Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tại sao phong trào nhân quyền đang thua và làm thế nào để có thể bắt đầu thắng lại

Foreign Affairs

Tác giả: Jack Snyder

Đỗ Kim Thêm, dịch

21-7-2022

Lời người dịch: Tác giả Jack Snyder không đề cập đến tình trạng tại sao các phong trào đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam đang suy yếu, nhưng những lý giải trong bài cũng mang lại các nội dung hữu ích.

Đã đến lúc người Việt quan tâm cho việc cải thiện nhân quyền phải nhận ra rằng cho đến nay các phương thức đấu tranh đã không hữu hiệu như mong đợi. Bằng chứng là vô số các thỉnh nguyện thư của giới trí thức không được chính quyền quan tâm. Việc tố cáo chính quyền và vận động ngoại giao và truyền thông quốc tế của các phong trào xã hội dân sự không tạo ra áp lực đúng mức. Còn dân chúng? Họ chỉ còn cách quỳ lạy giữa đường để xin cảnh sát cho tự do giao thông hay phải tuột hết quần áo để biểu lộ lòng phẫn uất tột cùng.

Nhân quyền trước hết là một vấn đề ý thức của người dân về quyền lợi của chính mình. Do giáo dục lạc lối mà người dân chưa có được ý thức này và người Việt hải ngoại cũng không giúp được gì nhiều hơn.

Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, chính quyền cũng thừa khôn ngoan mà tận dụng nó, nên nhìn chung, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng cho nhân quyền.

Cho dù có những thoái trào gần đây, nhân quyền vẫn là vũ khí mạnh nhất của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sự am tường về sức mạnh của các quyền này. Sự hấp dẫn của nhân quyền đối với lợi ích cá nhân phải được hỗ trợ bởi một hệ thống giáo dục được cải thiện mà khi nó xây dựng vững chắc sẽ mang lại kết quả đáng tin cậy.

Ý thức về quyền lực của người dân dẫn đầu; theo sau đó là các hình thức để thực hiện các quyền đòi hỏi. Triển vọng chung để cải thiện cho tình trạng nhân quyền ở Việt Nam có vẻ bi quan.

***

Phong trào nhân quyền hiện đại từ lâu đã tự thể hiện mình là một cuộc trường chinh thập tự đầy lý tưởng. Trong một thế giới tràn ngập các nền chính trị dựa vào quyền lực thô bạo và tước đoạt nơi kẻ yếu, phong trào muốn phục vụ như một ngọn hải đăng của sự minh quang về đạo đức dựa trên các nguyên tắc phổ quát. Các nhà hoạt động nhân quyền giải thích những chiến thắng mang tính biểu tượng của phong trào của họ như là chiến thắng của sự chính trực kiên cường đặt nền móng cho các chính nghĩa tiến bộ trong tương lai.

Năm 2012, Aryeh Neier, người đồng sáng lập Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), đã viết rằng, phong trào chống nô lệ là chiến dịch nhân quyền thực sự đầu tiên vì những người tham gia đã huy động cho các quyền của người khác.

Bản thân những người theo chủ nghĩa bãi nô ban đầu tuyên bố rằng, việc theo đuổi không khoan nhượng các nguyên tắc vị tha của họ đã chiếm ưu thế, bởi vì sự thật đạo đức của chính nghĩa của họ là hiển nhiên. Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr., từng phục vụ như là khuôn mẫu sau này của một mô hình kiên quyết, mẫu mực tương tự.

Nhưng hiện nay, phong trào này đang lúng túng khi phong cách đối thoại một chiều và sự xấu hổ đầy phẫn uất đang gây ra phản ứng dữ dội từ những nhà độc tài, những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu và các khu vực bầu cử mà quần chúng ủng hộ những kẻ mạnh này trên toàn cầu.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Nga Vladimir Putin, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhiều nhà lãnh đạo khác đã nổi danh khi kêu gọi việc thúc đẩy nhân quyền như là một dự án của những kẻ bắt nạt suy đồi, lạc lõng, những người thúc đẩy các chương trình nghị sự xa lạ để thay thế quyền tự quyết dân tộc phổ biến bằng chủ thuyết quốc tế tinh hoa, đế quốc.

Ông Tập nhún vai khinh  thường trước cáo buộc gây diệt chủng chống lại người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, tạo chiến thắng ở tỉnh Tân Cương (nơi hầu hết người Duy Ngô Nhĩ sinh sống) vào tháng 7/2022, nơi ông khoe khoang về sự “thống nhất” của các dân tộc Trung Quốc.

Cáo buộc tội ác chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không làm gì để can ngăn Putin trong việc leo thang các cuộc tấn công vào dân thường Ukraine. Biden gọi Ả Rập Xê Út là nước “không đáng chấp nhận”, nhưng sau đó, Biden đã đến thăm Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammad bin Salman ở Riyadh, nơi họ chạm trán nhau. Neier thừa nhận là: “Nêu tên và làm xấu hổ ngày càng không hiệu quả”.

Phản ứng dữ dội này phần lớn là do tự mình gây ra. Vấn đề là những người ủng hộ cho nhân quyền đã hiểu sai về các nguồn gốc của sự thành công lịch sử của chính họ. Cho đến nay, dân chủ dựa trên quyền cá nhân là hình thức thành công nhất của tổ chức xã hội hiện đại, không phải là vì tinh thần đạo đức vị tha mà vì nó thường tốt hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế để phục vụ cho lợi ích của dân chúng.

Các nhà hoạt động nhân quyền làm tốt hơn khi họ tăng cường năng lực của người dân trong việc đấu tranh cho quyền của chính họ, thay vì đánh bại các nhà lãnh đạo áp bức theo những cách giúp họ huy động các phản ứng dữ dội của tinh thần dân tộc.

Một cách nhân bản có thể  

Những tiến bộ về nhân quyền kể từ cuộc Cải cách và Khai sáng không phụ thuộc vào sự chỉ trích của nước ngoài đối với các chế độ áp bức mà phụ thuộc vào quyền lực xã hội đang gia tăng của chính các chủ thể của các chế độ đó, những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc mở rộng các quyền.

Bắt đầu từ các nước Bắc Âu theo đạo Tin lành, thí dụ như Hà Lan và Vương quốc Anh, các thương nhân và tầng lớp trung lưu thành thị đã thúc đẩy cho dân chủ, thủ tục tố tụng hợp thức, tự do tôn giáo và chủ nghĩa tư bản hiệu quả để bảo vệ cho các lợi ích kinh tế cũng như tự do cá nhân của họ.

Đổi lại, việc mở rộng xóa nạn mù chữ và thương mại đã mang lại cho các đối tượng có học vấn, cần cù làm đòn bẫy lớn hơn để chống lại những người cai trị của họ và củng cố sự phát triển của luật hiến pháp. Sau đó, công nghiệp hóa đã tạo động lực cho các công nhân trong việc thành lập các công đoàn và đưa ra yêu sách về các quyền kinh tế, xã hội và lao động cho giai cấp công nhân.

Trong nhiều nền dân chủ hiến định, một khi một khu vực bầu cử cốt lõi mạnh mẽ cho một hệ thống dựa trên các quyền được thành lập, các phong trào xã hội có thể sử dụng hệ thống đó để mở rộng quyền cho các nhóm bị loại trừ. Những người ủng hộ cho nhân quyền muốn giải thích những chiến thắng của phong trào chống nô lệ, chiến dịch bất bạo động của Gandhi cho nền độc lập của Ấn Độ và cuộc đấu tranh hiếu hòa của King cho các dân quyền là kết quả của tinh thần lý tưởng không khoan nhượng.

Nhưng trên hết, thành công của họ phụ thuộc vào việc huy động và duy trì các phong trào xã hội đại chúng dựa trên các nguyên tắc đạo đức rộng lớn mà nó đã thu phục được sự đồng cảm của đa số đầy quyền lực trong xã hội của chính họ. Để giành chiến thắng, các nhà hoạt động có nguyên tắc, các phong trào quần chúng và các đảng phái chính trị cấp tiến tất cả phối hợp, bao gồm cả bằng cách thực hiện các cuộc thương thảo có mưu lược để giành được quyền lực chính trị.

Hãy xem những người theo chủ thuyết bãi nô của Hoa Kỳ. Phe cánh này của phong trào chống nô lệ đã sụp đổ vào cuối những năm 1830 do sự chia rẽ trong nội bộ và lòng thù địch của tầng lớp lao động da trắng ở phía bắc, họ vốn cảnh giác về mối kình địch từ giới lao động da đen trong các tiểu bang của họ. Nhưng phong trào vẫn đủ mạnh ở tiểu bang New York, nơi có cực đoan tôn giáo, để giữ cán cân quyền lực quyết định trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1844, việc này khiến cho Henry Clay, Thượng nghị sĩ đảng Whig ở Kentucky, người rất lập lờ về chế độ nô lệ, chống lại James K. Polk thuộc đảng Dân chủ ủng hộ chế độ nô lệ.

Những người theo chủ thuyết bãi nô ở New York đã từ bỏ đảng Whigs và bỏ phiếu cho một ứng viên đảng thứ ba chống nô lệ không khoan nhượng, vô tình bầu cho Polk, tạo tiền đề cho chiến tranh Mexico và sự bành trướng của chế độ nô lệ về phía tây.

Abraham Lincoln, chính trị gia thực dụng của đảng Whig, đã học được từ sai lầm của những người theo chủ thuyết bãi nô. Trong chiến dịch tranh cử của riêng mình, ông đã tập hợp một liên minh đảng Cộng hòa chống nô lệ thành công bằng cách hứa hẹn với những công nhân da trắng miền bắc phân biệt chủng tộc rằng ông sẽ cấm lao động da đen nô lệ ra khỏi các vùng lãnh thổ thuộc phía tây, nơi mà người da trắng hy vọng sẽ định cư. Đó là một sự thỏa hiệp nhơ nhuốc, nhưng cần thiết để tạo thêm quyền lực cho các đối thủ của chế độ nô lệ. Lincoln đã giành chiến thắng, và đến năm 1865, chế độ nô lệ đã bị cấm ở khắp mọi nơi trên nước Mỹ.

Mặc dù các nhà hoạt động nhân quyền ngày nay đã học được một số kỹ thuật thực dụng từ nhiều thập niên theo cách làm việc trong các cơ sở quần chúng của họ, họ vẫn thích những lời tố cáo mang tính lý tưởng hơn là thỏa thuận mưu lược và né tránh việc xây dựng các phong trào quần chúng có thể gây rối loạn.

Trong một bài bình luận năm 2013, Neier lo rằng sức mạnh của “việc huy động quần chúng” có thể “bị lạm dụng”, đó là điểm sẽ không xảy ra trong một tổ chức trong giới ưu tú được chuyên nghiệp hóa.

Nhưng như Kenneth Roth, Giám đốc điều hành mãn nhiệm của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã thừa nhận trong một bài tiểu luận năm 2004, tổ chức của ông và các đồng minh phải chịu một “tình trạng yếu kém tương đối trong việc huy động một số lượng lớn người trong giai đoạn tiến hóa này của chúng ta.”

Công lý và Hoà bình

Cho đến nay, quy luật tự trị dân chủ đề ra các dân quyền tự do là hình thức phổ biến, thành công và thực dụng nhất của tổ chức xã hội hiện đại. Gạt sang một bên các quốc gia nhỏ có dầu mỏ và Singapore, không có quốc gia nào tiến qua khỏi bẫy thu nhập trung bình, hoặc 25% GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ, mà không trưng bày áp dụng toàn bộ các dân quyền và nhân quyền dân chủ tự do.

Dựa trên dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2020 (sử dụng số liệu cho các nước phát triển), Trung Quốc vẫn bị mắc kẹt ở mức 16% nếu so với mức của Mỹ. Và sự trỗi dậy của Trung Quốc chỉ có thể xảy ra vì các cường quốc tự do cho phép nước này tham gia vào một nền kinh tế thị trường toàn cầu mở rộng mà họ đã tổ chức.

Các nền dân chủ tự do cũng đã đứng về phía chiến thắng trong mọi cuộc cạnh tranh giành quyền bá chủ toàn cầu trong hai thế kỷ qua bởi vì họ là những người theo chủ nghĩa hiện thực giỏi nhất, giỏi hơn trong việc thành lập và duy trì các liên minh, ít đe dọa hơn đối với việc hạn chế các mẩu mực và thận trọng hơn trong việc tránh kiểu xâm lược tự hủy mà nó tiếp tục gây tai hoạ cho các cường quốc độc tài.

Các công trình nghiên cứu về các điều kiện làm nền tảng cho các hệ thống nhân quyền thành công cho thấy là những quyền này có tương quan chặt chẽ nhất với hòa bình, vì chiến tranh chắc chắn mang đến một làn sóng vi phạm nhân quyền.

Dân chủ và một loạt các yếu tố giúp thúc đẩy nền dân chủ ổn định đứng vào hàng thứ yếu. Những yếu tố này bao gồm GDP bình quân tính theo đầu người khá cao; các thể chế hành chính và pháp lý dựa trên các quy tắc, không tham nhũng; một nền kinh tế đa dạng (đặc biệt là một nền kinh tế không chỉ dựa trên dầu khí); một sự đồng thuận về việc mọi người sẽ được hành sử quyền dân chủ của họ đối với quyền dân tộc tự quyết; và một tình lân quốc ủng hộ của các quốc gia dân chủ tự do.

Do đó, về phương diện lịch sử, không có gì là đáng ngạc nhiên khi nền dân chủ tự do và các phong trào hoạt động vì quyền tự do là không thể tách rời, bên này tùy thuộc vào sự thành công của bên khia. Nhưng ngày nay, tác động phản tác dụng của việc vận động nhân quyền gay gắt làm trầm trọng thêm vấn đề thoái trào dân chủ và làm phức tạp cuộc cạnh tranh địa chính trị của nền dân chủ chống lại các chế độ độc tài quyết đoán ngày càng tăng.

Trong phần giới thiệu về Báo cáo Thế giới năm 2022 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Roth hợp lý khi nhấn mạnh rằng, giải quyết cuộc khủng hoảng đương đại của nền dân chủ là chìa khóa để cải thiện nhân quyền toàn cầu.

Nhưng phương sách của Roth phụ thuộc quá nhiều vào cái mà Roth gọi là “việc tố cáo” chế độ chuyên chế. Sự xấu hổ về đạo đức không làm thu ngắn hơn cho nền dân chủ dựa trên các quyền khi các quốc gia thiếu điều kiện để tạo ra nó. Phong trào Mùa xuân Ả Rập đã thất bại trong việc mang lại nền dân chủ hoặc nhân quyền, không phải vì các nhà hoạt động thiếu những lời hùng biện cao siêu mà vì điều kiện xã hội cho cả hai đều yếu hoặc không có ở mỗi nước. Ít nhất, cho đến khi một số điều kiện thuận lợi đến, nhiệm vụ chính của những người thúc đẩy các quyền là tìm ra một con đường thực dụng để thực hiện chúng.

Sức mạnh đầy thuyết phục

Trong bối cảnh chính trị đầy khó khăn ngày nay, sẽ rất khó để kết hợp hiệu quả nguyên tắc và tinh thần thực dụng. Nhưng các chính trị gia và nhà hoạt động, những người ủng hộ cho nền dân chủ và nhân quyền có thể bắt đầu bằng cách đảm bảo rằng các hệ thống điều hành chính yếu của trật tự dân chủ tự do đang hoạt động như để cung cấp lợi ích tập thể thông qua nền kinh tế toàn cầu mở rộng, thông qua các hệ thống liên minh quân sự mà nó bảo vệ các đối tác đang tự do hóa thoát khỏi từ sự xâm lược độc đoán, và thông qua tự do ngôn luận và thông tin.

Công việc này sẽ không dễ dàng. Tình trạng bất bình đẳng kinh tế ngày càng gia tăng và các luồng thông tin sai lệch tràn ngập đã làm hoen ố sức thu hút của hệ thống dựa trên các quyền. Một lý do chính cho điều này – và là nguồn gốc của phản ứng dữ dội của trào lưu dân túy nhằm chống lại trật tự tự do – là sự vươn lên của chủ nghĩa tự do tuyệt đối, nó đã làm lu mờ ý tưởng cho rằng nhà nước tự do nên điều tiết các thị trường kinh tế và các nhà báo có trách nhiệm nên quan tâm theo dõi về lĩnh vực tưtưởng.

Để bắt đầu hồi sinh hệ thống dựa trên các quyền, các quốc gia dân chủ và các nhóm vận động cho nhân quyền có thể hoạt động để áp đặt các quy tắc nghiêm ngặt hơn nhiều đối với việc rửa tiền quốc tế, trốn thuế, che giấu các tài sản đánh cắp và phổ biến trong toàn cầu về các phát biểu đầy căm thù, phỉ báng và thông tin sai lệch.

Các quốc gia tự do cũng phải tiết chế phương cách mà họ mở rộng phạm vi tiếp cận bằng cách mở rộng cánh cửa có điều kiện cho các quốc gia mới tự nguyện gia nhập vào trong hàng ngũ của họ, thay vì đề ra những cải cách về tự do khó thu hút. Ví dụ như Liên minh châu Âu đã thành công trong việc mang lại sự quản lý ổn định, dân chủ cho phần lớn châu Âu sau thời Chiến tranh Lạnh bằng cách chờ đợi một cách đúng đắn cho các quốc gia thỉnh nguyện thành thành viên và sau đó yêu cầu họ thực tập một cách nghiêm minh để đạt được các tiêu chuẩn thuộc về quản trị, luật pháp và quyền trong câu lạc bộ. (Ngay cả khi các điều kiện của Liên minh châu Âu đôi khi hơi lỏng lẻo, như sự thụt lùi dân chủ ở Hungary và Ba Lan đã chứng minh.)

Nhưng ở những nơi khác, sự chuyển đổi đột ngột sang các hệ thống theo kiểu phương Tây một cách hời hợt, đôi khi được yêu cầu bởi các nhà tài trợ dân chủ bồn chồn, đã ép buộc đối với các quốc gia châu Phi và Trung Đông mà họ thiếu các điều kiện về thể chế, dân số và kinh tế để thành công. Ở những nơi như Burundi, Iraq và Rwanda, kết quả thường sống sót trong thời gian ngắn và cuối cùng là dẫn đến đổ máu.

Để tránh các khó khăn khi đòi hỏi rằng các quốc gia và nhà hoạt động tự do phải dịu giọng về các chủ thuyết hợp pháp, tinh thần đạo đức và nguyên tắc phổ quát của họ. Thay vào đó, họ nên kêu gọi về lợi ích cá nhân của đa số quốc gia hùng mạnh bằng cách nhấn mạnh các vấn đề phổ biến như chống tham nhũng và thịnh vượng kinh tế rộng lớn.

Vấn đề lợi ích của đa số là đặc biệt quan trọng. Một phần ba các cuộc biểu tình rầm rộ gần đây trên toàn thế giới đã được tổ chức bởi các nhóm địa phương nhằm để tố cáo tham nhũng. Nhưng các tổ chức nhân quyền xuyên quốc gia quan trọng đã tham gia những nỗ lực này chỉ sau khi nhà nước đàn áp các cuộc biểu tình, và sau đó chỉ để phản đối việc đàn áp, chứ không phải là tham nhũng.

Việc huy động trực tiếp hơn để chống tham nhũng sẽ mang lại cho phong trào nhân quyền một chuyển biến quan trọng, một vấn đề chính để củng cố tinh thần thương tôn pháp luật. Các nhóm nhân quyền cũng quan tâm đến việc khiến các quốc gia kêu gọi cách hành sử của Trung Quốc là đưa người thiểu số Duy Ngô Nhĩ của mình vào các hệ thống trại tập trung là một “cuộc diệt chủng”. Nhưng những lời buộc tội như vậy dẫn đến một việc gây rối trong việc phân tích ngữ nghĩa chi ly.

Ngược lại, việc áp đặt các giới hạn nghiêm ngặt đối với hàng xuất khẩu dựa vào lao động cưỡng bức, chẳng hạn như do người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm làm ra, cho thấy một vấn đề mà các đối tác thương mại nước ngoài cần có quan điểm rõ ràng về luật pháp và lợi ích cá nhân.

Các nhóm xã hội dân sự có thể tổ chức các cuộc tẩy chay liên tục để cho thấy rằng những người ủng hộ nhân quyền có nghĩa là kinh doanh. Điều này đặt ra một thái độ hỗ trợ trong việc đối xử công bằng với tất cả công nhânTrung Quốc và tạo động lực khích lệ cho Trung Quốc cải thiện hệ thống kế toán và tiêu chuẩn lao động của mình.

Thật vậy, đôi khi, những người thúc đẩy cho nhân quyền sẽ muốn tránh hoàn toàn xấu hổ và thay vào đó một cách làm việc của họ giống như tư vấn quản lý, nhấn mạnh lời khuyên tinh tế, tư duy đầu tư và khuyến khích tích cực, thay vì công kích những thiếu sót về văn hóa của xã hội.

Ví dụ như nghiên cứu cho thấy rằng các hành vi lạm dụng sâu rộng về các nữ quyền như tảo hôn và cắt bộ phận sinh dục đang giảm đi khi cư dân gia tăng việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông quốc tế, khi phụ nữ có cơ hội làm việc tốt hơn bên ngoài gia đình và khi cộng đồng ít nhất được hiện đại hóa một phần, tất cả các cải cách tích cực nhằm đẩy mạnh một cách rộng rãi cho nền kinh tế.

Ngược lại, các quốc gia xấu hổ vì “tình trạng lạc hậu” có thể có các đối nghịch với hiệu ứng dự định của mình bằng các hoạt động bị chính trị hoá mang tính biểu tượng cho bản sắc văn hóa quốc gia, từ đó tạo thêm  các phản ứng dữ dội chống lại nữ quyền.

Điều này không có nghĩa là các quốc gia tự do và các nhà hoạt động cho nhân quyền không nên xác minh về các nguyên tắc. Điều đó có nghĩa là họ phải cẩn thận và có chiến lược về cách mà họ cổ vũ cho những giá trị này. Điều đó cũng bao gồm việc tránh những yêu cầu không thiết thực. Biden gọi Putin là “một tội phạm chiến tranh”, người “không thể tiếp tục nắm quyền”, nhưng ông không có cách nào hợp lý để thực hiện lời tuyên bố khiêu khích này.

Mặc dù những kiểu lên án rỗng tuếch này có thể mang lại hiệu quả cảm thấy tốt trong nhất thời, nhưng cuối cùng, trông giống như đạo đức giả, ngay cả khi là thực tâm. Và trong một cuốn sách gần đây, nhà hoạt động nhân quyền kỳ cựu Priscilla Hayner ghi hận rằng thực sự có sự đánh đổi giữa hòa bình và công lý.

Ví dụ như đe dọa giới lãnh đạo quân sự và các nhà hoạch định chính sách khác bằng thời gian ngồi tù có thể loại bỏ việc cho họ xin tị nạn hoặc ân xá, nếu họ giúp trong việc chấm dứt chiến tranh, và chiến tranh, xét cho cùng là nguyên nhân nghiêm trọng nhất của việc vi phạm pháp luật. Thực hiện quyền công tố “vì lợi ích của công lý”, như quy chế của Tòa án Hình sự Quốc tế đặt ra, đòi hỏi phải quản lý sự đánh đổi này bằng cách thực hiện các cuộc điều tra thông minh về mặt chiến thuật trong khi trì hoãn các bản cáo trạng không kịp thời.

Nhân quyền, bất chấp những việc thoái trào gần đây, vẫn là các vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của nền dân chủ. Việc sử dụng những vũ khí này một cách hiệu quả đòi hỏi sư6 am tường về sức mạnh của các quyền này nằm ở sự hấp dẫn của chúng đối với lợi ích cá nhân và chúng phải được hỗ trợ bởi một liên minh chính trị được xây dựng vững chắc mà nó mang lại kết quả đáng tin cậy. Quyền lực dẫn đầu; theo sau là các quyền đòi hỏi.

______

Tác giả: JACK SNYDER là Giáo sư Robert và Renée Belfer về Quan hệ Quốc tế tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh và Hòa bình Saltzman của Đại học Columbia và Khoa Khoa học Chính trị.  Ông là tác giả của Human Rights for Pragmatists: Social Power in Modern Times (Princeton University Press, July 2022).

Văn hóa xin lỗi thời cộng sản

Thạch Đạt Lang

10-4-2019

Trong đời sống hàng ngày, có những việc rất nhỏ nhặt, dễ dàng làm được với một số người này nhưng lại vô cùng khó khăn với một số người khác, những việc nhỏ nhặt đó biểu lộ cách hành xử của một con người có được giáo dục về văn hóa hay không? Một trong những cách hành xử tiêu biểu nói lên trình độ văn hóa của người được hấp thụ một nền giáo dục nhân bản, văn minh, lịch sự là Văn Hóa Xin Lỗi.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: Gian dối, lật lọng và thiểu năng…

Trần Mạnh Quân

13-9-2019

Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội tại một buổi họp báo. Photo Courtesy

Vụ cháy nhà máy bóng đèn, phích nước Rạng đông xảy ra chiều 28/8/2019, tính đến nay đã là nửa tháng. Suốt thời gian đó, Chính quyền Hà Nội, đứng đầu là Nguyễn Đức Chung đã vô cùng lúng túng, bị động. Các cơ quan ban ngành trung ương và địa phương mạnh ai nấy làm, mỗi bên một mảng thiếu sự phối hợp đồng bộ. Đã có mâu thuẫn trong phát ngôn và hành động giữa các đơn vị liên quan.

Tâm tư gửi đến Bộ trưởng Quốc phòng

Mạc Văn Trang

1-12-2021

Kính thưa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang,

Bộ trưởng là người được nhiều người dân kỳ vọng, nên tôi, một công dân 84 tuổi, tha thiết gửi đến Bộ trưởng mấy điều tâm tư sau đây.

Các Tiền Đề Của Cách Mạng Dân Chủ

Lê Minh Nguyên

1-6-2018

Cách mạng không phải tự nhiên mà đến, nó là một tiến trình tích luỹ lâu dài những phẩn nộ của nhân dân. Khi những phẩn nộ bị dồn nén đến mức tức nước vỡ bờ thì một sự kiện nhỏ nào đó cũng có thể châm ngòi, mà ít ai ngờ nó có tác động to lớn đến mức thay đổi một thể chế chính trị của quốc gia.

Tuyên bố phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông

2-5-2023

Dân tộc Việt Nam sống trên một bờ biển dài 3260 km, với truyền thống đánh bắt hải sản ngoài biển khơi có từ lâu đời; quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã từ lâu là môi trường đánh bắt thủy hải sản của Việt Nam. Những tài liệu lịch sử của Việt Nam cũng như thế giới đã xác minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đã có từ lâu đời, ít ra từ thời các Chúa Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, và không hề bị tranh chấp. Cho đến khi Pháp chiếm Việt Nam, việc quản lý hai quần đảo này do Pháp thực hiện diễn ra trong hòa bình không bị tranh chấp, sau đó Pháp bàn giao lại cho Chính phủ Quốc gia Việt Nam, Chính phủ Quốc gia Việt Nam chuyển giao cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Thời trang chính trường: Biểu tượng và trí tuệ

Bức tranh màu sắc, trang phục tại lễ nhậm chức đôi khi bị bỏ qua trước quá nhiều sự kiện, nhưng đã mang đậm chất nhân văn và chứa đựng khá nhiều thông điệp sâu sắc đã có thể kể nhiều thêm. Nó cho thế giới cơ hội nhìn nhận lại chân dung một giới lãnh đạo tinh hoa và truyền thống đúng nghĩa của nước Mỹ là như thế nào: Chân thành và bình dị nhưng tinh tế và thông tuệ. Và đó là những gì đã được tân nội các của tổng thống Joe Biden thể hiện trong lễ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vừa qua“.

Chống dịch kiểu này, cả nước sẽ ăn mày

Trương Nhân Tuấn

31-7-2021

Hôm 24 tháng 7, tôi có viết rằng: Tình hình “chống dịch như chống giặc” kiểu đỉnh cao là “cả nước sẽ ăn mày”. Trong đảng không một ai có được một tầm nhìn, một sự hiểu biết sơ đẳng về “địa lý kinh tế nhân văn” của nơi địa phương mà mình đang lãnh đạo”.

Bầu cử Mỹ: Vụ bang Texas kiện bốn tiểu bang chiến trường lên Tối cao Pháp viện (Phần 2)

Minh Phạm

11-12-2020

Tiếp theo phần 1

Cùng với phản đối từ Wisconsin, Georgia, Michigan; trong Biện-minh-trạng gởi đi sớm nhất của mình theo yêu cầu của Tối cao pháp viện, chính quyền tiểu bang Pennsylvania chỉ trích đích danh Ken Paxton, Tổng chưởng lý Texas – người đang bị FBI điều tra hình sự – cùng 17 Tổng chưởng lý các tiểu bang có tên trong bản Lý-nghị ủng hộ Nguyên đơn Texas hôm 9/12, là người “xúi giục gây bạo loạn”.

Tôi nghi ngờ

Nguyễn Đình Cống

28-9-2020

Đại hội thành lập Hội Triết học Việt Nam vào ngày 20/9/2020. Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo ĐCSVN đã có bài phát biểu chỉ đạo, trong đó có đoạn như sau: “Hội Triết học có nhiệm vụ góp phần làm sáng tỏ vai trò của triết học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là bộ phận cấu thành quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng ta, là ngọn cờ tư tưởng và là hạt nhân lý luận của thế giới quan và phương pháp luận cho mọi hoạt động lý luận và thực tiễn. Từ góc độ lý luận triết học, Hội Triết học cần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phê phán, bác bỏ các quan điểm triết học sai trái, thù địch, đi ngược lại với lợi ích của dân tộc, đất nước”.

Người thắng, kẻ thua trong thông báo lớn của Trump về thương chiến với Trung Quốc

Washington Post

Tác giả: Heather Long

Dịch giả: Hoàng Thủy Ngữ

29-6-2019

Ngày 29/6, trong cuộc họp tại hội nghị G20, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đồng ý bắt đầu lại các cuộc đàm phán thương mại và đình chỉ việc áp đặt thuế quan mới lên hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc. Clip: Guardian News.

Tổng thống Trump đã hạ nhiệt cuộc chiến mậu dịch với Trung Quốc vào cuối tuần này, tuyên bố sẽ đình việc tăng thêm thuế quan. Nhiều doanh nghiệp cổ võ chuyển biến này, diễn ra vào sáng thứ Bảy ở Nhật Bản (tối thứ Sáu ở Hoa Kỳ) bên lề cuộc họp G20 của các nhà lãnh đạo trên thế giới.

Dân biểu đảng Cộng hòa ở quận Cam lên tiếng phản đối chính sách nhập cư của chính quyền Trump

Cal Matters

Tác giả: Dan Morain

Dịch giả: Mai V. Phạm

19-8-2019

Ông Tyler Diep, dân biểu hạ viện bang California, bên ngoài tòa nhà California Capitol. Photo Courtesy

Năm 1991, gia đình dân biểu tiểu bang Tyler Diệp (Địa hạt 72, quận Cam, California) cần đến phúc lợi xã hội khi vừa bước chân đến Mỹ từ Việt Nam. Bởi thế, ông Diệp tức giận khi Tổng thống Trump tuyên bố kế hoạch sẽ giới hạn người nhập cư nhận trợ cấp xã hội.

Tự do ngôn luận theo cách hiểu của TT Donald Trump

Nhã Duy

28-5-2020

Được thành lập ngay đầu thế kỷ 19, Học viện Quân sự West Point tại New York là một trong những học viện quân sự danh tiếng và lâu đời nhất thế giới. Hơn 200 năm qua, West Point đã từng đào tạo nhiều nhân vật nổi tiếng của nước Mỹ và thế giới, từ tổng thống, các tướng lãnh quân đội, viên chức chính phủ cao cấp cho đến phi hành gia, chủ tịch tập đoàn thương mại…

Loại trừ tin nhiễu liên quan tới EVFTA

Thục Quyên

24- 5- 2019

EVFTA là chữ tắt của European Union- Vietnam Free Trade Agreement, tức Hiệp định Thương mại Tự do giữa Liên minh Âu Châu và Việt Nam.

Đồng Tâm, một tháng sau thảm sát

Lê Thiên

9-2-2020

Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, bị thảm sát sáng 9/1/2020

Nhớ thời “bao cấp”, Phùng Gia Lộc nổi danh với bài “Cái đêm hôm ấy đêm gì” (Báo Văn Nghệ 23/1/1988) vì dám huỵch tẹt tố cáo trước công luận sự tàn nhẫn, gian ác của “đảng” trong chính sách bao vây kinh tế, bần cùng hóa và gây đói cả nước. Họ Phùng đã phải lẫn trốn khỏi quê nhà Thanh Hóa của mình để được toàn mạng!

Tuy nhiên, những hình tượng trong “cái đêm hôm ấy đêm gì” của Phùng Gia Lộc chẳng thấm vào đâu so với cảnh tượng đổ máu đêm 09/01/2020, “cái đêm hôm ấy đêm gì” nơi thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà nội mà hôm nay 09/02/2020 là ngày giỗ giáp tháng.

Biến cố Đồng Tâm đêm 09/01/2020 được truyền thông lề dân như Dân Làm Báo, Dân Luận, Bauxite VN đề cập đến có lẽ nhiều hơn bất cứ biến cố nào khác đã xảy ra chỉ trong một đêm tại Việt Nam. Riêng báo TIẾNG DÂN chúng tôi thử đếm, có gần 200 bài!

Hôm nay, ngày 09/02/2020, tròn một tháng biến cố Đồng Tâm đau thương, xin thắp một nén hương dâng lên vong linh cụ Lê Đình Kình, người bị thảm sát tàn nhẫn đêm 09/01 ấy.

Gợi nhắc biến cố Đồng Tâm

Hồi tháng 4/2017, ông già Lê Đình Kình bị phía nhà cầm quyền đánh gãy chân chỉ vì dám thay dân Đồng Tâm đấu tranh trong vụ tranh chấp đất đai. Dân Đồng Tâm buộc phải ra tay tạm giữ 38 Công an cùng cả ủy viên tuyên giáo huyện làm con tin.

Tướng CA Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã phải lê thân xuống tận Đồng Tâm, thương lượng (năn nỉ) với dân. Ông Chung ngoan ngoãn tự tay viết tờ cam kết, rồi ký tên mình lên bản cam kết ấy… dưới sự chứng giám 2 đại biểu Quốc Hội: Dương Trung Quốc và Lưu Bình Nhưỡng cùng ký tên. Tờ cam kết như vậy là  loại văn bản có bảo chứng, chứ không là thứ tờ rơi có cánh, khiến Nguyễn Đức Chung không dễ lật lọng. Mọi người tin là cuộc tranh chấp đất đai sẽ sớm được giải quyết!

Nhưng sự vụ vẫn còn nhập nhằng. Phía đảng và nhà nước lật lọng. Rồi đột nhiên, giữa đêm 09/01/2020, khi người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm đang yên ổn trong giấc ngủ, cuồng phong bỗng nổi lên. Không phải là thiên tai, mà là nhân họa: Trận bão “biển người” vũ trang cấp Trung đoàn với hơn 3000 quân Cảnh sát cơ động, trang bị tận răng ập vào thôn Hoành sau khi cắt hết mọi hệ thống liên lạc kể cả điện thoại lẫn internet, kèm theo là nghiêm lệnh, nội bất xuất, ngoại bất nhập! Hoàn toàn bất ngờ đối với dân làng.

Trận tập kích vô tiền khoáng hậu

Người ta áp dụng chiến thuật “đánh úp” bằng vũ lực quân sự thần tốc thời chiến, có xe bọc thép yểm trợ! Y hệt trận Tổng công kích Huế hồi Tết Mậu Thân 1968! Nhưng dân quân Huế thời ấy đã đánh đuổi được quân cướp, khác với Đồng Tâm ngày nay chẳng phải là phe đối địch mà cũng chẳng được trang bị bất cứ vũ khí gì để đối phó! Họ không là phe địch phe ta gì cả.

Thật vậy. Thôn Hoành, xã Đồng Tâm có bao giờ là sào huyệt địch cấp trung đoàn hay lữ đoàn thời chiến chống đảng đâu, để khiến Đảng ta tung lực lượng cực lớn tấn công thô bạo giữa đêm hôm? Để rồi cuối cùng đảng ta chỉ hạ sát được có mỗi một ông già Lê Đình Kình, 84 tuổi đời và 58 tuổi đảng, phụng sự đảng tận tình. Trong khi đó, “phe ta” đã phải “hy sinh” oan uổng đến 3 mạng Công an cấp hàm kẻ Thượng tá, người Thượng Úy và thấp nhất là Thiếu úy. Không do hỏa lực chống trả của phía bị tấn công, mà là do “từ sân thượng rơi xuống giếng trời”!

Đánh trộm, giết lén tàn nhẫn một ông già đã tàn hơi, rồi lại bày trò “bàn giao” cái xác chết máu me đầy thương tích của ông… cho bà vợ đang đau khổ tột cùng! Bàn giao phi thủ tục, không biên bản, không chứng cứ pháp y! Luật rừng, rừng rú man rợ!

Rồi thì coi như hoàn thành sứ mạng, cuộc hành quân kết thúc đột ngột, rút quân âm thầm. Vài chục người dân bị bắt cóc mang đi, không biết đi đâu, số phận ra sao!

Tận trung với đảng, đảng giết tất tưởi

Tội nghiệp ông lão Lê Văn Kình! Ông chất phác “tận trung với đảng” mà không hề nuôi tham vọng “trèo cao luồn sâu” trong đảng của ông, suốt đời chỉ biết an phận ẩn mình nơi thôn dã, phục vụ bà con dân làng và phụng sự đảng, từ vai ông Chủ nhiệm HTX Nông Nghiệp xã tới chàng Công an xã, rồi Chủ tịch xã, cuối cùng là Bí thư Xã ủy! Đều loay hoay bên trong vòng rào xã nhà,  ăn ngay, nói thật và tận tình giúp dân, nên ông được dân tín nhiệm trao cho cái trọng trách “nói lên tiếng nói thay họ”. Để rồi… vì đó mà vào cái đêm định mệnh 09/01/2020, ông bị sát hại tàn nhẫn ngay tại nhà ông ở thôn Hoành, trong khi bản thân ông vẫn một lòng trung với đảng. Và thực sự ông chưa hề bị tuyên bố khai trừ khỏi cái đảng của ông!

Quả như lời chứng của vợ ông, ông già 84 tuổi Lê Đình Kình đến cuối đời vẫn một lòng tin vào ông Trọng, ủng hộ ông Trọng, ủng hộ Đảng tuyệt đối. Ai ngờ đâu!”. Bà vợ góa tội nghiệp của ông, bà Dư Thị Thành đã vật vã thổn thức thốt lên như vậy khi được hãng truyền thông BBC hỏi (BBC 30/01/2020, vụ Lê Đình Kình: Lời kể của bà Dư Thị Thành từ thôn Hoành).

Phi thân xuống giếng trời… bảo vệ TQ

Trở lại chuyện ba ngàn quân công an tràn vào Đồng Tâm giữa đêm 09/01/2020, trang bị đủ loại vũ khí nặng nhẹ với xe bọc thép yểm trợ mà không hề bị cản trở bởi sức chống trả nào. Điều không ai ngờ là chẳng biết do “ngoại lực” nào đã xui khiến 3 CA trong lực lượng kéo nhau rơi tỏm xuống cái giếng trời nhà dân, chết oan mạng như đã nêu trên!

Nghe đâu, sau khi vào làng, các chiến sĩ anh hùng cách mạng đã tranh thủ “yếu tố bất ngờ” bằng hành quân trên sân thượng nhà dân thay vì dàn quân lùng sục dưới đất. Đêm hôm tối trời, hồn ma nào đó đã xô 3 chiến sĩ cùng lọt giếng… giếng trời! (Sự thật, đến bây giờ, cái chết của 3 CA vẫn còn là một ẩn số vì phía cơ quan công quyền, ông nói gà, bà nói vịt… ù ù cạc cạc).

Nhưng rồi cả ba đều được nhanh chóng truy tặng huân chương, truy cấp quân hàm và truy phong anh hùng liệt sĩ! Lễ tang, truy điệu tưng bừng! Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến “viếng xác”… những xác 3 liệt sĩ đã thành tro từ lúc nào rồi, bởi lẽ đó là những xác không “bàn giao”.

Tượng đài Lê Lai liều mình cứu “chúa”

Người ta nói ba chiến sĩ anh hùng đạt kỳ tích “cứu nước” kỷ lục, “liều thân phóng người xuống giếng trời cứu Đảng” không thua những anh hùng cách mạng thuở nào, từng “lấy thân mình lấp lỗ châu mai!”, “lấy thân chèn pháo!”, “tẩm xăng tự làm đuốc sống chạy vào diệt trọn đồn giặc…”

Với công lao anh hùng vượt bậc ấy, lẽ ra 3 liệt sĩ anh hùng phải được đúc tượng dựng đài, lập đền tôn thờ mới tương xứng! Chỗ đặt tượng phù hợp và ý nghĩa nhất không nơi nào xứng đáng hơn là chỗ sân thượng có giếng trời mà 3 đồng chí đảng ta đã  phi thân, hy sinh tất tưởi, không do bị đe dọa hay uy hiếp, không do bị sát hại bởi một cuộc tấn công nào từ phía “địch”!

Nhưng rõ ràng ba cái chết trên đây đã làm nên công trạng là đưa đảng ta đạt tới mục tiêu giải cứu thanh danh của đảng bị dân Đồng Tâm hạ nhục hồi tháng 4/2017! Còn thể thống gì nữa cho cái đảng lừng danh kẻ thù nào cũng đánh thắng”, mà lại đi thua lão già làng Lê Đình Kình và cái thôn Hoành của ông, đến nỗi lãnh đạo đảng phải cúi đầu viết và ký cam kết!

Như vậy, ba đồng chí liệt sĩ kia đích thị là những Lê Lai thời hiện đại liều mình cứu đảng, cứu các đồng chí lãnh đạo đảng từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc xuống Tô Lâm, Nguyễn Đức Chung, … thoát khỏi cái nhục qui hàng trước cái nhúm dân Đồng Tâm quê mùa cùng lão già làng đã một lần bị đánh què chân kia!

Cái chết của 3 đồng chí liệt sĩ anh hùng cũng đã oanh liệt xé toang tờ cam kết oan khiên kia cùng với hồ sơ đất đai tranh chấp liên hệ hầu bảo đảm tính chính danh chủ quyền đất đai đích thực thuôc về đảng ta vậy.

Kết

Ngày 09/01/2020 đối với bè lũ Cộng sản lưu manh và gian ác, đó là ngày vẻ vang giết chết lão già làng ương ngạnh! Nhưng với những người Việt Nam sống có lương tri, đứng về phía lẽ phải thì hôm nay đích thị là ngày sôi sục tinh thần quật khởi Lê Đình Kình, vì nước, vì dân, chống lại độc đảng, độc tài, gian ác, ức hiếp dân lành.

Càng gợi nhắc đêm thảm sát Đồng Tâm 09/01/2020, càng xót thương Đồng Tâm, xót thương cụ Kình, xót thương người dân cả nước sống dưới gông cùm Cộng đảng, chờ ngày chết thảm dưới búa liềm CS hiểm độc!

Đã một tháng sau biến cố đẫm máu ở Đồng Tâm, phía nhà cầm quyền CSVN vẫn im hơi lặng tiếng về những gì đã xảy ra! Tại sao nhân dân trong nước không mạnh mẽ vùng lên đòi tội ác phải được xét xử? Tại sao không ai lôi đầu tập đoàn gây ác ra trước Tòa Công lý, để được xét xử nghiêm minh và chịu trừng trị đích đáng?

Lê Thiên (09/02/2020)

Mừng Đảng trước mừng Xuân là cưỡng ép, phản tác dụng

Bá Tân

29-1-2019

Tết Nguyên Đán đã cận kề, nếu đếm ngược chỉ còn gần một tuần là khép lại mùa đông 2018 và mở cữa đón chào Xuân 2019. Dịp này, khắp mọi miền đất nước, nhất là khu vực đô thị, đỏ rực băng rôn khẩu hiệu.

Vụ ném đá “Sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” (Kỳ 2)

Hoàng Hưng

32-8-2018

Tiếp theo Kỳ 1

Hãy nghe ý kiến của những cựu học sinh và phụ huynh học sinh có con em đã học chương trình tiếng Việt của “Trường Thực nghiệm”, “Công nghệ Giáo dục” và “Cánh Buồm”:

Vài thông tin cần biết về cuốn sách tiếng Việt lới 1 Công nghệ Giáo dục.

Nhiều bạn khi phê phán sách, đã lo rằng sách SẼ nguy hại cho học sinh và TIẾNG VIỆT, và phản đối việc “cải tiến” suốt ngày, biến HS thành “chuột bạch”. Mối lo rất có lý, nhưng chắc các bạn ấy không biểt những thông tin sau:

Phù Nam Techo, con kênh lịch sử và những bước tiến hành dự án giữa triều đại cha và con

Ngô Thế Vinh

1-11-2023

Biết mình biết người, trăm trận không nguy

Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi – Tôn Tử

知己知彼, 百戰不殆_孫子