TNLT Trần Thị Nga bị kỷ luật sau khi tòa xử án vì không nhận tội

Paulus Lê Sơn

28-7-2017

Bà Trần Thị Nga vừa bị nhà cầm quyền kết án 9 năm tù giam hôm 25 tháng Bảy năm 2017 theo điều 88 Bộ luật hình sự. Sáng 27 tháng Bảy gia đình của bà Nga tổ chức thăm gặp nhưng trại tạm giam Hà Nam từ chối và đưa ra lý do “Bà Nga đã CỨNG ĐẦU, QUYẾT TÂM CHỐNG ĐỐI ĐẾN CÙNG, Vì thế Trại đang phải thi hành KỶ LUẬT“.

Công an tỉnh Nghệ An bắt Dũng Phi Hổ

27-9-2017

Anh Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ đã bị bắt trưa 27/9/2017, tại quán phở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh lưu, tỉnh Nghệ An, theo điều 88 BLHS, tội “Tuyên Truyền Chống Nhà Nước”, theo một số nguồn tin.

Nguyễn Viết Dũng khi mới ra tù hồi năm 2015. Nguồn: internet

Theo tin từ Hội Sinh viên Nhân Quyền Việt Nam, cho biết: “Trưa nay lúc khoảng 12h 05. An ninh đi 3 chiếc xe máy, 1 chiếc xe ô tô 7 chỗ đến bắt cóc Nguyễn viết dũng tức Dũng Phi hổ. Dũng bị bắt lúc đang ăn trưa cùng 3 đứa em tại quán ăn gần nhà thờ giáo xứ song Ngọc xã Quỳnh Ngọc huyện Quỳnh lưu tỉnh Nghệ An.

Những tiết lộ mới nhất về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)

7-12-2017

Tối hôm qua thứ Năm ngày 06.12.2017 đài ARD, đài truyền hình có tầm vóc liên bang lớn nhất nước Đức đã tường thuật về vụ Trịnh Xuân Thanh trong chương trình Tagesthemen – chương trình thời sự đứng đầu nước Đức. Phim thời sự dài độ 4 phút, trong đó có những tiết lộ mới về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi 23.07.2017. Ngoài ra, tối cùng ngày trên trang web của đài ARD có đăng một bài viết về vụ Trịnh Xuân Thanh. Sau đây là những tiết lộ mới được tổng hợp từ phim thời sự và bài viết của đài ARD.

Biểu tình chống Dự luật Đặc khu và An Ninh mạng đang diễn ra đồng loạt trên cả nước

10-6-2018

18h: Từ Facebooker Châu Hậu: “Phan Thiết biểu tình

Phan thiết biểu tình

Publiée par Châu Hậu sur dimanche 10 juin 2018

18h: Từ Facebook Đô Thành Sài Gòn: Người dân Sài Gòn vẫn tiếp tục biểu tình:

Tin mới nhất: Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và bị trục xuất trở lại Đức

Lê Trung, tổng hợp

21-11-2018

Lê Thu Hà và Nguyễn Bắc Truyển tại phiên tòa ngày 5/4/2018. Ảnh trên mạng

Hội Anh em Dân chủ vừa đưa tin trên Facebook của mình về việc cô Lê Thu Hà không được nhập cảnh Việt Nam và sẽ bị trục xuất về lại Đức:

Tài liệu tố cáo quan chức tỉnh Thanh Hóa

19-8-2019

LTS: Chúng tôi có nhận được 36 trang tài liệu liên quan tới chuyện quan lộ thần tốc và nâng đỡ không trong sáng của các quan chức tỉnh Thanh Hóa. Những người gửi tài liệu cho biết, họ là cán bộ, nhân viên Ban Quản lý Khu Kinh Tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa, tố các việc chạy chức, chạy quyền, tham nhũng, lãng phí, gây thất thoát tài sản nhà nước của các quan chức ở đây.

Kịch bản tồi của công an

Hiếu Bá Linh

25-6-2020

Ngày 24-6-2020 Trịnh Bá Tư đã bị công an bắt giam với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán và tuyên truyền thông tin, tài liệu vật phẩm nhằm chống nhà nước Việt Nam”.

Tướng Phùng Quang Thanh, hai mặt của tấm huân chương

Mai Hoa Kiếm

15-9-2021

Tướng Phùng Quang Thanh được báo chí “lề đảng” công bố qua đời lúc 3h45 phút ngày 11-9-2021. Điều kỳ lạ, không giống những nhân vật cấp cao trước đó, chỉ vài giờ (sau khi chết) tất cả báo chí quốc doanh, cùng hệ thống truyền thông của đảng được phép đồng loạt đưa tin.

Hỏi đáp xung quanh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine (Phần 2)

Đào Tiến Thi

14-5-2022

Tiếp theo phần 1

Câu hỏi 6: Có phải chính phủ của Tổng thống Zelensky không khôn khéo, đã dại dột “hướng Tây” chứ không chịu “hướng Đông” (theo Nga), nên rước chiến tranh về?

Chủ tịch nước bị loại giữa lúc vụ bê bối Covid bị phanh phui

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Song Phan chuyển ngữ

17-1-2023

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn: VNE

Nguyễn Xuân Phúc theo các đồng minh Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam về vườn

PMC Wagner – Một dấu hỏi lớn

Kim Văn Chính

1-6-2023

Nước Nga như một thực thể rất quái vật ẩn sâu trong rừng Taigar và tuyết lạnh. Nó sinh ra những con người, những thực thể, cách tổ chức và đạo lý cũng rất quái vật mà nhân vật Demon (ác quỷ ) trong văn học và hội họa Nga đã khái quát rất tài tình.

Từ đế chế Phù Nam – Khmer tới con kênh lịch sử Funan Techo của vương quốc Cam Bốt

Ngô Thế Vinh

16-10-2023

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Ấn “Hoàng đế chi bảo”: Ấn thật hay ấn giả?

Trương Nhân Tuấn

11-12-2023

Ấn “Hoàng đế chi bảo” đã hồi hương về Việt Nam. Ấn này đúng là vật chứng từ tay Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30-8-1945. Ấn này làm bằng vàng ròng 99,99%, nặng 10,78 ký lô. Nhưng ấn này chưa chắc là chiếc ấn nguyên thủy đã được đúc dưới thời Minh Mạng.

Tóm tắt sự việc

Tháng 10 năm 2022, sàn đấu giá Millon tại Paris, Pháp quốc có đăng trên trang mạng của họ một lô cổ vật có xuất xứ từ châu Á. Lô hàng này sẽ được đem bán đấu giá vào ngày 31 tháng 10 năm 2022. Cuộc đấu giá này thu hút sự chú ý đặc biệt của người Việt Nam, không chỉ ở giới sưu tập đồ cổ, hay giới đại gia nhiều tiền, mà nó còn lôi kéo sự chú ý của chính quyền Việt Nam. Trong lô hàng đấu giá có món hàng đặc biệt. Đó là cái ấn bằng vàng tên gọi là “Hoàng đế chi bảo”, tức là bảo vật từ tay vua Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng tám 1945.

Tin tức loan truyền trên khắp mặt báo chí Việt Nam. Mọi người sau đó biết rằng cái ấn này vốn là một bảo vật của triều Nguyễn.

Theo Đại nam Thực lục (tập 2), ấn “Hoàng đế chi bảo” được đúc bằng vàng ròng vào ngày 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4, tức ngày 15 tháng 3 năm 1823. Ấn nặng 10,78kg. Tính đến hôm nay cái ấn có 200 năm tuổi.

Theo luật về “Di sản văn hóa” Việt Nam, cái ấn đủ điều kiện để trở thành “bảo vật quốc gia” của Việt Nam.

Ngoài ra cái ấn còn có một giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng đối với đảng CSVN cầm quyền hiện nay. Bởi vì cái ấn Hoàng đế chi bảo (cùng thanh kiếm) là biểu tượng quyền lực và tính chính danh của triều Nguyễn. Ấn này được Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.

Về “biểu tượng cho quyền lực”. Văn minh Việt Nam vốn ảnh hưởng văn minh Trung Quốc. Ta có thể nhắc thí dụ về cái ấn tên gọi “truyền quốc tỷ” từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời vua cuối cùng nhà Thanh là Phổ Nghi. Ấn “truyền quốc tỷ”, có nghĩa là cái ấn này đại diện cho sơn hà xã tắc (thiên hạ) của Trung Hoa. Ấn này hậu duệ nhà Tần truyền lại cho Lưu Bang, sau khi ông này chinh phục được các chư hầu. Lưu Bang lập nên nhà Hán. Ấn này lưu truyền (vài) ngàn năm, từ triều đại này qua triều đại khác. Hoàng đế Phổ nghi nhà Thanh là vị vua cuối cùng giữ ấn.

Ý nghĩa của việc Bảo Đại trao ấn và kiếm của nhà Nguyễn cho đại diện VNDCCH vì vậy hết sức quan trọng. VNDCCH có cái ấn (và kiếm) là có “danh chính ngôn thuận”, có tư cách thay mặt triều đình nhà Nguyễn lãnh đạo đất nước.

Vì vậy phía Việt Nam đã huy động đông đảo nhân sự, thuộc các bộ Văn hóa, bộ Ngoại giao, Tư pháp, Tài chính, Công an… qua Pháp để tìm kiếm giải pháp mua và đưa cái ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” trở về Việt Nam

Cuối cùng mọi người đều biết, phía đại diện nhà nước “Hoàng đế chi bảo” đã thương lượng ngoài sàn với người chủ cái ấn và đại diện nhà đấu giá Millon để mua lại cái ấn với giá là 6,1 triệu euros mà không thông qua thủ tục đấu giá.

Vấn đề là nhà nước Việt Nam không đứng tên mua. Người mua cái ấn là một nhà sưu tập đồ cổ Việt Nam tên là Nguyễn Thế Hồng. Ông này sẽ giữ cái ấn tại một viện bảo tàng, do cá nhân thành lập, tại Bắc ninh.

Điều này phi lý, cái ấn có giá trị vừa về văn hóa, vừa có giá trị trọng đại về lịch sử đối với đảng CSVN. Ngoài ra việc nhượng quyền cho tư nhân mua cái ấn là trái với luật lệ Việt Nam về “di sản văn hóa”. Luật này qui định rằng “Bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho“.

Nhà nước Việt Nam đã phái đi một đoàn đông đảo quan chức lẫn khoa học gia qua Pháp để khảo sát và thương lượng mua lại cái ấn. Cuối cùng nhà nước Việt Nam không mua mà để tư nhân mua.

Tại sao?

Giả thuyết: Tại vì cái ấn “Hoàng đế chi bảo” được bán đấu giá tại Paris là cái ấn giả. Nhà nước Việt Nam đã biết được sự kiện này nên đã không mua.

Ấn giả không phải do nhà đấu giá Millon cố ý làm giả. Nó đích thị là cái ấn từ tay Bảo Đại trao cho đại diện VNDCCH ngày 30 tháng 8 năm 1945.

Nhiều giả thuyết đặt ra mà giả thuyết nào cũng thuyết phục, khiến ta khẳng định cái ấn này là ấn giả.

1/ Giả thuyết thứ nhứt, thực ra là “bằng chứng”, là tập Hồi ký của bà Ngô Đình Thị Hiệp (con Thượng thư Ngô Đình Khả, chị ruột Ngô Đình Diệm), do GS Nguyễn Văn Châu ghi lại bằng tiếng Anh tựa đề “A Lifetime in the Eye of the Storm”.

Câu nói của vua Thành Thái trong tập hồi ký tạm dịch lại tiếng Việt như sau: “Dấu ấn Hoàng gia ở trong văn phòng của tôi. Sắc lệnh cần phải mang dấu ấn. Tuy nhiên, con dấu đó của tôi, biểu tượng cho sự tiếp nối của triều Nguyễn, lại là giả. Con dấu thật, do vua Minh Mạng truyền lại, như các bạn có thể đã biết, đã được một trong những người tiền nhiệm dũng cảm của tôi, vua Hàm Nghi, đưa vào rừng sau khi ông thất bại trong cuộc nổi dậy chống Pháp. Cuối cùng, người Pháp đã bắt được ông, nhưng Dấu ấn Hoàng gia đã bị thất lạc trong rừng và không bao giờ tìm lại được”.

Theo quý vị này thì “cái ấn Hoàng Đế Chi Bảo không còn là ấn gốc từ thời Minh Mạng. Cái ấn được vua Hàm Nghi mang ra chiến khu khi kháng chiến Cần Vương, bị bỏ lại trong rừng khi vua bị bắt. Sau đó vua Thành Thái ủ mưu với hai ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, đã làm một cái ấn giả để thay thế, mặc dù vẫn mặc định nó là ấn gốc từ thời Minh Mạng”.

Lời chứng của bà Hiệp rất khả tín. Bà Thị Hiệp là “nhân chứng”, bà đã kể lại những gì bà đã nghe vua Thành Thái kể (cho bà và quần thần).

Tuy nhiên lý do mất cái ấn theo lời kể của vua Thành Thái có một số điều cần xét lại.

Thứ nhứt, Đại nam thực lục (quyển 9) ghi rằng, vua Hàm Nghi xuất cung thì chỉ mang theo ấn “Văn lý mật sát”.

Theo một nghiên cứu công bố trên trang nhà “Trung tâm lưu trữ quốc gia”, sau khi kiểm soát các châu bản nhà Nguyễn, tác giả khám phá ra rằng chỉ có hai cái ấn “Văn lý mật sát” được sử dụng. Một truyền từ thời Gia long. Một từ thời Đồng khánh.

Nhiều khả năng cái ấn vua Hàm Nghi mang theo là ấn truyền lại từ thời Gia Long. Ấn này bị mất đi rồi được Đồng Khánh đúc lại.

Thứ hai, liên quan hịch “Cần vương” của vua Hàm Nghi. Đến nay người ta tìm ra 3 bản “hịch Cần vương” khác nhau nhưng không có bản nào đóng dấu ấn “Hoàng đế chi bảo”. Cũng không thấy đóng ấn “Văn lý mật sát”. Bản được các nhà nghiên cứu cho là khả tín là bản có đóng dấu ấn “Võ Hiển điện Đại học sĩ quan phòng” của Tôn Thất Thuyết.

Điều này có thể giải thích. Vì ấn “Văn lý mật sát” chỉ dùng để đóng dấu ở những nơi sang trang hay những chữ sửa trong một tờ dụ hay tờ chiếu.

Tức là vì ấn “Văn lý mật sát” không quan trọng, không phù hợp để đóng trên tờ “chiếu Cần vương”.

Tờ chiếu Cần vương vì vậy có khả năng để trống (không đóng dấu ấn), hay đóng triện của Tôn Thất Thuyết, vốn là thượng thư bộ Binh, người theo phò vua Hàm Nghi chạy trốn.

2/ Giả thuyết 2: Theo các tập tài liệu của GS Charles Fourniau (VietNam – Domination coloniale et résistance nationale 1858-1914), hay của Thiery François (Le Trésor de Huê. Une face cachée de la colonisation de l’Indochine).

Theo các tài liệu đã dẫn thì đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885, quân Pháp do tướng De Courcy cầm đầu tiến chiếm hoàng cung để trả đũa vụ Tôn Thất Thuyết âm mưu đánh úp đồn Mang Cá và phủ Toàn quyền. Điều mà sử sách Việt Nam cũng như Pháp không thấy nói là quân Pháp nhân dịp này đã “dọn sạch” kho tàng của nhà Nguyễn trong hoàng cung. Họ không chừa lại bất cứ một đồ vật quý giá nào. Lính tráng nhân dịp này cũng hôi của. Một nhân chứng kể lại, có hai tên lính Pháp tranh nhau một con voi đúc bằng vàng. Con voi vàng bị cưa ra làm hai, mỗi người một nửa. Nhân chứng cũng kể lại rằng, có viên tướng người Pháp cũng tham gia cuộc “hôi của” này.

Bản báo cáo của De Courcy về Pháp, “chiến lợi phẩm” thu được gồm 3 tấn vàng và 30 tấn bạc. Trong 3 tấn vàng gồm có ấn vàng, sách vàng và các đồ trang sức bằng vàng. Ngoài ra còn có nhiều châu báu khác. Tất cả tài sản của triều Nguyễn trong hoàng cung đều bị quân Pháp lấy sạch.

Số vàng bạc bị cướp về Pháp đa số đều nấu chảy để đúc tiền 20 Franc (tức đồng tiền vàng Napoleon) và tiền Đông dương. Một số thỏi vàng được giữ lại để triển lãm tại viện “Bảo tàng tiền tệ thuộc Cục quản lý tiền xu và huy chương –  Musée monétaire de l’Administration des Monnaies et Médailles”.

Sau khi lập Đồng khánh, Pháp có trả lại khoảng phân nửa số vàng cùng một số đồ vật tiêu biểu.

Cuộc đào tẩu của vua Hàm Nghi cùng “tam cung lục viện” sáng ngày 5-7-1885 được mô tả là rất hỗn loạn. Hàng ngàn người xô lấn, dẫm đạp lên nhau mà chạy thoát qua cửa Tây (là cửa quân Pháp bỏ trống).

Vua Hàm Nghi được khiêng trên một cái kiệu. Nhân chứng mô tả người khiêng kiệu chạy nhanh đến mức mỗi bước chân làm chiếc kiệu nhấp nhô, là mỗi lần đầu vua đụng lên nóc kiệu. Hoàng thân Chánh mông, tức vua Đồng Khánh sau này, đào tẩu trên lưng ngựa. Mỗi bước ngựa phi là tiền vàng rơi vãi theo chân ngựa.

Theo tôi, với tình trạng “khẩn trương” như vậy vua Hàm Nghi khó có thể mang theo cái ấn “Hoàng đế chi bảo” nặng trên 10 ký lô lúc bôn đào.

Cái ấn quý giá và có giá trị nhứt của các vương quốc (ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa) là cái ấn “truyền quốc tỷ”. Cái ấn này thường làm bằng một khối ngọc có màu đặc biệt để không bị làm giả (như vàng hay đồng). Triều Nguyễn có cái ấn “Đại nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ”. Theo “Con rồng Đại Nam” của Bảo Đại thì Bảo Đại có sử dụng cái ấn này lần cuối cùng, tháng 8 năm 1945, trong dịp ra văn bản yêu cầu quân Nhật thôi, không làm phận sự bảo vệ an ninh cho hoàng gia nữa.

Nhà Nguyễn có hàng trăm cái ấn, tỷ, đủ loại, vàng có, ngọc có. Nếu Hàm Nghi bình tĩnh, có thì giờ chọn lựa thì ắt sẽ lấy ấn “truyền quốc”.

Vì vậy theo tôi, nhiều xác suất cho thấy cái ấn 10 ký lô vàng tên “Hoàng đế chi bảo” có thể có cùng số phận với cái ấn “An Nam quốc vương”, ấn có núm đúc hình con lạc đà quì gối của nhà Thanh ban cho vua nhà Nguyễn. Ấn này đã bị Pháp nung chảy năm 1874. Cái ấn “Hoàng đế chi bảo” có thể đã hóa thân trở thành những đồng tiền Napoleon vàng.

3/ Giả thuyết ba: Sau khi dẫn vua Hàm Nghi bôn đào, Tôn Thất Thuyết một mặt ra chiếu Cần vương, mặt khác có ý định dẫn vua qua Tàu, qua ngả thung lũng sông Mã. Vì quân Pháp vây chặt, tìm cách để bắt vua Hàm Nghi, vì vậy Tôn Thất Thuyết để hai con là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp ở lại hộ giá vua Hàm Nghi còn ông tìm đường sang Tàu cầu viện. Tôn Thất Thuyết hy vọng dân chúng nổi dậy chống Pháp đồng thời với sự góp sức của quân Thanh.

Sang Tàu cầu viện một mình, Tôn Thất Thuyết cần vật làm tin. Chắc chắn Tôn Thất Thuyết sẽ mang theo một cái ấn của vua Hàm Nghi (mang theo lúc bôn đào).

Cuộc cầu viện của Tôn Thất Thuyết thất bại. Vì Pháp và nhà Thanh đã ký hòa ước rồi (Hòa ước Thiên Tân 1885). Tôn Thất Thuyết vẫn không nản chí. Ông ở lại bên Tàu quanh quẩn khu vực Long Châu, cố gắng thuyết phục các quan chức Tàu ở Vân Nam và Lưỡng Quảng giúp quân đánh Pháp. Đến năm 1895 Pháp và nhà Thanh đã hoàn tất công trình phân định biên giới. Tôn Thất Thuyết bị tổng đốc lưỡng Quảng là Trương Chi Động nhốt bỏ tù. Sử Việt Nam viết là Tôn Thất Thuyết bị “giam lỏng”.

Nếu cái ấn Tôn Thất Thuyết mang sang Tàu là cái ấn “Hoàng đế chi bảo”, chắc chắn cái ấn này đã lọt vào tay quan chức nhà Thanh.

Tức lời kể về “cái ấn giả” của bà Ngô Đình Thị Hiệp vẫn đúng. Ấn thật bị Tôn Thất Thuyết làm mất và ấn chúng ta thấy hiện nay là ấn mà vua Thành Thái sau này đúc lại.

4/ Tóm lại qua các sự kiện lịch sử đã dẫn trong ba giả thuyết nói trên, ta có thể khẳng định rằng, 99% cái ấn Hoàng đế chi bảo (mà Việt Nam mới mua về từ Pháp) không phải là cái ấn nguyên thủy được đúc từ thời Minh mạng. Cái ấn nguyên thủy đã mất vì nhiều lý do. Có thể do Hàm Nghi làm mất lúc bôn đào. Có thể do Tôn Thất Thuyết làm mất lúc đem ấn sang Tàu cầu viện binh đánh Pháp. Có thể do Pháp đã lấy mất nhân biến cố “cướp kho tàng hoàng cung” ngày 5 tháng 7 năm 1885. Mất cách nào không quan trọng mà quan trọng là vua Thành Thái biết ấn đã mất nên mới bàn bạc cùng cận thần cho đúc lại. Và sự kiện Thành Thái đúc lại ấn được bà Ngô Đình Thị Hiệp kể lại trong hồi ký của bà.

Hệ quả là gì? Theo tôi nhà Nguyễn đã mất tính chính danh về quyền lực từ khi Pháp lập, hay chuẩn nhận để lập, các vị vua sau khi vua Hàm Nghi bôn đào, quyền lực thực tế nằm trong tay người Pháp. Triều đình chỉ là “bù nhìn”.

Cái ấn được đúc lại trong thời kỳ như vậy. Hiển nhiên cái ấn, trong chừng mực, đã mất đi tính đại diện quyền lực cho nhà Nguyễn.

Tình hình như vậy dĩ nhiên nhà nước Việt Nam “suy nghĩ ba lần” trước khi ra quyết định mua cái ấn. Cuối cùng nhà nước không mua mà nhượng cho tư nhân mua. Vì dầu sao cái ấn có giá trị văn hóa và lịch sử rất lớn.

5/ Lời nói thêm:

Giả thuyết cuối cùng, không liên quan đến sự thật hay giả của cái ấn. Nhà nước Việt Nam không biết ấn là thật hay giả. Nhà nước Việt Nam không dám đứng ra mua vì sợ bị “siết nợ”.

Giả thuyết này cũng rất thuyết phục, trả lời được câu hỏi vì sao nhà nước Việt Nam không đứng tên mua ấn.

Nếu nhà nước Việt Nam đứng ra mua cái ấn, theo tôi cái ấn có thể bị “giam” lại ở Pháp lâu dài và Việt Nam có thể mất vĩnh viễn cái ấn.

Trở ngại không phải nhà nước Pháp ngăn cản, mặc dầu họ có thẩm quyền để làm việc này. Trở ngại đến từ những pháp nhân có “nợ óan thù” với nhà nước CSVN hay những người đã từng kiện tụng nhà nước Việt Nam và họ đã thắng (như Trịnh Vĩnh Bình).

Giả sử rằng, một pháp nhân có quốc tịch Pháp (gốc Việt) tài sản của họ bị Việt Nam tịch thâu một cách bất hợp pháp và họ có giấy tờ chứng minh. Pháp nhân này có thể khiếu nại yêu cầu Bộ Văn hóa Pháp không cấp phép cho cái ấn xuất cảnh về Việt Nam, cho đến khi nội vụ tranh chấp được giải quyết.

Hoặc ông Trịnh Vĩnh Bình, ông này có thể kiện quốc gia Việt Nam trước một tòa án, với nội dung yêu cầu Tòa “xiết” cái ấn như là vật thế chân. Khi nào Việt Nam trả hết tiền bồi thường cho ông, thì lúc đó cái ấn mới được trả về cho Việt Nam.

Vì sao Ủy viên Bộ Chính trị Trần Tuấn Anh “ngã ngựa”? (Phần 1) 

Phạm Vũ Hiệp 

6-2-2024

Đúng hai năm nữa đại hội 14 của đảng mới khai mạc, nhưng chính trường Việt Nam đã sôi động. Các phe nhóm trong đảng cộng sản đã sớm ra tay. Việc Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, bị mất tất cả các chức vụ, về vườn đuổi gà, cũng không lấy gì làm lạ. Việc Tuấn Anh “ngã ngựa” hôm nay, đã được dự báo, khi mà các đối thủ toan tính, ủ mưu từ rất lâu.

Tôi, đứa con người tù “học tập cải tạo” (Kỳ cuối)

Lê Xuân Mỹ

18-4-2024

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2kỳ 3

Để xoa dịu mẹ con chúng tôi, lần đầu tiên K2 có tổ chức một đám ma tù nhân tương đối đàng hoàng. Có rất nhiều tù nhân chết ở đây. Toàn bộ được bó vào các manh chiếu mây tre rách rưới và được vùi sơ sài trong các khuôn đất trống bên trong trại. Ba có lẽ là người đầu tiên đưọc ưu tiên có hòm làm bằng gỗ ván thông mỏng dính. Chôn theo với ba là mấy bộ đồ rách bươm. Cũng có 4 người tù khiêng quan tài. Phía trước và phía sau có 4 công an đi cùng. Cũng có ly hương là cái chén ăn cơm cũ kỹ.

Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Thanh Niên

Lật lại hồ sơ vụ tham nhũng lớn tại cơ quan Quản lý Dược – Bộ Y tế (kỳ 3) – Kỳ 3: Làm “phù phép” để cấp số đăng ký lậu cho hàng trăm loại thuốc

Hoàng Hải Vân – Võ Khối

14-6-2004

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Tiếp theo kỳ 1: Tâm tư của 1 cựu phó Viện trưởng Viện KSND tối cao và kỳ 2: Cơ quan quản lý dược “mở cửa” cho thuốc kém chất lượng tràn vào Việt Nam

Được cấp 1 số đăng ký, loại thuốc đó có thể được nhập hàng chục, hàng trăm tấn vào thị trường Việt Nam không bị bất cứ hạn chế nào. Hàng trăm loại thuốc và nguyên liệu thuốc đã được Thanh tra Bộ Y tế phát hiện là đã được cấp số đăng ký lậu.

Tuy câu chuyện xảy ra hơn 10 năm rồi nhưng đến giờ vẫn còn mang tính thời sự. Thời sự ở chỗ, mặc dù đã có kết luận thanh tra, nhưng hàng trăm loại thuốc đó vẫn tiếp tục tràn vào Việt Nam không hạn chế số lượng và những kẻ bất chấp luật pháp, bất chấp sức khỏe của nhân dân cho đến giờ vẫn được coi là vô tội…

Dân oan Thủ Thiêm chống cướp đất ở khu đô thị mới Thủ Thiêm

Nhóm Dân Oan Thủ Thiêm

26-10-2017

Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, TP HCM đã cưỡng chiếm, giải tỏa được 150%, vượt mức quy hoạch được Chỉnh phủ cho phép 50,1%.

Dân oan Thủ Thiêm biểu tình đòi đất.

Ngay từ năm 1996, với chủ trương xây dựng một khu đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nhiều thủ tục theo quy định pháp luật. Quan điểm của Thành ủy TP Hồ Chí Minh và Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh là bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và các hộ dân bị thu hồi nhà đất tại siêu dự án này, nhưng thực tiễn đã xảy ra hàng loạt bất cập, thiếu sót, thậm chí trái pháp luật, liên quan đến trách nhiệm của nhiều tổ chức, cá nhân.

Phát Triển Năng Lượng tại Việt Nam: Nhiều Nỗi Lo về Điện Than

Hoàng Mai

31-1-2018

“Tôi không hiểu”, anh Thảo tuyên bố. Mặc dù giọng của anh nghe nghèn nghẹt qua điện thoại, nỗi thất vọng trong ấy không thể nhầm lẩn được. “Thế giới đang dần dần loại bỏ than đá. Việt Nam thì đang dần dần đầu tư thêm”.

Đọc Hồi ký Nguyễn Trung

Nguyễn Đình Cống

2-7-2018

Tác giả Nguyễn Trung. Ảnh: VS

Vừa qua ông Nguyễn Trung đã gửi Hồi ký “TÔI LÀM CHÍNH TRỊ” cho bạn bè và đăng Viet- Studies. Tôi đã có vài ý kiến với tác giả, nay xin trao đổi rộng rãi hơn.

1-Tóm tắt nội dung

Hồi ký gồm 4 phần. Phần 1: Vào đời. Ông Trung sinh 1935, học trường Tân Trào, Việt Bắc. Năm 1955 làm ở Bộ Ngoại giao, tham gia cải cách ruộng đất và sửa sai. Từ 1957 học đại học ở Đức. Làm việc tại Đại sứ quán Đông Đức, Tây Đức và nước Đức thống nhất khoảng 20 năm. Về nước làm Chánh Văn phòng Bộ Ngoại giao, quyền Đại sứ tại Úc, Vụ trưởng vụ Châu Á 2, Đại sứ tại Thái Lan. Từ 1994 trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông đã có nhiều nghiên cứu, tổng kết về phát triển kinh tế, về đường lối ngoại giao, viết nhiều báo cáo gửi Chính phủ và Đảng.

Thư gửi Ngài António Guterres Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2019

Kính gửi Ngài António Guterres

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

405 East 42nd Street

New York, NY 10017

Thưa Ngài,

Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Danh sách dân Đồng Tâm bị công an bắt đi biệt tăm từ ngày 9/1/2020

Mạc Văn Trang

6-2-2020

“Đồng bào ơi, anh chị em ơi!
Hỡi lương tâm tất cả loài người” … (Tố Hữu)

ĐBQH Phạm Phú Quốc nói dối hay đài Al Jazeera đưa tin sai?

BTV Tiếng Dân

25-8-2020

Đơn vị điều tra của đài Al Jazeera đã công bố tài liệu rò rỉ “Hồ sơ Cypruss” hôm qua, tiết lộ rằng, từ năm 2017 đến năm 2019, có gần 2.500 người đã trả tiền để trở thành công dân đảo Síp (Cyprus).

Đi tìm chân dung y sĩ tiền tuyến Nghiêm Sỹ Tuấn với thông điệp mùa Xuân

Ngô Thế Vinh

5-1-2022

Dẫn nhập – Chiến tranh, không phải là chấp nhận hiểm nguy, không phải là chấp nhận giao tranh. Ở một thời khắc nào đó, với người chiến binh, là sự chấp nhận thuần túy và giản đơn cái chết. La guerre, ce n’est pas l’acceptation du risque, ce n’est pas l’acceptation du combat. C’est, à certaines heures, pour le combattant, l’acceptation pure et simple de la mort. A. de Saint-Exupéry (Pilote de guerre)

Hình 1: trái, Di ảnh Y sĩ Trung úy Nghiêm Sỹ Tuấn, Y sĩ trưởng Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù tử trận tại chiến trường Khe Sanh ngày 11/4/1968; phải, Chân dung Nghiêm Sỹ Tuấn qua nét vẽ của Y sĩ Đại úy Lê Văn Công, Quân Y Hiện Dịch khóa 15 YKSG, Virginia, USA 2018. Size 6 x 20” acrylic on canvas. Sưu tập: Ngô Thế Vinh

Chính phủ Hà Lan chống lại các văn phòng công an của Trung Quốc

TAZ

Tác giả: Sven Hansen

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

3-11-2022

Ngoại trưởng Hoekstra ra lệnh đóng cửa hai văn phòng công an bất hợp pháp của Trung Quốc. Chúng được lập ra nhằm mục đích đe dọa những người bất đồng chính kiến.

Công an Trung Quốc ở gần họ hơn là họ nghĩ: Người Uigur biểu tình ở Amsterdam 2019. Nguồn: Remko de Waal/ EPA Den Haag

BERLIN taz | Chính phủ Hà Lan hôm thứ Ba đã yêu cầu đại sứ quán Trung Quốc đóng cửa ngay lập tức hai văn phòng công an Trung Quốc ở Amsterdam và Rotterdam. Theo hãng tin ANP, những chỗ này chưa bao giờ có sự chấp thuận của các nhà chức trách Hà Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Wopke Hoekstra cho biết. Do đó, chúng “không thể chấp nhận được”.

Hôm thứ Tư, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Bắc Kinh đã phủ nhận sự tồn tại của các văn phòng công an Trung Quốc ở Hà Lan. Tuy nhiên, theo Reuters, ông thừa nhận sự tồn tại của các “trung tâm dịch vụ”.

Tuần trước, truyền thông Hà Lan lần đầu tiên đưa tin về các văn phòng công an Trung Quốc. Từ đó, chính quyền Trung Quốc cũng sẽ gây áp lực lên những người bất đồng chính kiến ​​tị nạn, dưới chiêu bài cung cấp các dịch vụ như cấp giấy chứng nhận kết hôn hoặc gia hạn giấy phép lái xe.

Chính phủ Hà Lan sau đó đã công bố một cuộc điều tra, theo Bộ trưởng Hoekstra, nhằm tìm hiểu chính xác những điều mà các văn phòng ở Hà Lan, vốn được coi là bất hợp pháp, đang thực sự làm gì.

Sở công an hải ngoại là văn phòng cấp tỉnh

Theo tường thuật của các phương tiện truyền thông, các văn phòng đã có ở đó từ năm 2018. Văn phòng ở Amsterdam do hai công an tỉnh Chiết Giang điều hành. Còn văn phòng ở Rotterdam nằm trong một căn hộ và do một người lính tỉnh Phúc Kiến chỉ huy.

Cả hai tỉnh miền đông Trung Quốc đều được biết đến với tỷ lệ người nhập cư cao. Cũng không có gì lạ khi chính quyền Trung Quốc ở nước ngoài sử dụng các hiệp hội đồng hương và lấy đó làm chính trị cho các tỉnh tương ứng hoặc toàn bộ nước Cộng hòa Nhân dân. Các hiệp hội ở hải ngoại thường là tay sai của các sứ quán.

Nhà bất đồng chính kiến ​​người Trung Quốc Vương Tịnh Du (Wang Jingyu), là người tị nạn chính trị ở Hà Lan, nói với báo Guardian của Anh rằng, ông đã được văn phòng công an Trung Quốc ở đó liên lạc ngay khi đến Rotterdam.

Họ yêu cầu tôi quay trở lại Trung Quốc. Tôi cũng được bảo rằng hãy nghĩ về cha mẹ mình”, Vương nói. Sau đó anh ấy đã bị gây áp lực qua những tin nhắn và các cuộc gọi. Và anh đã bị dọa giết.

Tuần trước, tin tức về các đồn công an Trung Quốc như vậy đã xuất hiện ở một số thành phố, chủ yếu ở châu Âu, bao gồm London, Glasgow, Dublin, Paris, Madrid, Valencia, Prague, Porto và Frankfurt am Main.

Báo cáo của tổ chức Tây Ban Nha gây rúng động

Nguồn chính là một bài tường thuật của tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Tây Ban Nha Safeguard Defenders vào cuối tháng Chín. Trong đó, tổ chức này đã liệt kê 54 văn phòng công an như vậy ở 25 thành phố của 21 quốc gia, phần lớn là ở châu Âu.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bênh vực các văn phòng này vào tuần trước và bác bỏ mọi cáo buộc. Họ là những trợ thủ đắc lực trong đại dịch khi công dân Trung Quốc không thể về nhà như thường lệ.

Các văn phòng cũng phục vụ cho việc chống tội phạm xuyên biên giới, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chủ quyền của nước sở tại.

Văn phòng công an Trung Quốc ở Frankfurt?

Tường thuật của Safeguard Defenders nêu tên một văn phòng tại Frankfurt am Main ở Đức mà không cho biết thêm chi tiết. Tuần trước, Bộ Nội vụ Hessen thông báo, sẽ điều tra bài tường thuật.

Theo Safeguard Defenders, lần đầu tiên Trung Quốc thành lập các văn phòng công an như vậy ở nước ngoài vào năm 2018. Mục đích của họ là hạn chế gian lận qua Internet và điện thoại. Nhiều kiều bào Trung Quốc bị liên lụy trong việc này, thường là vì chính họ từng là nạn nhân của những lời hứa hão huyền và tống tiền.

Theo Safeguard Defenders, cơ quan công an Trung Quốc khoe rằng, từ tháng 4 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022, có tổng cộng 230.000 công dân của họ đã “được thuyết phục” quay trở lại Trung Quốc.

Điều này thường xảy ra với áp lực lớn đối với các thành viên trong gia đình, bao gồm cả việc cấm con cái của họ hàng đến trường. Tuy nhiên, theo bài tường thuật, các vụ lừa đảo qua Internet và điện thoại của bọn tội phạm Trung Quốc chủ yếu đến từ 9 quốc gia, trong đó 7 quốc gia ở Đông Nam Á và miền bắc Miến Điện và Campuchia là trung tâm, thì các văn phòng công an ở nước ngoài không tập trung ở đó, mà chủ yếu ở châu Âu.

Giới quan sát cho rằng, việc Trung Quốc sử dụng các văn phòng trái phép này cung cấp thêm bằng chứng, cho thấy, chính quyền Bắc Kinh, với quyền lực chính trị và kinh tế ngày càng tăng, ngày càng ít có xu hướng tuân thủ các quy tắc hành xử theo luật pháp quốc tế.

Tám luận điểm dối trá của tuyên truyền Nga

Svoboda

Phan Phương Đạt, dịch

26-2-2023

Một năm trước, quân đội Nga đã tiến hành cuộc xâm lược vào Ukraina từ nhiều hướng: Phía bắc – từ lãnh thổ Belarus, phía đông – từ cái gọi là “LPR” và “DPR” và phía nam – từ Crimea đã bị sáp nhập. Vladimir Putin gọi đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, nhiệm vụ chính là “phi quân sự hóa” và “phi phát xít hóa” Ukraina. Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã ghi nhận 18.657 thương vong trong dân thường Ukraine: 7.110 người chết và 11.547 người bị thương. Đây chỉ là những con số được xác nhận, thiệt hại thực tế chắc hẳn là lớn hơn nhiều.

Phe nhóm nào ra tay tàn độc với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành? 

Phạm Vũ Hiệp

22-8-2023

Thường khi bị bệnh, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước tìm đường sang xứ “tư bản giãy chết” để chữa, còn “thiên đường” với các bệnh viện công mà họ xây dựng chỉ để dành cho dân. Nhiều quan chức bệnh nặng, hiếm khi chữa trị trong nước mà tìm đường sang xứ “giãy chết”.

Quỹ Paul K. Feyerabend đánh giá cao việc làm của tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách

Quỹ Paul K. Feyerabend

Tác giả: Ben

Thục Quyên, lược dịch

7-1-2024

Lời giới thiệu: Quỹ Paul K. Feyerabend, thành lập Thụy Sĩ hồi tháng 3 năm 2006, khuyến khích và thúc đẩy việc trao quyền và phúc lợi cho các cộng đồng còn yếu kém. Bằng cách tăng cường tình đoàn kết nội bộ và giữa các cộng đồng, Quỹ nỗ lực nâng cao năng lực địa phương, thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và duy trì đa dạng văn hóa và sinh học.

Những người chỉ trích VinFast ở Việt Nam đối mặt với công an (Phần 1)

InsideEVs

Tác giả: Kevin Williams

Vũ Ngọc Chi chuyển ngữ

12-2-2024

Ít nhất hai nhà phê bình khác nhau đã bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn vì chỉ trích VinFast. Điều này có ý nghĩa gì đối với khát vọng ở Hoa Kỳ của thương hiệu này?

Những tin nhắn xuất hiện trên các nhóm Reddit và Facebook rất dữ dội và khẩn cấp.

Chúng bắt đầu xuất hiện ngay trước Giáng sinh, khoảng ngày 12/12. Ngày 18/1, trên nhiều bản tin trực tuyến dành riêng cho startup xe điện VinFast của Việt Nam. Những người đăng chúng đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất tích của một người đàn ông ở Thành phố Hồ Chí Minh, tên là Sonnie Tran, một giáo viên trở thành nhà phê bình, người nổi tiếng qua việc tố cáo nhà sản xuất xe hơi và công ty mẹ của nó, Tập đoàn VinGroup.

Cho đến thời điểm đó, Tran (Sơn) vẫn hoạt động tích cực trên Facebook và Facebook Messenger, đăng tin về hoạt động sản xuất và tài chính của công ty này, đồng thời liên lạc với bạn bè thân thiết và những người ủng hộ gần như hàng ngày. Đột nhiên, Trần ngừng trả lời tin nhắn của bất kỳ ai, khiến bạn bè của anh [lo lắng] phát điên. Anh ấy đã biến mất và họ lo sợ điều tồi tệ nhất đã xảy ra.

“Cần tìm người mất tích!”, một người dùng kêu lên trên Reddit, yêu cầu trợ giúp tìm kiếm Trần. Bản dịch của bài đăng có nội dung: “Sáng nay, chúng tôi hẹn nhau đi uống cà phê nhưng sau khi liên lạc lại thì [anh ấy] đã biến mất từ ​​7 giờ sáng và không ai biết ở đâu… Sự an toàn tính mạng của [Sonnie] hiện là vấn đề mong manh nhất hiện nay”.

Một bài đăng trên Facebook yêu cầu tìm kiếm manh mối sau khi Sonnie Tran, người trong ảnh, mất tích.

Không lâu sau đó, họ đưa ra một tuyên bố đau lòng: Ba công an mặc thường phục được cho là đã bắt cóc Trần tại một quán cà phê giữa thanh thiên bạch nhật.

Theo các nguồn tin trực tiếp về tình hình — bao gồm cả các nguồn mà InsideEV giữ kín danh tính để bảo vệ họ khỏi bị trả thù — kết quả cuộc điều tra là, do Trần chỉ trích VinFast, vì anh ta có thể đã vi phạm luật pháp Việt Nam được định nghĩa rộng rãi. Các nhà phê bình cho rằng nó được thiết kế để bóp nghẹt phát biểu chống lại đất nước hoặc lợi ích của nó. Sau đó, điện thoại và máy tính của anh đã bị cảnh sát tịch thu trong quá trình bắt giữ. (Đài Tiếng nói Hoa Kỳ phiên bản tiếng Việt khởi xướng đưa tin về việc Trần bị bắt giữ).

Bạn có thông tin gì về VinFast không?

Hãy liên lạc.

Nếu bạn có thông tin về trường hợp này hoặc bất kỳ thông tin chi tiết nào về tình hình VinFast, hãy liên hệ với chúng tôi bất kỳ lúc nào [qua địa chỉ email]: team@insideevs.com.

Hơn nữa, một tài liệu của tòa án Việt Nam mà InsideEVs xem được, đã xác nhận rằng, Trần — và một người khác thân cận với anh ta, một chi tiết chưa được tường thuật trước đó — đã được triệu tập để nói chuyện với Bộ Công an “để trả lời một số nội dung liên quan đến khiếu nại của Tập đoàn VinGroup”.

Trần đã phần nào thu hút được lượng người theo dõi trên Facebook và trong lĩnh vực viết blog ở Việt Nam với những lời chỉ trích của anh ấy đối với VinFast và VinGroup. (Theo các tin tức tường thuật, ngày càng có nhiều người chỉ trích gay gắt ở Việt Nam, những người cảm thấy khó chịu vì vấn đề chất lượng của xe hơi). Các bài đăng của Trần đã đưa ra những tuyên bố nhức nhối trên các trang truyền thông xã hội như Reddit, nơi anh điều tra một số tuyên bố và chỉ trích nhất định. Những lời phê bình dựa trên các thông tin ít được biết đến, nhưng công khai về sự phát triển và chất lượng sản phẩm của VinFast, cũng như hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Vingroup.

Ví dụ, một trong những bài đăng phổ biến nhất của Trần khẳng định, rằng dòng mẫu xe phát triển nhanh chóng của VinFast có nhiều sự trợ giúp từ bên ngoài hơn những gì thương hiệu này thường miêu tả. Một bài đăng khác cáo buộc VinGroup có thể đang thổi phồng thu nhập của mình bằng cách chuyển nợ và các khoản vay xung quanh thông qua các công ty thuộc sở hữu của người sáng lập VinGroup và cũng là người giàu nhất đất nước, Phạm Nhật Vượng. (Trần không đơn độc trong một số tuyên bố này; một số bài đăng trực tuyến đã đặt ra những câu hỏi tương tự).

Không rõ liệu VinGroup có khởi kiện ông Trần hay chính phủ Việt Nam thay mặt tập đoàn làm như vậy. Khi được InsideEVs hỏi qua email, một quan chức của VinFast trả lời: “Đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền của cơ quan chính quyền, Vingroup/ VinFast hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác không có quyền can thiệp”.

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu VinFast hay VinFast đã làm như vậy trước đây hay chưa, quan chức này khẳng định họ đã làm như vậy.

Quan chức này nói với InsideEVs qua email: “Trước đây, VinFast đã từng khiếu nại một cá nhân vì chia sẻ thông tin sai sự thật về mẫu xe chạy xăng VinFast, gây tổn hại nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng và uy tín thương hiệu. Vì vậy, chúng tôi đã công khai khiếu nại theo đúng quy trình và thủ tục pháp lý. Chúng tôi cũng công bố minh bạch thông tin trên các kênh truyền thông chính thức của VinFast và các phương tiện thông tin đại chúng. Trong suốt quá trình chuẩn bị hồ sơ vụ án và nộp đơn khiếu nại, chúng tôi đã tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn, quy định của pháp luật”.

Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, là người đã nghiên cứu chính trị Việt Nam và ảnh hưởng của nhà nước, nói với InsideEVs rằng, những kết quả này không phải là chưa từng có.

Ông Giang nói: “Đúng là [luật Việt Nam] đã được sử dụng trong nhiều trường hợp để truy tố các cá nhân vì ‘lợi dụng quyền tự do ngôn luận’ xâm phạm lợi ích của nhà nước. Hầu hết các vụ việc đều liên quan đến cá nhân chỉ trích nhà nước, nhưng một số vụ cũng liên quan đến doanh nghiệp. [Luật] này thực sự được định nghĩa một cách mơ hồ, dẫn đến khả năng lạm dụng đối với những người chỉ trích”.

Trong số tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện vào năm 2024, VinFast là một trong những nhà máy có kế hoạch và tham vọng nhất ở Ấn Độ, North Carolina [Hoa Kỳ] và hơn thế nữa. Và nó cũng quan trọng không kém đối với niềm hy vọng của Việt Nam, như là một quốc gia, một nơi vẫn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mô tả là một quốc gia độc đảng, độc tài nhưng đã đi theo chủ nghĩa tư bản trong những thập niên gần đây và hy vọng sẽ vươn lên trên thế giới với nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng. VinGroup được nhiều người mô tả là chìa khóa cho sự phát triển của Việt Nam trên thế giới với tư cách là nhà cung cấp dược phẩm, thiết bị công nghệ cá nhân, giáo dục và giờ đây là xe hơi điện.

Nhưng dù Việt Nam hiện đại như ngày nay, việc thể hiện quyền tự do ngôn luận vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt khi chúng có ý chỉ trích nhà nước—hoặc những điều quan trọng đối với nhà nước. Theo những nguồn tin am hiểu tình hình, đó có thể là điều mà Trần đã trực tiếp trải qua.

Là công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam, sẽ không ngạc nhiên nếu VinGroup có sức ảnh hưởng trong việc giảm thiểu báo chí tiêu cực trong nước và có thể yêu cầu chính quyền can thiệp trong những trường hợp như trường hợp của Sonnie Trần”, ông Giang nói.

Tuy nhiên, các tài khoản ngoài Việt Nam đặt ra câu hỏi về một nhà sản xuất xe hơi có kế hoạch mở rộng quốc tế lớn, bao gồm cả tiền tư nhân và công cộng ở Hoa Kỳ. Chúng bao gồm khoản ưu đãi 1,2 tỷ USD từ North Carolina cho nhà máy xe điện ở Quận Chatham, gần thủ phủ Raleigh và khoản vay liên bang tiềm năng trị giá 1,4 tỷ USD từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Hơn nữa, nó đang thu hút sự chú ý từ khu vực tư nhân, vì gần đây họ đã đăng ký với nhóm đại lý ở Hoa Kỳ cho các cửa hàng ở Texas, New York, North Carolina và Kansas.

(Còn tiếp)

Tuyên bố phản đối bản án dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh của Hội cựu Tù nhân Lương tâm

Hội cựu Tù nhân Lương tâm

2-7-2017

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa ngày 29/6. Ảnh: internet

Vào ngày 29-6-2017, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã xét xử gấp gáp trong một ngày và tuyên bản án nặng nề 10 năm tù giam dành cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm).

Chúng tôi nhận định như sau:

1) Cáo trạng mà Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Khánh Hòa đưa ra để truy tố bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không dựa trên bất kỳ chứng cứ nào được xác lập theo luật định;