Chu Mộng Long
23-10-2023
Tôi bắt đầu từ chuyện thầy tôi, thầy dạy Hán Nôm. Lần đầu tiên đến nhà thầy, nhìn ban thờ gia tiên mang màu sắc Hoa, tôi hỏi: “Thầy là người Hoa?” Thầy giật mình: “Không, mình là người Việt!”
Chu Mộng Long
23-10-2023
Tôi bắt đầu từ chuyện thầy tôi, thầy dạy Hán Nôm. Lần đầu tiên đến nhà thầy, nhìn ban thờ gia tiên mang màu sắc Hoa, tôi hỏi: “Thầy là người Hoa?” Thầy giật mình: “Không, mình là người Việt!”
22-10-2023
Trong ngôn ngữ bình dân của miền Nam, hay còn gọi là tiếng lóng của nhiều thập niên trước – lưỡng và chôm – thường được biết đến với cách định nghĩa khác nhau.
JB Nguyễn Hữu Vinh
19-10-2023
Chủ tịch dự ra mắt sách?
Mấy hôm trước, thấy trên mạng ồn ào về vụ Võ Văn Thưởng đến dự phát hành cuốn sách “Còn có ai người khóc Tố Như” của một người gọi là “Nhà văn Võ Bá Cường”. Nhà văn này mời được Chủ tịch nước đến dự giới thiệu cuốn sách có vẻ được vinh dự lắm, ồn ào báo chí và làm nổi sóng mạng xã hội. Nổi sóng không phải vì tác phẩm, hay vì điều gì có giá trị, mà chỉ vì được Võ Văn Thưởng ghé đến tham dự.
Nhưng thực chất thì nếu ai tỉnh táo, sẽ thấy đó là một sự kệch cỡm, mà nói theo cách nói của nông dân thì: “Cái thằng mời đã ngu, cái thằng dự còn ngu hơn”.
Vì sao nói vậy?
Chỉ vì sách vở là lĩnh vực thuộc về tri thức. Người sáng tác tác phẩm, nghĩa là tạo nên một sản phẩm tri thức, thì người đến dự, người được mời phải là người có khả năng cảm nhận, thẩm thấu được tác phẩm, sản phẩm tri thức đó. Nói theo cách nói dân gian, thì: “Không thể mời Bụt ăn món thịt chó mắm tôm” cũng như không thể “đưa lược để mời sư đi gội đầu”.
Bởi thế cho nên, việc Võ Văn Thưởng đến dự ra mắt sách là chuyện ruồi bu.
Võ Văn Thưởng là tay cán bộ đoàn lẻo mép, chỉ phát triển hệ thống nhai lại chứ biết gì mà sách với vở? May ra anh ta nhớ được vài câu thuộc lòng theo kiểu: “Đảng ta chỉ có lợi ích duy nhất là lợi ích của giai cấp công nhân”, hoặc là “Dân là gốc, là trọng tâm của mọi quyết sách” hay là “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, có hại đến dân phải hết sức tránh…” tức là nhai lại cái mà đảng cho là của Hồ Chí Minh nhai từ thế kỷ trước và đã nhả bã ra từ lâu thối rình.
Chỉ nghe đã tởm chứ làm gì có được câu nào ra hồn, cho có vẻ trí tuệ đâu.
Người lãnh đạo phải là người có trí tuệ.
Người có trí tuệ, không chỉ là người nhai lại là đủ mà phải có những sáng tạo của mình, làm chủ được nó, kể cả là một câu nói. Chứ cứ học được vài câu mà đám trẻ con lớp 3 cũng thuộc, rồi cứ nhai đi nhai lại cái thứ mà chỉ nghe đã lợm giọng.
Bởi nội dung của nó là lừa bịp, là lừa đảo, là mị dân, là nói ngược… điều mà chỉ nghe là người ta biết rõ.
Thế nên, đưa sách cho Võ Văn Thưởng thì lại khác gì đống sách trong bụng bò, là chuyện đem đàn mà gãy tai trâu.
Nhà văn?
Nhiều người ý kiến nọ kia về cuốn sách, về đề tài… nhưng mình bận không quan tâm mấy cái thể loại nhà nọ nhà kia… đầy rẫy trên mạng mà đa số là to còi chứ thực chất chẳng có mấy.
Hôm nay mới xem lại tấm ảnh treo đỏ bầm trước cửa giới thiệu tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” và ghi rõ là Tác giả: Nhà văn Võ Bá Cường.
Trời đất ơi!
Nhà văn ơi!
Tố Như ơi!
Từ Hải ơi!
Thúy Kiều ơi!… về mà xem.
Cái gọi là nhà văn, trích có hai câu thơ của Truyện Kiều thì sai cả bốn câu, mà còn để chình ình trước cửa đón khách mới kinh chứ.
Đây:
– Câu Kiều số 321-322 của Nguyễn Du như sau:
Trời còn để có hôm nay,
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời .
Đã bị Nhà văn Võ Bá Cường đổi thành:
GIỜI còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa ĐƯỜNG.
– Câu Kiều số 3113-3114 như sau:
Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta!
Đã bị Nhà văn Võ Bá Cường đổi thành:
Chàng rằng khéo nói LÊN NHỜI
Mà trong lẽ phải có người có ta
Lời bàn:
Được giới thiệu là Nhà văn, được ca ngợi hết lời là nhà văn này thế lọ, nhà văn này thế chai… Nhưng, tôi chưa đọc tác phẩm nào của nhà văn này, duy chỉ nhìn hai câu Kiều được trích dẫn đã thấy có lẽ mình không đọc là sáng suốt chăng?
Thứ nhất, ở hai câu đầu, Võ Bá Cường tự ý đổi “Trời” thành Giời”
và “giữa trời” thành “giữa đường”.
Thế nên, câu thơ của Truyện Kiều là:
Trời còn để có hôm nay,
Bị đổi thành:
GIỜI còn để có hôm nay
Và câu thơ:
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời .
Bị đổi thành
Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa ĐƯỜNG.
Khi trích dẫn tác phẩm của một tác giả nào đó, phải giữ nguyên văn, nguyên tác, không tự ý sửa chữa, xuyên tạc. Ở Truyện Kiều không bao giờ có chữ “GIỜI” để thay chữ Trời. Dù có thể hiểu rằng một số nơi miền Bắc dùng chữ Giời để thay chữ Trời, nhưng không vì vậy mà tùy tiện thay tác phẩm của người khác như Võ Bá Cường đã làm.
Chẳng hạn Võ Bá Cường không thể thay “Bà Má Hậu Giang” thành “Bà bu Hậu giang” hay “Bà Bầm Hậu Giang” hoặc “Bà Mợ Hậu Giang” được, dù một số nơi vẫn gọi “mẹ” là “Bu” hoặc là “Bầm” hay là “Mợ”.
Thế nên, không thể vì Võ Bá Cường quê Thái Bình thì cứ vác nguyên thổ ngữ Thái Bình áp vào cho Nguyễn Du từ khi sinh ra, sáng tác rồi chết đi đều ở Hà Tĩnh.
Cũng câu thơ đó, Võ Bá Cường tự ý thay đổi câu thơ của Nguyễn Du từ “Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa TRỜI” thành “Tan sương đầu ngõ, vén mây giữa ĐƯỜNG. Nghĩa là ở đây, Trời đã biến thành Đường.
Câu thơ bị thay đổi vốn đã không nguyên về câu chữ, càng tối nghĩa so với nguyên tác trong tác phẩm Truyện Kiều. Bởi đã là mây, thì hoặc là “giữa trởi” hoặc “Cuối trời” chứ làm gì có mây nào giữa đường mà đòi “vén”. Càng không thể biện bạch việc thay chữ Trời bằng chữ Đường vì “Quê tao gọi thế” được. Nếu quê Võ Bá Cường thay chữ Trời bằng chữ Đường thì phải là “ĐƯỜNG còn để có hôm nay” chứ không thể lại là “GIỜI còn để có hôm nay” được.
Tóm lại, sự thay thế này, hoặc là tùy tiện, hoặc là dốt, nghĩa là không hiểu.
Ở hai câu thơ tiếp theo bên phía phải, cũng lại là một sự tùy tiện không kém;
Nguyên tác của hai câu thơ đó là hai câu Kiều số 3113-3114 như sau:
Chàng rằng: Khéo nói nên lời,
Mà trong lẽ phải có người có ta!
Nay nhà văn Võ Bá Cường đổi lại thành:
Chàng rằng khéo nói LÊN NHỜI
Mà trong lẽ phải có người có ta
Ở đây, cũng là sự ẩu tả của nhà văn này. Hẳn không ai không biết rằng cái “LÊN NHỜI” để thay thế “nên lời” của Nguyễn Du là điều không ai chấp nhận được. Bởi nó vừa sai ngữ pháp, vừa phá hoại Truyện Kiều.
Cụm từ “nói nên lời” của Nguyễn Du được thay bằng “nói lên nhời” rõ ràng không chỉ là sự ẩu tả, tùy tiện mà thể hiện thái độ không nghiêm túc của nhà văn này đối với Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều vốn đã tồn tại hàng trăm năm, đã đi vào mọi ngõ ngách đời sống xã hội của người dân Việt Nam.
Việc thay thế ấy, chẳng theo một quy luật nào trong ngôn ngữ, bởi nếu là do ông ta đưa thổ ngữ Thái Bình quê ông ta đưa vào tự do, hay do nói ngọng “n” thành “l” như ở nhiều vùng quê Bắc bộ, thì hẳn sẽ đổi thành “LÓI LÊN NHỜI” chứ cũng chẳng còn là “nói lên nhời” như ở đây.
Ở đây, việc thay thế này chỉ thể hiện một điều là cái ý thức bạ đâu thì viết đấy, thích sao thì làm vậy mà không cần chú ý điều mình làm. Bởi nếu là vấn đề chính tả, ngữ pháp hoặc “do đứa đánh máy”, “do bọn nhà in”… thì chắc chắc là không để đến khi ông ta trịnh trọng, sung sướng đón tiếp nhiều khách khứa, trong đó có đám văn thơ, rồi cả chủ tịch nước mà vẫn không biết sai để sửa.
Như đã nói ở trên, điều mà ông Võ Bá Cường này không hiểu khi đi phân tích hoặc bàn về Nguyễn Du, đó là xuất xứ, quê quán của Nguyễn Du là ở Hà Tĩnh. Mà người Hà Tĩnh thì không và chẳng bao giờ sử dụng “GIỜI” hoặc “LÊN NHỜI”.
Không hiểu mà đem ra bàn, đem ra viết thì càng nguy hại.
Mới đây, Hà Tĩnh có cái bảng của Sở Nông nghiệp và phát triển Nông Thôn Hà Tĩnh có cái biển viết sai chính tả chữ Khuyến Nông thành: “Khuến Nông”, “nuôi ong nội” lại thành “Nuôi Ông nội” đã được cư dân mạng đưa lên trở thành đề tài gây cười nghiêng ngả. Và cuối cùng, thì lại tội ở thằng đánh máy, ở đứa nhà in.
Còn ở đây, thậm chí, cho đến khi dư luận trên mạng ồn ào về cái câu bị đổi là “vén mây giữa trời’ thành “giữa đường” thì tác giả, nhà văn vẫn cứ che tai bịt mắt không hề có phản hồi.
Khóc Tố Như, hay Tố Như khóc?
Việc bàn đến Nguyễn Du, đến Truyện Kiều vốn đã có nhiều người bàn, có nhiều tác giả và tác phẩm. Nhưng họ bàn đến dù để vui như Đố Kiều, Bói Kiều hoặc nghiêm túc như những nhà khảo cứu… họ đều rất cẩn thận và có một trình độ nhất định.
Nhiều người thậm chí là có những sáng kiến (hoặc tối kiến) về Truyện Kiều gây tranh cãi, như việc ông Nguyễn Viện ngồi viết lại Truyện Kiều theo ý ông ta. Rồi nhà ngôn ngữ học Bùi Hiền lại muốn dùng thứ ngôn ngữ cải tiến của mình để biên dịch lại Truyện Kiều theo kiểu ngôn ngữ của ông ấy. Thậm chí, ông Phạm Thiên Thư bỏ công ra để dịch ngược Truyện Kiều thành văn xuôi… cả Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng đã có một tác phẩm Truyện Kiều bằng văn xuôi có thể đọc được ở trên mạng.
Tất cả những điều đó đều đã tạo ra những đợt sóng khen, chê, đồng ý và phản đối nhiều khi đến mức dữ dội trong dư luận và nó vẫn theo quy luật: Nhưng cái hợp lý, tốt đẹp thì sẽ tồn tại, và những cái vô lý thì sẽ bị đào thải.
Thế nhưng, người ta thấy việc ông nhà văn Võ Bá Cường với sự kiện ra mắt cuốn sách “Còn có ai người khóc Tố Như” với những bàn luận khen chê lại ở một khía cạnh khác. Ở đây, là câu chuyện lẫn lộn giữa văn chương và chính trị, giữa cái tri thức và mẹo vặt, giữa cái sự nghiêm chỉnh của việc nghiên cứu và cái ẩu tả, cái tùy tiện của sự coi thường của một người luộm thuộm.
Tờ báo Nhân Dân viết về sự kiện này như sau: “Các đại biểu đã thể hiện tình cảm trân trọng đối với tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” được viết bởi một nhà văn đã hơn 80 tuổi – Võ Bá Cường. Nhà văn là một người có tinh thần trách nhiệm trong từng câu chữ, từng vấn đề của xã hội được phản ánh trên những trang viết của mình. Ông luôn thể hiện sự bền bỉ, nghiêm túc trong quá trình sáng tác trong nhiều năm qua và qua nhiều tác phẩm khác nhau. Tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” có hành văn hào sảng, ngôn ngữ được lựa chọn kỹ càng…”.
Nghe những lời tâng bốc này, tôi chợt nghĩ rằng có lẽ tay nhà báo này cũng chưa đọc tác phẩm của Võ Bá Cường, và hẳn nhiên là các đại biểu thì chưa đọc mà chỉ phát biểu lấy lòng vậy mà thôi. Bởi đơn giản là nhìn qua bốn câu thơ trong Kiều được trích dẫn ở trên, thì người ta đã thấy không hề có chuyện “. Nhà văn là một người có tinh thần trách nhiệm trong từng câu chữ… luôn thể hiện sự bền bỉ, nghiêm túc trong quá trình sáng tác” Và cũng chẳng thể tin được rằng: Tác phẩm “Còn có ai người khóc Tố Như” có hành văn hào sảng, ngôn ngữ được lựa chọn kỹ càng…”.
Còn Võ Văn Thưởng? Các bản tin không hề nói đến ý kiến của Võ Văn Thưởng về tác phẩm này, nó hay, nó dở ra làm sao. Đến đó, Võ Văn Thưởng chỉ tặng hoa chúc mừng mà thôi. Nghĩa là Thưởng chỉ đến đó để làm vì, để làm cái nhãn vinh dự cho nhà văn chứ chẳng có tác dụng gì. Có lẽ đó cũng là một thái độ biết điều trong trường hợp này. Bởi nếu Thưởng lại phát biểu vài câu ngáo đá thì nguy. Bởi nếu chê thì không được, mà khen thì biết cái gì mà khen.
Bởi nếu sa đà vào chuyện bàn luận về Nguyễn Du, về Truyện Kiều, nhỡ có ai đó đọc lại bài thơ Gặp Nguyễn Du trong mộng của Lê Khả Sỹ, thì cái mặt Võ Văn Thưởng biết giấu vào đâu:
… Những Hồ Tôn Hiến thời nay
Càng mê chức tước, càng dầy mưu gian
Giỏi tranh ghế, giỏi tranh bàn
Tham tiền, tham gái, tham ăn, tham nhà
Mưu đồ khi đã nghĩ ra
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều
Cóc kia ngắn cổ cứ kêu
Đài gương soi đến phận bèo cho đâu…
(Lê Khả Sỹ – Gặp Nguyễn Du trong mộng)
Chưa rõ nội dung tác phẩm của Võ Bá Cường ra sao, nên ở đây không bàn đến nội dung cuốn sách đó. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào cách tổ chức nhằm lấy chút vinh dự, cách bài trí và nhất là khả năng của tác giả khi liên quan đến Truyện Kiều, thì có thể nói rằng Nguyễn Du xa xưa đã rất lo lắng chuyện hậu thế là có lý.
Mấy trăm năm trước, Nguyễn Du lo ngại đến ba trăm năm sau còn có ai biết, ai khóc Tố Như nữa hay không, hay người ta đã quên hẳn một Tố Như – Nguyễn Du trong lịch sử văn học dân tộc. Nhưng, điều đó đã không xảy ra. Đất nước này, dân tộc này không quên Tố Như – Nguyễn Du khi mà tác phẩm của ông vẫn còn tồn tại như một áng văn trong nền văn học nước nhà, ông được long trọng tặng nhiều danh dự khác nhau từ trong nước đến quốc tế.
Thế nhưng, nếu Nguyễn Du còn lại đến hôm nay, thì không có chuyện “thiên hạ… khấp Tố Như” mà ngược lại, Nguyễn Du lại phải khóc trước những nhà văn hậu thế bàn về ông, nói về ông, dùng ông làm đề tài… mà chẳng hiểu về ông, thậm chí xuyên tạc thơ của ông một cách hết sức tùy tiện.
Quả là “Yêu nhau như thế, bằng mười… hại nhau”.
19-10-2023
Hồi nhỏ, tôi say sưa đọc Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Đó chắc chắn là tác phẩm nổi tiếng nhất của nhà văn người Mỹ Tho, của miền đất Nam Bộ bình dị và ngạt ngào thương yêu.
19-10-2023
Theo tiêu chí về đánh giá năng lực cán bộ hiện nay, thì nhóm soạn thảo dự án “Chấn hưng văn hóa”, tiêu tốn 350.000 tỷ đồng trong mười năm, xứng đáng được coi là những cán bộ có tài. Chỉ riêng việc họ liệt kê được các hạng mục như thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng… đến tận cấp phường xã, cùng gần chục thứ văn hóa “phi vật thể” cần… chấn hưng, đủ để kính nể họ.
Võ Xuân Sơn
18-10-2023
Cù Mai Công
17-10-2023
Suốt mấy ngày nay, cuộc đại chiến trên (phim) “Đất rừng phương Nam” coi bộ bất phân thắng bại. Thú thật là nghe các bên trình bày, tôi thấy bên nào từ góc nhìn của bên mình, cũng có lý.
17-10-2023
Nhiều bạn nhắn tin rằng, họ đang chờ tôi lên tiếng về cái bộ phim Đất rừng phương Nam đang gây tranh cãi ầm ĩ. Thú thật, tôi thích xem phim, và chỉ có bình luận mồm: Thích hay không thích. Những gì không biết thì không viết.
17-10-2023
Sạch sẽ, sạch sẽ, vô cùng sạch sẽ
Năm 2009, khi bộ phim Watchmen ra chiếu rạp, tôi cực kỳ mê. Tôi ngồi gần ba tiếng đồng hồ thấm hút hết những âm nhạc kỳ vĩ, hình ảnh cực đại, siêu anh hùng mang triết lý vĩ đại. Tôi đến rạp xem bộ phim ba lần vì mê không chịu nổi. Có hàng triệu khán giả giống như tôi, mê thật mê Watchmen.
Gió Bấc
16-10-2023
Cải biến tiểu thuyết lịch sử Việt, con người Việt thành câu chuyện, nhân vật Tàu không có thực. Hư cấu, gán ghép bọn du thủ du thực hết thời thành anh hùng Tàu yêu nước Việt. Bác Ba Phi Việt rặt ri, hào sảng, trào lộng của đất phương nam cũng bị ép mặc áo Tàu. Đảng luôn nêu cao tính Đảng, tính chiến đấu của văn học, nghệ thuật, vậy tính Đảng trong chuyện đầu tư 50 tỷ đồng để Tàu hóa lịch sử Việt này là gì? Bao nhiêu phim từng bị Cục Điện Ảnh săm soi lên bờ xuống ruộng từng chi tiết nhỏ như lỗ kim, sao lỗ voi Tàu hóa, sống sượng lại được ve sầu thoát xác, đổi tên Thiên Địa Hội, Nghĩa Hòa Đoàn?
10 tỷ đồng tiền đầu tư Phim Đất Rừng Phương Nam của Trấn Thành đã tạo hiệu ứng đặc biệt. Báo chí, truyền thông lề phải dành cho phim những lời có cánh, nhưng ngược lại, người cả tin đi xem đã phản ứng dữ dội. Bất bình không vì chuyện hay dở, đẹp xấu mà vì việc Tàu hóa các nhân vật trong phim. Câu chuyện về nông dân miền nam yêu nước biến thành chuyện anh hùng của những bang hội Tàu lưu vong.
Nhà văn, tiến sĩ Hà Thanh Vân đã có bài viết trên Facebook rất uyên bác, công phu dẫn chiếu tài liệu từ nhà văn Sơn Nam, GS. Trần Văn Giàu nguyên Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ, nguyên Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ, thống kê của Sở Mật thám Đông Dương ở Nam Kỳ và các nhà nghiên cứu phương tây. Hà Thanh Vân chứng minh rằng ở Miền Nam thời trước có hội kín người Hoa, mục đích phản Thanh phục Minh. Từ sau cuộc khởi nghĩa của Phan Xích Long 1913 họ đã chuyển hóa thành những băng đảng du côn, trộm cướp, dần tàn lụi, không có vai trò trong xã hội. Phân tích sự đậm đặc yếu tố Tàu trong phim, Hà Thanh Vân “Đề nghị đổi tên phim ‘Đất rừng Phương Nam’ thành phim ‘Thiên địa hội ở Nam Kỳ‘.” (1)
Tác phẩm gốc của nhà văn Đoàn Giỏi không đề cập đến các băng đảng Tàu. Ông đặc tả về những người phương nam yêu nước theo sự dẫn dắt của Việt Minh. Phim Đất Rừng Phương Nam không chỉ hư cấu mà còn đề cao quá mức vai trò, khả năng của các băng đảng Tàu này lấn át tuyến nhân vật Việt.
Thẳng thắn mà nói, dư luận bất bình vì phim đã đánh tráo giá trị nhân văn, tính cách người Việt ở vùng đất phương nam thành của người Tàu, tạo ra sự ngộ nhận, tình cảm lệch lạc về người Tàu ở Việt Nam. Sự cố ý Tàu hóa không chỉ thể hiện trong nội dung mà chi ly đến phục trang nhân vật. Nhân vật Tàu mặc y phục Tàu đã đành. Chiếc áo Bác Ba Phi, áo bà ba các nhân vật nữ trong phim, đều biến thành áo Tàu nút thắt. Người Việt nào từng biết chiếc áo bà ba nhìn thấy phục trang áo Tàu này đều xốn xang khó chịu.
Khăn rằn đặc trưng của Nam Kỳ bị khoác lên gượng gạo giả tạo. Đạo diễn Trần Chí Kông đã đưa lên Facebook hình ảnh chân thực cách vấn khăn thoải mái tự nhiên của người Nam Kỳ như sự dẫn chứng cho sự lệch lạc này (2).
Các cơ quan quản lý văn hóa xứ “chiều nay” vốn nổi tiếng nhạy cảm về chính trị khi kiểm duyệt. Chuyện Tử Tế bị cầm lên đặt xuống nhiều lần, suýt bị trùm mền. Áo Lụa Hà Đông từng bị đánh lên bờ xuống ruộng, xét nét từng chi tiết nhỏ. Dù đạo diễn ý tứ quay cận cảnh chữ US Army trên trái bom, vẫn bị Tuyên Giáo cật vấn “Bom trong phim là của ai?”. Xích lô của Trần Anh Hùng đoạt giải quốc tế hàng chục năm qua, vẫn chưa được công chiếu ở Việt Nam.
Ấy vậy mà trước sai trái tai hại nghiêm trọng của Đất Rừng Phương Nam, Cục Điện Ảnh lại rộng vòng tay bảo bọc. Trong khi dư luận bức xúc việc Tàu hóa, ông Cục trưởng Vi Kiến Thành đánh trống lảng sang chuyện luật pháp. Che chắn rằng ngày 29-9, hội đồng thẩm định, phân loại phim truyện, phim kết hợp nhiều loại hình đã thẩm định, phân loại phim Đất rừng phương Nam. Kết quả 100% thành viên hội đồng thống nhất kết luận phim không vi phạm Luật Điện ảnh và cho phép bộ phim được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi, với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ.
Không rõ có bị ảnh hưởng bởi bom tấn 10 tỷ đồng chi phí PR hay không, ông Vi Kiến Thành hết lời ca ngợi “đây là tác phẩm điện ảnh được xây dựng công phu, với âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước, chống phong kiến, đế quốc ở khu vực Nam Bộ”.
Với chức năng quản lý nhà nước, với vai trò đảng viên cao cấp trong ngành văn hóa, lẽ ra phải cân nhắc xem xét nghiêm túc ý kiến phê bình của công chúng, Cục trưởng Cục Điện ảnh lại làm chức năng luật sư bảo vệ cho những sai trái mười mươi của phim. Ông Thành bao biện, phim Đất Rừng Phương Nam muốn kể chuyện bé An lưu lạc qua nhiều nơi, nhiều môi trường, nhiều bang hội, cũng như nhiều nhóm nghĩa quân khác nhau… Thông qua đó, gợi lên được miền Nam là mảnh đất giao thoa văn hóa của người bản địa Việt Nam và người Khmer, người Hoa. “Một vùng đất hòa hợp có những dân tộc, văn hóa khác nhau cùng khai hoang và gìn giữ, đấu tranh cho vùng đất này“, ông nói thêm.
Ông Thành mở toang cánh cửa quản lý khi xác định rằng, “bộ phim hư cấu, không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Phim cũng lấy cảm hứng từ tiểu thuyết chứ không bê y nguyên” (3).
Luật điện ảnh của các ông đặt ra, vi phạm hay không, quyền của các ông nhưng nếu mồ ma nhà văn Đoàn Giỏi hay hương hồn Bác Ba Phi linh thiêng, chắc hẳn sẽ không dùng Điều 331 Bộ luật hình sự, kiện các nhà làm phim đã Tàu hóa tác phẩm và nhân cách của họ. Theo luật “trượng nghĩa” của Nam Kỳ, họ sẽ tự ra tay.
Xin lưu ý ông Thành, không ai phủ nhận sự giao thoa văn hóa cộng cư ở Miền Nam nhưng tinh thần kháng chiến chống Pháp, chống ngoại xâm nói chung, xuyên suốt từ 1859 đến 1945, từ Trương Định, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Cố Quản Thành, Ngô Lợi, đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh… đều do người Việt đứng ra, không hề có một bang hội Tàu nào tổ chức. Ngay Phan Xích Long mang danh Thiên Địa Hội nhưng cũng là nhóm thanh niên người Việt.
Nói phim ca ngợi tinh thần yêu nước, vì sao không dàn dựng những hội kín thật của người Việt như Ngô Lợi, Đạo Tưởng, Nguyễn An Ninh, mặc tình hư cấu cho ly kỳ hấp dẫn?
Nếu muốn hư cấu không gian lịch sử, tuyến nhân vật chính, thì cứ lấy tên phim khác, cớ gì lôi tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam Việt rặt ri ra, treo đầu dê để mở quán bán thịt chó phim Tàu?
Dư luận càng lên tiếng, Cục Điện Ảnh càng bảo vệ che chắn cho phim lộ liễu hơn. Ngày 15.10, Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết, đại diện nhà sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam đã chủ động đề xuất phương án chỉnh sửa phim này trong cuộc đối thoại với Cục Điện ảnh. Nhà sản xuất sẽ bỏ tên và lời thoại “thiên địa hội” và “nghĩa hòa đoàn”. Từ “nghĩa hòa đoàn” sẽ đổi thành “nam hòa đoàn”, còn “thiên địa hội” sửa thành “chính nghĩa hội”. “Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến Thiên địa hội và Nghĩa hòa đoàn từ thời nhà Thanh ở Trung Quốc” (4).
Một lần nữa ông Thành lại đánh bùn sang ao để phim Tàu Đất Rừng Phương Nam được ve sầu thoát xác. Dư luận không dị ứng với cái tên Thiên Địa Hội hay Nghĩa Hòa Đoàn, nếu nó không phải là những băng đảng của Tàu được hư cấu, đề cao thành các tổ chức yêu nước Việt Nam. Dù có được thay thế bằng trăm vạn cái tên Đình Đoàn gì đi nữa thì nó vẫn là hội kín của Tàu, mặc y phục Tàu, là người yêu nước Việt.
Thế hệ trẻ Việt Nam, học lịch sử cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc chỉ có mấy dòng, không biết chống ai, mù mờ về lịch sử. Được báo Nhà nước ca ngợi, cắm đầu xem phim Đất Rừng Phương Nam, chúng chỉ có một cách hiểu, ở đất phương nam này cha ông chúng là người Tàu. Người Tàu bảo bọc và giành độc lập cho Miền Nam và Việt Nam. Điều đáng sợ mà ông Cục Trưởng cố tình né tránh là như vậy đó.
“Tác phẩm của tác giả Đoàn Giỏi về tình người, tình dân tộc của phương nam, bỗng chốc biến thành bộ phim người dân phương nam mang ơn Hội người Hoa cứu giúp. Bộ phim như một sự nhắc nhở người việt về sự hỗ trợ của Tưởng Giới Thạch/Trung Hoa trong thời kỳ đánh đổ quân pháp 1945.
Bộ phim này tui cho là rất mang tính thời sự “ơn Hoa”, dù nói về chuyện xưa, rất đáng hoan nghênh và nên trao giải Hoaben vì hoà bình. Người miền nam chân chất luôn chào đón người mọi nơi đến ở, và luôn trân trọng tất cả những người đã góp sức cho mảnh đất này, tuy nhiên không nên cải tác một tác phẩm được nhiều người yêu mến thành tư tưởng Ơn Hoa như thế.
Nhà sản xuất phim Trấn Thành nên xin lỗi nhà văn Đoàn Giỏi và đổi tên phim để tôn trọng tác giả truyện, vì thông điệp nội dung chính đã thay đổi quá xa rồi.
Nên đổi tên phim thành: “ơn hoa trên đất rừng nam bộ”
Không viết hoa” (5).
Nhà biên kịch Võ Đắc Dự, cha và hai anh ruột là liệt sĩ, mẹ là Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng, chôn nhau cắt rún và lớn lên từ đất Cà Mau đã phẫn uất viết trên Facebook cá nhân.
“Bị cộng đồng mạng phản đối, chúng “hư cấu” lại hai cái tên tổ chức lưu manh du thủ du thực đó thành “Nam hoà Đoàn và Chính nghĩa Hội”…
Song, mất dạy nhất là chúng chống chế rằng:”bộ phim không đề cao ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân…”
Câu này, chúng đã ngang nhiên đùa cợt lịch sử Nam kỳ…
Thế tao hỏi chúng mầy người dân “yêu nước chống ngoại xâm” ở đây dưới ngọn cờ của ai?…
Quá mất dạy!
Tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét một cách nghiêm túc về quan điểm lịch sử của êkip làm phim, nội dung phim này!!!” (6)
Với gia thế dòng giõi cách mạng ba đời đỏ như son, với gốc gác Cà Mau rặt ri trực tính, với tình cảm quê hương nồng cháy, anh bức xúc và kiến nghị như vậy rất ư là chính đáng. Nhưng rất tiếc, anh quên rằng Tập Cận Bình sắp Nam Du. Vòng kim cô 16 chữ vàng sẽ thêm siết chặt. Muốn bình yên tổ chức Đại hội Đảng 14 thì Đất Rừng Phương Nam là món quà lý tưởng kính dâng “Tập Đế”.
Nếu bề trên thật lòng hun đúc sĩ khí, nhiệt huyết yêu nước của muôn dân thì bố bảo anh Cục Trưởng Điện ảnh cũng không dám láo toét bô lô ba la như vậy.
Đừng ngạc nhiên nếu Bộ Trưởng Văn Thể Du tạm ứng vài ngàn trong số ngân sách 350 ngàn tỷ đồng chấn hưng văn hóa để mua đứt Đất Rừng Phương Nam cho dân đen xem miễn phí. Khẩu hiệu “Dân ta phải biết sử ta. Muốn biết lịch sử phải xem Đất Rừng Phương Nam” là chân lý không có gì thay đổi được.
__________
Tham khảo:
16-10-2023
Không phải tuyên giáo mà “trí thức” đã chỉ điểm những “sai lệch lịch sử” trong phim Đất Rừng Phương Nam. Đấy mới là bi kịch lớn nhất của nước ta. Tất nhiên, các đạo diễn phim giải trí cũng cần phải tránh những sai sót nhưng Đất Rừng Phương Nam đâu phải là một bộ phim tư liệu về “Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ”.
6-10-2023
Mai Văn Phấn được Hội Nhà văn Việt Nam vinh danh là nhà thơ nhớn đương đại với những cách tân táo bạo, có thể ứng cử giải Nobel. Bài thơ Con Chào Mào được đưa vào sách Ngữ văn 6 (bộ Kết nối tri thức với đời sống, Phan Huy Dũng chủ biên), tiêu biểu cho những cách tân táo bạo của ông.
Nguyễn Đình Cống
4-10-2023
I. Dự án 350 ngàn tỉ đồng để chấn hưng văn hóa
Gần đây dư luận quan tâm nhiều đến dự án chi 350 ngàn tỉ đồng do lãnh đạo Bộ Văn hóa đề xuất nhằm chấn hưng, phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam.
3-10-2023
Hỗm rày, xem VTV và VOV.VN đề nghị “nước mắm là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam”, tôi tức ói máu, vì các báo mau quên “cuộc hiếp d*m tập thể” nước mắm truyền thống của 50 tờ báo cách đây 7 năm.
Lý Trần
26-9-2023
Phe Đảng Cộng sản đến nay vẫn còn âm ỉ sướng. Sướng không phải vì nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ, mà vì phe Đảng đã vượt mặt toàn bộ phe chính quyền. Có người còn bảo, phe Đảng đã kê cái ghế lên đầu bọn Thưởng, Chính, Huệ và biến bọn họ thành những kẻ mang thân phận điếu đóm.
23-9-2023
Nguyễn Công Hoan trong hồi ký “Đời viết văn của tôi” (1971) có nhiều đoạn tự thú về sự làm bừa, làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là, lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.
Nguyễn Đình Cống
20-9-2023
Chúng ta và chúng tôi là đại danh từ ngôi thứ nhất, số nhiều, dùng để tự xưng hoặc để xưng với người khác. Nhưng ngoài yếu tố số nhiều, còn phải bao hàm ý là những người có cùng chung một thứ gì đó định đề cập tới (ý nghĩ, lời nói, hành động).
Trân Văn
19-9-2023
Sở dĩ Bộ VHTTDL bị chỉ trích kịch liệt bởi tối 13/9/2023 vẫn tổ chức “Lễ trao Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa Thể thao Du lịch lần thứ nhất” sau khi chung cư mini tại quận Thanh Xuân, Hà Nội phát hỏa lúc rạng sáng 13/9/2023, khiến 56 người Việt thiệt mạng.
19-9-2023
Nói ngay là tôi đã không định biên gì về những liên quan tới Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch, bởi chuyện nhà chuyện đời với tôi bấy lâu đủ nhức đầu rồi, nhét thêm nữa thì vỡ mất. Tập thể hoặc cá nhân, ai chả có lúc sai. Ấy, cứ tặc lưỡi mềm lòng châm chước kiểu vậy.
18-9-2023
Người Việt chỉ biết Cách mạng văn hóa dưới thời Mao Chủ tịch là cuộc chấn hưng văn hóa long trời lở đất. Nhưng ít ai biết nó long trời lở đất thế nào. Cuộc cách mạng này dùng lực lượng trẻ vị thành niên, gọi là Hồng vệ binh để chống các thế lực thù địch, chống các trí thức, nhà văn hóa, chống luôn cán bộ lãnh đạo cao cấp còn mang tư tưởng văn hóa lạc hậu hay tự diễn biến bởi văn hóa tư sản.
18-9-2023
Tháng 9 năm 1992, tại Hội nghị thông báo Khảo cổ học thường niên tại Hà Nội, ông Nguyễn Đắc Xuân báo cáo đề tài “Lăng Đan Dương của vua Quang Trung ở đâu?”. Theo đó, ông phản bác giả thuyết của nhà nghiên cứu Trần Viết Điền rằng “lăng Ba Vành ở Huế có thể là lăng mộ của vua Quang Trung”, và khẳng định: “Lăng Đan Dương tọa lạc ở chùa Vạn Phước”.
18-9-2023
Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu. Làm người khó tránh cái sai, làm người khó tránh vấp ngã. Sai hoặc vấp ngã biết rút kinh nghiệm mà khiêm cung thay đổi là người đã có phần trưởng thành.
Ấy là nói một cá nhân, còn các bậc đại nhân, người gánh trên vai trách nhiệm sơn hà, phàm khi sai là mang một phần xã tắc hoặc thể diện quốc gia ra cùng mình đánh đổi, nên cái sai đó phải tự biết sám hối, phải gục đầu xin lỗi, phải tự trách dữ lắm.
18-9-2023
Đây là công văn của một bộ đáng nhẽ phải có văn hoá ứng xử đáng được coi là mẫu mực nhất.
Mạc Văn Trang
18-9-2023
Chiều nay đi trong thang máy, nghe hai thanh niên nói chuyện đấu giá biển số xe đẹp, có vẻ rất tự hào về thành phố HCM có đại gia trúng biển số xe đẹp với giá hơn 30 tỷ đồng. Tôi không tin, về nhà vào mạng xem thấy: “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ” đăng bài “Kết quả đấu giá trực tuyến 11 biển “số đẹp” ngày 15/9” thu về 82 tỷ 235 triệu đồng.
Gió Bấc
15-9-2023
Dân chúng Việt Nam chưa kịp nuốt trôi cơn phẫn uất về đề xuất đốt núi tiền 350.000 tỷ đồng để chấn hưng văn hóa, thì lại một lần nữa phải nén tiếng văng tục, nuốt nước bọt khi chứng kiến lễ hội đình đám “hát trên những xác người” của các quan chức hàng đầu ngành văn hóa, tư tưởng, truyền thông báo chí cấp trung ương.
12-9-2023
Cụ Đào Duy Anh định nghĩa văn hoá dân tộc ta là văn hoá “âm tính”, nghĩa là ẩn sâu bên trong. Nam thì uy dũng mực thước, nữ thời ý nhị thanh tao.