Chuyện tử tế

Võ Xuân Sơn

23-10-2019

Anh Vũ Văn Luyện (trái) nhận lại được 12 triệu đồng từ anh Lê Quang Khải. Ảnh: VTC

Câu chuyện anh lái xe tìm người lái xe khác, đã gây ra tai nạn cho mình, để trả tiền sửa xe thừa, đã làm rung động bao nhiêu trái tim, không chỉ của giới lái xe.

Khi nào thì 20 tháng 10 thành ngày… tưởng niệm nữ quyền?

Blog VOA

Trân Văn

21-10-2019

So với trước, năm nay, số phụ nữ chia sẻ thông tin, hình ảnh về hoa, quà mà họ được tặng nhân ngày 20 tháng 10 trên mạng xã hội đã giảm đáng kể và số người dùng mạng xã hội như một phương tiện để khuyến khích mọi người, đặc biệt là nữ giới, “nhận thức lại” về ý nghĩa ngày 20 tháng 10 càng ngày càng đông.

Tầng lớp thị dân mới?

Mạc Văn Trang

20-10-2019

Quý ông, bà “trai thanh, gái lịch”. Photo Courtesy

Nhân ngày “Phụ nữ VN” 20/10 xin góp một góc nhìn về “Người Phụ nữ MỚI”…

Ác mộng của tôi và không chỉ của riêng tôi

Hoàng Hưng

18-10-2019

Nhà thơ Hoàng Hưng. Ảnh tác giả gửi tới

Trước hết, tôi xin cảm ơn Santa Casa da Misericordia de Lisboa, là đơn vị tổ chức Tuần Văn hoá Việt Nam đầu tiên tại Bồ Đào Nha, đại diện là bà Margarida de Montenegro; bà Teresa Morna giám đốc bảo tàng Museu de Sao Rocque, nơi cho chúng ta gặp mặt; bà Thuy Tien de Oliveira, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt-Bồ người đã góp nhiều công sức cho sự kiện; hoạ sĩ Painter Manuella de Oliveira, tác giả một phụ bản mỹ thuật của cuốn sách thơ “Ác mộng-Nightmares”; các bạn tôi từ Canada và Pháp, GS – nhà văn Nguyễn Mạnh Hùng… tới đây để động viên tôi… Và xin cảm ơn tất cả quí vị có mặt tại đây để nghe tôi tâm sự.

“Mấy giây Hồng Ngát”

Mai Quốc Ấn

15-10-2019

Biếm họa của Kỳ Văn Cục

Dù thừa nhận sai sót trong kiểm duyệt phim “Everest: Người tuyết bé nhỏ” nhưng bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – thành viên Hội đồng thẩm định quốc gia (về phim ảnh) lại cho rằng: “Có mấy giây thôi, mọi người cứ làm quá lên.”

Vụ bản đồ lưỡi bò lồng trong phim: Chỉ vài giây thôi…

BTV Tiếng Dân

15-10-2019

Sau 10 ngày công chiếu ở Việt Nam, bộ phim hoạt hình “Everest – Người tuyết bé nhỏ”, nội dung bảo vệ môi trường nhưng lồng bản đồ hình lưỡi bò vào, đã gây sốc cho dư luận. Một trong hai nhà đồng sản xuất là Công ty Pearl Studio của Trung Quốc, rõ ràng hình ảnh bản đồ đường lưỡi bò được lồng trong phim là sự cài cắm có chủ đích của TQ.

Nước sông Đà, bà Hồng Ngát!

Dương Tiêu

14-10-2019

Dân gian có câu “Tiền vào như nước sông Đà”. Nhưng đôi khi nước sông Đà lại không được hoan nghênh.

Bốn ông đực rựa lên Mã Pì Lèng khỏa thân, câu view

BTV Tiếng Dân

10-10-2019

Vụ 4 ông đực rựa, trong đó có một hot Facebooker là Hiếu Orion, không mảnh vải che thân, tồng ngồng chạy motor lên đèo Mã Pì Lèng, làm trò đủ kiểu, livestream trên Facebook, rồi ngụy biện rằng họ “bảo vệ môi trường”, khiến dư luận phẫn nộ. Sau đó, Hiếu Orion đã phải gỡ bỏ clip trên Facebook, rồi cho rằng cư dân mạng “hiểu lầm”.

Tư duy hàng huyện đang xuôi hóa vùng cao

Huy Đức

9-10-2019

Không chỉ có Mã Pì Lèng hay cao nguyên đá Đồng Văn chúng ta đang đặt các di sản vô giá mà thiên nhiên ban tặng trong tay cấp huyện. Khắp vùng Đông, Tây Bắc, văn hóa bản địa đang dần bị đẩy lùi vào các thung sâu. Các thị tứ, đặc biệt là các thành phố mới như Điện Biên, Lai Châu… đều được phát triển rất… Kinh. Từ năm 2004, tôi đã gọi tiến trình này là “xuôi hóa” [trong một bài viết về Điện Biên rất tiếc đã bị TB KTSG biên tập].

Campuchia vượt trội Việt Nam, nhìn từ hai Thủ tướng

Bá Tân

4-10-2019

Thủ tướng Hun Sen bắt tay TT Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Báo TT

Ông Hun Sen, thủ tướng Campuchia đang có chuyến thăm Việt Nam, kể từ ngày 4/10/2019. Mục đích chuyến thăm để làm gì, hoặc là rất cần thiết, hoặc có khi chỉ là xã giao. Vấn đề ấy không bàn ở đây, đưa ra soi xét chẳng ai quan tâm.

Trần Đăng Khoa: “Quân Tàu bị đánh vỡ mặt. Cút rồi”

Dương Tự Lập

24-9-2019

“Thần dân” nhơ Dương Tự Lập lan man với “thần đồng” thơ Trần Đăng Khoa

Những năm 1966-1968, Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson quyết định dùng không lực Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc Việt Nam. Tuổi thơ chúng tôi theo xí nghiệp may dệt Hoa Đông của mẹ rời Hà Nội sơ tán về vùng Bắc Ninh – Hà Bắc.

Đi xem mộ Trần Đại Quang

Tạ Duy Anh

10-9-2019

Ảnh: FB tác giả

Tôi phải xin lỗi người quá cố là tôi không có ý định đi viếng ông, nên dùng từ xem mộ. Tôi chỉ có nhu cầu xác minh một sự thật.

Khi ông Trần Đại Quang từ trần, rộ lên vô số tin đồn khác nhau về khu mộ được ông chuẩn bị trước ở quê là xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, Ninh Bình. Một tờ báo chính thống hé lộ nó rộng hơn 3 ha, nhưng ngay sau đó phải rút xuống. Mạng xã hội đưa ra các con số khác nhau, dao động từ 5 đến 6,4 ha.

Văn hóa ‘mày có biết tao là ai không?’

VOA

Đinh Yên Thảo

31-8-2019

Nữ đại úy công an Lê Thị Hiền “đại náo” sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh chụp màn hình

Câu chuyện nữ đại úy công an Lê Thị Hiền hành hung, chửi bới nhân viên hàng không tại sân bay Tân Sơn Nhất vài tuần trước tưởng đã nguội bớt đi vì những tin tức thời sự chồng chất, nào ngờ lại một lần nữa gây xôn xao dư luận.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 9)

Hồ Bạch Thảo

28-8-2019

Tượng đài Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nguồn: Kênh 14

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6 —  phần 7 —  phần 8

9. Lý Thái Tổ khởi nghiệp [1010-1028] (Tiếp theo)

Về lãnh vực ngoại giao, sau khi lên ngôi vào năm Thuận Thiên thứ nhất [1010] Vua Lý Thái Tổ sai Sứ sang triều Tống giao hảo: “Năm Thuận Thiên thứ nhất [1010] Sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Sếp Sông Đà 7: Công ty cha thua lỗ nhưng có tiền cho con 20 tỉ/ năm?

BTV Tiếng Dân

27-8-2019

Ông Nguyễn Mạnh Thắng và con gái. Nguồn: Facebook cô Thảo

Cô tiểu thư Nguyễn Thị Thanh Thảo, con ông Nguyễn Mạnh Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7, khoe trên Facebook cá nhân, rằng mỗi năm cô phá của bố cô 20 tỉ, trong suốt 5 năm qua. Trong một stt cô Thảo viết: “Nhiều lúc nghĩ thương bố thật. Cứ ăn và phá. Trường kỳ bao năm nay. Mỗi năm báo bố 20 tỉ. Năm năm liên tiếp báo 5 lần con số như thế…”

Sài Gòn của tôi thể xác không còn mà linh hồn thì ở đâu?

BBC

24-8-2019

‘Sài Gòn của tôi không còn nữa’. Nguồn: Lynhdan Nguyen/Getty Images

Anh công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất sau khi xem hộ chiếu của tôi hỏi: ‘Anh là Nguyễn…’

Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Võ Xuân Sơn

24-8-2019

Hai hôm nay, mạng Facebook, và cả các báo chính thống đều nóng lên với đồng chí đại úy công an Lê Thị Hiền dữ tợn. Hầu như ai cũng lên án chị ta. Cũng có một hai người đề cập đến chuyện nhân viên mặt đất có hành xử sao đó làm chị ta nổi giận. Nhưng chẳng ai bênh vực chị ấy lấy một câu.

Vài nhời về chuyện nói tục

Đặng Bích Phượng

24-8-2019

Chả cứ người Việt Nam, dân tộc nào trên thế giới mà chả có người nói tục. Nhưng ai nói mới là điều khiến người ta ngạc nhiên hay không ngạc nhiên. Và nói tục trong hoàn cảnh nào cũng là một yếu tố quan trọng để “phán xét”.

Đại úy Lê Thị Hiền đại náo Tân Sơn Nhất

Blog VOA

Trân Văn

23-8-2019

Cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông chính thức cùng sôi sùng sục sau khi video clip ghi lại sự kiện một phụ nữ trạc 40 “đại náo” phi trường Tân Sơn Nhất. Chuyện xảy ra hôm 11 tháng 8, chừng mười ngày sau video clip ghi lại sự kiện mới được đưa lên Internet, nhưng không vì thế mà bớt nóng.

Họ đã dạy con em chúng ta điều gì về phụ nữ Việt?

Nguyễn Đình Bổn

23-8-2019

Nhân chuyện bà Hiền, công an Hà Nội, vừa đại náo sân TSN, tôi điểm sơ qua thử xem sách giáo khoa VN đã dạy cho con em chúng ta về mẫu hình phụ nữ nào, bởi ai cũng biết giáo dục rất quan trọng trong hình thành nhân cách một con người. Họ dạy gì?

Chiêm ngưỡng “văn hóa cao” Hà thành

Chu Mộng Long

22-8-2019

Dân mạng phản ứng dữ dội hình ảnh nữ đại úy công an Hà Nội đại náo sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều người xem bà ta là Chí Phèo. Lại không ít người nhân cơ hội chỉ trích lực lượng công an nuôi dưỡng thành phần vô văn hóa và đề nghị đuổi thẳng cổ bà ta ra khỏi ngành.

Chuyến xe giáo dục và khoảng trống con người

Tâm Chánh

11-8-2019

Những gì chân tình, ấm áp của con người dường như không có mặt trong không gian nhỏ bé của chiếc xe bus đưa đón học sinh ấy. Cũng không có bên trong lớp học của chúng.

Tiếng Việt đang bị bôi bẩn vì những giải thơ của Văn Việt

Lê Phú Khải

10-8-2019

Sau khi đọc những bài thơ trên Văn Việt được tôi trích tay “Lời từ biệt Văn đoàn độc lập” được đăng trên Tiếng Dân, một độc giả là Mai Hiền Phạm đã viết trên Facebook của mình như sau: “Chú ơi, cho hai cậu họ Vũ ấy ngồi đọc hết quyển thơ Hoàng Cầm xem nó có khá hơn không. Nếu tiếp tục loại thơ tởm lợm ấy thì cho thành lập Hội thơ tâm thần rồi cho nó làm thành viên danh dự”. (Tác giả tưởng Vũ Lập Nhật là đàn ông).

Không có “sự phân ly” trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập

Nguyên Ngọc

9-8-2019

Nhà văn Nguyên Ngọc. Nguồn: TC Sông Hương

Trước hết cần khẳng định một điều: hiện nay không có sự “phân ly” nào cả trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập cũng như trong Văn Việt, như một bài báo đang được phổ biến rộng rãi đã dường như khẳng định. Trong một tổ chức, bất kể là tổ chức nào, huống hồ là trong một tổ chức văn học nghệ thuật, việc có những suy nghĩ và ý kiến khác nhau, thậm chí hoàn toàn ngược nhau về một tác phẩm, một cách viết, một xu hướng hay phương pháp nghệ thuật, cả quan điểm nghệ thuật nữa là hoàn toàn bình thường, hơn nữa là cần thiết, nếu cái tổ chức đó còn muốn là một cơ thể sống đang phát triển chứ không phải một xác chết khô. Cũng có thể nói nghệ thuật phát triển bằng những khác biệt liên tục như vậy, đó là dấu hiệu nó đang sống, nó đang sống khỏe.

Thư trao đổi sau 3 bài viết liên quan

Hà Sĩ Phu

8-8-2019

Thưa các anh Nguyễn Huệ Chi, Hoàng Hưng, Hoàng Dũng cùng bạn bè thân thiết,

Sáng nay, sau bài của tôi, trang Bauxite cũng đăng tiếp hai bài của các anh Hoàng Hưng và Hoàng Dũng. Có thể coi hai bài ấy là bài góp ý với tôi hay phản biện cũng được. Thường thì gặp bài phản biện người ta cố bình tĩnh-thản nhiên đã khó, nhưng riêng tôi, đọc được hai bài ấy tôi thật mừng, mừng vì cái nguyện vọng bấy lâu nay của mình đang được hình thành.

Thư gửi anh Hà Sĩ Phu

Hoàng Hưng

8-8-2019

TS Hà Sĩ Phu (trái) và nhà văn Hoàng Hưng. Nguồn: Tác giả gửi tới TD

Hoan nghênh bài viết thiện ý của anh Hà Sĩ Phu. Nhưng trong bài viết của anh có mấy điểm quan trọng rất không chuẩn, tôi xin phép thẳng thắn nêu lên để anh xem xét:

Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn

Huỳnh Ngọc Chênh

7-8-2019

Sống ở Sài Gòn từ trước 75 cho đến mãi về sau nầy, tui chỉ thấy SG thụt lùi đi trên nhiều phương diện. Vậy mà rời SG, ra Hà Nội sống ba năm, nay trở lại mới thấy dù SG có bị kéo lùi đi rất nhiều nhưng vẫn cách khá xa HN về mọi phương diện. Sau 44 năm, Hà Nội vẫn chưa đuổi kịp Sài Gòn, và không biết đến bao giờ, dù tiền bơm vào nơi nầy như nước sông Hồng mùa lũ.

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (6): Tư liệu cho bài của anh Hà Sĩ Phu

Văn Việt

Hoàng Dũng

7-8-2019

Tiếp theo phần 1: Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự — phần 2: Sự khác biệt trong văn chương (về vụ mới ở Văn đoàn Độc lập) — phần 3: Trường hợp Lê Phú Khải — phần 4: Đã đến lúc nên xóa bỏ các hội Văn học Nghệ thuật — phần 5: Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?

Bài Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt? của anh Hà Sĩ Phu gợi nhiều vấn đề và cần phải thảo luận nghiêm túc. Chuyện “lý luận”, xin hẹn một dịp khác. Ở đây tôi chỉ xin góp ý kiến về tư liệu.

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (5): Nghĩ gì sau sự phân ly trong Văn đoàn Văn Việt?

Hà Sĩ Phu

6-8-2019

Phần 1: Từ một thực tiễn có chút đáng buồn

Đang có chuyện “lùm xùm” phân ly trong hội Văn Việt, mà cả đôi bên với tôi đều là bầu bạn thân quen. Chuyện nhỏ, rồi cũng quên đi nhưng cũng có đôi điều nên nhớ lại. Chuyện đem ra tranh cãi chỉ là quan niệm và sở thích về thơ.

Thảo luận “Văn chương để làm gì?” (4): Đã đến lúc nên xóa bỏ các hội Văn học Nghệ thuật

Văn Việt

Đặng Văn Sinh

3-8-2019

Tiếp theo phần 1: Nhân 5 năm, đôi điều tâm sự — phần 2: Sự khác biệt trong văn chương (về vụ mới ở Văn đoàn Độc lập) — phần 3: Trường hợp Lê Phú Khải

Nhà văn Đặng Văn Sinh. Ảnh: Văn Việt

1 – Văn học nghệ thuật được xem như cây cảnh con cảnh