Phải chăng Chủ nghĩa Mác Lê góp phần làm hủy hoại văn hóa dân tộc (Phần cuối)

Nguyễn Đình Cống

5-10-2023

Tiếp theo phần 1phần 2

4.1- Xây dựng nền văn hóa cầm quyền

Việc xây dựng này cần dựa vào các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước về văn hóa. Tuy rằng về việc làm, Đảng và Nhà nước theo CNML nên đã phạm một số sai lầm, nhưng trong các văn bản về văn hóa thì phần nhiều viết đúng và hay. Cán bộ của Đảng và Nhà nước phạm phải lỗi là việc làm và lời nói (hoặc văn bản) cách xa nhau, mà trong lĩnh vực văn hóa sự cách xa đó càng lớn, thậm chí ngược nhau.

Xin kể vài văn bản gần đây:

Về phía Đảng: Năm 1998, hội nghi TƯ 5, khóa 8, có NQ 03; năm 2014, hội nghị TƯ 9 khóa 11 có NQ 33 về văn hóa; năm 2018 có Quy định số 08 về nêu gương của cán bộ, đảng viên. Trong NQ của Đại hội 13 có nội dung khá hay về văn hóa; tháng 11 năm 2021, tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa.

Về phía Chính phủ: Năm 1998 có Chương trình 1109, năm 2019 có Nghị định 1847 về văn hóa công sở.

Có Nghị quyết, Nghị định, Quy định, Chương trình gồm những nội dung thiết thực (đậm đà bản sắc dân tộc, tinh thần, thái độ làm việc, chuẩn mực giao tiếp, chuẩn mực đạo đức v.v…) nhưng hình như soạn ra chỉ để tuyên truyền chứ chẳng mấy ai quan tâm. Bây giờ nên tập họp chúng, nghiên cứu kỹ, giữ lại những điều thật sự cần và có thể thực hiện, biên tập thành văn bản nội quy mà việc làm theo là bắt buộc. Nếu có cuộc thi tuyển công chức thì đó là một môn cần đưa vào chương trình. Quy định nếu vi phạm đến lần thứ ba thì bị buộc thôi việc.

Trước đây trong các công sở người ta treo các “đại tự” để nhắc nhở người làm quan, đó là bốn chữ Hán: QUANG MINH CHÍNH ĐẠI. Ngày nay nên tìm ra các chữ Việt có ý nghĩa tương tự để nhắc nhở cán bộ, thí dụ MINH BẠCH LIÊM KHIẾT (thay cho khẩu hiệu: “XYZ quang vinh muôn năm”).

4.2- Đấu tranh để thực hiện dân quyền

Hiến pháp năm 2013 ghi rõ các quyền tự do của công dân (ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình), nhưng trong thực tế các quyền đó còn bị hạn chế hoặc bị ngăn cấm. Trong các quyền vừa nêu thì tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội cần được ưu tiên hàng đầu và để dân có quyền đó là trách nhiệm của Quốc hội.

Có được tự do ngôn luận và báo chí thì những nhà văn hóa, các trí thức của dân mới có điều kiện truyền bá kiến thức để nâng cao dân trí, đặc biệt là dân trí về chính trị. Ở Việt Nam, Phạm Đoan Trang đã xuất bản sách “Chính trị bình dân”. Đó là tài liệu quý, nhằm nâng cao dân trí về chính trị, nhưng sách bị cấm và tác giả bị kết án tù.

Một trong các động lực để phát triển đất nước, trong đó có lĩnh vực văn hóa là hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự. Hiến pháp ghi rõ ràng, công dân có quyền tự do lập hội, nhưng thực tế chỉ được lập ra các hội để đi theo con đường của CNML, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các hội như vậy tham dự vào sự hủy hoại văn hóa. Phải đấu tranh để công dân có thể lập hội thoát ra khỏi vòng kiềm tỏa của CNML và hoạt động độc lập.

4.3- Đưa nền giáo dục vào quỹ đạo nhân văn

Giáo dục là lĩnh vực liên quan chặt chẽ với văn hóa. Đại đa số người nói được rằng giáo dục là vô cùng quan trọng, nhưng hiểu được cái quan trọng đó như thế nào, nằm ở đâu thì không phải ai cũng nắm vững, kể cả một số có cương vị cao trong hàng ngũ lãnh đạo. Nhiều người cũng đã thấy, đã ngấm đòn do sự xuống cấp thê thảm của giáo dục.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước tỏ ra rất quan tâm đến cải cách giáo dục, tăng đầu tư cho giáo dục. Nào là “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, nào là NQ số 14, năm 1979 của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục, NQ số 29 năm 2013 của BCH Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong NQ của ĐH 13, đoạn viết về giáo dục, đọc qua nghe cũng khá hợp lý.

Cứ theo văn bản thì đường lối là hay, NQ khá đúng, nhưng đó chỉ là những ý tưởng duy ý chí, xa rời thực tế.

Rồi lại giao quyền và tiền vào tay một số kẻ tham lam, thiếu đạo đức, hữu danh vô thực để họ tự tung tự tác trong việc thực hiện, vì thế nên càng cải cách, càng đổi mới thì càng đưa nền giao dục vào con đường suy thoái, thay cái sai này bằng cái sai khác trầm trọng hơn.

Bây giờ trách nhiệm của lãnh đạo nhà nươc, của Quốc hội là tìm được người thật sự xứng đáng (làm sao tìm được, xin bàn sau) để tổ chức và chỉ đạo công cuộc cải cách, đưa giáo dục thoát ra khỏi vũng lầy suy thoái, xây dựng một nền giáo dục nhân bản, tiến bộ.

4.4-Ngăn cấm, xóa bỏ một số việc tầm phào

Trong xã hội hiện nay có một số việc hoặc do dân tự phát, hoặc có tổ chức, có chỉ đạo, nhưng xét kỹ ra chỉ là những việc tầm phào, làm theo thói quen, đem lại lợi ít, hại nhiều, hiệu quả thấp. Trong dân gian thì đó là những hoạt động mê tín, dị đoan ở quy mô lớn, tập trung một lúc đông người, là các hủ tục trong ma chay, khao mừng, cưới hỏi. Với các tổ chức, các địa phương là những phô trương trong những ngày lễ kỷ niệm chuyện nọ chuyện kia (thí dụ kỷ niệm 60 năm ngày chủ tịch nước về thăm). Trên toàn quốc là phong trào thi đua (mà người ta gắn thêm từ yêu nước (thi dua yêu nước) để tăng ý nghĩa.

Nghĩ rằng, nhiều người đã biết các hủ tục, tôi xin bỏ qua (để tránh dài dòng) mà chỉ viết vài điều về thi đua, một phong trào rất có ý nghĩa và tác dụng trong thời kỳ chiến tranh, còn bây giờ nó cần được đưa vào bảo tàng. Những người cố duy trì thi đua, không thuộc loại trí tuệ kém phát triển thì cũng là loại người thủ đoạn, xúi bẩy người ta thi đua để lợi dụng kiếm chác một thứ gì đó từ những người tham danh hiệu (chạy thi đua).

Ngoài những phiền hà do các thủ tục đem lại thì thi đua tạo điều kiện cho người ta dối trá trong việc tạo thành tích dỏm. Việc này rất tai hại đối với ngành giáo dục.

Tác dụng của thi đua là động viên tinh thần để người ta làm việc tốt hơn (trong lúc kinh tế còn eo hẹp). Nhưng hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường có biện pháp hiệu quả hơn rất nhiếu, đó là trả công theo kết quả lao động. Phong trào thi đua cũng diễn ra theo quy luật phát triển một công nghệ qua các bước: Hình thành, phát triển, đạt đỉnh cao và tàn lụi khi có công nghệ mới, tốt hơn, thay thế.

Như vậy chỉ những người có quyền trả công (lương, thưởng) cho người khác mà không thể đánh giá kết quả lao động của họ (vì thiếu trí tuệ) thì mới phải dựa vào sự bình chọn của tập thể, thông qua thi đua.

Nhà nước còn làm ra luật thi đua (mới nhất là luật số 29 năm 2013). Các văn bản về thi đua hiện nay là sản phẩm của những bộ não đất sét hoặc bã đậu (kể cả người soạn thảo, người thông qua và phê duyệt).

4.5- Hình thành, củng cố tầng lớp tinh hoa của dân tộc

Theo định nghĩa “Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra”. Đứng ở trung tâm “giá trị” ấy là tầng lớp tinh hoa của dân tộc mà phần lớn là trí thức.

Trước năm 1945, trong các làng xã Việt Nam, có một phong tục khá hay về vai trò “tiên chỉ”. Đó là một người được tôn vinh như người đứng đầu dân làng. Thường là người có học vấn cao nhất, không tham gia trực tiếp vào chính quyền địa phương, nhưng thường được hỏi ý kiến về các công việc chung của dân với vai trò cố vấn. Những vấn đề tuy được chính quyền địa phương thông qua nhưng bị tiên chỉ phản đối thì phải đưa ra thảo luận ở hội nghị đại biểu của toàn dân. Tiên chỉ như là đại diện cho văn hóa làng xã. Sau Cách mạng tháng Tám, danh vị tiên chỉ bị phế bỏ.

Hiện nay, ở ta tuy nhiều trí thức có học vị tiến sĩ, có khá đông người được phong học hàm giáo sư, nhưng chưa có tầng lớp tinh hoa có thể đại diện cho văn hóa của dân tộc. Thật ra, tầng lớp tinh hoa không cần lập ra tổ chức hội đoàn mà họ tự gắn kết với nhau thông qua quan hệ cá nhân. Sự tan rã của tầng lớp tinh hoa cũng góp một phần làm hủy hoại văn hóa.

Để xảy ra tình trạng này phần lớn là do lãnh đạo đất nước mắc mưu thâm độc của Trung Cộng. Một mặt, Trung Cộng quan tâm xây dựng tầng lớp tinh hoa của họ; mặt khác, chúng bày mưu cho lãnh đạo Việt Nam tìm cách hạn chế và hủy hoại tầng lớp tinh hoa của Việt Nam để họ dễ bề thao túng và bành trướng.

V. Vài lời tâm sự

Tôi viết bài này với tinh thần “Quốc gia hưng vọng, thất phu hữu trách”. Tôi tự nhận rằng mình không phải chỉ là một thất phu tầm thường mà là một trí thức thứ thiệt, biết làm và có thể làm phản biện. Đã từ lâu, thấy dân tộc vướng vào “hết nạn nọ đến nạn kia”, như là bị “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường”, tôi cố tìm xem nguyên nhân gốc rễ từ đâu. Tại vì có tìm được nguyên nhân gốc mới đề ra được biện pháp hữu hiệu để sửa chữa. Tôi tìm được kết luận do Tuyên giáo Đảng công bố, rằng “Nguyên nhân cơ bản của mọi tiêu cực là sự thoái hóa, biến chất của một số đông cán bộ các cấp các ngành”.

Đoán rằng kết luận ấy do Hội đồng lý luận của Đảng tìm ra. Tôi không đồng ý, cho rằng sự thoái hóa, biến chất của cán bộ chưa phải là nguyên nhân cơ bản, chưa phải là gốc rễ, đó chỉ là nguyên nhân gần, trực tiếp. Tôi tự hỏi, cái gì sinh ra “sự thoái hóa, biến chất ấy” và đi đến kết luận, đó là sự kết hợp và cộng hưởng cùa hai yếu tố: A- Những độc hại trong CNML; B- Một số tiêu cực trong truyền thống của dân tộc.

Sự kết hợp này không những là nguyên nhân gốc làm suy thoái văn hóa, mà còn là nguyên nhân gốc của nhiều tai họa giáng xuống đầu dân tộc. Tôi đã công bố kết luận này trong một số bài báo trước đây, kể cả gửi cho báo Đại biểu Nhân dân của Quốc hôi, ban doc. dcsvn, Hội đồng lý luận trung ương, với hy vọng có được phản biện hoặc nhận xét. Nhưng tôi chưa nhận được một ý kiến nào của những người quan tâm. Tôi hy vọng vào độ chính xác của câu trong dân gian “Nhất ừ (đồng ý), nhì làm thinh (im lặng)”.

Bình Luận từ Facebook

4 BÌNH LUẬN

  1. Điểm mấu chốt cuối cùng thì CNXH vẫn đúng về mặt đen vàd đỏ và hình . Nó là đối kháng với tư tưởng ăn cả của CNTB . Vietnam cần thêm 40 năm hay là thêm 1 thế hệ nữa đến lúc đó thay đổi hay không thấy đổi còn tùy thuộc vào thời cuộc . Đám trẻ bây giờ rất phản tỉnh chứ không thể rủ ngủ bằng nhân quyền , tự do được đâu .

  2. Hoan nghênh và cám ơn thầy Cống đã cất công viết bài phân tích khá dài này, dù
    tuởi già sức yếu và biết việc mình làm có thể là “đàn gẩy tai trâu” nhưng vẫn miệt
    mài với vai trò một nguời trí thức nhằm nâng cao dân trí vốn bị CS.cấm cản !
    Buồn cười là không biết người ta có ý đồ gì mà lại giới thiệu với thầy những tài liệu
    tuyên truyền xa rời thực tế của các quan chức CS. như trên được nhỉ ?

  3. CHỦ NGHĨA dáo mác lưỡi lê MÁC N..Ê đã phá sản TÌNH TỰ DÂN TỘC ĐẠO ĐỨC DÂN VIỆT

    Còn ai trồng khoai ngô xứ Vệ nữa suốt gần Thế kỷ đúng gần 8 Thập kỷ ĐÊM DÀI BẤT TẬN đói nghèo lạc hậu cố dâu về xứ Hán ngữ, trí nô lao nô thùng nhân ,

    https://www.youtube.com/watch?v=yAwfBR85HN8&t=10s

    PARIS – NGUYỄN NGỌC D..AO

    trí ngủ vịt kìu iêu nước ao nước lã ham bằng khen danh hão du hí hè hành DDDDDDDDDD ương Tết Tàu tán phét phọt phẹt bủn xỉn keo kiệt NGAY CẢ chỉ 1 lời tạ tội xin lỗi


    Khoa học & Kỹ thuật mở ra Thế kỷ 21 Diệu kỳ cho Tất cả chúng ta cùng nhau dựng xây !…
    ***************************

    Não ơi vào Tầm mức Thang Thời gian
    Cực kỳ tuyệt ngắn một phần tỷ tỷ phần
    Mười lũy thừa trừ mười tám của giây ấy
    Giao cảm với xung động cực ngắn Từ tâm
    Cho ta nhìn đời bằng Ánh sáng Chân lý
    Chỉ dài atto giây tri kỷ tri âm
    Trường Nhân loại rơi hỗn loạn Niên kỷ
    Hỗn mang dù đã phù du phù vân
    Thế giới vi mô giống vĩ mô thế giới
    Từ Nguyên tử đến hệ Mặt trời
    Từ Thiên hà đến Vũ trụ xa xôi
    Số lượng Atto trong một giây xấp xỉ
    Số giây trong tuổi Vũ trụ khung trời
    Ngân hà chuyển động vận tốc Ánh sáng
    Nặng thêm Chia ly đôi bờ Sông Ngân chia phôi
    Ngay dù chỉ sống hết đêm nay thôi nhé
    Vẫn yêu đời lạc quan còn vô số Atto giây !
    Dành cho mình cho Dân cho Nước Việt
    Tâm não ơi vào Thang Thời gian mới đây:
    Thế kỷ 21 Diệu kỳ cho ta cùng dựng xây !

    https://universite-digitale1.com/wp-content/uploads/2018/05/MeVietNam.jpg

    TỶ LƯƠNG DÂN cảm tác nhân hay Tin vui hai Nhà Vật lý Pháp Anne L’Huillier và Pierre Agostini nhận Giải Nobel Vật lý năm nay

    https://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=28

    Mùa Giải Nobel 2023

    Atto giây = 0, 000 000 000 000 000 001 giây


    Vĩnh biệt Nhà Thông thái Maurice Allais giữa Mùa NOBEL Kinh Tế
    **************************

    Kính chúc Bậc Đại sư, Nhà Trí thức Chân chính của Nhân loại yên nghỉ Miền Vĩnh hằng.. .. .

    hanoiparis.com/construct.php?page=poesie2&idfam=57

    Kính tặng Giáo Sư Vũ Quốc Thúc từng giữ nhiều chức vụ Kinh tế Miền Nam ….

    Had Allais’s earliest writings been in English, a generation of economic theory would have taken a different course
    Nếu như các tác phẩm của giáo sư Allais được dịch sang Anh ngữ sớm hơn, thì cả một thế hệ các nhà nghiên
    cứu kinh tế chắc hẳn đã đi theo một con đường khác

    Giáo sư người Mỹ Paul Samuelson
    Giải Nobel Kinh tế năm 1970

    Thủ khoa vào / ra Trường Bách Khoa (1) !
    Khoa học lẫn Văn chương tài hoa
    Thăng tiến nhờ Thang máy xã hội (2)
    Sinh trong nhà nghèo mồ côi cha
    Khởi hành chọn đường ngành vật lý
    Hiệu ứng Allais (3) vinh danh NASA :
    Ánh sáng biến thiên trong Trường hấp dẫn
    Vì đời .. . giã từ Vật lý gia !
    *
    Hiến dâng cho Kinh tế trọn đời
    Lập mô hình toán học dễ như chơi !
    Đáp án thoả mãn cầu – cung / Dân – Nước
    Nguyên tắc vô tận – hạn chế : vực – trời !
    Học thuyết sáu Thập kỷ còn thời sự :
    Luân chuyển rối lọan tài chánh hại đời
    Lạm phát phi mã không kiểm soát :
    Ngân Hàng Thế Giới điều tiết Luật chơi
    *
    ” Sản phẩm càng rủi ro càng hấp dẫn
    Nguồn khủng hoảng chứng khoán sụp sàn
    Chính sách kinh tài dẫn lạm phát !
    Ngân hàng + kẻ in tiền giả cùng chăn ! ! !
    Kinh tế quân bằng : dịch vụ đúng mức
    Tín dụng thừa trục lợi giới tư nhân… ” (4)
    Bài học Mỹ khủng hỏang địa ốc
    Tiêu bao triệu mảnh đời Lương dân !
    *
    “Thương chiến trong Thế giới Toàn cầu !
    Thất nghiệp bất công – Trần gian về đâu ?
    Xáo trộn xã hội chỉ đem nghèo khó
    Lợi khổng lồ cho tập đoàn lớn thả câu
    Xóa rào mậu dịch các nền kinh tế
    Lương – giá hối đoái … mất việc khổ đau” (4)
    Tiên tri vấn nạn Thời Hiện đại
    Thiên tài hạc trắng khuất bể dâu …

    15/10/2010

    Nguyễn Hữu Viện

    1. Maurice Allais đỗ vào thủ khoa và khi tốt nghiệp đỗ đầu
    khóa thủ khoa khi ra trường Bách Khoa – Ecole Polytechnique
    một trong những trường lớn của Pháp

    2. Nước Pháp có chính sách gọi là “thang máy xã hội – ascenseur social ”
    nếu dân nghèo nhưng học giỏi thì nhà nước Pháp sẽ tiếp tục tạo điều
    kiện cho bạn học tới trình độ mình mong muốn.

    3. Say mê với ngành Vật lý, ông tìm ra Hiệu ứng mang tên Allais
    theo đó vận tốc ánh sáng thay đổi theo lực hấp dẫn – Ánh sáng biến
    thiên trong Trường hấp dẫn
    Hiệu ứng Allais được Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian
    Hoa Kỳ NASA áp dụng trong tính tóan các chuyến bay của con tầu vũ trụ

    4. Tóm lược vài nét sơ qua Học thuyết Kinh tế ALLAIS – Maurice Allais
    nhận Giải NOBEL Kinh tế 1988
    Maurice Allais ( SINH Paris, 31 tháng Năm năm 1911 – MẤT Saint-Cloud
    gần Paris, 9 tháng Mười năm 2010)
    Học thuyết mà Nhà Kinh tế Maurice Allais (1911-2010) đã đưa ra
    vào giữa Thế kỷ 20 vẫn còn tính thời sự trong bối cảnh kinh tế Tòan
    cầu hỗn lọan hiện nay .
    Maurice Allais lên án những chính sách kinh tế dẫn tới lạm phát, nhất là
    khi không kiểm soát được vận tốc luân chuyển dòng tiền điện tử ảo …
    Phải chăng Maurice Allais cất giấu trong kho sách gần trăm tác phẩm
    Maurice Allais để lại những bí quyết để giải quyết phần nào nạn thất
    nghiệp, cho phép Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế đẩy
    lùi đe dọa lại nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008/2009
    và tránh được mối đe dọa Chiến tranh Tiền tệ ?
    Sinh trưởng trong một gia đình nghèo, sớm mồ côi cha và nhờ có
    học bổng của nhà nước năm 1933 Maurice Allais đỗ thủ khoa khi
    tốt nghiệp trường Bách Khoa, Ecole Polytechnique một trong
    những trường lớn của Pháp.
    Say mê với ngành Vật lý, Maurice Allaistìm ra Hiệu ứng mang
    tên Allais theo đó vận tốc ánh sáng thay đổi theo lực hấp dẫn – Ánh
    sáng biến thiên trong Trường hấp dẫn
    Hiệu ứng Allais được Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian
    Hoa Kỳ NASA áp dụng trong tính tóan các chuyến bay của con tầu vũ trụ
    Maurice Allais đã đến Kinh tế một cách tình cờ và Maurice Allais
    lưu lại qua gần 100 tác phẩm kinh điển cho Thế giới nhiều dấu ấn
    đậm nét trong lý thuyết cũng như đối với đời sống hàng ngày.
    Chính Giải Nobel kinh tế năm 1970, giáo sư Mỹ Paul Samuelson
    nhạn định các công trình KINH TẾ
    của Maurice Allais như sau :
    « nếu như các tác phẩm của giáo sư Allais được dịch sang Anh
    ngữ sớm hơn, thì cả một thế hệ các nhà nghiên cứu kinh tế chắc
    hẳn đã đi theo một con đường khác ».
    Mô hình toán học của Maurice Allais vào những năm 1950-60
    đã giải mã được những bí ẩn chung quanh các sàn chứng khoán
    phức tạp nhất hôm nay.
    Sản phẩm tài chính càng mang tính rủi ro cao thì lại càng có sức
    hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và đó là điểm khởi đầu dẫn tới
    các vụ đầu cơ, đến các cuộc khủng hoảng tài chính trong suốt
    thế kỷ 20 và ở đầu thế kỷ 21.
    Suốt đời, Maurice Allais luôn lên án những chính sách kinh tế
    và tiền tệ dẫn tới lạm phát, nhất là khi khôngcòn kiểm sóat được
    vận tốc luân chuyển dòng tiền điện tử ảo … gây ra lạm phát làm
    một nền kinh tế mất đi tính hiệu quả
    Từ hơn sáu Thập kỷ trước Maurice Allais đã đưa ra một kết luận
    rõ ràng về vai trò của các cơ quan tài chính trong một nền kinh tế
    quân bằng : các ngân hàng phải định giá đúng mức các dịch vụ ;
    và để họat động có hiệu quả, một ngân hàng chỉ được quyền
    cấp tín dụng trong một chừng mực nào đó. Có như vậy mới
    có thể tránh được hiện tượng tiền rẻ, tín dụng dư thừa, khiến
    tư nhân, doanh nghiệp vay mượn bừa bãi như những gì đã
    xảy ra ở Hoa Kỳ từ mùa hè 2007 với khủng hỏang tín dụng
    địa ốc tại Mỹ.
    Trong phân tích lý giải của Nhà Kinh tế Maurice Allais
    ngân hàng và bọn làm bạc giả không khác là bao….!!!!
    Khủng hỏang tài chính 2008 như nhắc các giới chức chính trị
    và tài chính của thế giới nên đọc lại các tác phẩm Kinh tế của
    Maurice Allais.
    Maurice Allais đã chứng minh rằng, xóa bỏ mọi rào cản mậu dịch
    giữa các nền kinh tế quá khác biệt với nhau về những điểm như
    là lương bổng, chênh lệnh về tỷ giá hối đoái … là nhân tố gây
    nên thất nghiệp, và làm yếu đi đà tăng trưởng kinh tế. Đối với
    thị trường tai chính cũng vậy, tự do hóa các luồng vốn cũng chỉ
    có lợi khi các nước tham gia có cùng một mức độ phát triển
    kinh tế, chính trị và xã hội
    Hiện nay cộng đồng quốc tế đang lo ngại xảy ra một cuộc chiến
    thương mại trong một thế giới toàn cầu hóa, thì ngay từ năm
    1974 cũng giáo sư Maurice Allais đã cảnh báo :
    « Nền kinh tế Toàn cầu sẽ chỉ đem lại bất ổn định, đẩy thị trường
    vào thế mất cân bằng, kèm theo đó là nạn thất nghiệp, là những
    bất công, những xáo trộn về phương diện xã hội và cuối cùng thì
    mô hình mở rộng đó chỉ đem lại nghèo khó cho các dân tộc
    Nền kinh tế Toàn cầu bệnh họan chỉ đem lại những khoản lợi
    lộc khổng lồ cho các tập đoàn đa quốc gia ».
    Maurice Allais đã đào tạo rất nhiều thế hệ các nhà tóan học,
    kinh tế học của Pháp.
    Trong số đó có rất nhiều các nhân tài như Giải Nobel kinh tế năm
    1980 Gérard Debreu VÀO QUỐC TỊCH MỸ là học trò của
    Maurice Allais được trao tặng giải thưởng Nobel đã nhận giải
    Nobel trước thầy mình tám năm ..
    Vĩnh biệt Nhà Thông thái Maurice Allais giữa Mùa NOBEL Kinh Tế

    http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=57&idpoeme=5002

  4. Xin Admin chuyển cho cụ Cống địa chỉ (link) các ta liệu dưới đây để cụ viết sâu sát hơn. Tư liệu về Văn Hóa Mác – Lê-Nin

    1. Sách: Cơ Sở Lý Luận Văn Hóa Mác Lê Nin
    https://en.exlibrishermes.com/co-so-ly-luan-van-hoa-mac-le-nin

    https://en.exlibrishermes.com/co-so-ly-luan-van-hoa-mac-le-nin

    2. BÀI ĐĂNG TRÊN TạP CHÍ CộNG SảN
    Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về văn hóa
    https://www.tapchicongsan.org.vn/thong-tin-ly-luan/-/2018/7574/quan-diem-cua-chu-nghia-mac—le-nin-ve-van-hoa.aspx

    3. BÀI NĂM 2022
    Nhận thức lại quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về văn hóa vô sản trong xây dựng, phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay
    POSTED ON 1 THÁNG MỘT, 2022 BY ADMIN
    https://vhnt.org.vn/nhan-thuc-lai-quan-diem-cua-chu-nghia-mac-lenin-ve-van-hoa-vo-san-trong-xay-dung-phat-trien-van-hoa-o-nuoc-ta-hien-nay/

BÌNH LUẬN

Xin bình luận ở đây
Xin nhập tên của bạn ở đây