Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tớ nguyện làm luật sư biện hộ cho … ông Trời!

Tô Hải

15-10-2017

Kính thưa mấy vị này, vị khác, vị nọ, vị kia…

Kể từ mấy triệu năm nay, tính từ lúc “Tạo-Hóa” quyết định phân công Trời làm trời và Đất làm đất, thì đúng như những gì loài người, cư dân ngày càng sinh sôi lúc nhúc trên mặt đất đã ghi chép lại:

1- Trời của chúng ta luôn hoạt động đúng quy luật, đêm ra đêm, ngày ra ngày, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông rõ ràng đâu ra đó, nắng mưa điều hòa, giúp cho con người có điều kiện ăn, ở, có điều kiện nuôi nhau, hôn phối, sinh con đẻ cái nhiều đến mức phát sinh ra các thứ tranh chấp đất đai, giết nhau loạn xạ, kẻ ăn không hết, người lần không ra… Và cái bản chất của con người cứ thế mà đổi thay: Từ “tính bản thiện” chuyển sang “ác vi tiên”! Những hiện tượng đáng buồn này đâu có phải tại Trời mà chính tại Con-Người đã ngày càng phát triển chất “con”, xấu xa, bẩn thỉu, tàn ác hơn.

Sự khốn nạn trong ngôn từ của các quan chức CSVN

Thạch Đạt Lang

14-10-2017

Đám tang tập thể các nạn nhân trong vụ sạt lở núi tại Hòa Bình. Ảnh: Hậu Quân/ báo TN

Có thể nói người CSVN là bậc thầy trong việc sáng tạo ngôn từ. Không ai có thể tài giỏi, khéo léo nhưng đồng thời cũng ma mãnh, lưu manh, gian xảo, đểu cáng, ngụy biện… hơn họ trong việc dùng chữ nghĩa để trốn tránh trách nhiệm, chối bỏ hậu quả, phớt lờ thiệt hại đến tài sản, sinh mạng người dân, cũng như sự hủy hoại môi trường, tàn phá đất nước.

Hòa giải, hòa hợp

Đoàn Phú Hòa

14-10-2017

Thỉnh thoảng trên hệ thống truyền thông chính thống của chính quyền Hà Nội thì tôi vẫn nghe họ hô hào về hòa giải, hòa hợp và gần đây trên mạng xã hội cũng nhiều người đề cập đến vấn đề đó.

Mỗi lần nghe, đọc về vấn đề này thì tôi thường tự hỏi “tại sao cuộc chiến máu đỏ, da vàng đã kết thúc từ năm 1975, nghĩa là hơn 40 năm mà người ta, giới lãnh đạo của chính quyền Hà Nội vẫn phải ra sức hô hào về vấn đề này?”.

Tướng đi ỉa

Phạm Đình Trọng

14-10-2017

Tướng lĩnh Việt Nam thăm Trung Quốc. Nguồn: internet

Tướng là lá bài có vị trí lớn nhất trong cỗ tam cúc. Nhưng lá bài tướng chưa kịp vật ra để bắt sĩ, tượng, xe … của đối thủ thì ván bài đã tàn, tướng phải chui, úp bài, phí hoài một lá bài mạnh. Dân gian gọi lá bài tướng thối đó là tướng đi ỉa.

Chính trường nhà nước cộng sản Việt Nam vừa qua cũng có hai tướng đi ỉa như vậy.

TƯỚNG BỐN SAO QUÂN ĐỘI

Chuyện gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam, kể từ khi Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng?

LTS: Có vẻ như người Tàu đã thành công trong chiến dịch bành trướng mà họ đã và đang thực hiện ở Việt Nam hơn 15 năm qua.

Kể từ khi TBT Trung Quốc, ông Giang Trạch Dân tới Đà Nẵng, tắm biển Hội An hồi cuối tháng 2/2002, rồi hơn ba năm sau đó, ngày 15/11/2016, máy bay chở TBT Hồ Cẩm Đào từ TQ bay thẳng sang Hội An, Đà Nẵng, để ông ta tắm biển Hội An trước khi ra Hà Nội, mà nhiều người cho rằng, dưới con mắt của của TQ, Hoàng Sa là vùng đất của Tàu nên khu vực biển Ðà Nẵng cũng là biển của Tàu. Với người TQ, cả Giang Trạch Dân lẫn Hồ Cẩm Đào đến Đà Nẵng là đi thăm vùng đất của TQ!

“Chính Trị Bình Dân” đáng được dân bình

Vũ Thạch

13-10-2017

Bìa sách “Chính Trị Bình Dân”

Cầm cuốn “Chính trị bình dân” của tác giả Phạm Đoan Trang trên tay, ấn tượng đầu tiên của người cầm là: “bình dân” gì mà dày đến 500 trang thế này!? Với nỗi lòng hơi ngao ngán đó, “người cầm”, theo thói quen, phớt lờ những Lời nói đầu, Lời cảm tạ (đầy tính chào hỏi thông lệ) để làm “người đọc thử” chương số 1.

Và cái mỉm cười đầu tiên xuất hiện … Chỉ với vài dòng ngắn gọn điểm sơ qua các định nghĩa về “chính trị”, tác giả đã có thể giải thích ngay những tranh cãi bất tận về “phải tách bạch xã hội dân sự và chính trị” đến từ đâu. Và thế là cá cắn câu, “người đọc thử” đã trở thành “người đọc thật”, đọc một hơi hết cả cuốn sách. Để rồi sau cùng gật gù: quả đúng, cuốn sách “bình dân” thật!

Hội nghị chỉ tay năm ngón

Phạm Trần

12-10-2017

Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc, dân chủ và trách nhiệm”, Hội nghị Trung 6/ Khóa XII đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc ngày 11/10/2017 tại Hà Nội nhưng không đưa ra được quyết định nào để chận đứng tệ nạn lấy tiền dân tiêu hoang và cho về vườn hàng chục ngàn cán bộ, viên chức chỉ biết sớm vác ô đi, chiều vác về và đến trưa thì gọi nhau đi nhậu mút mùa.

Lý do vì những điều Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong diễn văn bế mạc, nghe qua thì đao to búa lớn, nhưng toàn chuyện chỉ tay 5 ngón ra lệnh của lãnh đạo dành cho cấp dưới.

Cải cách hay cách mạng?

Vũ Công Minh

 11-10-2017

Chúng tôi đọc rất thận trọng bài “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mớicủa ông Nguyễn Trung. Bài viết được nhiều người quan tâm, nhiều ý kiến đồng tình lẫn quan ngại, nghi ngờ về tính khả thi. Đây là kiến nghị tâm huyết có giá trị của một trí thức lớn cộng sản, nặng lòng yêu đảng và còn cả nặng lòng với dân với nước.

Có nhiều điều chúng tôi đồng ý, nhất là trong hai nội dung ông đưa ra:

Aung San Suu Kyi, từ biểu tượng dân chủ đến một chính khách thực dụng

LS Nguyễn Văn Thân

11-10-2017

Một bức ảnh của bà Aung San Suu Kyi bị người dân đốt. Nguồn: internet

Trong mấy ngày qua, thảm họa của người tỵ nạn Rohingya dấy lên một làm sóng phẫn nộ, thách thức lương tâm của cộng đồng quốc tế. Có hơn 1.000 thường dân Rohingya đã bị sát hại trong các cuộc càn quét và đụng độ giữa quân đội Miến Điện và Đội quân Cứu tế Arakan Rohingya Salvation Army (ARSA). Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya bị quân Miến đốt sạch và có hơn 500.000 người Rohingya đã vượt biên giới sang Bangladesh, một quốc gia nghèo nàn không đủ phương tiện giúp đỡ số đông người tỵ nạn như vậy.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 4: một câu chuyện buồn)

David Tran Hieu

11-10-2017

Lời mở đầu: Các bài đã đăng: Phần 1 “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, về Nguyễn Đình Việt thăng tiến Cục phó Cục Hàng hải khi không có bằng đại học; Phần 2: về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh; Phần 3 về Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiêp, bê bối cổ phần hóa… phần nào cho bạn đọc thấy được sự tùy tiện và hậu họa của công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng để lại.

Phần 4 của chuyên đề “Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng, công tác cán bộ”, sẽ đề cập đến một câu chuyện buồn ít năm trước. Con số 4, bản thân nó không có tội, nhưng tâm lý của người Á Đông muốn tránh nó vì gần với nghĩa của chữ “tử”trong âm Hán – Việt…

Những thất bại do duy ý chí trong phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long

TS Nguyễn Đức Thắng

11-10-2017

“Không tồn tại một xã hội thuần túy, chỉ tồn tại một xã hội sinh thái. Mọi quan điểm phát triển (kinh tế, chính trị, văn hóa) sẽ đổ vỡ nếu như chúng không xuất phát từ quan điểm xã hội sinh thái”, TS Nguyễn Đức Thắng, viết.

Thông tin trên TV cho thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đi máy bay trực thăng thăm quan, khảo sát Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), sau đó chủ trì 2 ngày làm việc tại Hội nghị Diên hồng về Phát triển bền vững vùng này trước những thách thức của biến đổi khí hậu. Thủ tướng cũng đã cho phép các nhà khoa học được phát biểu những ý kiến trái chiều, kể cả phê phán. Vì vậy tôi mạo muội trình bày một số suy nghĩ sau:

Chạm trán với Việt Nam

Tác giả: Odd Arne Westad

Dịch giả: Song Phan

10-10-2017

Bìa sách: “The Cold War: A World History” từ Amazon.

Đây là bản dịch của chương 12, trang 313-338, sách “Chiến tranh Lạnh: lịch sử thế giới, nhà xuất bản Basic Books, xuất bản ngày 5-9-2017.

Cuộc cách mạng Việt Nam (VN) bắt đầu là một cuộc nổi dậy chống lại sự áp bức của thực dân và kết thúc bằng một loạt các cuộc chiến tranh vướng víu sâu đậm với Chiến tranh Lạnh toàn cầu. Nó có nguồn gốc từ việc Pháp thuộc địa hoá Đông Dương vào thế kỷ XIX, hoặc thậm chí xa xưa hơn từ việc Trung Quốc thống trị VN cả ngàn năm. Nòng cốt của công cuộc này là một nhóm các nhà yêu nước cách mạng của VN ở tuổi thanh niên đã trở thành những người hết lòng theo chủ nghĩa Mác và ngưỡng mộ kinh nghiệm của Liên Xô. Đối với những thanh niên này, yêu nước và chủ nghĩa Mác là một. Họ tin rằng chỉ bằng cách phát triển phong trào, quốc gia và nhà nước của mình theo các quy luật phát triển của Marx thì VN mới có thể thực sự thành công trong thế giới hiện đại. Chương trình của họ là lâu dài, bao quát, và không tưởng, nhưng việc thực hiện chương trình đó phụ thuộc trước hết vào việc giành được độc lập và thống nhất đất nước. Và chính vì những mục tiêu này mà gần ba triệu người VN đã chiến đấu và bỏ mình trong thế kỷ hai mươi.

Đề cương luận án tiến sỹ – Đề tài: Thủ pháp từ ngữ trong các văn kiện TBT Nguyễn Phú Trọng

Tác giả: Nghiên cứu sinh Nguyễn CB

10-10-2017  

TBT Nguyễn Phú Trọng. Nguồn: Reuters

Tên đề tài: Thủ pháp từ ngữ trong các văn kiện TBT Nguyễn Phú Trọng

1. Lời nói đầu (Introduction)

1.1. Về tính cấp thiết của đề tài (Rationale): “Tổng bí thư là người có bản lĩnh chính trị, năng lực, nghiên cứu, phát hiện, đề xuất, phát triển tư tưởng mới và chiến lược lớn, lâu dài; quyết đoán, quyết liệt để quyết định những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến vận mệnh của Đảng, của quốc gia, của dân tộc” (Quy định 90-QĐ/TW về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư quản lý).

Tự hào gì ngày truyền thống luật sư?

LS Đặng Đình Mạnh

10-10-2017

Nói đến ngày 10 tháng 10, tôi vẫn nhớ ngày song thập dễ nhớ này là ngày quốc khánh của Đài Loan, quốc gia đã xâm chiếm đảo Ba Bình, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa của chúng ta mà đến nay vẫn chưa thu hồi được! Ngoài ra, thì tôi chẳng rõ nó là ngày gì cho đến khi một vài đồng nghiệp luật sư nhắc nhớ khi gởi lời chúc cho nhau! “Ngày truyền thống luật sư Việt Nam 10/10”.

Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Về khủng hoảng ngoại giao Việt – Đức do vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Lời tâm huyết của Phó Đại sứ Đức tại Hà Nội đã bị kiểm duyệt ở Việt Nam

Hiếu Bá Linh

10-10-2017

“Hiện nay, Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sâu sắc về lòng tin bắt nguồn từ sự vi phạm công pháp quốc tế và do đó vi phạm các giá trị căn bản của châu Âu. Chúng tôi chờ đợi, chính phủ Việt Nam – cùng với đảng CSVN- thực hiện những biện pháp cụ thể để thuyết phục chính phủ Đức rằng Việt Nam vẫn là một đối tác đáng tin cậy”.

Ông Wolfgang Manig (giữa), Phó đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, trả lời câu hỏi của báo chí ngày 28/9/2016: “Đến nay chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra”. Ảnh: internet

Phân tích đầu tư làm Đại biểu Quốc Hội

Đỗ Thành Nhân

10-10-2017

Ảnh minh họa.

Sự kiện bà Châu Thị Thu Nga khai dùng 30 tỷ đồng để “chạy” Đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cụ thể như thế nào thì pháp luật và công luận đánh giá. Có người đặt câu hỏi “chi 30 tỷ chạy ĐBQH để làm gì?” Bài viết dưới đây chỉ phân tích dưới góc độ đầu tư.

Thực tế không thể phủ nhận là đầu tư từ vốn ngân sách hay tài nguyên quốc gia là một miếng bánh mà không dễ ai cũng được chia phần. Theo quy định pháp luật đòi hỏi doanh nghiệp phải có tình hình tài chánh lành mạnh, có đủ năng lực, kinh nghiệm và tham gia đấu thầu công khai. Nhưng thực trạng lại không như vậy; nhiều gói thầu, dự án ngay từ giai đoạn đề xuất đầu tư đã xác định được doanh nghiệp thực hiện.

Tán gẫu, về cái Hội nghị TW 6

Nguyễn Tiến Dân

9-10-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: internet

Chẳng biết có điềm gì, mà năm nay, Trời dư nước mắt. Từ tháng Ngâu, ông khóc qua rằm tháng Tám. Có lẽ, ông xót thương cho con dân Đất Việt. Bởi biết, họ sắp phải bước vào một vòng trầm luân mới.

Mưa gió, sụt sùi. Ngồi nhà, buồn thấu ruột. Lấy đồ nghề ra, gieo quẻ. Thánh phán: “cố nhân lai”. Chưa dứt lời, chuông đã reo – báo hiệu khách tới. Không phải một, mà là cả cặp: một già – một trẻ. Già, thì đã nhẵn măt. Còn anh bạn trẻ, chưa từng gặp bao giờ. Cậu này, khinh khỉnh. Mặt sần sùi như quả cam sành và trên đó, mầm tình cả trắng lẫn đỏ, chen nhau đua nở. Chưa đặt đít xuống ghế, cố nhân đã oang oang cái mồm: “Hôm nay, tôi dẫn đến và giới thiệu với ông, một cao thủ. Hy vọng, chú này, sẽ đè bẹp được ông”. Mình, ngắt lời:

Cảm nghĩ về bài thơ ca tụng Phạm Nhật Vượng của Thái Bá Tân

Thạch Đạt Lang

9-10-2017

Nhà thơ Thái Bá Tân. Nguồn: Facebook của tác giả.

Thi sĩ là người có tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động với những biến chuyển của thế giới chung quanh trong đời sống. Những thay đổi dù nhỏ nhặt nhất, từ cảnh vật thiên nhiên đến đời sống xã hội, con người, thi sĩ cảm nhận được trước mọi người và sáng tác thành những bài thơ.

Tuy nhiên, một bài thơ hay phải được trước tác bằng sự rung cảm, xúc động chân thật. Rung cảm đó phải xuất phát tự nhiên từ sự quan sát, cũng như trong nhận thức sâu xa của tâm hồn.

Vì lẽ gì Việt Nam ta không bị Hán Hoá?

Hồ Bạch Thảo

8-10-2017

Lãnh thổ Trung Quốc thời xa xưa chỉ bằng mấy tỉnh hiện nay, nhưng nhờ sức bành trướng không ngừng lan ra bốn phía, nên to lớn như hiện nay. Trước thời Tần, biên giới Trung Quốc tại phía nam chỉ đến sông Dương Tử và một phần đất tại các tỉnh Giang Tây, Hồ Nam, Giang Tô. Qua các thời Tần, Hán, không ngừng xâm lăng; chiếm trọn vùng đất phương nam, chiếm cả Việt Nam. Trải qua một ngàn năm đô hộ, Việt Nam dành lại nền độc lập, trong khi các vùng đất khác biến thành quận huyện của Trung Quốc. Kể từ đó Việt Nam đời nối đời chống Trung Quốc xâm lăng, lại tiếp tục mang gươm đi mở nước nên lãnh thổ tăng gấp đôi. Với địa lý liền núi, liền sông, lại sẵn đường để Trung Quốc xâm nhập thuỷ bộ; hãy tìm hiểu xem vì lẽ gì nước ta không bị Hán hoá.

Những lời tâm huyết gửi cho ai

Tương Lai

8-10-2017

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 16

Mời đọc lại: Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 10: Thật đáng xấu hổ!  —  Số 11: Tuyên bố dứt bỏ mọi liên hệ với đảng Nguyễn Phú Trọng  —  Số 12: Thế Sự Du Du  —  Số 13: Chân lý là cụ thể  —  Số 14: Những bục vỡ khó tránh khỏi  —  Số 15: Đôi điều ngẫu hứng về “ngày Người Cao Tuổi”.

Đó là câu hỏi tôi đặt ra với anh Nguyễn Trung trong cuộc nói chuyện điện thoại kéo dài 45 phút anh ấy gọi cho tôi hôm 2.10.2017. Xin ghi lại nội dung thay cho một bài “Mênh mông thế sự để gió cuốn đi” số 16.

*Chuyện dài lắm, anh bay ra đây đi. Lâu rồi anh chưa ra Hà Nội. Phải trao đổi dài dài mới rõ ra được

**Thế thì anh bay vào đây đi. Từ hôm gặp nhau nhân kỷ niệm ngày sinh anh Sáu Dân ở nhà tôi năm ngoái thì chỉ thiếu một tháng là đầy một năm rồi đấy. So với hôm tôi ngồi ở nhà anh với Nguyễn Quang Dy tại Hà Nội thì chỉ 8 tháng, còn ngắn hơn đấy. Vào ngồi trước ấm trà mới nói được kỹ.

Chuyện hòa giải và thực tế

Hồ Phú Bông

8-10-2017

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Câu chuyện hòa giải dân tộc lại tiếp tục lùm xùm. Lần nầy xuất phát từ lá thư của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh, gửi nhà văn Phan Nhật Nam, nguyên thuộc đơn vị Nhảy dù, một lực lượng tinh nhuệ của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông Hữu Thỉnh mời ông Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự đại hội tại Hà Nội và được nhà văn Phan Nhật Nam trả lời rất thẳng thắn, là không thể về.

Ông Hữu Thỉnh, một người chẳng phải là xuất chúng gì mà giữ một chức vụ quan trọng về Văn học Nghệ thuật suốt 15 năm đằng đẵng (3 nhiệm kỳ) thì đã hẳn chẳng phải là vì văn học nghệ thuật mà chỉ là công bộc phục vụ cho chế độ. Vì thế nội dung thư mời có là gì thì cũng chẳng mấy ai tin. Sự kiện nầy làm nhớ lại chuyện Jane Fonda, nữ tài tử Mỹ, từng bị chiêu dụ đội nón cối ngồi trên ổ súng phòng không của quân đội miền Bắc lúc còn đang chiến tranh để sau nầy hối hận!

Góp ý với Hội nghị Trung ương 6

Nguyễn Đình Cống

8-10-2017

Theo diễn văn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị sẽ bàn 5 vấn đề. (1- Kinh tế, tài chính năm 2017- 2018; 2- Sức khỏe; 3- Dân số; 4- Sắp xếp bộ máy tinh gọn; 5-Chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập). Tôi không quan tâm đến 3 vấn đề đầu tiên. Hình như chúng được nêu ra cho có chuyện. Tôi chỉ nêu một số ý kiến về nguyên nhân và biện pháp của vấn đề 4.

Hậu quả của việc Đức đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam

Hiếu Bá Linh, biên dịch

7-10-2017

Ảnh chụp bài báo trên nhật báo TAZ của Đức

“Những cuộc đi thăm cấp cao”, như Bộ Ngoại giao Đức nói, tối thiểu là sẽ bị hạn chế trong tương lai. Đức sẽ không ký kết những dự án (viện trợ) mới, cho đến khi nào Hà Nội đáp ứng phù hợp những yêu cầu của phía Đức.

Nhật báo TAZ của Đức, ấn bản in – số ra cuối tuần 7./8.10.2017, cũng như bản điện tử online, đăng một bài báo nói về nguyên do tại sao chính phủ Đức quyết định đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và những hậu quả của nó, mới đây nhất là không còn miễn visa cho những nhà ngoại giao Việt Nam và những người mang hộ chiếu ngoại giao khi vào Đức.

Cùng là người Việt hoặc gốc Việt, nhưng người nào mới được nhà cầm quyền quan tâm?

Thạch Đạt Lang

6-10-2017

Cùng là người Việt hoặc người nước ngoài gốc Việt Nam, nhưng khi gặp sự cố không phải ai cũng đều nhận được sự quan tâm của các đại sứ quán, lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Bạn không tin ư? Thử làm Việt kiều ở Campuchia hay Việt kiều ở Lào thì sẽ biết ngay.

Một chuyện khôi hài vừa xảy ra, khi tòa đại sứ CSVN tại Washington DC và tòa tổng lãnh sự ở San Francisco lên tiếng về vụ cô gái người Mỹ gốc Việt Michelle Vo bị bắn chết trong vụ thảm sát ở Las Vegas ngày 01.10.2017.

Bà Trần Thị Thủy, mẹ ông Xuân Anh mới thực sự là cựu Bí thư Đà Nẵng

LTS: Nhân sự kiện ông Nguyễn Xuân Anh bị mất ghế Bí thư Đà Nẵng, cũng như mất luôn cả cái ghế ủy viên Trung ương Đảng, chúng tôi xin được đăng lại một bài viết nhận được qua email, để độc giả hiểu nguyên nhân vì sao ông Nguyễn Xuân Anh ngã ngựa.

Còn nhớ, năm 2009 hình ảnh tướng công an Trần Văn Thanh trong tình trạng hôn mê, nằm trên băng ca, phải thở ôxy và đang truyền dịch, bị điệu ra Tòa án Nhân dân TP Đà Nẵng để xử ông, vì trước đó ông Thanh đã tìm thấy bằng chứng tham nhũng của ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Đà Nẵng.

Quan hệ Đức-Việt: những điểm không giật gân nhưng quan trọng

Thục Quyên

6-10-2017

Một sự kiện mang tính căn bản liên quan đến quan hệ Đức-Việt, mà có lẽ phần lớn người Việt không biết và cũng không để ý tới, là cả ba dân biểu Martin Patzelt, Marie-Luise Dött và Frank Schwabe đều được tái cử trong lần bầu Quốc hội Liên Bang Đức vừa qua, một cuộc bầu cử không những đánh dấu thay đổi chính trị lớn tại Đức sau chiến tranh, mà còn được cho là có ý nghĩa quyết định số phận của Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai.

Ông M.Patzel và bà M.L.Dött ( đảng CDU /Dân chủ Cơ đốc) cũng như ông F.Schwabe (đảng SPD/ Dân chủ Xã hội) là những thành viên của Ủy ban Nhân quyền và Nhân đạo tại Quốc hội Liên bang Đức và là những người bảo trợ trong khuôn khổ chương trình “Dân biểu bảo vệ dân biểu”(1) cho những nhà bảo vệ nhân quyền VN đang bị ức chế, tù tội: Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, LS Nguyễn Văn Đài, và Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 3: Vũ Anh Minh)

David Tran Hieu

6-10-2017

Lời mở đầu: Sau khi bài viết Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 1 về bổ nhiệm Cục phó Cục Hàng hải Nguyễn Đình Việt; Phần 2 về bổ nhiệm Tổng cục phó Tổng cục Đường bộ Nguyễn Xuân Ảnh) được đăng, nhiều bạn đọc mong muốn được cung cấp thông tin liên quan tới một di sản khác của Tư lệnh Đinh La Thăng: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Đây là một góc khuất, vì cổ phần hóa chính là phần chìm của tảng băng, phần chìm này lớn gấp bội phần nổi tảng băng là các dự án BOT.

Theo dòng thời sự về công tác cán bộ, nên tác giả sẽ giới thiệu với bạn đọc về một nhân vật cộm cán tham mưu cho Tư lệnh Đinh La Thăng về phần chìm của tảng băng, tức liên quan tới cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải: Vũ Anh Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.

Góp ý với đảng

Nguyễn Đình Cống

6-10-2017

1-Đặt vấn đề

Ảnh minh họa

Khi ai đó nêu ý kiến, rằng đảng nên biết việc nọ, đảng cần làm việc kia v.v… thì người ta mặc nhiên cho rằng họ nói với Tổng bí thư hoặc những người đại diện cao nhất của đảng. Nói cho các vị ấy biết để rồi nếu họ có thiện chí thì sẽ đưa ra trao đổi, thảo luận, nếu thấy đúng thì biến thành nhận thức và hành động. Điều này thể hiện khá rõ khi chuẩn bị Đại hội 6 TBT Trường Chinh chấp nhận ý kiến về khoán trong nông nghiệp và mở cửa trong phát triển, tạo ra sự đổi mới trong kinh tế chủ yếu bằng cởi trói. Còn khi người tiếp nhận ý kiến không có thiện chí, thiếu trí tuệ thì dù ý kiến có hay, có đúng đến bao nhiêu mà không phù hợp với mong muốn của họ cũng bị vứt vào rọt rác. Trong tục ngữ Việt có các câu: “Đàn gãy tai trâu” và “Nước đổ đầu vịt”. Người Việt cũng có câu: Nói điều gì, làm việc gì phải có lý có tình. Nhưng xét ra không thể nói lý với kẻ ngu và không thể dùng tình với bọn tham.

Một lời cảnh cáo khó hiểu lầm

Vũ Thạch

6-10-2017

TBT Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VTV

Hầu như mọi tuyên bố chính sách của lãnh đạo đảng tại các cuộc họp lớn đều được nói bằng 2 phiên bản, hoặc có 2 ý nghĩa nhắm vào 2 loại đối tượng khác nhau – một cho nội bộ đảng và một để tuyên truyền đến quần chúng.

Vậy 3 điều mang tính chính sách mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa nêu tại Hội Nghị Trung Ương nên được hiểu như thế nào?

Một cách tóm tắt, ông muốn làm 3 chuyện một lúc:

Việt Nam và các vùng nước bị khuấy đục ở biển Đông

China Policy Analysis

Tác giả: Carlyle Thayer

Dịch giả: Song Phan

4-10-2017

Đảo Đá Đông (East London Reef) do VN làm chủ. Nguồn: internet

Hồi tháng 1/2017, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã gây ra một cơn bão truyền thông tại Trung Quốc (TQ) trong phiên điều trần chuẩn nhận chức vụ của ông khi trả lời câu hỏi liệu ông có ủng hộ một thái độ quyết đoán hơn đối với TQ hay không. Tillerson trả lời, “Chúng ta sẽ phải gửi tới TQ một tín hiệu rõ ràng rằng, thứ nhất, dừng lại việc xây dựng đảo và, thứ hai, sẽ không được cho phép truy cập vào những đảo này”. Tillerson cũng kêu gọi các đồng minh của Mỹ trong vùng “bày tỏ sự ủng hộ.”