Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Từ trận thắng của đội bóng đá U22 Việt Nam ở Vũ Hán, Trung Quốc

Phạm Đình Trọng

9-9-2019

Đội bóng đá U22 Việt Nam với những gương mặt non nớt học trò, với vóc dáng mảnh mai như cây sậy, cây trúc sang đất Trung Quốc thi đấu với đội U22 Trung Quốc, toàn những cầu thủ hình hài cao to lừng lững, cuồn cuộn cơ bắp, bản mặt như được tạc từ gốc cây cổ thụ, như tạc từ khối đá tảng, vẻ mặt phừng phừng đe dọa như mặt Lỗ Trí Thâm, như mặt Trương Phi xung trận.

Hoang Ngôn “để lại cho đời” (phần 19)

Trình Bút

7-2-2018

Mời đọc lại: Lời nói đầuPhần 1Phần 2Phần 3Phần 4Phần 5Phần 6Phần 7Phần 8Phần 9Phần 10Phần 11Phần 12Phần 13 Phần 14Phần 15Phần 16Phần 17Phần 18

III. Hoang ngôn của các “bậc cao minh, hiền triết, trí thức” và “người của công chúng”

Phần 19: “Người của công chúng”

* Hoang ngôn: Tôi có dịch đâu, tôi bịa mà”.

* Tác giả: MC Lại Văn Sâm – Đài truyền hình Việt Nam

* Hoang ngôn: Bà ấy cũng là người Việt Nam“.

Phó Tổng thống Mỹ Harris sắp thăm Việt Nam: Cơ hội mới liệu có bị bỏ lỡ một lần nữa?

Đinh Hoàng Thắng

01-08-2021

PTT Mỹ Kamala Harris. Nguồn: ABC News

Cánh cửa hẹp hướng đến một tương lai khác biệt đã không mở ra cho Việt Nam năm 1946 khi Tổng thống Harry Truman giữ im lặng với các lá thư thỉnh cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử từ đó đến nay đã thay đổi

Ông Vũ Khiêu không phải là một trí thức

Lê Phú Khải

13-2-2018

Ông Vũ Khiêu trong trang phục lạ, ngồi trước bức họa của chính ông. Ảnh: internet

Ngày giáp Tết vừa qua, chủ tịch nước Trần Đại Quang đến thăm một “trí thức” là ông Vũ Khiêu và được đài báo đưa tin.

Theo tôi biết thì giới có học ở Việt Nam không xem ông Vũ Khiêu là một trí thức. Trước bao nhiêu vấn nạn của đất nước ngày một gia tăng, ông chỉ “ngậm miệng ăn tiền” giữ thân để hưởng phú quý. Đảng và nhà nước độc tài VN chỉ xem những người có chút tiếng tăm, nhưng dễ bảo, biết cúi đầu hoặc yên lặng… là những trí thức tiêu biểu để Tết nhất đến thăm (!)

Nước Mỹ với một di sản tệ hại hơn cả đại dịch Covid-19

Việt Linh

12-8-2021

Nước Mỹ đang nhanh chóng phục hồi sau đại dịch Covid-19, nhưng liệu mọi thứ có trở lại bình thường như trước hay không?

Sắp xảy ra ở LHQ: Lãnh đạo Trung Quốc và các giá trị chuyên chế

Foreign Affairs

Tác giả: Kristine Lee

Dịch giả: Mai V. Phạm

16-9-2019

TTK Liên Hiệp quốc António Guterres bắt tay Chủ tịch TQ Tập Cận Bình. Ảnh chụp tháng 9/2018. Nguồn: Andy Wong / Reuters

Khi Mỹ lùi lại, Trung Quốc sẽ nắm quyền

Trong nhiều năm qua, cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc vào tháng 9 là tâm điểm nổi bật vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Ví dụ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã sử dụng dịp này để kêu gọi cộng đồng quốc tế quan tâm tới các vấn đề biến đổi khí hậu và tái định cư cho người tị nạn.

Nhưng khi các tổng thống và thủ tướng tập trung tại New York bắt đầu từ tuần này, họ sẽ tập trung dưới sự hướng dẫn của một tổ chức đang trải qua một sự chuyển đổi to lớn. Mỹ đã từ bỏ vai trò lãnh đạo và Trung Quốc đang sẵn sàng nắm lấy nó.

Háo hức để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên chính trường thế giới, nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, Trung Quốc đã tập trung các nguồn lực đáng kể đằng sau nỗ lực nắm giữ vai trò lãnh đạo tại Liên Hiệp quốc như một đất nước nhanh nhẹn, năng động so với Mỹ. Chỉ trong vài năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bố trí các quan chức của mình để lãnh đạo 4 trong số 15 cơ quan chuyên trách của Liên Hiệp Quốc, trong khi Mỹ chỉ lãnh đạo 1 cơ quan. Trung Quốc cũng đã nâng cao hơn 20 biên bản ghi nhớ để hỗ trợ chiến lược ​​‘Vành đai và Con đường’ và huy động một tập đoàn các quốc gia có chủ ý, nhằm giảm bớt chỉ trích quốc tế về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Mỹ đã phản ứng sự bành trướng của Trung Quốc chậm rãi, một phần vì Washington đã đang bận rộn tính toán lại mối quan hệ với Liên Hiệp quốc. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã có nhiều đại sứ khác nhau tại Liên Hiệp quốc trong một thời gian ngắn, trong khi đơn phương rút Mỹ ra khỏi một số cơ quan của Liên Hiệp quốc và bác bỏ các tổ chức đa phương.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc đang tìm cách lèo lái Liên Hiệp quốc ra khỏi các nguyên tắc nền tảng, Mỹ không nên ngồi yên. Một Liên Hiệp quốc do Trung Quốc thống trị sẽ chỉ dẫn đến sự xói mòn liên tục của các giá trị và lợi ích của Mỹ trong các vấn đề từ không phổ biến vũ khí hạt nhân đến phát triển bền vững. Nếu chính quyền Trump nghiêm túc trong việc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải đẩy mạnh vai trò của mình ở tổ chức có tầm quan trọng tối cao này.

Trong nhiều thập kỷ, vai trò của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc chủ yếu là một trong những kẻ phá hoại. Thông qua Liên Hiệp quốc, Bắc Kinh chủ yếu nhắm vào các nỗ lực của Mỹ và các cường quốc dân chủ khác để áp đặt một tầm nhìn tự do lên thế giới. Đặng Tiểu Bình, cựu lãnh đạo của Trung Quốc, đã lên tiếng về những nỗ lực này trong một phát biểu năm 1974 tại Đại hội đồng Liên Hiệp quốc. Ông ta đã tố cáo “sự theo đuổi kiêu ngạo quyền bá chủ thế giới” của Mỹ và bày tỏ thái độ chống lại sự thiết lập “phạm vi ảnh hưởng của bất kỳ quốc gia nào”.

Nhưng khi sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc tăng lên, cách tiếp cận của nó đối với các tổ chức quốc tế tiến triển đáng kể. Hiện tại, dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã từ bỏ thế phòng ngự từng xác định vai trò của họ tại Liên Hiệp quốc. Trong một bài phát biểu năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi Trung Quốc “tham gia tích cực vai trò lãnh đạo cải cách hệ thống chính trị toàn cầu”.

Trung Quốc đang tăng cường vai trò lãnh đạo ở Liên Hiệp quốc tại thời điểm mà Mỹ giảm bớt vai trò toàn cầu. Ví dụ, vào năm 2011, Mỹ đã cắt 80 triệu Mỹ kim tài trợ hàng năm cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp quốc (UNESCO) – khoảng 22% trong toàn bộ ngân sách của Mỹ. Trung Quốc đã chạy đua để lấp đầy khoảng trống này, cam kết hỗ trợ hàng triệu Mỹ kim cho các chương trình giáo dục. Bắc Kinh đã tăng cường đóng góp cho Liên Hiệp quốc gấp 5 lần trong thập kỷ qua, tự quảng cáo trong các chương trình do nhà nước bảo trợ như là “nhà vô địch của chủ nghĩa đa phương”.

Đầu tư mạnh mẽ của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc đã mang lại cho nước này một số lợi ích mà Bắc Kinh có thể sử dụng để bảo vệ mình khỏi những chỉ trích về chính sách ở Tân Cương và Tây Tạng, và để cô lập Đài Loan. Nhưng ĐCS Trung Quốc đã đề ra một chương trình nghị sự tham vọng hơn, bảo vệ lãnh đạo chuyên chế tại Venezuela, Syria và thúc đẩy quan điểm tôn trọng “chủ quyền” cho phép chính quyền từ chối các yêu sách của cá nhân và thiểu số, nhân danh an ninh trong nước. Trung Quốc đã sử dụng Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp quốc để từ chối và bác bỏ khái niệm về các giá trị phổ quát, lập luận rằng “mỗi quốc gia có thể chọn mô hình bảo vệ nhân quyền của riêng mình tùy theo hoàn cảnh quốc gia”. Một cách ngắn gọn, Bắc Kinh đang sử dụng Liên Hiệp quốc như một nền tảng để hợp thức hóa hình thức cai trị độc tài chuyên chế.

NHÂN LỰC LÀ CHÍNH SÁCH

Trung Quốc không chỉ đóng góp vật chất cho Liên Hiệp quốc trong những năm gần đây. Trung Quốc đã thực hiện một nỗ lực có hệ thống để lấp kín các chức vụ lãnh đạo của Liên Hiệp quốc bằng các quan chức của đảng Cộng sản. Công dân Trung Quốc hiện đang nắm vai trò lãnh đạo hơn một phần tư tại các Cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc, bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp, Liên minh Viễn thông Quốc tế, Cục Hàng không Dân dụng Quốc tế và Tổ chức Phát triển Công nghiệp. Và chính phủ Trung Quốc tiếp tục tuyển dụng ngày càng nhiều công chức có khả năng, năng lực cao để làm việc tại Liên Hiệp quốc.

Để đổi lấy tiền của, chuyên môn và nhân sự mà Trung Quốc cung cấp, Trung Quốc tìm kiếm sự ủng hộ của Liên Hiệp quốc cho các ​​chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là chiến lược Vành đai và Con đường. Được xem là chiến lược dấu ấn của Tập Cận Bình, Vành đai và Con đường đã giành được nhiều khen ngợi vì đã giúp cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho các nước đang phát triển, nhưng cũng bị chỉ trích đáng kể vì không đạt được các tiêu chuẩn quốc tế về khả năng tài chính, bảo vệ môi trường, và quyền lao động.

Bắc Kinh đã sử dụng Liên Hiệp quốc để củng cố tính chính danh và ủng hộ quốc tế cho chiến lược Vành đai và Con đường. Trung Quốc đã cố gắng làm cho Vành đai và Con đường giống với Dự án 2030 vì sự Phát Triển Bền Vững của Liên Hiệp quốc (2030 Agenda for Sustainable Development), trong đó tập trung vào giảm nghèo và ổn định môi trường. Liu Zhenmin, cựu Ngoại trưởng Trung Quốc và hiện là Tổng thư ký về các vấn đề kinh tế và xã hội tại Liên Hiệp quốc, nói, Vành đai và Con đường phục vụ “các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp quốc”. Ngay cả Tổng thư ký LHQ António Guterres cũng đã khuyến khích các lợi ích của chiến lược này ​​khi Liên Hiệp quốc bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ, nhưng không quan tâm đến những rủi ro và hạn chế của chiến lược này.

GIÀNH LẠI THẨM QUYỀN

Bất chấp những nỗ lực của Trung Quốc, nhiều quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc vẫn hoài nghi về sự lãnh đạo của Bắc Kinh trong các vấn đề toàn cầu. Một cuộc thăm dò gần đây của Pew Research cho thấy, chỉ 19% số người được hỏi bày tỏ thích Trung Quốc hơn là Mỹ dẫn đầu thế giới. Nhưng một tương lai được định hình bởi các giá trị và lợi ích của ĐCS Trung Quốc đang đến rất nhanh, và cơ hội để nắm bắt nó là ngay bây giờ.

Mỹ nên ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại các giá trị tự do trong Liên Hiệp quốc, đặc biệt là xung quanh các vấn đề bảo vệ nhân quyền. Cùng với các quốc gia đồng minh, Mỹ nên tập trung ngăn chặn Trung Quốc thêm vào các thuật ngữ có tính tư tưởng, có vẻ vô hại, vào các tài liệu của Liên Hiệp quốc. Ví dụ như “hợp tác đôi bên cùng có lợi”, “cộng đồng của một tương lai chung cho nhân loại”, “dân chủ hóa của các mối quan hệ quốc tế”. Các thuật ngữ như thế cố tình làm suy giảm sự đồng thuận về quyền con người và các quan chức Mỹ nên phổ biến một tài liệu tham khảo công khai cho công chúng, giải thích rõ các thuật ngữ này được Trung Quốc sử dụng nhằm gia tăng lợi ích bằng cái giá của các nguyên tắc và chuẩn mực dân chủ.

Đồng thời, Mỹ nên kêu gọi lãnh đạo Liên Hiệp quốc, bao gồm cả tổng thư ký Liên Hiệp quốc, lên tiếng mạnh mẽ hơn chống lại các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng nhất của Trung Quốc. Michelle Bachelet, ủy viên cao cấp về nhân quyền của Liên Hiệp quốc, đã làm gương bằng cách công khai chỉ trích Trung Quốc với “các cáo buộc đáng lo ngại liên quan đến các vụ bắt bớ tùy tiện và có quy mô lớn đối với người Duy Ngô Nhĩ”.

Về lâu dài, để khống chế các giá trị phi tự do tại Liên Hiệp quốc đòi hỏi sự tham gia thường trực của Mỹ. Đơn phương rút khỏi các cơ quan quan trọng, như UNESCO và Hội đồng Nhân quyền, Mỹ chỉ nhường lại tầm ảnh hưởng cho Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ nên sử dụng ảnh hưởng của mình để định hướng cho các cơ quan của Liên Hiệp quốc, hoặc ít nhất, tránh để những khoảng trống quyền lực cho Trung Quốc lấp đầy. Xét cho cùng, Trung Quốc vẫn thua Mỹ với tư cách là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho toàn bộ hệ thống của Liên Hiệp quốc.

Tuy nhiên, Mỹ đang tụt lại phía sau trong việc đóng góp nhân sự cho Liên Hiệp quốc, và họ nên cố gắng khắc phục điều này bằng cách giải quyết các rào cản gia nhập cho các ứng cử viên Mỹ. Người Mỹ thường thiếu trình độ ngoại ngữ hoặc bị cản trở bởi các quy trình tuyển dụng phức tạp. Bộ Ngoại giao có thể trợ giúp bằng cách thành lập các chương trình cho viên chức cấp trung và khởi đầu kết hợp với các công việc xoay vòng tại Liên Hiệp quốc và bằng cách cung cấp các khóa học chuyên sâu về ngôn ngữ cho những người tham gia các chương trình này.

Tất cả các cường quốc đều tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ trong các tổ chức quốc tế. Tổng thống Trump đã nói với Đại hội đồng Liên Hiệp quốc năm 2017: “Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trên hết, giống như bạn, với tư cách là nhà lãnh đạo quốc gia của bạn, sẽ luôn luôn và nên luôn luôn đặt các quốc gia của bạn lên hàng đầu”. Nhưng sự theo đuổi các lợi ích cốt lõi của Trung Quốc tại Liên Hiệp quốc là nguy hiểm, bởi vì trong số những lợi ích đó là mục tiêu chính trị hẹp hòi nhằm bảo vệ quyền lực của một cơ quan duy nhất: Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nếu Bắc Kinh thành công thay đổi Liên Hiệp quốc theo mục đích của mình, Trung Quốc sẽ không trở nên như phần còn lại của thế giới, mà phần còn lại của thế giới sẽ trở nên giống Trung Quốc hơn [về mặt độc tài chuyên chế].

Internet ở Việt Nam đang gặp rắc rối

Washington Post

Tác giả: Điền Lương

Dịch giả: Trúc Lam

19-2-2018

Đảng cầm quyền ở Việt Nam đã nhiều lần thuyết phục Facebook và Google chặn các thông tin “độc hại” mà họ cho đây là những luận điệu nói xấu chính phủ. Hình ảnh này cho thấy một người đàn ông đang đăng nhập vào Facebook ở Hà Nội, Việt Nam. Ngày 28/11/2013. Ảnh: Lương Thái Lĩnh / EPA

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam — Các cơ quan chức năng Việt Nam đã liên tục khẩn nài việc chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng và “những nội dung bôi bác đầy nguy hiểm”.

Phiếm: Đấu giá Việt Nam

Nguyên Đại

22-8-2021

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris. Nguồn: Reuters

Tuần sau, bà Kamala Harris, nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên sẽ đến Việt Nam. Bà cũng là phó tổng Mỹ đầu tiên có nguồn gốc Phi châu và Á châu.

Chuyện ngày xưa của nước Nhật

Nguyễn Thái Nguyên

25-9-2019

(Như những dòng tâm sự với một người bạn về câu hỏi vì sao người Nhật Bản dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã khôi phục và phát triển đất nước thành công, còn …)

Viết tiếp một bài báo

Nguyễn Đình Cống

28-2-2018

Ngày 27/2 Báo Tiếng Dân đăng bài của Thạch Đạt Lang (TĐL): Giao thông và văn hóa ứng xử. Sau khi kể ra nhiều hiện tượng phản cảm và tai nạn trong giao thông, TĐL viết: “Tình trạng này thật ra đã có từ lâu dưới chế độ CSVN chứ không phải mới đây nhưng càng ngày càng gia tăng, nhanh hơn tăng trưởng kinh tế hàng năm… Lỗi chính tất nhiên do chế độ CS gây ra, bộ Giao Thông-Vận Tải, CSGT, giáo dục học đường, giáo dục xã hội không làm tròn trách nhiệm, nhưng chính người dân cũng góp phần không ít vào tệ nạn cư xử kém văn hóa lúc đi đường…. Nguyên nhân chính tiềm ẩn trong bản chất của đa số người Việt Nam cần phải nói đến, đó là lòng ích kỷ, muốn vượt lên hơn người khác”. Tôi hoan nghênh ý kiến của TĐL và xin viết tiếp vài điều.

Nước mắt chưa khô

Nguyên Đại

9-9-2021

Chống Dịch

Con virus nhỏ bằng 1/600 độ dày sợi tóc, ký sinh trên tế bào sống, và lan truyền qua đường hô hấp, việc tách những người bị nhiễm ra khỏi cộng đồng hầu như là việc không thể. Cách ly trong những ngày đầu của đại dịch là biện pháp “xin” chút thời gian, để tạo vaccine. Chủng ngừa đại trà là giải pháp duy nhất hiện nay.

Tin môi trường: Ô nhiễm từ Bắc vào Nam

BTV Tiếng Dân

30-9-2019

Báo Tiền Phong đưa tin: Ô nhiễm Hà Nội lên ngưỡng tím, chuyên gia cảnh báo không tập thể dục buổi sáng. Từ chiều tối 28/9 đến sáng 29/9, TP Hà Nội tiếp tục trong tình trạng ô nhiễm không khí rất nghiêm trọng, với chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở một số điểm đo đã vượt qua ngưỡng đỏ, ngưỡng ảnh hưởng sức khỏe tất cả mọi người, sang ngưỡng tím, rất có hại cho sức khỏe mọi người.

Úc có nên làm thành viên ASEAN?

Ls Nguyễn Văn Thân

10-3-2018

Vào ngày 17 và 18 tháng 3 sắp tới đây, Thủ Tướng Malcolm Turnbull sẽ đón chào lãnh đạo của 10 thành viên quốc gia ASEAN trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Úc – ASEAN lần đầu tiên được tổ chức tại Úc. 

Tôi bị “F0”

Mạc Văn Trang

2-10-2021

GS Mạc Văn Trang trong phòng tự cách ly tại nhà. Ảnh: FB tác giả

“Người dưới vực sâu vẫn cứu kẻ trên bờ/ Nếu dưới vực sâu còn dũng khí“. (Chế Lan Viên)

Cựu Thượng nghị sĩ Cộng hòa Jeff Flake: Anh em Cộng hòa, vẫn còn thời gian để tự cứu rỗi tâm hồn

Washington Post

Tác giả: Jeff Flake

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-9-2019

Hai năm trước tôi đã đứng tại Thượng viện và nói: “Có những lúc chúng ta phải mạo hiểm sự nghiệp để bảo vệ các nguyên tắc của mình”.

“Hiệp Sĩ” Đã Bắt Đầu Như Thế!

Nguyệt Quỳnh

18-3-2018

Tôi khởi viết những dòng chữ đầu tiên này khi chị Phạm Đoan Trang – một nhà báo tự do – vừa bị công an bắt. Nhưng dù chị được thả ra hay lại bị bắt lại, tôi tin rằng chị vẫn luôn luôn là người tự do. Những hàng rào công an hay bốn bức tường gạch của chế độ này, dù có muốn, cũng không thể giam giữ tâm hồn của người phụ nữ ấy.

Cookie Dương và thế hệ trẻ Việt Nam ở Mỹ trên hành trình làm trong sạch cộng đồng

Jackhammer Nguyễn

15-10-2021

Tôi thở phào nhẹ nhõm khi Cookie Dương báo cho biết rằng, cả hai kênh YouTube của ông Ngụy Vũ đã bị YouTube cấm vào ngày 13/10/2021. Một khối ung nhọt chuyên đưa tin vịt khủng khiếp trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã bị cắt bỏ.

Giải Nobel Hòa bình 2019 về tay Thủ tướng Ethiopia

Vũ Ngọc Yên

11-10-2019

Ông Abiy Ahmed, Thủ tướng Ethiopa, chủ nhân mới của giải Nobel Hòa bình. Nguồn: Francisco Seco/ AP

Abiy Ahmed

Chủ tịch uỷ ban Nobel Berit Reiss-Andersen công bố giải thưởng Nobel Hòa bình 2019 được trao cho Abiy Ahmed, Thủ tướng nước Ethiopa vì những nỗ lực dấn thân cho Hòa bình và hợp tác quốc tế. Đặc biệt Abiy Ahmed đã hòa giải với nước thù nghịch truyền kiếp Eritrea để chấm dứt cuộc chiến biên giới lâu dài giữa hai quốc gia.

Thư giãn Chủ Nhật: Độc giả tham gia câu đối Tết

Hà Sĩ Phu

25-3-2018

Nhân dịp Tết Mậu Tuất tôi có nêu 6 vế xuất đối, mời bè bạn đối lại cho vui. Chỉ một ngày sau tôi nhận được 2 vế ứng đối của bạn bè gửi cho. Hai vế đối đó như sau:

1/ Xuất đối: Xin tí “LỬA NHÓM LÒ” thui THỊT CHÓ!

Ứng đối: Mượn bóng “MÈO ĐUỔI CHUỘT” đập BÌNH HOA! (tác giả Thanh Hiển)

Đảng Cộng sản Việt Nam quyết chống lại xã hội dân sự đến cùng?

Jackhammer Nguyễn

26-10-2021

Nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam ghét cay ghét đắng xã hội dân sự là chuyện ai cũng rõ, vì nếu có tồn tại một xã hội dân sự, thì sự toàn trị của Đảng bị chấm dứt.

Khúc quanh lịch sử đã đến

Hoàng Ngọc Nguyên

17-10-2019

Con người sinh ra vốn phức tạp (bởi vậy mới có chuyện nói). Ông Trời (cả Chúa, cả Phật) tạo ra con người với ý đồ rõ ràng, càng phức tạp, càng thử thách, càng sớm lên thiên đàng (nhưng chẳng phải ai cũng mong chuyện sớm sủa này) hay mau thành chánh quả hay rủ nhau xuống địa ngục (Tổng thống nói: Go to hell!).

Rừng “lá thấp”

Lò Văn Củi

1-4-2018

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Ủa, mấy nay đi đâu, định bỏ chuyện biên chép của bà con, cô bác ha Củi?

– Dạ, dạ, con xin lỗi. Con đi Tây Nguyên, dìa là ghé liền, đâu dám bỏ lửng biên chép, chuyện của bà con cô bác mình hay quá chừng.

Anh Bảy Thọt khịa một phát:

– Chà chà, dữ nha, đi kinh lý tận vùng Cao Nguyên đất đỏ ha. Trên con đường thiên lý ghi chép được mấy cuốn sổ?

Tìm phương thuốc chữa trị căn bệnh vô cảm hiện nay ở Việt Nam

Nguyễn Văn Nghệ

11-11-2021

Trên một số trang mạng có bài văn nghị luận về đề tài “Bệnh vô cảm” của em Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9A2 Trường Trung học cơ sở Chu Văn An-Hà Nội được nhiều người quan tâm. Nhập đề em đã đề cập đến các nhà khoa học cố gắng sáng chế ra những rô-bốt “làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống”.

Đảng Cộng Sản Việt Nam Đã Nhập Cuộc và Chiến Thuật Biển Tiền Đang Đe Dọa Cộng Đồng

Luật Sư Nguyễn Quốc Lân

22-10-2019

Cuộc vận động bãi nhiệm tại Westminster đã càng ngày càng trở nên gây cấn hơn. Đảng CSVN đã chính thức nhập cuộc. Chiến thuật “biển tiền” đang bao trùm khu vực Little Saigon từ trên làn sóng truyền thông, tài liệu gởi đến nhà và sự đối mặt nhan nhãn tại các khu chợ búa và lối xóm trong khu vực Westminster. Cuộc đối đầu đã đến mức độ giống như cuộc tử thủ “An Lộc” năm xưa. Phần lớn các thành phần lãnh đạo trong cộng đồng chỉ biết bó tay ngồi nhìn “xem pháo bông” hay chờ thời.

Bắt, bắt nữa, bàn tay không phút nghỉ (!)

Lò Văn Củi

8-4-2018

Anh Bảy Thọt cảm thán:

– Lại bắt bớ, lại đặt bản án ra mà xử, lại bỏ tù!

Anh Năm Ba gác đồng tình:

– Ừ, cứ bắt mãi. Ý chú Bảy là vừa đưa ra xử án ‘Hội Anh em dân chủ’ chứ gì, một bản án vô nhơn đạo, vô nhơn tính.

Phản biện học thuyết của Mác (Phần 2)

Nguyễn Đình Cống

5-12-2021

Tiếp theo phần 1

4- Sai ở nhận định về con người

Mác cho rằng: “Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Đó là một phán đoán chỉ phản ảnh một phần nhỏ mà đã bỏ qua phần lớn thuộc tính bản chất. Vì vậy có thể nói rằng Mác đã sai. Cái sai này đã dẫn ông đi lạc đường trong nhiều vấn đề.

Tin Biển Đông: Lãnh đạo VN “đấu tranh rất hiệu quả”, Hải Dương 8 rút lui?!

BTV Tiếng Dân

30-10-2019

Báo Tiền Phong có bài: Ðồng thuận để giữ vững chủ quyền trên biển Ðông. Vụ tàu Hải Dương 8 rút khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đại biểu Nguyễn Anh Trí ở Hà Nội cho rằng, đó là kết quả đấu tranh rất hiệu quả của Việt Nam. Ông Trí nói: “Phải xác định đây là cuộc đấu tranh lâu dài, đừng nóng vội. Vấn đề quan trọng là giữ được biên giới, lãnh thổ, chủ quyền trên biển Đông”.

Những con mắt bị “đục tinh thể”

Kông Kông

16-4-2018

Hàng năm cứ đến tháng Tư, không riêng gì người Việt mà truyền thông thế giới cũng nhắc lại biến cố miền Nam bị cộng sản chiếm qua nhiều khía cạnh khác nhau. Với thời lượng 43 năm, nếu đất nước hiện tại tốt đẹp, đang có vai vế tầm cỡ được như Hàn, Nhật, Đài Loan, Singapore hay chỉ cần tương đối thì chắc không mấy ai đào bới sử liệu để đặt câu hỏi, vì đó là quy luật tự nhiên của phát triển. Cái gì cũ, lỗi thời đương nhiên bị đào thải. Thế nhưng, Việt Nam không phải vậy, nếu không muốn nói là đang đi ngược!

Món quà Giáng Sinh 2021

Đinh Từ Thức

24-12-2021

“Tôi tức giận vì đây là năm 2021 ở Hoa Kỳ, và chúng ta vẫn còn thấy nổ súng ở nhà trường”Karen McDonald, Biện Lý