Những dấu hiệu của một tư duy trung cổ

Vương Trí Nhàn

23-9-2023

Nguyễn Công Hoan trong hồi ký “Đời viết văn của tôi” (1971) có nhiều đoạn tự thú về sự làm bừa, làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là, lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

Câu chuyện được kể ra chỉ cốt để khoe một tình trạng gian dối phổ biến sinh hoạt đương thời. Như một thứ thỏa thuận ngầm, mọi người chia sẻ một cách sống thực, giả tùy tiện. Không ai buồn quan tâm tới sự chính xác của các con số, không muốn và không có nhu cầu hiểu biết chính xác về chính mình cũng như hoàn cảnh quanh mình. Một thứ khinh bạc bất cần đời bao trùm cả xã hội.

Từ đây, không khó khăn gì để nhận ra mầm mống của nhiều thói xấu khác, như cách nghĩ chín bỏ làm mười, bất chấp chuẩn mực, không coi cái gì là thiêng liêng, bịa sai bị tố không chịu nhận, xem thường lẽ phải và pháp luật.

Ngày nay chúng ta còn bắt gặp nó trong những tin tức đưa ra hàng ngày trên báo chí. Nhiều làng làm giả hồ sơ thần tích để xin cấp bằng di sản văn hóa. Nhiều chi tiết ở các vụ án có dấu hiệu bị làm lệch. Hết thể thao khai man tuổi đấu thủ lại đến bóng đá trọng tài bắt thiên vị. Trên các trang mạng thường xuyên có các tin bài dành để tố cáo tiến sĩ rởm, giáo sư rởm.

Đấy là nói trên những sự việc trong đời sống hàng ngày. Nói chi đến những chuyện tầy đình – như ba mươi năm chiến tranh, đã bao người Việt bị chết, trong nạn suy thoái kinh tế hiện nay có bao nhiêu công nhân thất nghiệp,  các con số đưa ra khi thấp khi cao và chỉ phụ thuộc vào ý muốn của người có quyền.

Sự cố ý làm sai, nhiều khi đã biến thành gian manh càn rỡ, bất chấp dư luận xã hội.

Thói quen thiếu chính xác trong suy nghĩ đến đây tìm được biến tướng mới là tô vẽ lịch sử, viết lại lịch sử cho vừa mắt vừa tai, miễn là đề cao được mình, do đó có lợi.

Ta hãy trở lại với cội nguồn lịch sử của nó.

Trước khi đề ra các chính sách xã hội ở Đông Dương, người Pháp thường huy động nhiều nhà khoa học đi điều tra nghiên cứu điền dã và tìm hiểu ngược mãi lên tận nếp sống trì trệ đã hình thành nhiều đời trong xã hội Việt.

Trong số này phải kể tới Pierre Gourou (1900—1999). Tình trạng tư duy không có cái gì chính xác của người Việt đồng bằng sông Hồng từng được ông miêu tả tường tận trong cuốn “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” (viết năm 1936 và bản dịch ra tiếng Việt in ở Hà Nội lần đầu năm 2003).

Theo cách miêu tả của Gourou, ở các làng xã, “chỉ cần đưa một ít tiền cho chức dịch là có thể nhận được một bản khai sinh hoàn toàn theo ý thích, trong đó ngày tháng năm sinh được ghi phù hợp với nguyện vọng của người xin“.

Sự phổ biến của các hiện tượng tương tự buộc người ta phải kết luận rằng, đây là một biểu hiện của trình độ tư duy và một quan niệm sống.

Nên biết rằng, ngay các vua chúa cũng không bao giờ biết cả nước có bao nhiêu dân, quan chức các cấp không cần biết một làng mà họ thu thuế có bao nhiêu xuất đinh, còn các xã thì bao giờ cũng cố giấu bớt số người phải nộp thuế để trốn thuế được chừng nào hay chừng ấy. Lúc này thói quen đùa bỡn đã đóng vai một nhân tố cản trở sự trưởng thành của xã hội.

Một vài hiện tượng khác được Pierre Gourou ghi nhận cũng khá đắt giá. Ông bảo, đến một làng, khi cần hỏi về lai lịch của làng, người ta chỉ nhận được những câu trả lời rất mơ hồ; nếu như muốn có một sự chính xác thì câu sau thường lại mâu thuẫn với câu trước.

Gần như không làng nào có ý niệm chắc chắn về sự thành lập của làng mình, đi đâu cũng chỉ thấy người ta thề sống thề chết là làng mình có từ cổ xưa, đâu như từ thời Hùng Vương, tức là đã có từ hơn bốn ngàn năm trước.

Gourou chỉ hết ngạc nhiên khi biết rằng một dòng họ có vài ba người thăng quan tiến chức thì thường thuê ngay một nhà nho có tên tuổi viết lại gia phả nhà mình, mà nhà nho ấy thì nghĩ rằng ông ta có nghĩa vụ thêm thắt vào cuốn gia phả ấy nhiều chi tiết cho nó đẹp thêm, và không ai thấy phải thắc mắc về hành động đó cả.

Sự thiếu hiểu biết và nói chung là thiếu ý niệm chính xác về thời gian, không ngăn cản người ta sử dụng độ lùi của thời gian để khoe mẽ.

Cũng về vấn đề thời gian, hai tác giả người Pháp khác là Pierre Huard và Maurice Durand trong “Hiểu biết về Việt Nam” (1954) lưu ý, xã hội Việt xưa chưa biết tới đồng hồ và khái niệm về thời gian “chỉ được kinh qua chứ không được đo”.

Sự lẫn lộn giữa lịch sử và huyền thoại trở thành đương nhiên.

Theo Pierre Huard và Maurice Durand, đây là dấu hiệu của sự tồn tại dai dẳng của kiểu tư duy tiền Descartes thường thấy ở phương Đông.

Trong lúc chờ tìm hiểu thêm về TIỀN DESCARTES, tôi tạm lấy một câu chuyện trong Trạng Quỳnh để minh họa cho khái niệm này.

Theo bản Trạng Quỳnh bán ở sạp báo trước cửa chợ Đồng Xuân, thời gian trước 1954 thì có lần Trạng cho kéo đến trước mặt sứ Tầu một cây gỗ, rồi đề vào đó ba chữ “Hồ bất thực” và bảo hãy giải nghĩa cây đó là cây gì.

– Xin chịu, kính nhờ Trạng giảng hộ.

– “Hồ bất thực” là cáo chẳng ăn. Cáo chẳng ăn thì cáo đói. Cáo đói thì cáo gầy. Cáo gầy là cây gạo.

Ngày nay sự lẫn lộn giữa huyền thoại và lịch sử còn được tiếp tục, chẳng hạn với trường hợp “ngọn đuốc sống Lê Văn Tám”.

Tư duy trung cổ chi phối người Việt suốt những năm chiến tranh. Sang thời hậu chiến, trong khi tuyên bố đi vào hiện đại hóa, nhiều phương diện trong đời sống – trước tiên là trong tư duy – có sự trở lại của thời tiền hiện đại, tức là trước khi người Pháp tổ chức xã hội VN theo mẫu hình của họ thế kỷ XIX.

Bình Luận từ Facebook

6 BÌNH LUẬN


  1. BBT Tiếng Dân dạo này ĐƯA TIN CỰC NHANH như ĐOÀN QUÂN TÂY SƠN tiến về THĂNG LONG vậy ???

    Thân thăm QUÝ CHỊ ANH BBT Tiếng Dân – HY VỌNG TIẾNG DÂN sớm có văn phòng chính thức gần THÁP RÙA Hà Nội và gần THÁP RÙA NƯỚC SÀI GÒN ……..

    HA HA HA cha con nhà KIM ỦN ỈN

    https://www.youtube.com/watch?v=Yj6ElNc58Wc

    No Comment : MIỄN BÀN của Kênh truyền hình EURONEWS
    Cô con gái rượu của nhà độc tài KIM ỦN ỈN lại xuất hiện trước công chúng BẮC HÀN
    la fille du dictateur nord-coréen apparaît de nouveau en public

  2. https://cdn.imago-images.com/bild/st/0081314029/m.jpg


    CẶP ĐÔI hồng vệ binh CÁI nguyễn thị trâu sa + hồng vệ binh ĐỰC trần bê kiếm rỉ

    https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7505814902

    CẶP ĐÔI hồng vệ binh CÁI nguyễn thị trâu sa + hồng vệ binh ĐỰC trần bê kiếm rỉ

    Trần Bửu Kiếm (1920-2022)
    – Diễn Đàn — published 02/02/2022 17:30, cập nhật lần cuối 02/02/2022 17:45
    Tin buồn
    https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/tran-buu-kiem-1920-2022
    TRẦN BỬU KIẾM
    (1920-2022)

    Chúng tôi được tin ông Trần Bửu Kiếm đã từ trần tại Créteil (Pháp) ngày 28.1.2021, thọ 102 tuổi.

    Tang lễ sẽ cử hành trong vòng gia đình ngày 8.2.2022.

    Diễn Đàn xin thành thực chia buồn cùng tang quyến.

    https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/tran-buu-kiem-1920-2022/Tran%20Buu%20Kiem.jpg

    Trần Bửu Kiếm sinh năm 1920 (có tài liệu nói 1921) tại Cần Thơ. Tốt nghiệp Luật khoa tại Trường Đại học Hà Nội, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam đầu thập niên 1940.

    KIẾM RỈ là nhân vật trí NGỦ tiêu biểu của thế hệ 1920 (như Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng), tham gia Cách mạng tháng tám 1945 ở Sài Gòn. Đảng viên Đảng cộng sản, ông được phân công tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam (ĐỘI LỐT nằm vùng NHƯ BỌN ĐÀN EM nguyễn ngọc dao !!)

    Sau Hiệp định Genève 1954, KIẾM RỈ tham gia thành lập Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (1960, thành viên Đoàn chủ tịch). Tháng 1-1969, KIẾM RỈ làm Trưởng đoàn đại biểu MTDTGPMNVN tại Hội nghị Paris. Tháng 1969, KIẾM RỈ được cử làm Phó chủ tịch, Bộ trưởng Phủ chủ tịch, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976).

    Sau ngày thống nhất đất nước, KIẾM RỈ từ chức mọi nhiệm vụ vì không tán thành đường lối “xây dựng chủ nghĩa xã hội” Mao-ít của ĐCS.

    Từ năm 2000, (ĂN BÁM QUỸ XÃ HỘI CỦA DÂN TỘC PHÁP !!!) KIẾM RỈ sang Pháp đoàn tụ gia đình và sống ẩn dật, những năm cuối đời ở một nhà dưỡng lão Créteil (ngoại ô đông nam thành phố Paris.- DÂN PHÁP quá tốt đến ngu “trop BON trop CON” như Dân Pháp hay tự bảo mình …. SUỐT 22 năm KIẾM RỈ ăn bám như KÝ SINH TRÙNG sau khi THẰNG SIÊU VI TRUNG QUỐC trần kiếm rỉ này PHÁ TOANG TỔ QUỐC VIỆT NAM như bọn SIÊU VI TRUNG CUỐC Phạm Xuân Ẩn, ..làm gì THẰNG SIÊU VI TRUNG QUỐC trần kiếm rỉ này PHÁ TOANG TỔ QUỐC VIỆT NAM

    https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7505814902

    https://www.imago-images.com/st/0081314029

    ăn mặc âu phục giày bóng láng KHÔNG BIẾT là hắn và con mụ HỒNG VỆ BINH CÁI nguyễn thị trâu sa NGUYỄN THỊ BÌNH cầm chồng tài liệu do MAO XẾNH XÁNG chỉ định khi đi họp VÀ NGAY HỌP XONG trùm của NGUYỄN THỊ BÌNH và TRẦN KIẾM RỈ là 6 BÚA Lê Đức Thọ còn phải bay qua BẮC KINH báo cáo MAO XẾNH XÁNG …cứ đọc lần theo báo Pháp Tả Hữu đều viết về các chuyến bay trở lại Hà Nội LÊ ĐỨC THỌ phải qua trình tâu với MAO XẾNH XÁNG tại Bắc Kinh

    https://www.youtube.com/watch?v=XZ82wuYES0Q

    BẤM VÀO liên kết XEM CẶP ĐÔI hoàn hảo con mụ HỒNG VỆ BINH CÁI nguyễn thị trâu sa NGUYỄN THỊ BÌNH cầm chồng tài liệu do MAO XẾNH XÁNG chỉ định khi đi họp VÀ công tử Bạc Liêu TRẦN KIẾM RỈ ….

    https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7505814902

    https://www.imago-images.com/st/0081314029

    K.V.
    (K.V. tức Kiến Văn – Nguyễn Ngọc Dao – chủ sịn CHIÊU ANH HÈN QUÁN Paris DIỄN ĐÀN fong trào TÂY DU thụt LÙI có cả bác Đặng TIẾN – cũng như TRẦN VĂN TỌ – – chủ sịn CHIÊU ANH HÈN QUÁN Tokyo ERC fong trào ĐÔNG DU thụt lui !!)

    http://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TRIỆU LƯƠNG DÂN VIỆT

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

  3. “Cứt cá hơn lá rau”,theo người Việt. Trong khi người Tây đến Vn ,nhìn thấy cảnh đổ phân xuống ruộng lúa ,người ta biết ngay có rất nhiều giun sán và họ tìm được con sán dài 17 m,về nước họ đua lên TV và còn nói trong thịt trâu cũng có nhiều sán vì nó ăn cỏ quanh đồng ruộng. Một vd đơn giản để thấy sự chênh lệch quá lớn trong hiểu biết. Học khoa học phương tây nhưng không hết bài, thành ra cái mới không thể lấn át được cái truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức, chính là nguyên nhân. Một ông Giáo sư về sinh vật, vẫn vô tư ăn rau bẩn của nông dân cho đến khi phát bệnh mới biết, thế mà vẫn cứ miệt mài đi giải thích về công nghệ 4.0 ,bởi dưới ngòi bút của các “nhà nho ngày nay “ông đã trở thành “giáo sư biết tuốt “.Chấn hưng văn hóa phải lấy phát triển giáo dục làm nền tảng, không thể có chuyện bỏ ra rất nhiều tiền cho văn hóa nhưng giáo dục lại bị “chặt chém “……Ngành giáo dục Vn, đã không nghĩ ra được, nhưng cái mà nhân loại đã hoàn thiện, mà cũng không làm theo được, thật là bất hạnh…

  4. “Ngày nay chúng ta còn bắt gặp nó trong những tin tức đưa ra hàng ngày trên báo chí.”
    Tác giả cứ thong thả mà nghiên cứu.
    Thường thì, đám ăn tục nói phét, chả có tài kinh bang tế thế gì, nhưng phán thì như “trạng lột”.
    Ví dụ trong Tam Quốc Diễn Nghĩa:
    ““Lại có người hỏi rằng:
    – Khổng Minh chỉ được cái già mồm lý lẽ, không phải là chính luận; không cần dài dòng làm gì nữa, hãy xin hỏi Khổng Minh đã học được những sách gì?
    Khổng Minh nhìn xem thì là Nghiêm Tuấn, liền đáp:
    – Tìm từng chương, dò từng câu, chỉ là bọn hủ nho mà thôi, sao có xây dựng được nước non cơ nghiệp? Vả như ngày xưa Y Doãn cày ở đất Sằn, Tử Nha câu trên sông Vị, Trương Lương, Trần Bình, Đặng Vũ, Cảnh Cam, đều có tài giúp nước cả, mà cũng không cần xét xem ngày thường học những sách vở gì! Có đâu lại bắt chước bọn thư sinh, bo bo sách vở, cãi đen bàn trắng, múa văn khua bút đó ư?
    Nghiêm Tuấn cúi đầu tiu nghỉu ngồi im. Lại một người lớn tiếng hỏi:
    – Ông chỉ được việc nói khoác là giỏi, vị tất đã có thực học, tôi chỉ sợ bọn nhà nho cười cho thôi.
    Khổng Minh nhìn xem thì là Trình Đức Khu ở Nhữ Nam, liền đáp:
    – Nho cũng có nho quân tử, cũng có nho tiểu nhân. Nho quân tử thì trung vua yêu nước, giữ chính ghét tà, chuyên làm những điều ích lợi chung, tiếng để đời sau. Còn như loại tiểu nhân thì chỉ gọt dũa văn chương, miệt mài nghiên bút; còn trẻ làm phú đầu bạc đọc kinh, dưới bút dẫu có nghìn lời, trong bụng không được một mẹo. Xem như Dương Hùng văn chương có tiếng một đời, mà phải hạ mình đi thờ Vương Mãng rồi cũng đến đâm đầu xuống lầu mà chết. Thế gọi là nho tiểu nhân, dẫu ngày làm hàng vạn câu thơ, cũng có ích gì đâu!
    Trình Đức Khu cũng ứ cổ nốt”.
    Viết một câu văn còn chưa nên hồn, lại bàn về cách nghĩ của một thời đại.

    • Đường Mòn Hồ Chí Minh được đám con cháu viết tắt ở những cây cọc trên suốt chiều dài là ĐMHCM. Bác mà đọc được thì đó là ngôn ngữ thứ 30.

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây