Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tâm thế nô lệ (Phần 2)

Mai V. Phạm

4-11-2018

Tiếp theo phần 1

Nghĩ Trump quan tâm đến dân chủ cho Việt Nam, thì chẳng khác nào nghĩ Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, Hitler, Kim Jong-un… tôn trọng quyền con người. Từ lúc làm tổng thống cho đến nay, trong hơn 5.000 lần tweet, đã bao nhiêu lần Trump đề cao nhân quyền, dân chủ và pháp trị? Thưa: hiếm vô cùng.

Ai đã lựa chọn con đường cho Việt Nam?

Nguyễn Đình Cống

2-9-2023

Ngày 1 tháng 9, tại cuộc meeting ở Hà Nội, kỷ niệm ngày 2 tháng 9, chủ tịch Võ văn Thưởng đọc diễn văn, cho rằng: “Đảng, bác Hồ, Nhân dân Việt Nam đã lựa chọn con đường Độc lập gắn với Chủ nghĩa xã hội (CNXH)”.

Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13

Âu Dương Thệ

4-2-2020

Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc mở cuộc hành quân giết dân trong tư thế đồng sàng dị mộng, trở thành con tin của các nhóm lợi ích

Quyền được can thiệp trong trường hợp Miến Điện

Trương Nhân Tuấn

5-3-2021

Ngày 1 tháng 3 tôi có viết về khả năng Mỹ sẽ nhận một nghị quyết của LHQ để cầm đầu một liên minh các quốc gia để can thiệp vào chuyện nội bộ của Miến Điện. Một số điều cần được soi sáng dưới ánh sáng của công pháp quốc tế để cho mọi người biết rằng đây là chuyện “khả tín” và “khả thi”.

Không nên lo lắng cho Mỹ về nguy cơ lạm phát*

Project-Syndicate

Tác giả: Joseph E. Stiglitz

Đỗ Kim Thêm dịch

7-6-2021

Tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ và châu Âu gia tăng nhẹ, đã gây ra những lo lắng trong thị trường tài chính. Có phải chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang có nguy cơ làm quá nóng nền kinh tế với gói cứu trợ trị giá 1.9 ngàn tỷ đô la và các kế hoạch chi tiêu bổ sung để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tạo việc làm và hỗ trợ cho các gia đình ở Mỹ?

Đảng Cộng hòa phát xít và cực đoan của Trump sẽ tồn tại bao lâu?

Việt Linh

9-7-2021

Nhiều đảng viên Cộng hòa tại lưỡng viện Quốc hội ngày nay dường như không còn gì để che giấu dã tâm của họ là tôn thờ chủ nghĩa phát xít và ủng hộ dân tuý cực đoan đi cùng với chủ trương bạo lực để giành lấy quyền lực. Ngày nay, họ gần như công khai, nói và làm, không cần giữ kẻ, không cần né tránh truyền thông, mà phát biểu công khai, mọi lúc mọi nơi.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 40)

Hồ Bạch Thảo

5-10-2020

Mời đọc lại các phần trước tại đây.

40. Vua Trần Nhân Tông

Niên hiệu: Thiệu Bảo [1279-1284]; Trùng Hưng [1285-1292]

Chính tri của chính trị (Phần 3)

GS Lê Hữu Khóa

25-5-2019

Tiếp theo phần 1phần 2

Luân và lý

Luân khung, là khuôn để định vị và định chất về trách nhiệm và bổn phận giữa cá nhân và tập thể, giữa cộng đồng và dân tộc, giữa các công lý hành động; thì luân cùng lúc là con đường và định hướng cho nhân tính, sống theo hướng nhân đạo. Như vậy, khi vào khung, vào khuôn là đã tìm ra được nhân tính, dựa vào nhân đạo, nên luân là đi vào nhân loại bằng con đường nhân nghĩa!

Biển Đông nguy hiểm như thế nào?

Australian Institute of Inter Affairs

3-12-2019

Trong khi các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang được bàn cãi sôi nổi trong quan hệ quốc tế, thì chúng có trọng lượng tương đối nhỏ trong kế hoạch lớn về vấn đề an ninh của Trung Quốc.

Có một nhà giáo xứng đáng được tôn vinh: Phạm Toàn!

Mạc Văn Trang

19-11-2021

Ông không là Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo Nhân dân, không bằng khen, không chức vụ. Ông chỉ là Nhà giáo Phạm Toàn.

Không nên dửng dưng hay xem nhẹ cuộc bạo loạn ở Capitol

Jackhammer Nguyễn

13-1-2021

Gương vỡ ở Capitol năm 2021, gương vỡ ở Berlin năm 1938

Cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021 của những người ủng hộ Donald Trump, tấn công điện Capitol bị phản ứng rất mạnh từ nhiều giới trong xã hội Mỹ.

Những người thợ săn hối lộ của Việt Nam nhắm vào dự án dầu ở Venezuela

Nikkei Asian Review

Các phóng viên báo Nikkei

Dịch giả: Trúc Lam

18-3-2019

Những bồn dầu của PetroVietnam ở bờ biển Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh: Reuters

584 triệu đô la ‘tiền thưởng hợp đồng’ cho Caracas bị điều tra trong bối cảnh nỗ lực làm sạch các doanh nghiệp nhà nước

Thành phố Hồ Chí Minh – Bộ Công an Việt Nam đang điều tra một dự án dầu khí thua lỗ ở Venezuela, khi Hà Nội khám phá vụ tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và đất nước Nam Mỹ rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Đặc khu kinh tế: Hiểm họa ngoại xâm!!!

Ban Biên Tập

BNS Tự do Ngôn luận số 292

2-6-2018

Tháng 10-2012, tỉnh Quảng Ninh, vốn nằm sát Trung Quốc, chính thức báo cáo cơ quan Trung ương và được cho phép nghiên cứu đề án “Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn”. Đầu năm 2013, tỉnh này xúc tiến mạnh mẽ, mời gọi các nhà đầu tư lớn ngoại quốc vì nghĩ rằng họ mới đảm bảo cho thành công đặc khu tương lai. Dần dần, quy hoạch tầm quốc gia đã xác định 3 đặc khu là Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong. Và nếu không có gì thay đổi, Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ được Quốc hội khóa XIV bấm nút tại kỳ họp thứ 5 khởi sự từ 20-05-2018.

Con gái cố TT Ronald Reagan gửi thư cho đảng Cộng hòa

Đảng Cộng hòa: “Đừng dùng tên cha tôi, Ronald Reagan, để biện minh cho sự im lặng về Trump”

Washington Post

Tác giả: Patti Davis

Dịch giả: Mai V. Phạm

30-4-2019

Đảng Cộng hòa thân mến,

Tôi chưa bao giờ là một phần của đảng Cộng Hòa, nhưng nó đã là một phần của gia đình tôi trong nhiều thập niên qua. Khi tôi lên 10 tuổi, cha tôi (cố Tổng thống Ronald Regan) quyết định từ bỏ đảng Dân chủ để trở thành thành viên của đảng Cộng hòa. Từ đó, các thành viên đảng Cộng hòa là những vị khách thường xuyên trong các bữa tối của chúng tôi – là đối tượng không được tôi hoan nghênh. Tôi muốn nói về dự án khoa học của mình về trái tim con người, hoặc những cô gái xấu tính ở trường đã chọc ghẹo tôi vì tôi quá cao, lại đeo kính. Nhưng thay vào đó, phần lớn các cuộc trò chuyện xoay quanh việc chính phủ đã lấy quá nhiều thu nhập cho thuế và làm thế nào đảng Cộng hòa duy trì bộ máy chính phủ không quá cồng kềnh.

Mẹ của Trần Bang

Mạc Văn Trang

26-5-2023

Mẹ của Trần Bang. Ảnh: NS Kim Chi chụp năm 2021

Hôm qua vợ chồng tôi gặp cô Biết, em gái Trần Bang, hỏi thăm tình hình . Cô cho biết, sau hôm ra tòa, gia đình vẫn chưa được thăm gặp Trần Bang, không biết sức khỏe anh thế nào; luật sư có gặp anh để xem kháng án ra sao…

Virus corona và biến dị cộng sản

Jackhammer Nguyễn

26-2-2020

Tôi ủng hộ việc can dự của người Mỹ vào cuộc chiến Việt Nam. Tôi bắt đầu suy nghĩ về cuộc chiến đó từ khi tôi bắt đầu … biết đọc. Cũng không sớm đâu. Cuộc chiến ấy lớn quá, nó làm thay đổi nhiều quá, cho nên bất cứ người Việt nào quan tâm đến vận mệnh quốc gia cũng đều như tôi cả. Tôi chắc điều đó.

Những cơn ác mộng của cụ Định

Mạc Văn Trang

17-12-2021

Nhân nói những người kết tội Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương… rồi sẽ bị ám ảnh tội lỗi cả đời, nếu họ còn là con người, còn lương tri, nhớ lại chuyện một ông già bảo, làm sao giúp ông thoát khỏi những cơn ác mộng, vì ông từng làm đội viên Đội Cải cách ruộng đất (CCRĐ). Vậy là có mấy bạn bảo tôi kể lại rõ hơn câu chuyện.

Chứng kiến nền tự do, dân chủ và nhân quyền sụp đổ ở Hoa Kỳ!

Phạm Thanh Giao

7-10-2018

Con người thường lập lại những lịch sử sai lầm của quá khứ, mặc cho những lời cảnh báo của các sử gia qua từng giai đoạn. Cái bài học lịch sử cách đây chưa tới 80 năm ở Đức dưới thời Hitler lại đang được lập lại từng bước một cách y hệt.

Triển vọng các cuộc đàm phán song phương bên lề Hội nghị G20 tại Osaka

Đỗ Kim Thêm

29-6-2019

Các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật. Photo Courtesy

Thuơng chiến Mỹ-Hoa còn tiếp diễn, xung đột an ninh Mỹ-Iran đang leo thang và dân Hồng Kông tiếp tục phản đối Trung Quốc về Dự Luật Dẫn độ. Các biến động dồn dập và nguy hiểm này làm cho nghị trình chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh G20 không còn thu hút cho chính giới và công luận.

Một cuốn sách lạ

Nguyễn Đình Cống

8-9-2023

Vừa qua trang Tiếng Dân đăng bài “Nguồn gốc Quốc Xã của điều 4 Hiến pháp 2013” của LS Đào Tăng Dực. Bài báo chỉ ra rằng, tuy cộng sản và phát xít chống đối nhau về ý thức hệ, nhưng bản chất độc tài toàn trị lại rất giống nhau đến từng chi tiết.

Vì sao CSVN có thể thân thiện với Mỹ hơn Trung Quốc?

SCMP

Tác giả: Cary Huang

Dịch giả: Trúc Lam

18-11-2017

Có một điều khôi hài trong quan hệ Việt – Trung, đó là Trump chen vào giữa “môi với răng”

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump bắt tay Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila. Ảnh: Reuters

Có vài điều buồn cười trong chính trị quốc tế hơn, khi một cựu thù lại đề nghị hòa giải các tranh chấp giữa hai đồng minh cũ. Nhưng nó đã xảy ra khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với người đồng nhiệm Trần Đại Quang rằng, ông có thể giúp giải quyết những tranh chấp lãnh thổ kéo dài giữa Trung Quốc và Việt Nam ở Biển Đông. Hơn 40 năm trước, hai nước cộng sản này đã từng là đồng chí chống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Học sinh chán sử là nguy cơ mất nước

Trung Nguyễn

12-7-2018

Kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Lịch sử 2018 với hơn 80% số thí sinh có điểm dưới trung bình đã khiến dư luận xã hội lo ngại.  

“Giấy triệu tập” không thể ghi và ký tùy tiện

Nguyễn Đăng Quang

28-2-2018

Nước ta theo mô hình nhà nước “Dân chủ Nhân dân” 31 năm ở miền Bắc, khi chuyển sang mô hình nhà nước “Xã hội Chủ nghĩa” trên phạm vi toàn quốc cũng đã được 42 năm, tổng cộng tất cả là 73 năm! Cả hai mô hình nhà nước này đều được mô tả với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế là “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa”!

Gửi mẹ Việt Nam

Trương Thị Hoa Lài

19-4-2019

Tôi cũng biết rằng
Mẹ đau buồn lắm…
Mẹ Việt Nam ơi!
Bao hy vọng chất đầy từ sự sống
Giọt sữa chắt chiu nuôi nấng nên người
Mẹ ngắm con cười
Hạnh phúc diệu vợi…
Trải bao mong đợi tất cả vì con!

Câu trả lời của một sự im lặng

Nguyễn Văn Dũng

8-8-2019

Chàng thanh niên giơ cao khẩu hiệu đó đã đứng bất động trước tòa Lãnh sự Trung Quốc tại Sài Gòn ngày 5/6/2011, từ 10h45′ đến 13h30′, hướng biểu ngữ chống Tàu xâm lược Việt Nam về phía lãnh sự quán Tàu, khi công an ngăn chặn không cho đoàn biểu tình tiếp tục diễu hành tới đó.

VÀ ĐÂY LÀ THƠ CỦA MỘT THẰNG NÔNG DÂN VỀ CHÀNG THANH NIÊN:

Bạn Là Ai?

Bạn là ai, hỡi người bạn trai trẻ
Không một lời, bạn đứng thẳng hiên ngang
Mắt đăm đăm, bạn nhìn về một phía
Bóng quân thù, đang dày xéo quê hương
Mặc gió mưa, mặc nắng cháy thiêu người
Tay vươn thẳng, với lời nguyền yêu nước
Dáng đứng đó, đã đi vào ký ức
Tuổi trẻ hào hùng, của thế hệ hôm nay
Trường Sa ơi, tôi sẽ mãi cùng người
Dẫu có chết, không một lời nuối tiếc…

***

CÒN ĐÂY LÀ TÂM SỰ CỦA ANH ẤY NGÀY HÔM NAY: CÂU TRẢ LỜI CỦA MỘT SỰ IM LẶNG

Bãi Tư Chính nóng không? Rất nóng! Chủ quyền đất nước nóng không? Rất rất nóng! Tình hình biển Đông căng thẳng không? Rất rất rất căng thẳng!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Hay lòng tôi nguội lạnh rồi chăng?!
Tôi vô cảm với quê hương, tổ quốc rồi sao?!
Hay lẽ nào chí khí tôi đã bạc nhược rồi?!
Liệu tôi đã khuất phục trước kẻ thù và bạo quyền?!

KHÔNG!
KHÔNG!
KHÔNG!
Tuyệt đối KHÔNG!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

“Xuống đường đi, tổ chức xuống đường đi. Dù đảng cộng sản không giữ, nhưng chúng ta nhất định phải giữ nước”. KHÔNG! “Phải biểu tình, không thể để mặc đảng cộng sản muốn làm gì thì làm được”. KHÔNG! “Im lặng sẽ mất nước, biểu tình đi, tôi theo cậu”. KHÔNG!

Mất nước. Chắc cũng sắp. Rất nghiêm trọng. Rất khủng khiếp. Rất kinh hoàng. Di họa muôn đời. Lầm than. Khổ ải. Đói rách. U tối. Chà đạp. Phỉ nhổ. Nguyền rủa. Đọa đày. Nô lệ. Nhục nhã. Khốn nạn. Dày vò…

Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!
Vậy tại sao tôi còn im lặng?!

Vì thứ tôi cần và phải chuẩn bị bây giờ, là một cuộc chiến tranh vệ quốc, là một cuộc chiến tranh khẳng định, kiến thiết, bảo vệ nền độc lập, là một cuộc chiến tranh gìn giữ chủ quyền và đòi lại lãnh thổ.

Biểu tình trong lòng một chế độ im lặng trước ngoại xâm thì được cái gì?

Quốc tế nhìn thấy và giúp đỡ ư? Suốt cuộc tranh đấu bảo vệ chủ quyền hàng chục năm nay, qua biết bao những cuộc biểu tình lớn nhỏ, bị đàn áp đến đổ máu, tù tội bao phen, quốc tế có thấy không? Có! Nhưng họ cũng chỉ giúp được đến thế thôi.

Hay còn muốn bắt họ đem quân đội đi đánh Tàu cộng cho ta? Đừng ảo tưởng viễn vông thêm nữa. Vấn đề nằm ở chính chúng ta, họ thực sự đã giúp đỡ hết khả năng có thể, chỉ là chính chúng ta không có đủ năng lực, sức mạnh, trình độ tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự giúp đỡ đó. Chính chúng ta kém cỏi và vô dụng, không phải là thế giới tàn nhẫn thờ ơ.

Biểu tình để tập cho quen với ý thức đòi hỏi quyền biểu đạt ư? Vô nghĩa, dân này khoe mẽ thì thích, chứ nghiêm túc, tử tế thì chưa. Tôi là một kẻ có mặt trong nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra. Tôi cũng là một trong rất ít những người trong các cuộc biểu tình ấy phải chạy đôn chạy đáo để kết nối các nhóm nhỏ luôn sẵn sàng tách rời nhau vì phấn khích, vì thiếu tập trung, vì không quan sát.

Tôi cũng là một trong rất ít những kẻ chạy tới chạy lui dẹp đường và xin lỗi người dân lưu thông vì đã cản trở và làm ảnh hưởng đến họ. Tôi cũng là một trong rất ít người đã đạp tung dải barrier chắn ngang đường Nguyễn Văn Chiêm và càn lấn vượt qua lớp bảo vệ để 2 đoàn biểu tình nhập vào làm một tiến về Nhà thờ Đức Bà.

Nhưng trong những cuộc biểu tình lên đến cả ngàn người ấy, có được bao nhiêu kẻ như tôi? Hay được bao nhiêu kẻ như những người chạy vòng quanh phát nón, phát nước cho đoàn người?

Chẳng mấy, các cuộc biểu tình đã diễn ra của chúng ta đều mang nặng tính phô diễn cá nhân, đi cho sướng chân, gào cho sướng miệng, và chụp hình đăng facebook cho sướng với nhau. Những người như tôi, chỉ khi nào tình cờ lọt vào ống kính của một ai đó, thì người ta mới biết rằng chúng tôi có xuất hiện ở đó, trong khi hầu hết người biểu tình thì điểm danh và vỗ ngực bằng những tấm hình. Để làm gì?

Biểu tình để tập luyện cho quen, để trở nên chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, để chuẩn bị cho những cuộc biểu tình vô tiền khoáng hậu? Không, hoàn toàn không cần thiết. Điều cần thiết duy nhất chỉ đơn giản là mỗi người phải minh định được ta có mặt ở nơi đó, thời khắc ấy với mục đích tối thượng là gì. Tâm sáng, tự khắc sẽ thấy đường và tự khắc sẽ biết phải hành động thế nào. Không ai trở nên chuyên nghiệp cho dù có tập luyện bao nhiêu nhưng với một tâm thế nửa vời, mông lung, hờ hững. Ngược lại, hãy xác tín mục tiêu cuối cùng, thì tự khắc sẽ biết cách để đi đến đích.

Chúng ta biểu tình cũng đông đấy, cũng dữ dội đấy, cũng can trường trước đàn áp bạo lực đấy. Nhưng tiếc thay chúng ta chẳng đồng lòng, yếu tố cần thiết và quan trọng nhất. Nên chúng ta tan rã, và chúng ta nhận lãnh hậu quả. Tôi cũng từng bị đập đến vẹo cả sống mũi, những người nặng hơn thì toác đầu, sứt trán, gãy tay, gãy chân, nặng hơn cả là tù tội. Nhưng rồi chúng ta được gì sau khi đã trả một cái giá đắt như vậy?

Không, chẳng gì cả, chẳng gì ngoài một chút ảo giác tự hào, một chút hưng phấn và an ủi cho chính bản thân mình. Chứ ta có thực sự thấy tự hào không, khi mà giặc ngoại xâm vẫn ngày càng lấn sâu vào bờ cõi. Không. Ta có tự hào được không khi nhìn thấy quê hương vẫn từng ngày rệu rã, mục nát, tang hoang. Cũng không.

Chất lượng của phong trào đấu tranh quá thấp, và có xu hướng ngày càng suy giảm, thụt lùi. Đôi khi tôi tự hỏi, những người đang đối lập với nhà cầm quyền cộng sản hôm nay, có điều gì khác biệt không? Mâu thuẫn quan điểm thì có đấy, nhưng sự văn minh, tinh thần tiếp thu, cởi mở, tiến bộ thì có khác gì? Vậy thì có khác chăng chỉ là một bên có toàn bộ quyền lực, một bên thì không mà thôi?!

Chúng ta thậm chí khiếm khuyết trầm trọng tư duy tổ chức, trình độ quản lý và năng lực kiến thiết để đảm đương trọng trách phục hưng quốc gia nếu như chế độ cộng sản sụp đổ nữa kìa. Chỉ có những kẻ biết phải làm gì và biết cách thức để làm những việc ấy sau cộng sản, mới sẽ có thể kết thúc chế độ cộng sản.

Mấy ngày trước, tôi có tình cờ theo dõi vụ việc xung đột dẫn đến ẩu đả và tấn công nhau trên đất Thái giữa anh Đỗ Đức Hợp và anh Đoàn Huy Chương. Tôi từng gặp anh Hợp một lần khi cùng về An Giang dự đám cưới. Dù không trực tiếp kết nối và chưa trò chuyện riêng bao giờ, nhưng qua những gì thể hiện, tôi đánh giá anh Hợp là một người nhiệt huyết và có chiều sâu, nhưng cũng nóng tính và bộc trực.

Trước đây anh Hợp cũng từng mâu thuẫn với anh Long Trần – một người bạn của tôi, nhưng vì vốn dĩ không ưu tiên tâm sức và thời gian cho những chuyện cá nhân của người khác nên tôi cũng không theo dõi và nắm rõ. Và quan điểm của tôi rất rõ ràng, là một người đàn ông bước ra xã hội thì phải tự xử lý được những vấn đề xảy đến với mình. Nên dù có nghe phong phanh chuyện ấy nhưng tôi cũng cho qua một bên và không dùng nó để phán xét ai cả. Với những mâu thuẫn cá nhân, nếu không được nhờ thì tôi sẽ tuyệt đối không chủ động can dự hay can thiệp.

Khi Đoàn Huy Chương ra tù, tôi đã từng đến đón anh ở phòng Công Lý & Hòa Bình dòng Chúa Cứu Thế. Tôi trân trọng anh Chương vì sự tỉnh thức rất sớm của anh, và dù không được ăn học nhiều, anh đã can đảm đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người công nhân lao động. Nói thế để hiểu rằng tôi không có ác cảm hay thiên lệch cho bất kỳ ai. Và sau vụ việc vừa xảy ra thì cảm xúc duy nhất của tôi là thất vọng. Cũng là tại tôi thôi, thất vọng bởi vì đã từng tôn trọng, tin và kỳ vọng, là tự mình chứ có ai bắt đâu.

Sau sự việc này, sau khi nghe những câu thách thức của anh Chương trên các livestream và nhìn những cú đá của anh Hợp với một người đã bị khống chế ngồi bệt bên đường thì cả hình ảnh anh Hợp và anh Chương trong tôi đều không còn nhiều giá trị và ý nghĩa. Anh Chương đã từng phải ngồi tù đến 9 năm chỉ vì đấu tranh cho quyền lợi công nhân, tôi luôn cảm kích và trân trọng điều đó. Song điều đó không có nghĩa rằng, anh không cần phải nỗ lực hơn, gia tăng thực lực và trình độ bản thân hơn.

Tôi thấy điều gì qua sự vụ, những sự cáo buộc đầy cảm tính mà thứ được gọi là bằng chứng thì chỉ là những lời qua tiếng lại vu vơ. Như thế thì làm sao mà trách tòa án VN xét xử chúng ta cũng với những bằng chứng kiểu như thế được. Rõ ràng ở đây có những nhầm lẫn nghiêm trọng giữa bản chất thực của sự việc và suy diễn về sự việc/ lời kể về sự việc/ đồn đoán về sự việc/ thông tin một chiều về sự việc. Chứng cứ mà như thế, thật chẳng khác gì tòa án cộng sản Việt Nam.

Anh Chương và những người bạn đi cùng đã tị nạn ở nước ngoài một thời gian dài, nhưng khi gặp sự cố vẫn không thể giao tiếp một cách căn bản nhất được với người khác bằng ngôn ngữ bản địa hay tiếng Anh thì thực sự là một điểm rất đáng phải nhìn lại. Phải chăng bấy lâu nay, chúng ta vẫn chiến đấu như những đứa trẻ trần truồng xông lên võ đài?! Không thực lực, không vũ khí, không giáp chắn, không võ nghệ…

Nhưng tôi không nhắc đến để tấn công hay chỉ trích cá nhân ai. Ở đây, tôi chỉ muốn dùng hình ảnh cụ thể này để nói về thực trạng đáng buồn của phong trào đấu tranh dân chủ – mà theo quan điểm riêng tôi thì gọi là phong trào đối lập thôi, chứ dân chủ hay không, dân chủ bao nhiêu thì còn chưa biết.

Chúng ta đã từng thấy những công an, dân quân, thanh niên xung phong đánh người biểu tình ôn hòa không phản kháng, hôm nay chúng ta cũng đã thấy rằng chúng ta cũng hành xử với nhau như vậy. Chúng ta đã từng lên án người cộng sản, nhà cầm quyền cáo buộc, đấu tố chúng ta không bằng chứng, không lý lẽ, hôm nay chúng ta cũng đã thấy được chính mình đối đãi với nhau như thế. Chúng ta cáo buộc ban tuyên giáo cộng sản thao túng truyền thông, dắt mũi dư luận, nhưng hôm nay chúng ta đã thấy chính chúng ta tự xỏ dây qua mũi mình rồi chạy theo sau họ.

Lại nhớ, năm 2009 tôi bị tạm giam vì in áo chống Bauxite Tây Nguyên. Thay vì bảo vệ tôi, một phe phái và bộ phận đấu tranh khi ấy lại quay sang tấn công và cho rằng tôi là mật vụ cộng sản cài cắm, rằng tôi là kẻ chỉ điểm để 2 người in áo khác ở miền Trung và miền Bắc cũng bị bắt. Trong khi, tôi thực tế còn không biết là có người khác cũng in áo giống như mình.

Năm 2011, khi tôi đứng bất động nhiều giờ trong cuộc biểu tình chống Trung cộng trước lãnh sự quán của chúng ở Sài Gòn, những kẻ đã từng vu cáo tôi tiếp tục luận điệu rằng tôi nhận nhiệm vụ của cộng sản để làm như thế, chứ không thì làm sao tôi dám… và nhiều vụ việc khác nữa, cho đến tận bây giờ, ngay lúc này thì cũng vẫn có một luồng dư luận âm ỉ sau lưng, cáo buộc tôi là gián điệp cộng sản.

Và những người đưa ra cáo buộc ấy, họ vẫn tự nhận mình là người đấu tranh cho Việt Nam tự do, dân chủ, cũng vẫn đang sinh hoạt cùng với phong trào đấu tranh dân chủ vậy. Cũng giống như vì tôi không chọn lựa cách thức khoe khoang những giấy mời, giấy triệu tập, kể lể những chuyện bị khó dễ, sách nhiễu, hành hạ thì người ta nghiễm nhiên cho rằng tôi không hề bị, và họ sẵn tiện khẳng định luôn rằng bởi tôi là an ninh cộng sản nên như thế.

Bạn biết không, khi người ta không thực sự can đảm, họ nghĩ mọi hành động họ không dám làm, không làm được thì cũng sẽ không có ai làm được. Và khi người ta không thực sự công tâm, nếu bạn chưa bị bịt miệng hay thoát nạn, họ nói bạn là tay sai của cường quyền, còn nếu bạn bị hãm hại, truy bức, trả thù, họ sẽ nói rằng đó chỉ là diễn kịch, bạn vẫn phải là tay sai của cường quyền, trong mắt họ.

Tôi chẳng minh oan hay giãi bày cho mình, nhưng tôi nói ra để nghiêm túc nhìn nhận xem nhận thức của chúng ta đang hạn chế đến mức nào, chúng ta thiển cận và cực đoan, cố chấp ra sao.
Cũng như người ta sẵn sàng lao vào sát phạt, tấn công, hủy hoại, lăng mạ, chém giết nhau khi bất đồng, xung đột hay bêu rếu, hạ bệ, triệt tiêu nhau khi cho rằng người này trục lợi ít tiền trợ giúp, người kia tiêu pha mấy đồng từ sự đóng góp của cộng đồng trong khi chính bản thân mỗi người thì vẫn hàng ngày đóng đủ các sắc thuế để nuôi dưỡng và chăm bẵm, vỗ béo cho cái chế độ mà họ vẫn cực lực lên án và chống lại. Không một chút phàn nàn.

Thanh lọc phong trào là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là tận diệt những người túng thiếu, khổ sở đang lên tiếng cùng với mình. Những kẻ lừa đảo, trục lợi, nhân danh phong trào thì cần phải vạch mặt, tẩy chay, nhưng đôi khi có những tình huống thực sự khó khăn, chẳng đặng đừng cũng lôi nhau ra tận diệt thì thật là nhỏ nhặt.

Bản thân tôi từng có những lúc khốn đốn, cùng kiệt nên tôi rất hiểu. Cũng may là tôi chỉ nhờ cậy những người vô cùng thân thiết, gần gũi với mình và hoàn toàn trên danh nghĩa cá nhân chứ chưa ngửa tay ra xin xỏ hay đón nhận một sự giúp đỡ nào của cộng đồng nhân danh này nọ, không thì chắc cũng đã trở thành nạn nhân và bị hủy diệt bởi những vụ lùm xùm như thế.

Năm 2012, tôi bị tai nạn giao thông tưởng chết, phải nằm cấp cứu hơn tháng trời trong bệnh viện, và tưởng sẽ vĩnh viễn bị liệt cả hai chân. Bạn bè tôi đều cho rằng, đó là do an ninh cộng sản làm, nhưng tôi thì không tin như vậy. Vì kẻ thù thực sự của tôi chỉ có Trung Cộng, và vì sau những cuộc biểu tỉnh năm 2011 mà lãnh sự quán Trung cộng ở Sài Gòn phải cay cú dời đổi từ vị trí đắc địa 4 hướng tụ về ở ngã 4 Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai sang một vị trí bên đường ở Hai Bà Trưng. Không cay cú, tức tối sao được, thế nên nếu muốn giết chết tôi, thì chỉ có Trung Cộng.

Bạn bè nói tôi công khai sự việc vừa để vạch trần sự tàn ác vừa để kêu gọi sự giúp đỡ, viện trợ của cộng đồng nhưng tôi từ chối. Tôi không có chứng cứ gì, và tội thực sự hiểu cộng đồng này. Cũng như từ khi bắt đầu, thì tôi đã xác định chấp nhận. Nên tôi kiên quyết tự gánh chịu và giải quyết một mình. Người ta cùng nhau nuôi quan tham chế độ cộng sản cả ngàn tỷ mỗi ngày, nhưng không thể bao dung cho những người cùng chiến đấu với mình chỉ vài đồng lẻ. Vì thế mà người cộng sản cũng coi thường chúng ta, họ nhìn thấy và càng tin tưởng hơn rằng, chúng ta cũng chỉ là những kẻ tranh giành quyền lợi mà thôi.

Ai bao dung, tha thứ được đến đâu, thì người ấy có thể làm những việc to lớn đến đó. Ai chấp chiếm đến cỡ nào, thì kẻ ấy cũng nhỏ nhen như vậy. Tôi tin là như thế. Tiếc rằng, lòng hận thù và chấp chiếm của chúng ta dành cho nhau quá lớn, lớn hơn cả so với những kẻ thù thực sự. Thật là một nỗi oan khiên, đày đọa.

Tổ quốc là lòng biết ơn, tổ quốc là tinh thần trách nhiệm, tổ quốc là tình yêu thương, đùm bọc, tổ quốc là sự bao dung, tha thứ và cứu chuộc. Thế chúng ta có tổ quốc không? Nếu không có tổ quốc, thì lấy cái gì để mà yêu nước?!

Năm 2014, trước hiểm họa ngoại xâm đến từ Trung Cộng, tôi đã từng dự định và lên kế hoạch tự thiêu để bảo vệ tổ quốc. Tôi đã định lập một tế đàn dưới tượng Trần Hưng Đạo, đọc diễn văn tạ tội với tiền nhân, cha ông, cắt máu mình để rửa sạch mọi thù hận và nguyền rủa đã đeo bám suốt bấy lâu trong lòng dân tộc và hỏa thiêu mình, hòng thổi lên ngọn lửa đoàn kết, đồng lòng của tất cả người Việt Nam để chống ngoại xâm. Điều này những anh em thân thiết nhất với tôi biết rõ, bởi tôi đã nhờ sự hỗ trợ của họ nhằm thực hiện cho bằng được. Bởi tôi biết nhà cầm quyền, hay thậm chí là người đi đường cũng sẽ không để yên cho tôi hành động và đạt được mục đích cũng như không thể lan tỏa thông điệp nếu tiến hành chỉ một mình.

Tất cả anh em đã phản bác và từ chối hỗ trợ. Thế là tôi vẫn sống, lại tiếp tục sống để nhận ra rằng, nếu lúc đó tôi có chết như vậy, thì cái chết đó cũng sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Bởi lòng thù hận của dân tộc này quá khủng khiếp và người ta thậm chí sẵn sàng hủy diệt nhau chỉ vì những thứ rất nhỏ nhặt, tầm thường. Có lẽ, đó là oán khí ngút trời của hàng triệu triệu những linh hồn đã ai oán nằm xuống suốt chiều dài mấy ngàn năm dựng nước, tranh đoạt, xâm lấn và giữ nước. Từ ngày đó đến nay, tôi đã chứng kiến rất rất nhiều điều. Những điều rất đáng buồn.

Tôi không xem bất kỳ người Việt Nam nào là kẻ thù. Điều này không có nghĩa rằng mọi sai trái, tội lỗi, bất công đều được thứ tha và xóa bỏ. Mà nó có nghĩa là tôi muốn tất cả mọi tội trạng được xét xử nghiêm minh trước một hệ thống luật pháp văn minh, công bằng và nhân bản. Tất cả chúng ta nợ nhau, nợ xã hội này bản khế ước ấy, vì đã quá lười nhác, mê muội, ươn hèn.

Chúng ta nợ chính những cảnh sát, những công an, dân phòng, bảo vệ đã phang dùi cui vào mình lúc biểu tình, bởi chúng ta đã quá thờ ơ để cho một lũ chính trị gia salon ngồi làm trò hề trong phòng lạnh của tòa nhà Lập Pháp. Đó chính là những kẻ tội đồ đã được tiếp tay bởi chúng ta để nguệch ngoạc, trây trét ra một cái hệ thống pháp luật kệch cỡm, xuẩn ngốc, phi lý, thiển cận, bất công đến mức cần phỉ nhổ. Chúng ta trút giận lên kẻ thừa hành mệnh lệnh mà lại bỏ qua những kẻ cầm đầu, và quên luôn bổn phận của chính mình.

Thế nên, tôi bây giờ không muốn thấy người Việt tiếp tục đánh đập nhau, bỏ tù nhau, triệt hạ nhau. Tôi muốn nhìn thấy những thiện chí, hơn là những xung đột. Tôi muốn thấy những người tù được thả, chứ không muốn thấy ai bị bắt giữ thêm. Tôi muốn thấy kẻ quyền lực phải biết nhún nhường, và kẻ mạnh phải biết dùng sức mạnh của mình để bảo vệ chứ không phải để tiêu diệt.

Tôi muốn nhìn thấy sự đồng lòng, chứ không muốn nhìn thấy sự lợi dụng và mưu tính. Bao nhiêu tù nhân chính trị được trả tự do, sẽ có bấy nhiêu triệu người xuống đường biểu tình thậm chí là cầm súng chống quân xâm lược. Chỉ khi đó, việc biểu tình mới thực sự có giá trị và ý nghĩa. Bằng không, tôi sẽ tiếp tục im lặng. Vì chiến tranh đã là điều chắc chắn phải xảy đến rồi.

Hãy lớn lên đi những con người Việt Nam, dù muộn nhưng nếu thực sự nỗ lực thì vẫn kịp. Đất nước này cần những bản lĩnh Hồng Kông, Đài Loan, Israel để kiến dựng nền độc lập, đòi lại đất đai và bảo toàn chủ quyền, lãnh thổ của mình. Điều đang thiếu và cần phải có ở nơi này, ngay bây giờ, là những con người trưởng thành có thể hóa giải được thù hận và đem thương yêu gieo rắc vào mỗi tâm hồn.

__________

* Vì người chụp ảnh, thằng nông dân, và chàng thanh niên đều không quan trọng chuyện tên tuổi nên tôi cũng không nêu tên của họ. Các bạn copy đăng lại cũng không cần ghi nguồn từ fb tôi. Chúng ta đều có tên là VIỆT NAM.

Hoan hô vài Ủy viên Thường vụ Quốc hội

Nguyễn Đình Cống

26-9-2019

Quốc hội VN mang tiếng là “Tổ chức bỏ phiếu của Đảng với đa số nghị gật”, nhưng thỉnh thoảng cũng có được vài ý kiến mới mẻ.

Đảng Xanh yêu cầu Bộ trưởng Kinh tế Đức đề cập đến vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Việt Nam

Hiếu Bá Linh, tổng hợp

23-3-2019

“Trong chuyến công du của ông, hãy chắc chắn rằng ông có thể gặp những người bảo vệ nhân quyền Việt Nam và hãy biến mình thành luật sư của họ”, Đảng Xanh trong Quốc hội Liên bang Đức yêu cầu.

Ảnh hưởng chuyến đi Berlin của Joshua Wong trong mối bang giao Đức – Trung

Đỗ Kim Thêm

12-9-2019

Họp báo của Joshua Wong. Nguồn: HANNIBAL HANSCHKE / Reuters

Xuất hiện trong cuộc họp báo lần đầu tiên tại Berlin vào sáng thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2019 như một ngôi sao điện ảnh đang lên, Joshua Wong, Tổng thư ký Đảng Demosisto tại Hồng Kông, làm cho cảnh tượng chen lấn của giới truyền thông quốc tế trở nên hỗn loạn.

Bằng giọng Anh ngữ lưu loát của một thanh niên 22 tuổi đầy quả cảm, Joshua Wong bày tỏ lòng cảm ơn đất nước và nhân dân Đức về sự hỗ trợ cho phong trào đấu tranh tại Hồng Kông. Nhân dịp này, Joshua Wong kêu gọi công luận Đức nên quan tâm đến nguy cơ nghiêm trọng mà tự do và dân chủ bị hạn chế tối đa và cảnh sát cai trị tàn bạo. Cụ thể, Hồng Kông là một Berlin mới của cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Joshua Wong lên tiếng yêu cầu các nước Đức, Anh và Mỹ ngừng xuất cảng các trang thiết bị cho bị cảnh sát Hồng Kông đàn áp dân chúng, trong đó có lựu đạn cay và các khí cụ nguy hiểm khác.

Ở Berlin, tôi hít thở hương vị của tự do; ở Hồng Kông, tôi thở  trong mùi lựu đan cay nồng nặc. Trong thời điểm đối đầu của hai khối Tự do và Cộng sản, Berlin là thành trì của tự do. Giờ đây, chúng tôi xem Hồng Kông cũng tương tự là một chiến tuyến chống lại chế độ độc tài ở Bắc Kinh. Ba thập niên trước, không ai có thể tưởng tượng Liên Xô sẽ sụp đổ. Với niềm đam mê và sự cống hiến, chúng tôi sẽ thành công”.

Bức tường Berlin sụp đổ 30 năm trước. Bây giờ chúng tôi hy vọng là bức tường lửa ở Trung Quốc sẽ sụp đổ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc chiến cho đến ngày chúng tôi được hưởng các quyền dân chủ”.

Khi được hỏi, có thất vọng không vì không gặp được Thủ tướng Angela Merkel tại Hồng Kông và Berlin, Joshua Wong nói dè dặt: “Thật là tốt đẹp khi tôi được nói chuyện với Thủ tướng hoặc một giới chức trách nhiệm của Phủ Thủ tướng. Nhưng tôi đã có vinh dự được gặp Ngoại trưởng Đức. Hy vọng khi tới Đức trong lần tới, tôi có cơ hội nói chuyện với Bà Merkel hoặc một người nào đó trong Phủ”.

Ngoài ra, Joshua Wong chỉ trích Trung Quốc kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt, nên người dân không nhận thức được cuộc đấu tranh cho dân chủ ở Hồng Kông. “Chúng tôi chống lại chế độ Trung Quốc, vì Trung Quốc nổi tiếng không tôn trọng luật pháp quốc tế”.

Buổi chiều cùng ngày, Joshua Wong đã có cuộc gặp gỡ chính thức với giới lãnh đạo của Đảng FDP và Grüne. Buổi tối, Joshua Wong thuyết trình về ý nghĩa của công cuộc đấu tranh cho Hồng Kông tại Đại học Humbolt Berlin.

Từ thứ Hai cho đến thứ Năm trong tuần này, Joshua Wong đã có nhiều cuộc vận động chính trị quan trọng và đã thu phục thiện cảm của công luận và chính giới tại Berlin. Nhìn chung, đây là một chuyến đi thành công của Joshua Wong.

Theo chương trình dự liệu, ngày 12 tháng 9, Joshua Wong sẽ từ Berlin đến New York và Washington để tiếp tục tìm sự ủng hộ của chính giới và công luận Hoa Kỳ.

Giải phóng Hoa Lục

Phản ứng gay gắt của Bắc Knh đã không làm cho Joshua Wong run sợ. Ngươc lại, trước khi đi New York, trong dịp trả lời phỏng vấn của Nhật báo Die Welt, Joshua Wong tuyên bố, khi tranh đấu cho Hồng Kông xong, sau đó sẽ là cho Hoa Lục.

Joshua Wong nói với phóng viên Die Welt rằng: “Là một người lạc quan, tôi muốn nói, đầu tiên, chúng tôi giải phóng Hồng Kông và sau đó là Hoa Lục. Từ hai hoặc ba thập niên trước, chúng tôi nghĩ rằng những tiến bộ công nghệ và thương mại sẽ mang lại thay đổi. Mọi người sẽ đòi hỏi quyền lợi và giáo dục. Điều đó đã không xảy ra. Do đó, người dân Hồng Kông cũng khao khát tự do giao dịch với Trung Quốc và tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Đó vẫn còn là vấn đề cho đến ngày nay. Nhưng tăng trưởng kinh tế không đi cùng với sự cởi mở xã hội và dân chủ hóa. Thách thức lớn nhất của chúng tôi là thiếu hoàn toàn một luồng thông tin tự do. Trung Quốc chỉ lo cho tuyên truyền. Người dân Hồng Kông không chỉ vì tự do cho riêng mình, mà còn chiến đấu cho cho người dân Hoa Lục”.

Phản ứng của Trung Quốc

Trung Quốc thất vọng về thái độ của chính giới Đức và phản ứng gay gắt và kịp thời. Tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã ra lệnh triệu tập đại sứ Đức Clemens von Goetze để cảnh báo sự bất bình do Đức gây ra.

Tại Berlin, để chống trả các cáo buộc của Joshua Wong trong cuộc họp báo buổi sáng, ngay trong buổi chiều thứ Ba cùng ngày, Toà Đại sứ Trung Quốc tổ chức một buổi họp báo. Đáng chú ý nhất là phóng viên báo Bild không được phép tham gia với lý do không còn chỗ trống cho khách mời.

Trong buổi họp báo này, Đại sứ Wu Ken đáp trả với lời lẽ nặng nề. Đức tiếp đón Joshua Wong mang lại một hậu quả tiêu cực cho mối quan hệ hai nước. Bắc Kinh luôn tuân thủ nguyên tắc “nhất quốc, lưỡng chế” và sẽ không can thiệp vào nội tình của Hồng Kông. Trung Quốc có đủ bằng chứng cho thấy các lực lượng nước ngoài đã can thiệp vào Hồng Kông. Tuy nhiên, tình hình đã lắng dịu trong vài ngày qua và Hồng Kông sẽ có cách thích hợp để giải quyết tình thế trong thời gian tới.

Đối với Joshua Wong, đại sứ Wu Ken cho là một thành phần của phong trào ly khai. Các hành động này là “tội phạm nghiêm trọng tàn bạo và gần như là khủng bố”. Những đòi hỏi này đã vượt xa các quyền dân sự dành cho người Trung Quốc ở Hồng Kông.

Phản ứng của chính giới

Bà Angela Merkel đã không tiếp Joshua Wong tại Hồng Kông cũng như tại Berlin. Theo Steffen Seibert, Phát ngôn viên chính phủ, cho biết, việc gặp không nằm trong kế hoạch dự trù. Lý do chính cho thái độ dè dặt này là chuyến đi Trung Quốc đem lại một thành công lớn cho các doanh nghiệp Đức đang chuẩn bị mở rộng đầu tư tại Trung Quốc. Cụ thể là Tổ hợp Bảo hiểm Allianz SE đã ký một ý định thư “hợp tác toàn diện” với Ngân hàng Trung Quốc. Siemens AG có kế hoạch “hợp tác với việc phát triển và sử dụng với một nhà sản xuất điện của Trung Quốc“. Deutsche Post sẽ hợp tác với một công ty Trung Quốc về “phát triển và sản xuất một loại xe công cụ bằng điện, đặc biệt sử dụng cho thị trường Trung Quốc”.

Về phần Ngoại trưởng Heiko Maas, ông đã lên tiếng phản bác các lập luận của Trung Quốc về cuộc gặp gỡ với Joshua Wong tại Berlin. Maas nhấn mạnh là: “Lập trường cơ bản của chúng tôi đối với chính sách ‘một quốc gia, hai hệ thống’ của Trung Quốc là không thay đổi. Chúng tôi ủng hộ các quyền mà những người Hồng Kông được hưởng theo chính sách này của Trung Quốc. Những người biểu tình ở Hồng Kông có thể bày tỏ ý kiến của họ trên đường phố”.

Ngoại trưởng Heiko Maas cũng đề cập đến chuyến Hoa du của Bà Angela Merkel. “Nếu Thủ tướng ở Bắc Kinh, Bà cũng sẽ gặp các luật sư nhân quyền, các nhà hoạt động. Nếu tôi ở Bắc Kinh, tôi sẽ làm vậy. Khi tôi ở Berlin, tôi cũng làm như vậy và sẽ không thay đổi trong tương lai”.

Trong khi đó, chính giới đối lập có quan điểm đối nghịch rõ rệt, điển hình là Christian Lindner, Lãnh đạo Đảng FDP. Khởi đầu trong bài phát biểu về Luật Ngân sách tại Quốc hội, ông đã chỉ trích mạnh mẽ chính sách đối với Hồng Kông của chính phủ. “Đó là một sai lầm khi Bà Merkel không tiếp xúc Joshua Wong tại Phủ Thủ tướng. Đức đã bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ”.

Phản ứng của công luận

Công luận trong nước Đức cũng có những ý kiến trái chiều, mà nội dung thể hiện qua các chuyên gia nghiên cứu về sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Johannes Varwick, Giáo sư tại Đại học Halle, cho là: “Đức không thể làm thay đổi tình hình Trung Quốc. Trung Quốc sẽ không thể chấp nhận các yêu cầu tối đa của Joshua Wong. Buổi chụp ảnh của Joshau Wong với Maas là một sự khiêu khích không cần thiết. Hình ảnh này chỉ dành cho trưng bày trong các cuôc triển lãm về nội chính của nước Đức. Các cuộc thưong thảo với Trung Quốc sẽ trở nên nặng nề.

Hồng Kông là một trường hợp đặc biệt và tình hình cần lắng dịu. Tương tự như phong trào ly khai của Catalonia tại Tây Ban Nha hiện nay, Đức không nên đứng về phía phe ly khai, việc này sẽ khiến cho các quốc gia rơi vào hỗn loạn. Về mặt chính trị, thúc đẩy các giải pháp ôn hoà trong bóng hậu trường và duy trì đối thoại là một giải pháp khả thi. Điều này đúng, miễn là Trung Quốc không sử dụng vũ lực ở Hồng Kông“.

Volker Standel, Cựu Đại sứ Đức tại Trung Quốc, có lập luận ngược lại: „Cuộc gặp gỡ của Joshua Wong và Heiko Mass sẽ không làm bang giao hai nước đình trệ; phản ứng cực kỳ gay gắt của Bắc Kinh sẽ không vượt ra những lời lẽ ngoại giao. Chính phủ Đức nhận định cẩn thận về vị thế của Joshua Wong và đã thể hiện đúng khi Joshua Wong không có cuộc gặp gỡ chính thức với Thủ tướng, còn gặp với Ngoại trưởng cũng không phải là tại trụ sở của Bộ mà là trong khuôn khổ lễ hội dân sự, có lẽ phía Trung Quốc đã được thông báo trước”.

Triển vọng bang giao

Tình hình của Hồng Kông còn tắc nghẽn, nhưng sẽ lắng dịu trong những ngày sắp tới, vì Trung Quốc tập trung chuẩn bị cho đại lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10. Trước mắt công chúng thế giới, Trung Quốc đang muốn xây dựng uy tín. Tuy nhiên, dẹp tan các cuộc biểu tình của Bắc Kinh bằng bạo lực sẽ có những hậu quả không lường. Trung Quốc lâm vào tình trạng khó xử và đang cố gắng chờ diễn biến sau ngày 1 tháng 10 mới có đối sách phù hợp.

Đức cũng gặp khó khăn tương tự. Một mặt, Đức muốn bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Đức đang đầu tư tại Trung Quốc. Mặt khác, Đức không muốn Trung Quốc sử dụng vũ lực và cần hỗ trợ tượng trưng cho Joshua Wong.

Mối quan hệ hai nước bắt đầu căng thẳng. Tạo căng thẳng hơn là hậu quả mà cả hai cần tránh, Trong tương lai, Ngoại trưởng Heiko Maas sẽ không thoái mái hơn khi trở lại Bắc Kinh để đàm phán. Bắc Kinh cũng không nên quá cực đoan mà không nhìn thấy điều này.

Nguyễn Thị Thái Hòa, nhân chứng sống trong đợt thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế

LTS: Nhân dịp ông Hoàng Phủ Ngọc Tường cho phổ biến bài viết “Lời cuối cho câu chuyện quá buồn“, xin được đăng lại bài viết của bà Nguyễn Thị Thái Hòa, là một nhân chứng sống trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân, kể về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Phan, em trai của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài viết này đã được phổ biến trên mạng năm 2012, nhưng có lẽ nhiều người dân trong nước chưa được đọc qua.

_____

Nguyễn Thị Thái Hòa

Tôi xin tường thuật lại chi tiết những cái chết đau thương của ông nội tôi, ba người anh, cùng một người bạn của họ, như là một nhân chứng còn sống sót sau tết Mậu Thân, như là tiếng kêu oan cho gia đình tôi, cho linh hồn của những người thân trong gia đình, gia tộc tôi cách riêng, và cho những người dân Huế nói chung, thay cho tất cả những ai bị sát hại trong tết Mậu Thân 1968 bây giờ còn kẹt lại VN không có cơ hội để nói lên những oan khiên mà họ đã gánh chịu bởi Đảng Cộng Sản, và bè lũ tay sai khát máu giết hại dân lành vô tội như anh em Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh v.v…

Vụ Nguyễn Hữu Linh: “Mất bò mới lo làm chuồng”

BTV Tiếng Dân

24-4-2019

Các nhà chức trách vẫn không biết Nguyễn Hữu Linh (trái) đang ở đâu. Ảnh trên mạng

Loay hoay xác định nơi ở của ông Linh

Báo Đất Việt dẫn lời ông Trần Khánh, Phó Trưởng Công an phường Thạch Thang, quận Hải Châu, trả lời vụ ông Nguyễn Hữu Linh không ở Đà Nẵng: “Sẽ đợi về để… quản lý”. Ông Khánh cho biết: “Sau khi CQĐT Công an quận 4 gửi lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Linh, nếu ông này không có mặt tại địa phương thì đơn vị sẽ xác minh và gửi lên Công an TP.HCM. Còn sau khi ông Linh về địa phương thì Công an phường sẽ theo dõi ông này để báo cáo”.