350 ngàn tỷ, và…

Tạ Duy Anh

19-10-2023

Theo tiêu chí về đánh giá năng lực cán bộ hiện nay, thì nhóm soạn thảo dự án “Chấn hưng văn hóa”, tiêu tốn 350.000 tỷ đồng trong mười năm, xứng đáng được coi là những cán bộ có tài. Chỉ riêng việc họ liệt kê được các hạng mục như thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng… đến tận cấp phường xã, cùng gần chục thứ văn hóa “phi vật thể” cần… chấn hưng, đủ để kính nể họ.

Chấn hưng, theo từ điển Đào Duy Anh, xin chép nguyên văn là “Đỡ, đẩy cho đứng dậy”. Cụ Đào có lối giải thích thường quá cô đúc, dẫn tới khó hiểu. Diễn giải theo ngôn ngữ hiện đại là “Làm cho thứ gì đó tốt đẹp trở lại”.

Vậy “Chấn hưng” là tác động lên thứ có sẵn nhưng, vì vô số lý do, đã bị hư hỏng, xuống cấp. Sở dĩ cần “Chấn hưng văn hóa” vì Văn hóa đang xuống cấp, hư hỏng, suy thoái do thói hám danh, hám lợi, coi thường các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ trong ứng xử. Tệ nạn nói dối, làm láo báo cáo hay, nịnh trên nạt dưới, tìm mọi cách vụ lợi bản thân, tham quyền cố vị… đều là những hành vi xuống cấp nghiêm trọng về mặt văn hóa. Và để Chấn hưng những thứ đó thì xây bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, tượng đài… khi những thứ đó đang thừa mứa, bị bỏ hoang, chả mấy tác dụng… liệu có cần thiết vào lúc này?

Tất nhiên, để lấp đầy một dự án hàng chục tỷ đô la, thì chúng không chỉ cần thiết, mà còn có ý nghĩa như những vật cứu tinh.

Không phải ai cũng đủ “tài” để làm được việc đó. Tôi tin rằng, nếu Quốc hội gật đầu với đề xuất của Bộ văn hóa… thì không chỉ hàng ngàn hàng vạn cán bộ văn hóa, các ngành liên quan bỗng dưng đổi đời, mà một phần trong số đó sẽ thăng tiến lên những vị trí tốt hơn trong việc lobby dự án!

Khi nào trẻ em vùng cao, vùng nông thôn xa không còn trần như nhộng, đi chân đất đến trường; khi nào bệnh nhân không còn cảnh lèn như cá hộp trên những cái giường bệnh cũ kĩ hoặc nằm ngổn ngang trên các hành lang bệnh viện; khi nào không còn cảnh những đứa trẻ ăn trộm bánh mì đến mức đi tù vì đói…

Thì sự tử tế tự dưng hiện diện.

Khi nào sự dối trá còn có đất sống tốt, còn tác dụng vinh thân phì gia, thói xu nịnh và đạo đức giả, thói háo danh và sự khôn lỏi vẫn tràn ngập trên các diễn đàn sang trọng; khi nào tiếng nói trung thực còn bị coi là dại, là phản động, là thế lực thù địch…

Thì khi đó mọi thứ tốt đẹp buộc phải biến mất và đừng nói đến cái gọi là Chấn hưng văn hóa cho thêm nẫu ruột.

Đã có những con kền kền đầu trọc giỏi đánh hơi nhằm đến con mồi khủng 350.000 tỷ đồng. Chắc sẽ còn rất nhiều các loại hội thảo, hội nghị bàn về mức độ cấp bách của việc thông qua và triển khai dự án. Và chúng đều rất khoa học, khách quan, thể hiện trách nhiệm cao với văn hóa đất nước… tương xứng với số tiền thù lao mà họ nhận được trên cương vị chuyên gia cao cấp, cố vấn cao cấp, thẩm định viên cao cấp, dư luận viên cao cấp, khuấy đảo viên cao cấp v.v và v.v…

Trên thực tế văn hóa đang bị hạ xuống mức có thể định ra thành tiền.

Để bạn mường tượng số tiền 350.000 tỷ lớn đến mức nào, tôi xin đưa ra một phép tính.

Theo số liệu chính thức, thì đến hết quý 3 năm 2023, Việt Nam xuất khẩu hơn 6,6 triệu tấn gạo và vì được giá nên thu về gần 3,7 tỷ đô la. Tôi là con nhà nông nên biết rõ, số chi phí bỏ ra để có 3,7 tỷ đô la đó chiếm ngót 90%. Nói gọn lại, số tiền ròng, gọi là tiền tươi mà 23 triệu nông dân (con số năm 2015 của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thu được sau 9 tháng xuất khẩu gạo là khoảng 400 triệu đô la, quy ra tiền đồng khoảng 10.000 tỷ đồng.

10.000 tỷ đồng từ bán mồ hôi và có thể cả máu nữa của hàng chục triệu nông dân, lớn ngần nào? Nó bằng khoảng 3% của số tiền 350.000 tỷ đồng.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Rất đồng ý với nhà văn-biên tập Tạ Duy Anh trong bài này, ở (rất) nhiều ý

    “Vậy “Chấn hưng” là tác động lên thứ có sẵn nhưng, vì vô số lý do, đã bị hư hỏng, xuống cấp. Sở dĩ cần “Chấn hưng văn hóa” vì Văn hóa đang xuống cấp, hư hỏng, suy thoái do thói hám danh, hám lợi, coi thường các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ trong ứng xử”

    Trước hết, chỉ mún nhắc 1 điều nho nhỏ, đó là Việt Nam là 1 nước Xã Hội Chủ nghĩa, có hẳn 1 nền văn hóa riêng biệt mà (rất, hay đúng hơn, quá) nhiều người vẫn tự hào gọi nó là văn hóa cách mạng, & ritefully so. 2 chữ “chấn hưng” khá chính xác . Vì như Tạ Duy Anh, với tất cả sự mẫn cảm của 1 nhà văn, đã chỉ ra, nó “đang xuống cấp, hư hỏng, suy thoái do thói hám danh, hám lợi, coi thường các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ trong ứng xử”. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cũng nhận định 1 cách thâm trầm & ý nhị rằng nền văn hóa này đang đi vào hoạt động bí mật . Vì vậy, nếu dùng số tiền đó chỉ để phát triển văn hóa cách mạng, rất cần chấn hưng, thì rất hợp với lòng dân, cả trong nước lẫn ngoài . Nên nhớ, những người chủ trương “hợp lưu” ở hải ngoại được xem là những trí thức lớn, có cả 1 đạo quân chiên da chích đùi như trong nước . Và văn hóa cách mạng chính là những thứ họ muốn “hợp lưu”, hổng phải thứ hàng chợ kiểu văn hóa Bà Tưng, Nguyễn Thu Hằng bi giờ .

    Nhà văn Tạ Duy Anh cũng đã nói lên những nghi ngờ rất chính đáng của mình . Chính đáng vì từ Đổi Mới cho tới giờ … Nhận định của nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho ta 1 lý do (cực kỳ) chính đáng . Ai đã gây ra nông nỗi này, hay đúng hơn là “những ai”, hay họ (lại) trở thành những “anh hùng của ĐM”? Và nếu những người đó được xem là “anh hùng”, nên chăng TA cần xét lại khái niệm “anh hùng” đã bị ĐM làm băng hoại, có nghĩa những “anh hùng”, nếu xét theo những chuẩn mực của văn hóa cách mạng ngày xưa, chỉ đáng mức “anh khùng”?

    Nhà văn Tạ Duy Anh đúng, văn hóa cách mạng là 1 thứ phi vật thể, người ta chỉ cảm thấy chứ hổng thỉa rờ mò . Tùy theo tâm sáng hay không mà cảm thấy tự hào hay run sợ . Nhưng bản liệt kê những hạng mục thì chỉ toàn những duy vật, thư viện, nhà hát, sân khấu vv … vv … Bảo sao những người có tâm với văn hóa cách mạng nước nhà không lo lắng, và Tạ Duy Anh chỉ là 1 trong những .

    Những dự án đó thiếu những thứ cần thiết nhứt để “chấn hưng” 1 nền văn hóa như văn hóa cách mạng của TA . Trước hết nó thiếu 1 bản đề dẫn, trong đó ghi rõ thứ văn hóa cần chấn hưng chính là văn hóa cách mạng, chớ hổng phải là những thứ văn hóa phi, vô, hoặc thậm chí phản cách mạng tầm phào, lố lăng & kịch cỡm như người dân phải chứng kiến hàng ngày như hôm nay . Trong bản đề dẫn đó hãy khẳng định Đường Chúng TA đang Đi cũng chính là con Đường Chúng Ta đã Đi, và dự định sẽ đi tới cuối con đường đó . Và chính vì thiếu những bản đề dẫn với nội dung rõ ràng, với số tiền lên tới 350 ngàn tỷ (phải chi là EUR), không thể trách được những quan ngại khá sâu sắc từ những người như nhà văn Tạ Duy Anh

    Đúng, nhà văn hóa Nguyên Ngọc đã có những phát biểu khá là … “hội chứng phi lý”, a coined word. Nhưng để khách quan, TA cũng nên ghi nhận Giáo Sư Mạc Văn Trang đúng khi nói rằng nếu quên những đóng góp của Nguyên Ngọc-Nguyễn Trung Thành cho tuyên giáo sẽ là lỗi hệ thống . Ở đây, tớ mún mở rộng biên độ để cảm nhận được những đóng góp, có thể nói hổng thỉa thiếu được của Nguyên Ngọc cho nền văn hóa cách mạng . Chỉ lói thía lày, văn hóa cách mạng của TA hiện nay giống như đấu tranh cách mạng sau Mậu Thân, và như Nga hiện nay, đang bị những thế lực cả thù lẫn thúi địch, với sự yểm trợ của Mỹ -lại Mỹ- đã mở những cuộc phản công, làm quân TA phải lui vào hoạt động bí mật . Ngoại trừ Nga, tất nhiên . Nhưng, như Hữu Thỉnh đã viết “Đi đánh giặc/ Tin ở ngày chiến thắng/ Niềm tin ấy là niềm tin có thật”, có lẽ chắc không cần nhắc lại, “giặc” ở đây là Mỹ Ngụy .

    Và ngay cả trong những đk cực kỳ khó khăn, Nguyên Ngọc đã làm gì ? Ông đã kết nối với 1 “người Cộng Sản thời xưa” là bà Nguyễn Thị Bình, và lợi dụng tiền của tư bửn bửn, aka Tiến Sĩ Nguyễn Quang A để lập ra giải thưởng Phan Chu Trinh . Hãy nhìn vào những ai được giải thưởng, toàn những gương mặt sáng chói của văn hóa cách mạng . Lữ Phương với tác phẩm đanh thép lên án văn hóa lai căng, thực dân của Ngụy, Nhà giáo Nhân Dân Phạm Toàn, tác giả của bộ sách cho miền Nam sau giải phóng, Nhà giáo Hồ Ngọc Đại, giáo dục dựa trên chủ nghĩa Mác … Nội giải Phan Chu Trinh đã là 1 tiếng thét vang dội từ trái tim người Cộng Sản, với lưỡi lê tuốt trần trong mặt trận văn hóa . Nhưng nếu chỉ nhắc tới giải Phan Chu Trinh thì hoàn toàn thiếu sót, như nhắc tới Sáu Dân Võ Văn Kiệt chỉ nhắc tới thảy lựu đạn vào nhà hàng Mỹ Cảnh .

    Đã từ lâu, Nguyên Ngọc-Nguyễn Trung Thành đã nhìn ra muốn văn hóa cách mạng tồn tại & vẫn đứng vững trong collective consciousness của dân TA, nền văn học đó cần được cập nhật . Và trường mang tên Nguyễn Du của Nguyên Ngọc đã single-handedly tạo ra nền văn học hiện thực XHCN v 2.0.

    Bảo Ninh như ta đã biết . Tạ Duy Anh cũng làm nên tên tuổi với trường Nguyễn Du, “Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn ngụy ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận… [Tạ Duy Anh, Đi tìm nhân vật]. Rùi Hoài Tố Hạnh với tác phẩm viết về thủy điện Trị An đã làm cho những người có lương tri như 2 Giáo Sư Chu Mộng Long & Mạc Văn Trang say mê, tác phẩm đó được giải thưởng của báo Văn Nghệ thời Nguyên Ngọc . 1 ví dụ nữa, Nguyễn Quốc Trung “nhập ngũ đợt 2 năm 1974, biên chế thuộc Sư đoàn 341 (danh hiệu Sư đoàn Sông Lam), một sư đoàn chủ lực cơ động của Bộ. Sau khi được Bộ Tổng tư lệnh điều động vào chiến trường B2, đầu tháng 3-1975, Sư đoàn 341 “gia nhập” Quân đoàn 4, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, mở đầu bằng trận đánh then chốt ở Xuân Lộc, mở toang “cánh cửa thép” của địch, để đại quân ta tiến về Sài Gòn”. Cái gì làm nên tài năng “đất không đổi màu”? “từ chiến trường khốc liệt, anh được gọi về nước, ra Hà Nội nhập học Trường viết văn Nguyễn Du khóa 3 (1986-1989), cùng với Bảo Ninh, Đỗ Văn Nhâm, Nguyễn Khắc Thạch…”. Đó, chính những người được đào tạo cùng 1 lò đã tạo ra nền văn học hiện thực XHCN 2.0, vẫn viết cùng 1 chủ đề mà Nguyễn Trung Thành đã trung thành theo đuổi, nhưng với 1 ngôn ngữ mới hẳn, và đẹp, đẹp đến lộng lẫy như phần trích đoạn penned by none other than tác giả Tạ Duy Anh

    Chỉ lói thía lày, văn hóa là tất cả . Thắng văn hóa là thắng tất cả, thua văn hóa là thua tất cả . Hội nhập tức là mình đóng góp cho thế giới những giá trị của riêng mình . 1 motto đang thịnh hành “Be You”, hãy là chính mình . Nguyên Ngọc, cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã cảm nhận thấy, và hành động theo cảm nhận của chính mình . Gần đây, những thắng lợi của TA trong các vụ kiện ở các tòa án tư bửn đã khẳng định chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ -Cao Huy Thuần gọi là “chiến tranh trừng ác”, tức trừng trị cái ác- và văn hóa cách mạng, dựa trên chủ nghĩa Mác-Lê, chính là thành tố hổng thể thiếu được của cái chính nghĩa đó

    Nên dùng 1 phần tiền để hỗ trợ dân mềnh kiện vung tán tàn ở TẤT CẢ những tòa án của những nước đã từng về hùa với Ngụy gây nợ máu ở Việt Nam . Khả năng thắng rất cao, vì đó là Người kiện Quỷ, để cho chúng nó biết mang tiếng văn minh nhưng đã hành xử như những con quỷ, xứng đáng bị trừng trị .

    Có thể bê nguyên mẫu mô hình phát triển văn hóa của Nguyên Ngọc, chỉ cần lâu lâu vinh danh ổng 1 cái . Cứ tưởng tượng sinh nhật vừa rồi của NN, Đảng vinh danh cho con nít đọc lại “Đường Chúng Ta Đi”, hay đem ra thi tốt nghiệp phổ thông cơ sở, chắc chắn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều . Và nếu trọn vẹn nghĩa tình như thế đv 1 ikon về văn hóa như Nguyên Ngọc, chắc chắn ông sẽ không phàn nàn nếu Đảng xử dụng mô hình của ông để phát triển văn hóa . Và nếu xử dụng mô hình của Nguyên Ngọc, chắc chắn sẽ được nhiều tiếng nói ủng hộ hơn bi giờ, và mơ ước dân với Đảng trở thành 1 khối của Tiến Sĩ Đinh Hoàng Thắng sẽ dễ trở thành hiện thực hơn

  2. Cảm ơn nhà văn đã phân tích rất rạch ròi rồi đó . Có điều, liệu chính phủ có “văn hóa” lắng nghe hay không ? Làm nhà cai trị, biết lắng nghe quần chúng nhân dân cũng là một thái độ rất văn hóa . Còn như, tao là lãnh đạo, tao cóc cần chúng mày góp ý, không nghe, không thấy, không biết, đó là “văn hóa” của chúng tao . Thôi đành chịu !

  3. BÁO Pháp luật !!!!

    30/09/2023

    Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã nộp lại 8.600 tỉ, khắc phục toàn bộ hậu quả

    https://tuoitre.vn/chu-tich-tap-doan-tan-hoang-minh-da-nop-lai-8-6-ngan-ti-chiem-doat-cua-khach-hang-20230930120813238.htm

    Kết quả điều tra xác định có 6.600 khách hàng đã mua, chuyển nhượng trái phiếu của Tân Hoàng Minh và bị chiếm đoạt hơn 8.000 tỉ. Đến nay chủ tịch tập đoàn này đã nộp lại 8.600 tỉ khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.

    THẰNG Tân Hoàng Minh vẫn phải đem ra xử bắn hay ĐÀN HƯƠNG HÌNH ngoài PHÁP TRƯỜNG Sài Gòn

    Mụ xẩm Trương Muội Muội cũng phải phải đem ra xử bắn hay ĐÀN HƯƠNG HÌNH ngoài PHÁP TRƯỜNG Sài Gòn

    Các bậc ANH HÙNG như Trần Văn Bá xử bắn tại Sài Gòn 1985 cùng Chiến hữu Hồ Thái Bạch và Lê Quốc Quân hay như TRẦN NGỌC THÀNH xử bắn tại Đà Nẵng 1979

    Và các cháu HỒ DUY HẢI, …bị án tử hình OAN KHUẤT

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  4. Lấy tất cả những môn học ở thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa giảng dạy thì văn hóa sẽ trở lại ngay, chỉ sợ hết 80% ngợm trong bộ “ráo rục” hiện tại phải về quê chăn trâu.
    – Giáo dục công dân
    – Tiên học lễ hậu hoc văn
    Văn hóa Miền Bắc xuống cấp từ sau 1945, văn hóa Miền Nam xuống cấp từ sau 1975. Tại sao họ đi đến đâu thì văn hóa ở đó xuống cấp vậy cà ? Hỏi là đã trả lời, loại mất dạy như Trần Quốc Hoàn, Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh… mà leo lên đến đỉnh quyền lực thì văn hóa nước nhà không nát bét mới lạ.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây