Tâm thức nô lệ

Huy Đức

16-10-2023

Không phải tuyên giáo mà “trí thức” đã chỉ điểm những “sai lệch lịch sử” trong phim Đất Rừng Phương Nam. Đấy mới là bi kịch lớn nhất của nước ta. Tất nhiên, các đạo diễn phim giải trí cũng cần phải tránh những sai sót nhưng Đất Rừng Phương Nam đâu phải là một bộ phim tư liệu về “Lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Nam Bộ”.

Không phải điện ảnh Việt Nam thiếu 350 nghìn tỷ mà điện ảnh Việt Nam thiếu một không gian tự do sáng tạo, để trong đó, các nghệ sĩ thỏa sức nhìn lịch sử, kể cả các nhân vật lịch sử theo cách của mình.

Xem xong Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, tôi hỏi nhận xét của mấy nhóm thiếu niên, các bạn bảo, “Rất thích bác ạ”. Khi xem, tôi cũng có vài điều không thích nhưng nếu Dũng làm phim để tôi thích thì “đem phim đi gửi chùa Hương” à.

Cho dù, theo cổng thông tin điện tử của tỉnh Cà Mau, bác Ba Phi là một người có thật, thì hình ảnh Bác Ba Phi trong đời sống tinh thần của người Nam Bộ đã phong phú hơn bác Nguyễn Long Phi rất nhiều. Tôi ngạc nhiên khi Trấn Thành diễn rất hay [chứ không phải là một Trấn Thành mà tôi nghe trên MXH]. Bác Ba Phi của Mạc Can dù rất dễ thương, rất Nam Bộ vẫn là Mạc Can. Bác Ba Phi của Trấn Thành không còn là Trấn Thành nữa.

Tôi kính trọng dạo diễn Nguyễn Vinh Sơn, anh làm phim chăm chút hiểu Nam Bộ và yêu Nam Bộ. Điện ảnh Việt Nam nên có chỗ cho những đạo diễn như anh và cũng nên có chỗ cho những đạo diễn làm phim giải trí.

Tôi không thích vài đoạn phim của Dũng vì nó hơi kịch nhưng tôi nghĩ, tôi không thích chúng vì tôi đã vào rạp không bằng tâm thế hồn nhiên của những nhóm khán giả “tuổi teen” mà mang vào đấy những định kiến văn hóa, lịch sử và mang cả phim của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn vào, vừa xem vừa so sánh.

PS: Không phải chấp nhận một chế độ thực dân ngoại bang mới mang tâm thức nô lệ. Chấp nhận kiểm duyệt và kêu gọi nhà nước kiểm duyệt trong ngôn luận và sáng tạo cũng là những hành vi của những người mang tâm thức nô lệ.

Bình Luận từ Facebook

11 BÌNH LUẬN

  1. Nhà nước đặt hàng cho công ty cổ phần sản xuất phim Hoan Khuê sản xuất bộ phim Đất Rừng Phương Nam (Chính xác là: Quyết định số 1867/QĐ-BVHTTDL về việc phê duyệt kịch bản Đất rừng phương Nam đăng ký kế hoạch sản xuất phim truyện do Nhà nước đặt hàng năm 2022) do thứ trưởng Tạ Quang Đông ký ngày 14 tháng 6 năm 2021.

    Thế là đã rõ, trách nào ông cục trưởng Vi Kiến Thành cố sức bảo vệ cho bộ phim này. Xem ra, cách hành xử này khá giống với việc chỉ định công ty Việt Á sản xuất kít xét nghiệm Covid thì phải. Liệu quả bom Đất Rừng Phương Nam có cuốn phăng nhiều quan chức cấp cục, cấp vụ cấp bộ của ngành văn hoá giống như quả bom Việt Á từng cuốn phăng hai ông bộ trưởng, dăm ông thứ trưởng và hàng chục quan chức cấp cục vụ của hai ngành y tế và khoa học công nghệ?

    Nhà nước đặt hàng cho các công ty tư nhân sản xuất hàng hoá cũng là điều bình thường trong thời buổi kinh tế thị trường. Thế nhưng, các hãng phim nhà nước cùng nhiều diễn viên ăn lương nhà nước đang khát việc mà bộ văn hoá lại đặt hàng để công ty Hoan Khuê sản xuất phim là điều bất thường.
    Phàm thì những sản phẩm nhất là sản phẩm văn hoá do nhà nước đặt hàng, việc xét duyệt chắc chắn phải cẩn trọng cả về kịch bản, về trang phục, về tính giáo dục của phim. Vậy mà, có quá nhiều sạn về lịch sử, về trang phục đã xuất hiện trong phim gây bức xúc không nhỏ với nhiều người. Nếu chỉ là loại phim giải trí tầm phào, không cần tính giáo dục thì ngành văn hoá có cần đặt hàng hay không?

    Ngày nay, phim giải trí tầm phào được nhiều công ty tư nhân sản suất, đâu cần ngành văn hoá phải đặt hàng, liệu có gì đó khuất tất trong công văn của thứ trưởng Đông?
    Khi mới đưa ra chiếu, nhà sản xuất nói dựa theo tiểu thuyết Đất Rừng Phương Nam của Đoàn Giỏi, nhưng thời điểm xảy ra trong tiểu thuyết là năm 1945, còn thời điểm của phim là những năm 1920 đến 1930. Vậy là nhà sản xuất phim đã lợi dụng danh tiếng của Đoàn Giỏi để trục lợi, ngành văn hoá là nơi quản lý và xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm bản quyền lẽ nào lại không biết điều này.

    Phim ảnh có quyền hư cấu, nhưng hư cấu đến mức nào nhất là những phim phản ánh lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc lẽ nào quan chức ngành văn hoá lại không biết. Hư cấu tới mức bóp méo lịch sử, làm cho người xem u mê không biết đâu là sự thật, đâu là hư cấu là điều không được phép. Một bộ phim có nhiều sạn lẽ nào cứ sửa sạn thành kẹo là sẽ hay. Đâu phải cứ bỏ chữ Rừng trong tên phim là đủ tính pháp lý, thay Thiên Địa Hội, Nghĩa Hoà Đoàn bằng hai tổ chức vu vơ nào đó là không có lỗi với lịch sử, là được duyệt lưu hành.
    Nghe lời giải thích bảo vệ phim Đất Rừng Phương Nam của một số quan chức văn hoá liệu chúng ta thấy họ có xứng đáng là những người quản lý ngành văn hóa nước nhà? Qua ông Nguyễn Văn Hùng bộ trưởng, người hùng dũng choán thảm đỏ của khách, ông thứ trưởng Đoàn Văn Việt nói rằng ngành văn hóa cần 350.000 tỷ chấn hưng văn hóa nước nhà trong đó giúp các nhà văn, các nhạc sĩ, các họa sĩ tạo ra những tác phẩm tầm cỡ thế giới tôi đã thấy buồn. Càng buồn hơn khi đọc quyết định phê duyệt kịch bản phim Đất Rừng Phương Nam của thứ trưởng Tạ Duy Đông cho phép công ty Hoan Khuê sản xuất phim Đất Rừng Phương Nam.
    Lẽ nào đất nước ta thiếu người có tầm hiểu biết về văn hóa dân tộc, văn hóa nhân loại nên phải để những vị ít văn hóa như vậy điều hành và quản lý nền văn hóa nước nhà. “Văn hóa còn, dân tộc còn”, liệu với những người đứng đầu ngành như trên văn hoá Việt có còn hay không?

    Nguồn Mạng

  2. Mấy ngày gần đây thấy thiên hạ xôn xao bàn luận về bộ phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng xin góp mấy lời bàn cho vui.

    Đối với đoàn làm phim.

    Nếu những người sản xuất bộ phim này nói rằng họ dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi thì họ mắc tội đem hàng nhái gắn mác hàng thật. Theo điều 192 khoản 2 của bộ luật hình sự, phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với người nào buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau:
    – Có tổ chức;
    – Có tính chất chuyên nghiệp.

    Nếu chưa được sự đồng ý của người thừa kế của cố nhà Văn Đoàn Giỏi mà lại sử dụng tên Đất Rừng Phương Nam để đặt tên cho bộ phim của mình sẽ bị xử theo điều 225 của bộ luật hình sự vì vi phạm bản quyền.

    Đối với cục diện ảnh và cá nhân ông cục trưởng Vi Kiến Thành
    Theo khoản 2 điều 192 của luật hình sự, người lạm dụng chức quyền cho phép lưu hành hàng giả bị phạt tù từ 05 tới 10 năm.

    Nhân đây cũng có mấy lời bàn khi đọc lời phát biểu của ông Vi Kiến Thành ngụy biện cho việc phát hành phim Đất Rừng Phương Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng. Đành rằng thơ, văn, phim chuyện hay phim truyền hình được quyền hư cấu, nhưng hư cấu tới mức nào lại là điều cần bàn. Hôm nay cục diện ảnh cấp phép cho phim Đất Rừng Phương Nam mới vì ông Thành cho rằng phim ảnh được phép hư cấu không đúng sự thật. Xin hỏi ông cục trưởng, ngày mai đoàn làm phim A dựng về cuộc Khởi Nghĩa Nam Kỳ năm 1940 do các thành viên quốc dân đảng lãnh đạo, ngày kia đoàn làm phim B làm phim về cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái do hậu duệ của Lưu Vĩnh Phúc thủ lĩnh của quân cờ đen lãnh đạo liệu ông Vi Kiến Thành và cả ông bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng có đủ gan cấp phép hay không?

    Phim ảnh là hình thức dạy Lịch Sử hữu hiệu nhất đối với lớp trẻ, những phim về thời cận đại dù có hư cấu cũng không thể xuyên tạc và bóp méo Lịch Sử. Phim ảnh đề cập tới Lịch Sử chống ngoại xâm của dân tộc cần phải trung thực, nếu sai nếu không thật hậu quả sẽ khôn lường. Tiếp tay cho những người làm phim vì lợi nhuận bóp méo lịch sử, phản ảnh sai về tập quán sinh hoạt, về văn hoá dù chỉ về một vùng miền nào đó là không được phép.

    Nguồn mạng.

  3. Tiếng Việt đang bị khinh thường?
    -15/10/2023
    Thái Hạo

    Tiếng Việt ĐÃ, đang VÀ SẼ bị khinh thường?

    CHẮC CHẮN không có tôi…trong quá trình và tiến trình phản bội lại TIẾNG MẸ ru hời từ Thuở nằm nôi đến cuối Đời Lưu vong

    TIẾNG VIỆT còn, NƯỚC VIỆT còn

    Phạm Quỳnh qua Pháp diễn giảng tại College de France

    Tháng 3-1922, tác giả

    NHÀ HỌC THUẬT (tôi tránh dùng Học GIẢ !!) Phạm Quỳnh đã đại diện Hội Khai Trí Tiến Đức tham gia đoàn Việt Nam đi dự Hội chợ Quốc tế tại Marseilles sau đó lên Thủ đô Paris – Pháp, được mời diễn thuyết ở Viện Hàn Lâm và một số trường đại học tại Paris. HƠN NHIỀU so với NHÓM Cô gái vót chông CHUYỂN NGÀNH mới đây tại College de France (tôi sẽ trở lại góp Ý KIẾN sau về bà KIM HẠNH dù rằng BÀ đã có những LỜI ĂN NĂN THỨ LỖI qua hành động cụ thể đáng trân trọng = MỘT QUÁ TRÌNH diễn biến Hoà bình CÓ KẾT QUẢ vào Thời kỳ Đổi Mới liên tục của ĐẤT NƯỚC … vì những TUẦN NÓNG BỎNG ngay sau 30 tháng Tư Đen 1975 nữ sinh viên ban báo chí HỌC ĐẠI vạn hạnh hăng hái cầm cờ XANH ĐỎ MTGPMN như HỒNG VỆ BINH CÁI cùng TÊN NGÁO SƯ huỳnh văn trọng cầm ngọn cờ đầu đi đầu trong PHONG TRÀO THIÊU ĐỐT sách văn hóa đồi trụy MỸ-NG… tại SÀO HUYỆT VỊT CỘNG NẰM VÙNG vạn hạnh do tên sư hổ mong tục danh họ ĐINH…là thích minh châu cầm đầu …

    https://www.college-de-france.fr/fr/agenda/colloque/femmes-vietnamiennes-creativite-et-engagement/creativite-et-engagement-la-creation-de-nouvelles-valeurs

    NHƯNG rất tiếc KIM HẠNH đã “cố tình” bỏ trống (hay nói đúng ra là KHAI MAN sơ yếu lý lịch VỚI Collège de France !!!

    https://www.diendan.org/Doi-song/tin-buon/nha-bao-nguyen-kien-phuoc-1942-2020-1

    Nguyễn Tấn Thọ sinh năm 1942 (Tân Tỵ) ở Gò Công. Sau Hiệp đinh Genève, năm 12 tuổi, tập kết ra Bắc cùng với mẹ và anh (Nguyễn Tấn Lộc). Sau khi tốt nghiệp phổ thông, được tuyển đi học Học viện Quân sự Liên Xô, ngành Tên lửa. Về nước, công tác ở Trường đại học Quân sự. Năm 1969 được báo Nhân Dân xin về làm việc ở Ban Quốc tế, biên dịch tiếng Nga. Từ đó đến ngày về hưu (2004), anh liên tục viết báo dưới bút hiệu Nguyễn Kiến Phước. Từ 1977 đến 1983, Nguyễn Kiến Phước là phóng viên thường trú tại đồng bằng sông Cưu Long. Sau đó, cho đến ngày nghỉ hưu, anh phụ trách cơ quan thường trực báo Nhân Dân tại Thành phố Hổ Chí Minh.

    ) KHOẢNG THỜI GIAN ĐEN TỐI của 1 loại “cắt mạng VÔ văn hóa” DIÊN AN BẮC KINH ngay tại SÀI GÒN vào những TUẦN NÓNG BỎNG ngay sau 30 tháng Tư Đen 1975 nữ sinh viên ban báo chí HỌC ĐẠI vạn hạnh hăng hái cầm cờ XANH ĐỎ MTGPMN như HỒNG VỆ BINH CÁI kim hạnh….

    Những con người sáng tạo và dấn thân
    cập nhật lần cuối 26/06/2023 11:51
    Hội thảo Collège de France 8.6.2023 về Phụ nữ Việt Nam
    5.000.000 đảng viên vịt cộng tất cả đều TỰ DIỄN BIẾN như Bà KIM HẠNH thì may ra LỜI NGUYỀN TÂY TẠNG không thành lời nguyền Tân Giao Chỉ Thế kỷ 21 Niên kỷ III

    MONG LẮM THAY !!!

    https://www.diendan.org/viet-nam/nhung-con-nguoi-sang-tao-va-dan-than

    https://www.diendan.org/viet-nam/nhung-con-nguoi-sang-tao-va-dan-than

    Chuyến đi đáng nhớ này đã được ông ghi lại trong loạt bài Pháp du hành trình nhật ký từng đăng trên Nam Phong tạp chí trong ba năm (1922-1925).

    TIẾNG VIỆT còn, NƯỚC VIỆT còn thật sự chắc chắn đúng hơn 1.000.000 lần
    “truyện kiều CÒN, Nước Việt CÒN”

    Riêng tôi ngay khi làm cán sự rồi kỹ sư đều suy nghĩ và học tập bằng TIẾNG VIỆT trong hãng trong giảng đường Cô thầy Pháp giảng tiếng PHÁP về ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy vi tính điện tử, … trao đổi với đồng nghiệp tổng kết điều gì hay sau một ngày làm việc hay học tập ĐỀU GHI NHỚ bằng TIẾNG MẸ Tiếng Việt cả….

    Chính vì vậy tôi biên khảo trong hai tháng Từ điển viễn thông Di động – Vệ tinh – UMTS Pháp-Việt-Anh 800 trang khổ A4 do Tổng thư ký Khối Pháp ngữ và nguyên Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc viết tựa nhân Hội nghị Khối Pháp ngữ tại Hà Nội, 1997…khi Bà Thầy cũ, Monique Becker tại Học viện Viễn thông Quốc gia (L’Institut National des Télécommunications) tại Paris nhắn trò cũ “Em có quà gì cho Cô qua dự Hội nghị Thượng đỉnh Khối Pháp ngữ 1997 tại Thủ đô em sinh ra cùng với Françis Bernard không ?? ALCATEL muốn bảo trợ in ấn Từ điển Pháp Việt về Viễn thông ….theo Cô còn hơn hai tháng không biết có đủ Thời gian hay không ??? …”

    https://phan-chau-trinh-university.online/

    Đúng là buồn ngủ gặp chiếu manh và nhất là Món quà gởi về Cố quận Cổ ngư Tràng An sau 43 năm vẫn chưa trở về Hà Nội đi làm may ALCATEL Di động gần nhà và đêm cố viết cho xong trong vòng hai tháng Từ điển Viễn thông Pháp-Anh-Việt dày 800 trang khổ A4 chào đời từ ấy được Alcatel tài trợ in Từ điển Viễn thông Anh-Việt-Pháp được Tổng Thư ký Khối Pháp ngữ Boutros-Ghali cũng là cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc đề tựa cho sách 800 trang khổ A4

    https://phan-chau-trinh-university-strategy.online/les-sommets-de-la-francophonie/viie-sommet-de-la-francophonie-a-hanoi-vietnam-en-1997/

    VIIe Sommet de la Francophonie à Hanoi, Vietnam en 1997

    nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Khối Pháp ngữ tại Hà Nội năm 1997

    Nhân đây cho tôi được phép thắp nến hương Tưởng nhớ Anh Đào Mạnh Tuấn (… tôi rất đau buồn Tuấn, Giám đốc Nhà Xuất bản Thống Kê, tp HCM rất có tài có tâm loại Hiền tài lại mất sớm năm 2005 qua những lần điện đàm viễn liên từ Alcatel về Sài Gòn …) hết sức can đảm (vì tôi dính líu đến anh Bùi Tín ở nhà tôi gần hai năm 1992-1994…) xuất bản nhân dịp Hội nghị Khối Pháp ngữ năm 1997 tại Hà Nội. Từ điển Viễn thông này được ALCATEL giúp đỡ và chính Tổng thư ký Khối Pháp ngữ và nguyên CỐ Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Boutros-Ghali đề tựa

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT
    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  4. Người sinh ra đạo diễn đã bỏ đất phương nam để đi rước về một chủ nghĩa ngoại lai thì trách chi người trẻ hôm nay. Sao không trách người đi trước ?

  5. Phải chi Huy Đức có thể nhét Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào đâu đó trong bài này, thì toàn bài có lẽ sẽ mang tính thuyết phục hơn

  6. Sau khi tướng Nguyễn Chí Vịnh chết, HĐ có một bài viết về ông. Lúc đó tôi hơi nghi nghi, phần nàn với ông bạn già NV rằng HĐ có vẻ như là tên “tình báo Hoa Nam”?
    Nay, anh ta lại giở giọng điệu “TÂM THỨC NÔ LỆ” để bênh vực những nhà làm phim, mắng lại những người xem phim ĐRPN khi phản biện về sự Tàu hóa một cách sống sượng từ trang phục cho chí những sai lầm nghiêm trọng về mặt lịch sử qua 2 hội đoàn Nghĩa hòa đoàn và Thiên địa hội, đẩy những người dân Nam bộ yêu nước thành những kẻ “anh hùng các bang hội Tàu lưu vong”.
    HĐ lập lờ rằng “Tuyên gióa không bắt lỗi mà cộng động mạng xem phim bắt lỗi…” thì chính HĐ mới là kẻ có “tâm thức nô lệ”, là kẻ bái phục, bợ đít Tàu, đồng lõa với đạo diễn, tác giả kịch bản ĐRPN dàn dựng vở kịch bỉ ổi để dâng lên Tập hoàng đế sắp qua VN như cách của kẻ bán nước cổ vũ dân Việt quay lại làm nô lệ cho Tàu phù?
    HĐ không là tình báo Hoa Nam thì là gì?

  7. Ngụy biện cũng là “một quyền” cá nhân!!! theo quan điểm tự do vô chính phủ.
    Phú Quang không cho Thanh Lam hát nhạc của mình, Nguyễn Ánh 9 không cho Đờm hát nhạc của mình, đều là “nô lệ” và bóp chết “sáng tạo”.
    Báo Công An Nhân Dân ngày 10-10-2010:
    Bộ phim “Lý Công Uẩn, đường tới thành Thăng Long” từng được coi là một lễ vật dâng lên Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Nhưng lễ vật không đảm bảo sự thành kính với tổ tiên, không mang lại lòng tự hào dân tộc với khí phách và truyền thống yêu nước cùng với nét văn hóa Việt, thì “không thể tới được thành Thăng Long” là điều tất yếu. Quyết định của Hội đồng duyệt phim Quốc gia không cho chiếu phim này trong dịp Đại lễ đã làm hài lòng dư luận, nhưng khả năng để ngỏ vẫn còn: “không ai cấm chiếu sau Đại lễ”.
    Đều là nhảm nhí.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây