Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Ngựa và người

Trần Quốc Việt

9-6-2020

Câu chuyện “Chuông thành Atri” có nội dung như sau: “Dưới thời vua Giovanni của Atri nhà vua ra lệnh cho treo một cái chuông rất lớn để cho những ai bị oan ức dùng đến, họ chỉ cần rung chuông thật to để kêu oan. Bấy giờ theo thời gian dây thừng đã mòn đi nhiều, cho nên người ta bện thêm vào những chùm dây leo để tiện cho người kéo chuông.

Ngày nọ một con tuấn mã già của một hiệp sĩ ở Atri, do không còn phục vụ được nữa, nên bị chủ đuổi để mặc đi đâu thì đi, đang lang thang gần đấy. Vì quá đói con chiến mã đáng thương giữ chặt dây leo trong miệng và kéo chuông khá nhịp nhàng.

Nghe tiếng chuông, hội đồng tức thì họp lại, như thể nghe tiếng kêu oan ức của con ngựa, mà bề ngoài của con vật dường như nói lên rằng nó đang đòi hỏi công lý. Sau khi xem xét trường hợp này, hội đồng liền phán quyết hiệp sĩ mà con ngựa đã phục vụ ông rất lâu từ lúc ông còn trẻ phải nuôi con ngựa già; và vị vua còn phạt tiền trong những trường hợp tương tự”.

Con ngựa thành Atri. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Câu chuyện trên xuất hiện khoảng thế kỷ thứ mười ba và mười bốn, của một tác giả khuyết danh người Ý, đã và đang phản ánh ước mơ muôn đời của con người ở khắp nơi về công lý, lẽ phải và từ tâm. Trong biển đời thường đau khổ vì bao bất công và tàn bạo xưa nay, nó là ngọn hải đăng trong mơ của bao người dưới đáy xã hội, mong mỏi tuyệt vọng về công bằng và nhân ái.

Ánh đèn hải đăng ấy đã tắt trong giấc mơ đi tìm công lý của một người đàn ông nhảy lầu tự tử ở toà án Bình Phước, Việt Nam ngày 26/2. Mấp mé bên bờ tuyệt vọng, ông mơ về hy vọng thức tỉnh công lý ở một nước không bao giờ có công lý.

Ông Lương Hữu Phước nhảy lầu tự tử chết, chiều 26/5/2020, tại Tòa án Nhân dân Bình Phước. Ảnh trên mạng

Nhưng ông đã thức tỉnh chúng ta khỏi ảo vọng về công lý và tình người dưới chế độ độc tài toàn trị, đã gần như tiêu diệt những giềng mối của xã hội nhân văn và nhân bản dựa trên công lý phổ quát.

Trong bối cảnh xã hội chó ngựa với tầng lớp cai trị, người không ra người, ngựa không ra ngựa này, công lý chỉ đứng về phía cường quyền và kim tiền, thay vì đứng về nỗi bất công của dân chúng.

Cho nên hôm nay, ta nhìn người mà mơ về ngựa xưa. Mơ người dân có được cái chuông để rung mà kêu oan ở thành Atri.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, virus corona có thể đã xuất hiện ở Trung Quốc từ tháng 8/2019

BTV Tiếng Dân

9-6-2020

Theo một nghiên cứu mới của trường y khoa, thuộc Đại học Harvard, cho biết, hình ảnh vệ tinh chụp được từ các bãi đậu xe tại các bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, cũng như xu hướng tìm kiếm trên mạng, cho thấy, có thể virus corona đã lan rộng ở Trung Quốc từ đầu tháng 8 năm 2019, CNN đưa tin.

Bà ơi, sao mồm bà to thế? Sao răng bà nhọn thế!

Nguyệt Quỳnh

8-6-2020

Chiều ngày 29/5 sau phiên xử phúc thẩm, ông Lương Hữu Phước, một người dân ở xã Bình Phước, đã trở lại tòa án và nhảy từ lầu hai của tòa để tự sát. Hình ảnh ông nằm chết co quắp ngay trước sân tòa, nói lên nỗi tuyệt vọng, sự cô đơn cùng cực của người dân VN trước các phán quyết của tòa án.

Không biết từ khi nào đảng CSVN đổi tên nước Việt Nam thành “đất nước Hồ Chí Minh”?

Trương Nhân Tuấn

8-6-2020

Hôm qua có “nhà thi sĩ” làm thơ có câu “đx má Sài Gòn”. Không biết (dân) Sài Gòn làm cái gì mà nhà thơ nổi giận, muốn “đậu móa” cả chục triệu người như vậy? Theo tôi, hợp lý thì ông nhà thơ nên “đx má thành Hồ”. “Đậu móa” một thằng là đủ. Thằng đó là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, có thể có nguyên nhân đưa đến sự phân nộ của nhà thơ.

Tướng Colin Powell nói, lời của Trump ‘nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta’, Powell sẽ bỏ phiếu cho Biden

USA Today

Tác giả: William Cummings

Dịch giả: Trúc Lam

7-6-2020

Cựu Ngoại trưởng Colin Powell nói rằng, một lần nữa ông sẽ không bỏ phiếu cho Donald Trump, gọi cách tiếp cận chính trị của tổng thống là “nguy hiểm cho nền dân chủ của chúng ta” và khẳng định rằng, Trump đã “rời xa” Hiến pháp.

Đại hội XIII, khủng hoảng ở cung đình?

Lê Văn Đoành

8-6-2020

Tuần này, Bộ chính trị ĐCSVN nhóm họp để giải quyết những vấn đề vô cùng gay cấn, liên quan đến chuyện chia “ghế” trong cấu trúc quyền lực của Đảng trước thềm đại hội XIII.

Tâm thư của cựu Tổng thống George W. Bush

George W. Bush Presidential Center

Dịch giả: Ian Bùi

2-6-2020

Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.

Chuyện “Fake News”, nhân bản tin giả mạo của Luật sư Lê Công Định

Nhã Duy

7-6-2020

Vài năm qua, cụm từ “Fake News”- tin giả mạo, đã trở thành từ ngữ được nhắc đến khá nhiều, trong chính trường, trên mặt báo cho đến các mạng xã hội, kể từ khi được tổng thống Trump sử dụng để tấn công vào truyền thông Hoa Kỳ. Bất kể tả hay hữu, nếu bài báo, bản tin xem ra bất lợi hay chỉ trích ông đều bị xem là “fake news” dù cho chúng có là những sự thật được kiểm chứng.

Chuyện Việt Nam, chuyện Mỹ

Võ Ngọc Ánh

7-6-2020

Ở Việt Nam, mọi việc vẫn do đảng Cộng sản quyết định. Nước Mỹ luôn lắng nghe, sửa chữa trước sức ép của người dân và xã hội để thay đổi tốt hơn.

Tổng thống vĩ đại phải là người luôn sẵn sàng quỳ xuống cùng dân

Phạm Lê Vương Các

7-6-2020

Nếu như Trump biết xuống đường cùng những người biểu tình, biết quỳ gối xuống để bày tỏ sự đồng cảm với họ, nhưng đồng thời cũng yêu cầu “bắt hết đám đập phá và cướp bóc cho tao”, có lẽ câu chuyện biểu tình ở Mỹ đã theo chiều hướng khác.

Bài không tên: Nhận xét của một người Mỹ gốc Việt đang sống ở TP Minneapolis

DiaCRITICS

Tác giả: Bảo Phi

Dịch giả: Vũ Ngọc Chi

2-6-2020

Nhà thơ Bảo Phi. Ảnh do Charissa Uemura chụp/ DiaCritics

Bảo Phi là một nhà thơ, cư trú tại TP Minneapolis. Anh là người trong nhiều năm đã đóng góp những bài thơ và bình luận cho diaCRITICS, và đã được giới thiệu tại nhiều sự kiện của DVAN (1).

Những cái nhìn lệch lạc của những người ủng hộ Tống thống Trump

Song Chi

6-6-2020

Một số người ủng hộ Tổng Thống Trump với lý do chỉ có Trump mới diệt được Tàu Cộng, và Tàu Cộng chết thì Việt Cộng cũng… lung lay, và còn nói rằng sở dĩ Tàu cộng có được sự lớn mạnh để ngày càng hung hăng, ngang ngược như hiện nay chính là nhờ thời kỳ mấy mươi năm dưới sự lãnh đạo của các đời Tổng thống của đảng Dân Chủ như Bill Clinton và Barack Obama… Nhất là thời kỳ Obama “ôn hoà, thậm chí nhẫn nhục” để Tàu cộng ngang nhiên xâm chiếm biển Đông và tiến hành quân sự hoá các đảo. Các nhiệm kỳ của 2 vị Tổng thống Dân Chủ đã để lại nhiều di sản rất bất cập mà thời kỳ ông Trump hiện nay phải “ dọn dẹp “ một cách vất vả!

Thư của cây Phượng gửi ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

6-6-2020

Thưa ông Phùng Xuân Nhạ, bộ trưởng Bộ GD & ĐT. Tôi là Phượng (Phượng vỹ). Trước hết xin ông đừng mê mẩn đắm đuối khi nghe tên Phượng mà nhầm lẫn với em Phượng chân dài nào đó.

Dân chủ Pháp trị ở Mỹ

Lê Minh Nguyên

6-6-2020

Nga là một đất nước, được cấu tạo bởi các yếu tố như dân tộc, lãnh thổ, chính quyền.

Tài sản của Việt Nam hiện nay tập trung vào đảng

Trương Nhân Tuấn

6-6-2020

Một con số thống kê của Trung Quốc được báo SCMP tuần trước cho biết, “Nhà nước Trung Quốc” cực kỳ giàu. Nếu lấy của cải này chia đều cho 1 tỉ 400 triệu dân, thì người dân lục địa nào cũng trở thành “triệu phú”. Con số kinh khủng đến mức khó tin.

Thời mạt!

Mạc Văn Trang

6-6-2020

Sáng nay, Trịnh Bá Phương có bài nói về hiện tượng lạ: “Một số người dân Đồng Tâm cho biết ngày 5.6.2020 có hai xe ô tô phủ kín bạt chở vàng mã, đồ cúng về chùa Thượng Lâm, huyện Mỹ Đức, mở lễ cúng bái. Khóa lễ bắt đầu từ chiều nay, dự kiến kéo dài 2-3 ngày. Người dân cho biết tờ sớ thầy cúng viết có ghi công an, tư pháp và pháp y. Phải chăng sự sợ hãi, nỗi ám ảnh sau khi giết cụ Lê Đình Kình đã khiến những người liên quan phải về đây mở khoá lễ cúng bái”…

Tướng Mark Milley nhắc nhở quân nhân Mỹ về lời thề phục vụ dân

BTV Tiếng Dân

5-6-2020

Tướng Mark Milley, Tham mưu Trưởng Liên quân Hoa Kỳ. Ảnh: Military Times

Một bức thư mà đài CBS có được từ tướng Mark Milley, Tham mưu Trưởng Liên quân, gửi cho các lực lượng vũ trang, trong đó, ông tướng bốn sao nhắc nhở họ nhớ tới lời thề bảo vệ Hiến pháp Mỹ và phục vụ người dân Mỹ.

“Em chỉ muốn tiền! Anh chỉ muốn cách mạng!”

Tác giả: Lưu Diệc Vũ

Nguyễn Trung Kiên, lược dịch

5-6-2020

Vài giờ trước buổi bình minh ngày 4 tháng 6 năm 1989, theo mệnh lệnh của chính phủ Trung Quốc, 200.000 binh lính đã bao vây Bắc Kinh rồi tiến vào trung tâm thành phố. Xe tăng và xe bọc thép của quân đội đã đi trước dọn đường, nghiền nát các chướng ngại vật, bắn vào đám đông, hạ gục con người như cỏ dại.

Đôi điều với GS Đặng Hùng Võ

Nguyễn Đình Cống

5-6-2020

GS Đặng Hùng Võ là một trí thức đáng kính phục. Ông có trí tuệ, giỏi nghiên cứu, nhiều ý kiến của ông về xã hội và chính trị được đông đảo quan tâm và đánh giá cao. Tuy vậy bài viết “Chọn những người đứng đầu” của ông làm tôi phải suy nghĩ và thấy cần trao đổi vài điều (bài đăng VnExpress và Viet-Studies ngày 4/6/2020).

GS Võ rất đúng khi kết luận: “Đánh giá con người theo định lượng là cách khoa học và hiệu quả nhất để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị trí. Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ. Ngoài ra ở phần thân bài ông viết: “Thành hay bại là ở việc lựa chọn cán bộ đúng hay sai lựa chọn cán bộ là chìa khóa quan trọng nhất.

Rồi ông dẫn ra: Đường lối chung về công tác cán bộ đã có. Để thực hiện, chỉ cần cụ thể hóa thành các tiêu chí định lượng để tạo nên bộ lọc cán bộ”, và ông cho rằng: “Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội, của một số tổ chức xã hội, một số chuyên gia và người dân.

Tôi tán thành với ông trong đoạn về sự quan trọng của cán bộ (điều này nhiều người thấy rõ, không cần gì có trí tuệ cao) và phản bác ông trong đoạn về cách làm.

Ông viết: “Việt Nam sẽ trở nên thịnh vượng nếu không thất bại trong khâu chọn cán bộ. Ông dùng một từ “nếu” trong khi rõ ràng là không thể có điều kiện giả định đó. Còn tôi sẽ viết rằng: Trong tương lai gần VN sẽ thất bại trong khâu chọn cán bộ theo đúng đường lối của Đảng Cộng sản.

GS Võ dẫn ra rằng “Đường lối chung về công tác cán bộ đã có”. Tôi cho rằng đường lối ấy tuy có nêu ra vài tiêu chuẩn, vài cách làm nghe vui lỗ tai, nhưng lại chứa đựng một số điều phản dân chủ, phản khoa học, phản tiến bộ.

Cứ theo đường lối ấy thì chỉ chọn lựa được chủ yếu là những kẻ cơ hội có nhiều mưu ma chước quỷ mà kém trí tuệ. Những người có thực tài đã bị loại ngay từ vòng đầu. Tôi không hiểu, người thông minh như Đặng tiên sinh có thấy được tính chất tam phản trong đường lối cán bộ của ĐCSVN không, hay là ông có thấy rõ nhưng tạm lờ đi.

GS Võ quá tin tưởng vào Trung ương và Quốc hội khi cho rằng: “Trung ương có thể khảo sát tín nhiệm những vị trí lãnh đạo cần thiết theo ý kiến của đại biểu Quốc hội”. Theo tôi cả hai tổ chức này đều không đáng tin cậy. Trong số các UVBCH Trung ương, các ĐBQH có thể có vài chục người có trí tuệ, trung thực, nhưng họ thiếu chỗ dựa để phát huy trí tuệ và lòng dũng cảm. Một vài tiếng nói của họ tuy có giá trị, nhưng rồi bị lạc lõng, bị vô hiệu hóa nhanh chóng.

Vậy “Để có cán bộ đủ năng lực điều khiển nhà nước tại mọi vị tríthì lãnh đạo chóp bu của ĐCSVN cần làm gì?

Trước hết cần nhận thức rằng vai trò lãnh đạo cách mạng lật đổ đã xong, bây giờ cần xây dựng một đảng chính trị cầm quyền. Phải thay đổi đường lối cán bộ, loại bỏ những điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học.

Trong bầu chọn cán bộ, đặc biệt là những người đứng đầu cần nêu cao việc tranh cử công khai. Không có tranh cử công khai thì rất khó chọn được người có thực tài. Những tiêu chuẩn nêu ra dù có hay ho đến đâu cũng chỉ là phù phiếm. Không có cách gì lượng hóa được những tiêu chẩn định tính.

Hình như tại mọi nước dân chủ và phát triển trên khắp thế giới không có nước nào đề ra tiêu chuẩn về tài và đức khi bầu nguyên thủ quốc gia. Tài đức của mỗi ứng viên sẽ được cử tri đánh giá thông qua tranh cử.

GS Đặng Hùng Võ băn khoăn: “Trước thềm Đại hội Đảng XIII, công tác nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban bí thư khóa mới cũng như phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ tới đang được tiến hành. Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã bày tỏ trăn trở về công tác cán bộ”.

Đúng là ông Tổng – Chủ rất trăn trở về công tác cán bộ, nhưng ông đã phạm một sai lầm rất lớn mà những người thân cận không ai chỉ ra cho ông thấy. Hình như bị bao vây bởi tầng tầng lớp lớp những kẻ nịnh hót, những kẻ thiếu trung thực nên ông không hề biết những điều phản biện về phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học trong công tác cán bộ do ông nghĩ ra. Ông quá cố chấp, quá bảo thủ, không hề muốn nghe ý kiến phản biện.

Những người thân cận chỉ tâng bốc ông, nói những điều ông thích nghe. Mà ông đang làm trưởng ban lo về công tác nhân sự. Thế thì ĐH 13 của ĐCSVN không cách gì tìm được người thật sự tinh hoa để lãnh đạo đất nước. Mong ước của GS Võ và nhiều người về việc Đảng CSVN chọn được người thực sự có tài năng sẽ sớm tan thành mây khói.

“Chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa LHQ

Trương Nhân Tuấn

5-6-2020

Nói về “chiến trường pháp lý” Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa thuộc Liên Hiệp quốc.

Bà con giới “học giả Biển Đông” bàn tán mấy ngày nay về “cuộc chiến công hàm”, nhân việc Mỹ cũng gởi công hàm phản đối các yêu sách của Trung Quốc lên Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc mấy hôm trước.

Bức ảnh gây tranh cãi từ cuộc biểu tình ở Mỹ: Cảnh sát chĩa súng vào một đứa trẻ?

Đài truyền hình Đức ZDF

Tác giả: Stefan Hertrampf Oliver Klein

Dịch giả: Hiếu Bá Linh

4-6-2020

Bức ảnh của Richard Grant chụp bên lề cuộc biểu tình ở Mỹ ngày 31-5-2020

Một bức ảnh từ Hoa Kỳ gây xôn xao dư luận: Trong một cuộc biểu tình, một cảnh sát dường như đang chĩa súng vào một đứa trẻ. Kênh ZDF, đài truyền hình công cộng lớn nhất nhì nước Đức, điều tra những gì thật sự đã xảy ra.

Cựu Bộ trưởng James Mattis lên án Tổng thống Trump, mô tả ông là mối đe dọa Hiến pháp

Atlantic

Tác giả: 

Dịch giả: Trúc Lam

3-6-2020

James Mattis là đại tướng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, từng là Bộ trưởng Quốc phòng trong hai năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2019 thì ông từ chức. Ông là một vị tướng với nhiều kinh nghiệm trận mạc, đã từng chỉ huy các lực lượng trong cuộc chiến vùng Vịnh Ba Tư, cuộc chiến ở Afghanistan và cuộc chiến Iraq.

Làm việc với an ninh

Đỗ Thành Nhân

4-6-2020

Bài viết này trích trong nhật ký của cá nhân về buổi làm việc với cơ quan An ninh Quảng Ngãi ngày 02/06/2020. Tôi cố gắng lược ghi trung thực nhất nội dung buổi làm việc, tuy nhiên giữa văn nói, ngữ cảnh và văn viết có thể có sự khác biệt về cách diễn đạt. Tôi có nói mấy anh công an cho email để tôi gửi bài viết, để bảo đảm tính khách quan, chân thực.

Việt Nam: Hàng chục ngàn hội vẫn không giúp xã hội mở cửa

Võ Ngọc Ánh

4-6-2020

Việt Nam đang có hàng chục ngàn hội khác nhau trong sự chi phối của các cơ quan, tổ chức thuộc nhà nước. Trong khi người dân không dễ để thành lập hội theo mong muốn của mình. Đây là vấn đề đến lúc cần một giải pháp.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 32)

Hồ Bạch Thảo

4-6-2020

32. Lý Huệ Tông [1211-1224]. Niên hiệu: Kiến Gia 1211-1224

Vào cuối năm 1210, Vua Cao Tông không khỏe, lập Thái tử Sảm lên kế vị, miếu hiệu là Huệ Tông. Nhà Vua tôn mẹ Đàm thị làm Hoàng thái hậu, sai đón vợ là người con gái họ Trần về làm Hoàng hậu:

Mùa đông, tháng 10, năm Trị Bình Long Ứng thứ 6 [1210], vua không khỏe, gọi Đỗ Kính Tu vào nhận mệnh ký thác. Ngày 28 Nhâm Ngọ, vua băng ở cung Thánh Thọ.

Hoàng thái tử Sảm lên ngôi ở trước linh cữu bấy giờ mới 16 tuổi. Tôn mẹ là Đàm thị là Hoàng thái hậu, cùng nghe chính sự. Lại đem thuyền rồng đi đón Trần thị. Anh Trần thị là Trần Tự Khánh cho rằng bấy giờ đương lúc loạn lạc, chưa đưa đi ngay được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Năm sau Vua chọn niên hiệu là Kiến Gia năm thứ nhất, đón Hoàng hậu họ Trần về, phong cho người anh Hoàng hậu là Trần Tự Khánh làm Chương thành hầu:

Ngày Tân Mùi, mùa xuân, tháng giêng năm Kiến Gia thứ 1 [1211], đổi niên hiệu. Tháng 2, vua lại sai Phụng ngự là Phạm Bố đi đón Trần thị. Tự Khánh bèn sai bọn Phùng Tá Chu đưa Trần thị đi. Gặp khi Tô Trung Từ và Đỗ Quảng đang đánh nhau ở bến Triều Đông [bến phía đông thành Hà Nội], Tá Chu bèn đỗ thuyền ở bến Đại Thông. Đến khi Đỗ Quang bị thua, vua sai Bố và Trung Từ đón Trần thị vào cung, lập làm nguyên phi; cho Trung Từ làm Thái uý phụ chính; phong Thuận Lưu bá Trần Tự Khánh làm Chương Thành hầu”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Triều Tống nhận được tin Vua Cao Tông mất, sai Sứ sang điếu tế, và phong Vua Lý Huệ Tông tước An Nam Quốc vương, giống như Vua cha:

Năm Gia Định thứ 5 [1212] Long Cán mất, chiếu sai Vận phán Quảng Tây Trần Khổng Thạc làm Điếu tế sứ, đặc cách tặng chức Thị trung. Y theo chế độ đối với Quốc vương An Nam trước kia, người con là Hạo Sam thế tập, được phong như Long Cán lúc mới lên ngôi, vẫn được ban chức Thôi thành thuận hoá công thần. Sau đó không thấy biểu cảm tạ, nên kém việc gia ân”. Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

(嘉定五年,龍榦卒。詔以廣西運判陳孔碩充弔祭使,特贈侍中。依前安南國王制,以其子昊旵襲封其爵位,給賜如龍榦始封之制,仍賜推誠順化功臣。其後謝表不至,遂輟加恩。)

Bấy giờ trong nước giặc giã nỗi lên, nhà vua suy nhược, quan phụ chính Đàm Dĩ Mông thì bất tài, nên chính sự trở nên đổ nát:

Năm Kiến Gia thứ 1 [1211], bấy giờ thừa hưởng thái bình đã lâu ngày, giường mối dần bỏ, dân không biết việc binh, giặc cướp nổi lên không ngăn cấm được. Vua mới lên ngôi, đem việc nước giao cho Thái uý Đàm Dĩ Mông. Dĩ Mông là người không có học thức, không có mưu thuật, lại nhu nhược không quyết đoán, chính sự ngày một đổ nát”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Nhà Vua sai người thân là Đoàn Thượng chiêu mộ dân đinh đi đánh giặc, Thượng tự tiện làm càn, bị bắt rồi trốn thoát; sau đó xây thành tại Hồng châu [Hải Dương] làm loạn:

Mùa xuân, tháng 2 năm Kiến Gia thứ 2 [1212], sai người cùng một vú nuôi là Đoàn Thượng chiêu mộ dân châu Hồng đi bắt giặc cướp. Bấy giờ thế nước suy yếu, triều đình không có chính sách hay, đói kém luôn luôn, nhân dân cùng khốn, Đoàn Thượng thừa thế tự tiện làm oai làm phúc, không ai dám nói gì. Sau tội trạng tỏ rõ, bị các quan hặc, phải giam vào ngục để hỏi tội. Thượng mới rút gươm, cởi trần chạy về châu Hồng, nhóm họp bè đảng, đắp thành xưng vương, cướp bóc lương dân, triều đình không thể ngăn được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Kinh thành lúc bấy giờ không được yên ổn, vào năm sau [1213] Trần Tự Khánh xin đón xa giá, nhà Vua nghi ngờ xuống chiếu mang quân đi bắt Tự Khánh; giáng Hoàng hậu họ Trần, em Khánh, làm Ngự nữ:

Ngày Quý Dậu tháng 2 năm Kiến Gia thứ 3 [1213], Trần Tự Khánh đem quân xâm phạm cửa khuyết xin đón xa giá. Vua lấy làm ngờ, xuống chiếu lấy quân các đạo đi bắt Tự Khánh, giáng nguyên phi làm Ngự nữ”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Trần Tự Khánh lại đến đón xa giá thêm 2 lần nữa, nhà Vua vẫn chưa tin; tiếp tục trốn tránh:

Ngày Giáp Tuất tháng giêng năm Kiến Gia thứ 4 [1214], Trần Tự Khánh đem quân đến bến Triều Đông, tự vào quân môn tạ tội, lại xin đón xa giá. Vua càng ngờ, bèn cùng với thái hậu và ngự nữ chạy đến núi Trĩ Sơn ở châu Lạng [Lạng Sơn]. Tự Khánh nghe tin xa giá long đong mà ngự nữ thì lâu nay bị thái hậu làm khổ, lại đem quân đến xin đón xa giá như trước. Vua cũng chưa tin, lại cùng với thái hậu và ngự nữ chạy sang huyện Binh Hợp.

Mùa hạ, tháng 5, Tự Khánh đánh Đinh Khả và Bùi Đô ở châu Đại Hoàng [tây Nam Định], phá tan được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4

Sau khi Trần Tự Khánh mang quân dẹp được bọn giặc Đinh Khả và Bùi Đô khiến nhà vua có phần tin tưởng; lại nhân Thái hậu rắp tâm giết Phu nhân họ Trần, người Vua thương yêu, nên nhà Vua tự nguyện đi tìm Tự Khánh để được phò giúp:

Mùa xuân năm Kiến Gia thứ 6 [1216], sách phong ngự nữ làm Thuận Trinh phu nhân. Thái hậu cho Trần Tự Khánh là kẻ phản trắc, thường chỉ phu nhân mà nói là bè đảng của giặc, bảo vua đuổi bỏ đi; lại sai người nói với phu nhân bảo phải tự sát. Vua biết mới ngăn lại. Thái hậu bỏ thuốc độc vào món ăn uống của phu nhân. Mỗi bữa ăn vua chia cho phu nhân một nửa và không lúc nào cho rời bên cạnh. Thái hậu lại sai người cầm chén thuốc độc bắt phu nhân phải chết. Vua lại ngăn không cho, rồi đêm ấy cùng với phu nhân lẻn đi đến chỗ quân của Tự Khánh; gặp khi trời đã sáng, phải nghỉ lại ở nhà tướng quân Lê Mịch ở huyện Yên Duyên, gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem binh thuyền đến đón. Vua mới đỗ lại ở bãi Cửu Liên. Truyền cho Tự Khánh đến chầu”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Sau khi Phu nhân sinh Công chúa, nhà vua tái phong Phu nhân làm Hoàng hậu, rồi phong cho hai người anh ruột Hoàng hậu là Trần Tự Khánh, và Trần Thừa làm quan to. Hai người lo xếp đặt quân ngũ, đánh bại quân Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp phá châu Nghệ An:

“Mùa hạ, tháng 6 năm Kiến Gia thứ 6 [1216], hoàng trưởng nữ sinh ở bãi Cửu Liên, sau phong làm công chúa Thuận Thiên.

Mùa đông, tháng 12, sách phong Thuận Trinh phu nhân làm hoàng hậu, phong Tự Khánh là Thái uý phụ chính, cho anh trai Tự Khánh là Trần Thừa (tức Thượng hoàng nhà Trần) làm Nội thị phán thủ. Tự Khánh cùng với Thượng tướng quân Phan Lân xếp đặt quân ngũ, chế tạo binh khí, luyện tập võ nghệ, quân thế dần dần phấn chấn.

Vua có bệnh trúng phong, chữa thuốc không khỏi mà chưa có thái tử, trong cung chỉ sinh công chúa mà thôi.

Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An, châu bá là Lý Bất Nhiễm đánh phá được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4

Bấy giờ nhà vua bị bệnh tâm thần, không điều hành được việc nước, nên quyền lực dần dần chuyển về tay họ Trần:

Ngày Đinh Sửu, Mùa xuân, tháng 3 năm Kiến Gia thứ 7 [1217], vua dần dần phát điên, có khi tự xưng là Thiên tướng giáng, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc, đùa múa từ sớm đến chiều không nghỉ, khi thôi đùa nghịch thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự không quyết đoán, giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Quyền lớn trong nước dần dần về tay kẻ khác”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Vào năm 1218, công chúa thứ 2 ra đời, đặt tên là Chiêu Thánh, sau được Vua nhường ngôi, tức Lý Chiêu Hoàng. Cũng vào năm này ra lệnh bắt viên Cư sĩ chùa Phù Đổng (1) Nguyễn Nộn, gây nên mối loạn kéo dài mãi đến hơn 10 năm sau; Trần Tự Khánh mang quân đánh dân tộc thiểu số tại huyện Chương Mỹ, Hà Tây, nhưng không dẹp được. Riêng tại Nghệ An; Chiêm Thành và Chân Lạp mang quân đến đánh phá lần thứ hai, đều bị Bá trưởng Lý Bất Nhiễm đánh tan:

Ngày Mậu Dần mùa thu, tháng 8 năm Kiến Gia thứ 8 [1218], xuống chiếu bằt cư sĩ ở chùa Phù Đổng [Từ Sơn, Bắc Ninh] là Nguyễn Nộn, vì bắt được vàng ngọc mà không đem dâng.

Tháng 9, hoàng thứ nữ sinh, sau phong làm công chúa Chiêu Thánh. Mùa đông, tháng 10, Trần Tự Khánh đi đánh người Man ở Quảng Oai [huyện Chương Mỹ, Hà Tây] không dẹp được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Lý Bất Nhiễm giữ chức bá trưởng châu Nghệ An. Năm Kiến Gia thứ 6 (1216), Chiêm Thành và Chân Lạp vào cướp, Bất Nhiễm đã đánh bại rồi; đến đây lại đánh được lần nữa. Vì có công như thế, Bất Nhiễm được phong tước hầu, ban thái ấp, được hưởng lộc đúng với thực số 1500 hộ”. Cương Mục, Chính Biên, quyển 5.

Trần Tự Khánh xin tha cho Nguyễn Nộn, rồi sai đi đánh giặc tại Quảng Oai. Sau đó Nộn mang quân về giữ đất Phù Đổng, tự xưng Vương, lại xin mang quân xin đi đánh giặc chuộc tội, thế lực ngày một lớn, triều đình không chế ngự được:

Ngày Kỷ Mão tháng 2 năm Kiến Gia thứ 9 [1219], Trần Tự Khánh tâu xin tha cho Nguyễn Nộn, cho đi theo quân đánh giặc để chuộc tội. Vua y cho. Mùa đông, tháng 10, sai Nguyễn Nộn đem quân đi đánh người Man ở Quảng Oai”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Ngày Canh Thìn tháng 3 năm Kiến Gia] năm thứ 10 [1220], Nguyễn Nộn giữ hương Phù Đổng, tự xưng là Hoài Đạo Vương, dâng biểu xưng thần, xin đi dẹp loạn để chuộc tội. Vua sai người đem sắc thư đến tuyên dụ. Song vì vua có bệnh phong, không thể chế ngự được”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Nhà Vua bị bệnh nặng, triều đình lo tìm thầy thuốc giỏi khắp nơi để trị bệnh nhưng không hiệu nghiệm; bên ngoài thì giặc cướp khắp nơi, khiến dân chúng rất cực khổ:

Ngày Tân Tỵ tháng giêng năm Kiến Gia thứ 11 [1221], tìm khắp thầy thuốc trong nước để chữa bệnh cho vua, nhưng không hiệu nghiệm gì. Vua thì ở tít trong cung, giặc cướp bừa bãi, nhân dân ở ngoài thành lưu ly cực khổ lắm”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Đối phó với loạn lạc, cho làm thêm ghe thuyền và đúc thêm binh khí; bấy giờ đất nước được chia thành 24 lộ, bèn đem chia cho các Công chúa:

Ngày Nhâm Ngọ tháng 2 năm Kiến Gia thứ 12 [1222], chia trong nước làm 24 lộ, lộ chia cho công chúa ở, lấy các hoành nô thuộc lệ và quân nhân bản lộ, chia nhau làm giáp. Làm đồ binh khí và ghe thuyền để tuần bắt giặc cướp”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Vào năm 1223 Trần Tự Khánh mất, dùng người anh là Trần Thừa làm Phụ quốc thái úy, quyền lực lớn, vào chầu không phải xưng tên. Bên ngoài thì thế lực giặc Nguyễn Nộn ngày mỗi manh, dân đói khổ vì thiên tai hạn hán và nạn sâu keo:

Ngày Quý Mùi tháng 10 năm Kiến Gia thứ 13 [1223], hạn hán, lúa bị sâu cắn. Tháng 12, thế quân của Nguyễn Nộn ngày càng mạnh. Trần Tự Khánh chết, truy phong làm Kiến Quốc Đại Vương; lấy Trần Thừa làm Phụ quốc Thái uý, khi vào chầu không xưng tên”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Riêng về mặt quân sự, ủy cho người em họ Hoàng hậu là Trần Thủ Độ nắm hết quyền lực. Tháng 10 năm Kiến Gia thứ 14 [1224], xuống chiếu truyền ngôi Vua cho Công chúa Chiêu Thánh; cũng vào tháng này đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ nhất, tôn hiệu là Chiêu Hoàng. Riêng nhà Vua thì xuất gia, trụ trì tại chùa Chân Giáo trong thành:

Năm Kiến Gia thứ 14 [1224], (Từ tháng 10 về sau là niên hiệu của Chiêu Hoàng Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 1; Tống Gia Định năm thứ 17). Bệnh của vua ngày càng tăng mà không có con trai để nối nghiệp lớn, các công chúa đều được chia các lộ làm ấp thang mộc, uỷ nhiệm cho một mình chỉ huy sứ Trần Thủ Độ quản lĩnh các quân điện tiền hộ vệ cấm đình.

Mùa đông, tháng 10, xuống chiếu lập công chúa Chiêu Thánh làm Hoàng thái tử để truyền ngôi cho. Vua xuất gia ở chùa Chân Giáo trong đại nội. Chiêu Thánh lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 1, tôn hiệu là Chiêu Hoàng”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

***

Phụ lục: Lý Chiêu Hoàng [1124-1225]

Niên hiệu: Thiên Chương Hữu Đạo 1224-1225

Lý Chiêu Hoàng tên huý là Phật kim, sau đổi là Thiên Hinh, con gái thứ của Huệ Tông. Huệ Tông không có con trai nối dõi, lập nàng làm Hoàng thái tử để truyền ngôi, ở ngôi được 2 năm [1224-1225] rồi nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Bấy giờ Cảnh tuổi còn nhỏ tuổi, nên các quan mời người cha là Trần Thừa nhiếp chính:

Ngày Ất Dậu tháng 10 năm Thiên Chương Hữu Đạo năm thứ 2 [1125], xuống chiếu tuyển con em của quan viên trong ngoài sung vào các sắc dịch trong nội, như lục hỏa thị cung ngoại, Chi hậu Nội nhân thị nội (2), ngày đêm thay phiên nhau chầu hầu. Điện tiền chỉ huy sứ Trần Thủ Độ coi giữ mọi việc quân sự trong ngoài thành thị. Cháu gi Thủ Độ bằng chú là Trần Bất Cập làm Cận thị thự lục cục chi hậu (3), Trần Thiêm làm Chi ứng cục, Trần Cảnh làm Chính thủ (Cảnh sau là Trần Thái Tông). Cảnh lúc ấy mới lên 8 tuổi, chực hầu ở bên ngoài. Một hôm phải giữ việc bưng nước rửa, nhân thế vào hầu bên trong. Chiêu Hoàng trông thấy làm ưa, mỗi khi chơi đêm cho gọi Cảnh đến cùng chơi, thấy Cảnh ở chỗ tối thì thân đến trêu chọc, hoặc nắm lấy tóc, hoặc đứng lên bóng. Có một hôm, Cảnh bưng chậu nước hầu, Chiêu Hoàng rửa mặt lấy tay vốc nước té ướt cả mặt Cảnh rồi cười trêu, đến khi Cảnh bưng khăn trầu thì lấy khăn ném cho Cảnh. Cảnh không dám nói gì, về nói ngầm với Thủ Độ. Thủ Độ nói:

‘Nếu thực như thế thì họ ta thành hoàng tộc hay bị diệt tộc đây?’.

Lại một hôm, Chiêu Hoàng lại lấy khăn trầu ném cho Cảnh, Cảnh lạy rồi nói:

 ‘Bệ hạ có tha tội cho thần không? Thần xin vâng mệnh’.

Chiêu Hoàng cười và nói:

 ‘Tha tội cho ngươi. Nay ngươi đã biết nói khôn đó’.

 Cảnh lại về nói với Thủ Độ. Thủ độ sợ việc tiết lộ thì bị giết cả, bấy giờ mới tự đem gia thuộc thân thích vào trong cung cấm. Thủ Độ đóng cửa thành và các cửa cung, sai người coi giữ, các quan vào chầu không được vào. Thủ Độ loan báo rằng:

 ‘Bệ hạ đã có chồng rồi’.

Các quan đều vâng lời, xin chọn ngày vào chầu. Tháng ấy, ngày 21, các quan vào chầu lạy mừng. Xuống chiếu rằng:

‘Từ xưa nước Nam Việt ta đã có đế vương trị thiên hạ. Duy triều Lý ta vâng chịu mệnh trời, có cả bốn biển, các tiên thánh truyền nối hơn hai trăm năm, chỉ vì thượng hoàng có bệnh, không người nối dõi, thế nước nghiêng nguy, sai trẫm nhận minh chiếu, cố gượng lên ngôi, từ xưa đến giờ chưa từng có việc ấy. Khốn nổi trẫm là nữ chúa, tài đức đều thiếu, không người giúp đỡ, giặc cướp nổi lên như ong, làm sao mà giữ nổi ngôi báu nặng nề? Trẫm dậy sớm thức khuya, chỉ sợ không cáng đáng nổi, vẫn nghĩ tìm người hiền lương quân tử để cùng giúp chính trị, đêm ngày khẩn khoản đến thế là cùng cực rồi, Kinh thi có nói “Quân tử tìm bạn, tìm mãi không được, thức ngủ không nguôi, lâu thay lâu thay!”

Nay trẫm suy đi tính lại một mình, duy có Trần Cảnh là người văn chất đủ vẻ, thực thể cách quân tử hiền nhân, uy nghi đường hoàng, có tư chất thánh thần văn võ, dù đến Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông cũng không hơn được. Sớm hôm nghĩ chín từ lâu nghiệm xem nên nhường ngôi báu, để thỏa lòng trời, cho xứng lòng trẫm, mong đồng lòng hết sức, cùng giúp vận nước, hưởng phúc thái bình. Vậy bố cáo thiên hạ để mọi người điều biết’.

Tháng 12, ngày mồng một Mậu Dần, Chiêu Hoàng mở hội lớn ở điện Thiên An, ngự trên sập báu, các quan mặc triều phục vào chầu, lạy ở dưới sân.

Chiêu Hoàng bèn trút bỏ áo ngự mời Trần Cảnh lên ngôi hoàng đế. Đổi niên hiệu là Kiến trung năm thứ 1, đại xá thiên hạ, xưng là Thiện Hoàng (4), sau đổi là Văn Hoàng. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Khải Thiên Lập Cực Chí Nhân Chương Hiếu Hoàng Đế. Phong Trần Thủ Độ làm Quốc thượng phụ, nắm giữ mọi việc cai trị trong nước. Thủ Độ nói:

‘Hiện nay giặc cướp đều nổi, họa loạn ngày tăng. Đoàn Thựợng giữ mạn đông, Nguyễn Nộn giữ mạn bắc, các châu Quảng Oai, Đại Viễn (5) cũng chưa dẹp yên. Nhà Lý suy yếu, thế nước nghiêng nguy, nữ chúa Chiêu Hoàng không gánh vác nổi, mới uỷ thác cho Nhị lang [Chàng Hai]. Nhưng Nhị lang chưa am hiểu việc nước, chính sự nhiều chỗ thiếu sót, vận nước mới mở, lòng dân chưa phục, mối họa không phải là nhỏ. Ta tuy là chú nhưng không biết chữ nghĩa gì, còn phải rong ruổi đông tây để chống giặc cướp, không gì bằng mời thánh phụ làm thượng hoàng tạm coi việc nước, một hai năm sau thiên hạ nhất thống, lại giao quyền chính cho Nhị lang’.

 Các quan đều cho là phải, mời thánh phụ Trần Thừa nhiếp chính”. Toàn Thư, Bản Kỷ quyển 4.

Sử Trung Quốc, Tục Tư Trị Thông GiámTống Sử cũng chép tương tự, nhưng vắn tắt hơn:

Tục Tư Trị Thông Giám, quyển 159. Ngày Quí Dậu tháng 5 Tống Ninh Tông năm Gia Định thứ 5 [28/6/1212], Vương nước An Nam Lý Long Cán mất, con là Hạo Sam nối ngôi; đến lúc chết không có con trai, cho con gái là Chiêu Thánh làm chủ nước. Người rể là Trần Nhật Cảnh được nhường ngôi. Họ Lý từ Công Uẩn truyền đến 8 đời, hơn 220 năm”.

(癸酉,安南國王李龍幹 卒,子昊旵嗣;尋卒,無子,以女昭聖主國事,其婿陳日煚因襲取之。李氏自公蘊八傳,凡二百二十餘年。)

Hạo Sam mất, không có con trai; cho con gái Chiêu Thánh làm chủ việc nước, rồi người rể Trần Nhật Cảnh dành được ngôi. Họ Lý có được nước từ Công Uẩn đến Hạo Sam, truyền ngôi 8 lần, được hơn 220 năm thì mấtTống Sử, quyển 488, Giao Chỉ.

(昊旵卒,無子,以女昭聖主國事,遂爲其婿陳日煚所有。李氏有國,自公蘊至昊旵,凡八傳,二百二十餘年而國亡。)

Chú thích:

1. Phù Đổng: nay là xã Phù Đổng, thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

2. Lục hỏa thị cung ngoại: sáu hỏa có lẽ là sáu đội lính hầu ngoài cung; Chi hậu, Nội nhân thị nội: các chức chi hậu và nội nhân hầu bên trong.

3. Cận thị thự lục cục chi hậu: chức chi hậu ở sáu cục của cận thị thự là thự giữ việc hầu cận vua.

4. Thiện Hoàng: Hoàng đế được nhường ngôi.

5. Đại Viễn: Cương Mục chép là Đại Hoàng, tên một châu thuộc phía tây Nam Định.

Trump đã biến nước Mỹ thành một quốc gia đáng thương, không có chỗ đứng

Washington Post

Tác giả: Max Boot

Dịch giả: Bùi Như Mai

2-6-2020

Gần hai tháng trước, một dòng tít lớn trên trang chính của báo The Guardian, tờ báo uy tín ở Anh, viết rằng: “Uy tín của Hoa Kỳ trên thế giới đã rơi tận cùng tới đáy vì cách đối phó của Trump với virus corona”. Bây giờ tôi đang tự hỏi, còn gì thấp hơn đáy nữa không khi chúng ta đang ở thời điểm hiện tại, sau khi Tổng thống Trump ứng phó với các cuộc biểu tình trên toàn quốc Hoa Kỳ.

Tướng Mike Mullen: Tôi không thể tiếp tục im lặng

Atlantic

Tác giả: Mike Mullen

Dịch giả: Trúc Lam

2-6-2020

Tướng Mike Mullen, Tham mưu Trưởng Liên quân. Nguồn: Chad J. McNeeley/ Bộ Quốc phòng Mỹ

Tác giả: Tướng bốn sao Mike Mullen, từng là cựu đô đốc Hải quân Hoa Kỳ, sau đó ông được Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm làm Tham mưu Trưởng Liên Quân, là người đứng đầu tất cả các binh chủng. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, ông đã nhận được rất nhiều huân chương cao quý. Đây là bài viết của ông trên báo Atlantic, bình luận về việc ông Trump muốn sử dụng quân đội để đàn áp biểu tình.

Thái độ đồng lõa của người Mỹ gốc Á với vấn đề kỳ thị chủng tộc

Reformed Margins

Tác giả: Larry Lin

Dịch giả: Nhã Duy

28-5-2020

Tôi dọn đến sống ở Baltimore vào tháng 8/2013. Trước thời điểm đó, tôi khá thờ ơ với trải nghiệm của người Mỹ gốc Phi châu. Tôi đã đọc Túp Lều của Chú Tom khi còn học ở trường và tôi còn nhớ rằng nó đã tạo ra một ấn tượng mạnh với tôi. Tôi cũng là một con mọt sách về lịch sử nên tôi đã đọc một ít về buôn bán nô lệ, về thời Tái thiết (Người dịch: Reconstruction Age thuộc giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ) và Jim Crow (Người dịch: Thuật ngữ chỉ các luật phân biệt chủng tộc, áp chế lên người da đen tại các tiểu bang miền Nam, dựa theo tên một nhân vật hư cấu Jim Crow).

Trump chỉ gây ra sự hỗn loạn

Atlantic

Tác giả: David A. Graham

Dịch giả: Trúc Lam

2-6-2020

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty / The Atlantic

Nếu một tổng thống của luật lệ và trật tự trông như thế, thì sự lựa chọn khác là gì?

Đừng giáo dục con em của dân tộc mình bất kính với Trời

Nguyễn Văn Nghệ

3-6-2020

Trước ngày Miền Nam gọi là được “giải phóng”, tôi đã được sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Diên Khánh, Khánh Hòa và được hấp thụ bởi một nền giáo dục nhân bản từ gia đình cũng như ở trường học. Ông bà, cha mẹ tôi luôn giáo dục con cháu sống theo truyền thống đạo lý từ bao đời của dân tộc, đó là: Biết thờ Trời, biết kính Trời: “Lạy Trời mưa xuống/ Lấy nước tôi uống…”, chưởi Trời đất, gió mưa cũng là một cái tội.