiệp quốc tại thời điểm mà Mỹ giảm bớt vai trò toàn cầu. Ví dụ, vào năm 2011, Mỹ đã cắt 80 triệu Mỹ kim tài trợ hàng năm cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) – khoảng 22% trong toàn bộ ngân sách của Mỹ. Trung Quốc đã chạy đua để lấp đầy khoảng trống này, cam kết hỗ trợ hàng triệu Mỹ kim cho các chương trình giáo dục. Bắc Kinh đã tăng cường đóng góp cho Liên Hiệp quốc gấp 5 lần trong thập kỷ qua, tự quảng cáo trong các chương trình do nhà nước bảo trợ như là “nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương”.

Đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc đã mang lại cho nước này một số lợi ích mà Bắc Kinh có thể sử dụng để bảo vệ mình khỏi những chỉ trích về chính sách ở Tân Cương và Tây Tạng, và để cô lập Đài Loan. Nhưng ĐCS Trung Quốc đã đề ra một chương trình nghị sự tham vọng hơn, bảo vệ lãnh đạo chuyên chế tại Venezuela, Syria và thúc đẩy quan điểm tôn trọng “chủ quyền” cho phép chính quyền từ chối các yêu sách của cá nhân và thiểu số, nhân danh an ninh trong nước. Trung Quốc đã sử dụng Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc để từ chối và bác bỏ khái niệm về các giá trị phổ quát, lập luận rằng “mỗi quốc gia có thể chọn mô hình bảo vệ nhân quyền của riêng mình tùy theo hoàn cảnh quốc gia”. Một cách ngắn gọn, Bắc Kinh đang sử dụng Liên Hiệp quốc như một nền tảng để hợp thức hóa hình thức cai trị độc tài chuyên chế.

NHÂN LỰC LÀ CHÍNH SÁCH

Trung Quốc không chỉ đóng góp vật chất cho Liên Hiệp quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống để lấp kín các chức vụ lãnh đạo của Liên Hiệp quốc bằng các quan chức của đảng Cộng sản. Công dân Trung Quốc hiện đang nắm vai trò lãnh đạo hơn một phần tư tại các Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Cục Hàng không Dân dụng Quốc tế và Tổ chức Phát triển Công nghiệp. Và chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyển dụng ngày càng nhiều công chức có khả năng, năng lực cao để làm việc tại Liên Hiệp quốc.

Để đổi lấy tiền của, chuyên môn và nhân sự mà Trung Quốc cung cấp, Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Hiệp quốc cho các ​​chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là chiến lược Vành đai và Con đường. Được xem là chiến lược dấu ấn của Tập Cận Bình, Vành đai và Con đường đã giành được nhiều khen ngợi vì đã giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho các nước đang phát triển, nhưng cũng bị chỉ trích đáng kể vì không đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tài chính, bảo vệ môi trường, và quyền lao động.

Bắc Kinh đã sử dụng Liên Hiệp quốc để củng cố tính chính danh và ủng hộ quốc tế cho chiến lược Vành đai và Con đường. Trung Quốc đã cố gắng làm cho Vành đai và Con đường giống với Dự án 2030 vì sự Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp quốc (2030 Agenda for Sustainable Development), trong đó tập trung vào giảm nghèo và ổn định môi trường. Liu Zhenmin, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc và hiện là Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội tại Liên Hiệp quốc, nói, Vành đai và Con đường phục vụ “các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp quốc”. Ngay cả Tổng thư ký LHQ António Guterres cũng đã khuyến khích các lợi ích của chiến lược này ​​khi Liên Hiệp quốc bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ, nhưng không quan tâm đến những rủi ro và hạn chế của chiến lược này.

GIÀNH LẠI THẨM QUYỀN

Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc vẫn hoài nghi về sự lãnh đạo của Bắc Kinh trong các vấn đề toàn cầu. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew Research cho thấy, chỉ 19% số người được hỏi bày tỏ thích Trung Quốc hơn là Mỹ dẫn đầu thế giới. Nhưng một tương lai được định hình bởi các giá trị và lợi ích của ĐCS Trung Quốc đang đến rất nhanh, và cơ hội để nắm bắt nó là ngay bây giờ.

Mỹ nên ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại các giá trị tự do trong Liên Hiệp quốc, đặc biệt là xung quanh các vấn đề bảo vệ nhân quyền. Cùng với các quốc gia đồng minh, Mỹ nên tập trung ngăn chặn Trung Quốc thêm vào các thuật ngữ có tính tư tưởng, có vẻ vô hại, vào các tài liệu của Liên Hiệp quốc. Ví dụ như “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, “cộng đồng của một tương lai chung cho nhân loại”, “dân chủ hóa của các mối quan hệ quốc tế”. Các thuật ngữ như thế cố tình làm suy giảm sự đồng thuận về quyền con người và các quan chức Mỹ nên phổ biến một tài liệu tham khảo công khai cho công chúng, giải thích rõ các thuật ngữ này được Trung Quốc sử dụng nhằm gia tăng lợi ích bằng cái giá của các nguyên tắc và chuẩn mực dân chủ.

Đồng thời, Mỹ nên kêu gọi lãnh đạo Liên Hiệp quốc, bao gồm cả tổng thư ký Liên Hiệp quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn chống lại các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất của Trung Quốc. Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp về nhân quyền của Liên Hiệp quốc, đã làm gương bằng cách công khai chỉ trích Trung Quốc với “các cáo buộc đáng lo ngại liên quan đến các vụ bắt bớ tùy tiện và có quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ”.

Về lâu dài, để khống chế các giá trị phi tự do tại Liên Hiệp quốc đòi hỏi sự tham gia thường trực của Mỹ. Đơn phương rút khỏi các cơ quan quan trọng, như UNESCO và Hội đồng Nhân quyền, Mỹ chỉ nhường lại tầm ảnh hưởng cho Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ nên sử dụng ảnh hưởng của mình để định hướng cho các cơ quan của Liên Hiệp quốc, hoặc ít nhất, tránh để những khoảng trống quyền lực cho Trung Quốc lấp đầy. Xét cho cùng, Trung Quốc vẫn thua Mỹ với tư cách là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho toàn bộ hệ thống của Liên Hiệp quốc.

Tuy nhiên, Mỹ đang tụt lại phía sau trong việc đóng góp nhân sự cho Liên Hiệp quốc, và họ nên cố gắng khắc phục điều này bằng cách giải quyết các rào cản gia nhập cho các ứng cử viên Mỹ. Người Mỹ thường thiếu trình độ ngoại ngữ hoặc bị cản trở bởi các quy trình tuyển dụng phức tạp. Bộ Ngoại giao có thể trợ giúp bằng cách thành lập các chương trình cho viên chức cấp trung và khởi đầu kết hợp với các công việc xoay vòng tại Liên Hiệp quốc và bằng cách cung cấp các khóa học chuyên sâu về ngôn ngữ cho những người tham gia các chương trình này.

Tất cả các cường quốc đều tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ trong các tổ chức quốc tế. Tổng thống Trump đã nói với Đại hội đồng Liên Hiệp quốc năm 2017: “Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, giống như bạn, với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia của bạn, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt các quốc gia của bạn lên hàng đầu”. Nhưng sự theo đuổi các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc là nguy hiểm, bởi vì trong số những lợi ích đó là mục tiêu chính trị hẹp hòi nhằm bảo vệ quyền lực của một cơ quan duy nhất: Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh thành công thay đổi Liên Hiệp quốc theo mục đích của mình, Trung Quốc sẽ không trở nên như phần còn lại của thế giới, mà phần còn lại của thế giới sẽ trở nên giống Trung Quốc hơn [về mặt độc tài chuyên chế].

Dưới bóng nợ Trung Quốc

The Globe and Mail

Tác giả: Geoffrey York

 Dịch giả: Trần Quốc Việt

17-7-2019

Ngày 5 tháng Bảy, 2018: một phụ nữ Djibouti tập cắt băng khánh thành tại Khu Thương mại Tự do Quốc tế Djibouti, liên doanh Trung Quốc hỗ trợ tại khu vực Sừng châu Phi. Nguồn: Yasuyoshi Chiba/ Getty Images

Tại quốc gia Sừng châu Phi này, Bắc Kinh đang giúp xây dựng một trung tâm thương mại tối tân và, một số người lo sợ, thắt chặt sự kìm kẹp đối với châu Phi, thông qua các khoản vay hàng tỷ đô la. Djiboutian có thể thoát khỏi bẫy nợ?

Mỏ Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh

Trần Mai Trung

17-9-2019

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: Bản Đồ Dầu Khí VN

Việt Nam nằm cạnh Biển Đông, có nhiều tài nguyên và tôm cá, đó là tài sản của tổ tiên để lại cho chúng ta, và thế hệ này phải giữ gìn cho con cháu mai sau.

Khổng Tử tháo chạy khỏi bang Florida, Hoa Kỳ

Carl Trần

15-9-2019

Từ trái, Yongli Wang, Eduardo Padrón, GS Fangming Xu và Mme Yanping Gao, tổng lãnh sự Trung Quốc, công bố Học viện Khổng Tử mới trong lễ khánh thành Viện Khổng Tử tại Miami Dade, trong trường Đại học Wolfson năm 2010. Ảnh: Miami Herald

Đại học Miami Dade đóng cửa Viện Khổng Tử cuối cùng ở Florida

Trong đời mình, Khổng Tử từng phải đi khỏi nhiều địa phương ở Trung Hoa thời xưa. Nay Khổng Tử lại phải từ giã bang Florida, Hoa Kỳ. Nhật báo Miami Herald hôm 6 tháng 9 đưa tin, trường Đại học cộng đồng Miami Dade (Miami Dade College) vừa thông báo sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử tại khuôn viên Wolfson vào cuối học kỳ này. Đây là Viện Khổng Tử cuối cùng ở bang Florida.