Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Công an điều tra thuộc phe nhóm nào?

Kông Kông

20-10-2019

Sự kiện đột tử của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An ngay tại canteen trụ sợ Bộ, trên lầu 8, “ngã và rơi” xuống đường chết tại chỗ, đang được báo chí nhà nước cũng như mạng xã hội đưa tin tràn ngập.

Những kẻ Hán nô

Lò Văn Củi

4-4-2018

Anh bảy Thọt bậm môi giận dữ, nhưng thốt không ra lời, anh ư hứ:

– Đúng, đúng là… là những…

Ông Hai Xích lô ngạc nhiên:

– Chà, gì mà tức giận kinh vậy Bảy, bây phải giận lắm mới tím tái mặt luôn kìa.

Bỏ “Tiên học lễ” thì đạo đức xã hội sẽ ra sao?

Nguyễn Văn Nghệ

24-11-2021

Giải phóng miền Nam, “giải phóng” luôn cả “Tiên học lễ” ra khỏi học đường

Trước ngày 30/04/1975 tất cả các phòng học của Trường Tiểu học Công lập, cũng như Tư thục, thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa đều treo câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Lễ và Văn là nền tảng đào tạo nên một con người tốt cho xã hội. Sách Luận ngữ có viết: “Bác ngã dĩ văn, ước ngã dĩ lễ” (dùng văn chương mở rộng kiến thức của ta, dùng lễ để ước thúc hành vi bản thân ta).

Còn ở miền Bắc Việt Nam thì sao? Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã ghi lại: “Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với ‘tư tưởng phong kiến’ đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà ‘tiên học lễ, hậu học văn’ thì rõ ràng là tư tưởng của Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu ‘tiên học lễ, hậu học văn’ xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông”.

Giữa đám người “có miệng ăn mà không có miệng nói” thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm ‘tiên học lễ hậu học văn’ trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” [Bài đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973] mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (Trích bài báo đã dẫn).

Ngay sau khi bài báo xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của Trung ương Đoàn (số 2351, ra ngày 16/08/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình, nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “…chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo và hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”… “Chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lãnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy!”

Tiếp theo bài báo này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng ông Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.

Sau khi cộng sản vào “giải phóng” miền Nam câu khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” cũng được đảng “giải phóng” khỏi các trường học ở miền Nam Việt Nam và học sinh buộc phải học “đạo đức cách mạng” (Không có đạo đức nhân bản, con người ta dễ trở thành những kẻ máu lạnh, chỉ biết dùng thủ đoạn lao vào cắn xé nhau, lừa bịp nhau để tranh đoạt vật chất và quyền lực (…). Đạo đức cách mạng có phần giống đạo đức nhân bản, thí dụ chống tham nhũng, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nhưng cũng có phần mâu thuẫn với nó, thí dụ lòng căm thù và tiêu diệt những người của giai cấp đối kháng, đàn áp người bất đồng chính kiến).

Mãi đến những năm cuối của thập niên 80 và đầu những năm của thập niên 90 của thế kỷ trước mới thấy xuất hiện lại trong tất cả các trường học trên cả hai miền Nam và Bắc của đất nước ta. Biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn” được ngành giáo dục cho sơn phết thật to được treo ở mặt trước của mỗi trường học, nhưng dường như câu khẩu hiệu ấy chỉ là câu sáo rỗng vô hồn, được viết ra bởi quán tính mà thôi!

Bổng dưng vào năm 2014 Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (Hà Nội) đã đi tiên phong bỏ biển hiệu “Tiên học lễ hậu học văn”. Bài viết: “Đại học, học… đại và yêu nước có học” được đăng trên báo VietNamNet ngày 18/5/2014 đã đăng tải sự kiện ấy: “Không chỉ tổ chức chào cờ, xếp nghi thức, Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng ở Hà Nội đã có cách biểu thị tinh thần tự tôn dân tộc “dài hơi” khi thể hiện tư tưởng thoát khỏi cái bóng ám ảnh của Khổng giáo trong trường học. Từ năm học này, trường đã thay biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” (của Khổng tử), bằng các câu của người Việt (‘Hiền tài là nguyên khí của quốc gia’) và UNESCO (‘Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình’)”

Giữa các quốc gia trên thế giới luôn có sự tiếp thu văn hóa lẫn nhau, không phân biệt Tây hoặc Tàu. Văn hóa hay chúng ta tiếp thu, văn hóa không hợp với thuần phong mỹ tục thì chúng ta chối từ. Để có câu nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” cụ Thân Nhân Trung cũng phải trải qua con đường “Tiên học lễ, hậu học văn” mới đúc kết nên câu nói ấy. Một quốc gia mà không có “Lễ” thì kẻ hiền tài sẽ không được trọng dụng và những kẻ trình độ “a, bờ, cờ” sẽ làm lãnh đạo!

Lễ là để cho con người ngày càng có văn hóa hơn

Để trở thành một con người có văn hóa, thì phải có “Lễ”. Sách Quản tử viết: “Lễ, nghĩa, liêm, sỉ thị vi tứ duy” (Lễ, nghĩa, liêm, sỉ là bốn giềng mối chính) và Lễ đứng đầu trong bốn giềng mối ấy. Không có Lễ sẽ trở nên vô thần, phủ nhận thần thánh: “Dân chi sở do sinh, lễ vi đại. Phi lễ vô dĩ tiết sự thiên địa chi thần dã…” (Trong những cái của dân cậy mà sinh hoạt thì lễ là to hơn cả. Không có lễ thì không thể thờ thần của trời đất cho có thứ bậc… Lễ ký: Ai Công vấn XXVII).

Lễ không chỉ gói gọn trong lễ nghi, lễ nghĩa mà còn là tôn ti trật tự… và cả luật pháp nữa. Lễ là cốt để giữ chừng mực cho sự hành vi của người ta: “Đạo đức nhân nghĩa, phi lễ bất thành; giáo huấn chính tục, phi lễ bất bị; phân tranh biện tụng, phi lễ bất quyết; quân thần, thượng hạ, phụ tử, huynh đệ, phi lễ bất định; hoạn học sự sư, phi lễ bất thân; ban triều, trị quân, lỵ quan, hành pháp, phi lễ uy nghiêm bất hành; đảo từ, tế tự, cung cấp quỷ thần, phi lễ bất thành, bất trang thị dĩ quân tử cung kính tổn tiết, thoái nhượng dĩ minh lễ”

(Đạo đức nhân nghĩa, không có lễ không thành; dạy bảo sửa đổi phong tục, không có lễ không đủ; xử việc phân tranh kiện tụng, không có lễ không quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em, không có lễ không định; học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân; xếp đặt vị thứ trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh, không có lễ, không uy nghiêm; cầu khẩn, tế tự, cung cấp quỷ thần, không có lễ không thành kính, không trang chính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng để làm sáng rõ lễ – Lễ ký: Khúc lễ thượng).

Lễ khiến cho hành vi của người ta hợp với đạo Trung dung: “Cung nhi vô lễ tắc lao; thận nhi vô lễ tắc tỷ; dũng nhi vô lễ tắc loạn; trực nhi vô lễ tắc giảo” (Cung kính mà không có lễ thì phiền; cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi; dũng mà không có lễ thì loạn;trực mà không có lễ thành ra vội vã – Luận ngữ: Thái Bá VIII, 2).

Để cho người ta khỏi làm điều bậy bạ thì phải có Lễ: “Lễ giả, nhânnhân chi tình nhi vi chi tiết văn, dĩ vi dân phường giả dã”. (Lễ là nhân cái thường tình của người ta mà đặt ra tiết độ; văn vẻ, để làm cái ngăn giữ cho dân – Lễ ký: Phường ký, XXX).

“Nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Vào tháng 11/2016 tại thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: “Có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này, chưa bao giờ quê hương ta có đời sống văn hóa, kinh tế phát triển, xã hội ổn định…”, nhưng rồi sau đó ông lại nêu ra: “Mặc dù bây giờ ra đường lắm chuyện khó chịu, nghe báo chí nói rất nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày, rất là bực mình. Tệ tham nhũng, cán bộ hư hỏng có cả nhưng nhìn tổng quát lại đất nước ta có bao giờ được thế này không?”

Trên khắp nước Việt Nam hiện nay, từ thành phố đến làng quê, đâu đâu cũng bắt gặp cổng chào ghi: “Tổ dân phố văn hóa”; “Làng (thôn) văn hóa”, đi đến đâu cũng nghe cái từ “văn hóa” nào là “văn hóa ứng xử”; “văn hóa ẩm thực”; “văn hóa phong bì”; “văn hóa từ chức”… Ấy vậy mà ngay trong môi trường giáo dục, tỷ lệ nói dối của học sinh tăng dần theo tuổi.

Tại hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức ngày 24/09/2013, GS-TSKH Trần Ngọc Thêm, Giám đốc Trung tâm Lý luận và Ứng dụng (ĐHQGTPHCM.) đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp Tiểu học là 22%; cấp Trung học cơ sở là 50%; sinh viên là 80%.

Trong môi trường giáo dục mà còn như thế, hỏi thử ngoài xã hội sẽ như thế nào? Ngay tại thủ đô Hà Nội “nạn mất dạy” đang trong tình trạng báo động, “một bộ phận các bạn trẻ là học sinh trung học, các ca sĩ, người dẫn chương trình…có những lời nói thô tục, những ứng xử không có văn hóa nơi công cộng làm ảnh hưởng đến nếp sống văn minh của thành phố”.

UBND Thành phố Hà Nội có công văn số 3802/VP-VX do Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chỉ đạo gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận, huyện, thị xã kiểm tra, xem xét có biện pháp xử lí‎ cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xã hội. Trước đó nhiều tờ báo và trang tin đã có phản ánh về nạn “mất dạy” tràn lan ở Thành phố Hà Nội, trái tim, Thủ đô của cả nước khiến dư luận bất xúc.

Hàng loạt tiêu cực xảy ra trong xã hội khiến bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan phải lên tiếng: “Sáng nay tôi xem truyền hình biết tin một số cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại một số xã ở Hà Tĩnh biển thủ tiền của người nghèo, đau lòng quá. Tôi nghĩ bảo hiểm y tế có những mảng tối cần phải chỉ ra. Ví như chuyện những người có thẻ bảo hiểm y tế không được đối xử công bằng như những người có tiền. Địa phương muốn giữ người có bảo hiểm không muốn chuyển lên tuyến trên dẫn đến bệnh thêm trầm trọng. Rồi chuyện chi trả chậm, bớt xén. Vậy khắc phục tình trạng này thế nào?”

Bà Phó Chủ tịch nước còn tiết lộ: “Đến tiền của các cháu dân tộc thiểu số mà hiệu trưởng cùng với một số cán bộ còn biển thủ đến gần 3 tỷ, vừa rồi mới khởi tố. Cái liều vacxin tiêm cho một cháu lại san ra tiêm cho hai cháu ngay tại Hà Nội… Tôi càng đi càng thấy buồn, “ăn” của dân không từ một cái gì”.

Vụ học sinh Trần Chí Kiên lớp 2A4 trường Tiểu học Nam Trung Yên (Cầu Giấy- Hà Nội) bị xe ô tô chở bà Tạ Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng của trường – đâm gãy chân đã biến thành chuyện học sinh này tự ngã và bị gãy chân, bởi lẽ 100% con người ở ngôi trường này đều xác nhận vào thời điểm em Kiên gãy chân không có xe ô tô vào trường. “Những thầy cô quay lưng lại với lại với sự thật, quay lung lại với tai nạn thương tâm của chính học trò mình, những thầy cô có nhiệm vụ trồng người mà “làm chứng dối” như vậy sẽ cảm giác như thế nào khi đứng trên bục giảng nói về sự thật thà về đạo đức công dân?”.

Trước đó tại trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc (Cầu Giấy – Hà Nội), bà Tạ Thị Bích Ngọc đã phạm một lỗi rất xấu về đạo đức là đã “lập quỹ đen từ tiền cắt bớt khẩu phần ăn của 400 học sinh”. Vụ việc đã có kết luận từ Thanh tra cũng như Ủy ban Nhân dân quận Cầu Giấy, nhưng thay vì bị kỷ luật lại được chuyển sang một trường khác làm hiệu trưởng thì rõ ràng cái tư cách, cái tác phong đó của cô Tạ Thị Bích Ngọc không chỉ là riêng của cô. Phải có nhiều người ‘đồng cảm’ với cô, chống lưng cho cô thì cô mới có cái quyền tiếp tục ngồi cao gây ra cái sự kiện náo loạn nhân tâm tại trường tiểu học Nam Trung Yên! Cô mới có đủ thế lực tiếp tục tại vị cho tới ngày 21.2.2017, mấy tuần lễ sau sự kiện đó! Ngoài ra, cái tác phong đó của cô, trong đời thường không ai trong số các lãnh đạo của cô nhận ra sao? Tại sao cô vẫn được thăng tiến trong ngành? Phải chăng chính sách nhân sự của ngành, chính sách đề bạt của ngành không xem đạo đức đương sự là tiêu chuẩn quan trọng?”

Hoặc như vụ bà Phạm Thị Minh Hiếu – Phó Giám đốc sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận- bẻ cành hoa anh đào để chụp hình bất chấp sự can ngăn của người dân tại khu vực hồ Tuyền Lâm – Đà Lạt. Bà đã cật vấn người can ngăn: “Em là ai mà có quyền nói chị vậy? Em là chủ ở đây à? Em cho chị xem giấy tờ…”

Ngoài ra còn “lắm chuyện khó chịu”; “nhiều chuyện tiêu cực hàng ngày” được bao che và chỉ một phần rất nhỏ các vụ việc trên được phanh phui trên các phương tiện thông tin “lề phải”. Và “có lẽ nhìn lại chưa bao giờ quê hương ta đẹp như thế này!”.

Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trong góp ý dự thảo văn kiện tại Quốc hội sáng ngày 23/10/2015 đã nói: “Tại sao có tình trạng trên nói dưới không nghe, nói một đằng, làm một nẻo, đảng viên không thực hiện nhiệm vụ của mình hoặc thực hiện nhiệm vụ với tính chất rất hình thức, sử dụng không hết giờ làm việc, công suất làm việc cống hiến rất hạn chế”.

Bà Nguyễn Thị Doan nêu câu hỏi “Tại sao?” .Tất cả cũng bởi “vô lễ”mà ra! Xã hội mà “vô lễ” thì “trên không ra trên, dưới không ra dưới”.

Người xưa nói: “Bất học lễ vô dĩ lập”. (Không học lễ thì không nên người được). Hoặc: “Bất tri lễ vô dĩ lập”. (Không biết lễ thì không nên người được). Người có văn hóa “thật sự” sống theo phương châm: “Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn, phi lễ vật động”. (Không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm- Luận ngữ: Nhan Uyên, XII).

Sao bây giờ không ai sợ pháp luật, sợ bị trừng trị nữa?”

Cũng tại phiên họp cho ý kiến về báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế giai đoạn 2009-2012 ngày 11/09/2013, bà Nguyễn Thị Doan phát biểu: “Sao giờ không ai sợ pháp luật, sợ trừng trị nữa? Mỗi ngày người ta ‘ăn’ từng tí của dân, từ liều vacxin con con đến tiền chữa bảo hiểm…”.

Pháp luật chỉ để trị cái đã rồi, còn lễ thì ngăn cấm được việc chưa xảy ra: “Phàm nhân chi tri, năng kiến dĩ nhiên, bất kiến tương nhiên. Lễ giả cấm ư tương nhiên chi tiền, nhi pháp giả cấm ư dĩ nhiên chi hậu… Lễ vân, lễ vân, quí tuyệt ác ư vị mạnh, nhi khởi kính ư di diểu, sử dân nhật tỉ thiện viễn tội nhi bất tự tri dã”.

(Phàm cái biết của người ta chỉ biết được cái đã có rồi, không biết được cái sắp có. Lễ là để cấm trước cái sắp có, pháp luật là để cấm sau cái đã có rồi…Lễ vậy, lễ vậy, lễ quí là dứt được điều ác từ lúc chưa nảy mầm ra, dấy lòng kính ở chỗ người ta không trông thấy, để cho dân ngày ngày đến gần điều thiện, xa điều tội, mà tự mình không biết – Đại Đái Lễ ký: Lễ tế).

Thánh nhân chỉ trọng lễ chứ không trọng hình luật bởi vì tác dụng của lễ thật là quảng đại, thật là tinh vi. Hồ Thích đã nói trong sách Trung Quốc triết học sử rằng: “Trong cái nghĩa rộng chữ lễ có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì và không nên làm điều gì; pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử chỉ nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”. [Trần Trọng Kim, Nho giáo – Quyển thượng, in lần thứ 4, trang 155, Nxb Tân Việt – Sài Gòn]

Bỏ “tiên học lễ” là một sai lầm lớn

Cô giáo Nguyễn Thị Thuận – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng (từ năm 2008) – cho biết khi trường quyết định bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”: “Ở mình có những cái đã quá lâu, quá cũ nhưng nhiều người vẫn ngại thay đổi khi đã cần phải thay đổi”. Đừng chê “tiên học lễ” là “cái đã quá lâu, quá cũ”, bởi vì sự giáo hóa của lễ rất tinh vi và có hiệu quả rất sâu xa: “Lễ chi giáo hóa dã vi, kỳ chỉ tà dã ư vị hình, sử nhân nhật tỉ thiện, viễn tội, nhi bất tự tri dã” (Sự giáo hóa của lễ rất cơ mầu, ngăn cấm điều bậy lúc chưa hình ra, khiến người ta ngày ngày đến gần điều thiện, tránh xa điều tội, mà tự mình không biết – Lễ ký: Kinh giải, XXVI).

Hiện nay tình trạng đạo đức của công chức Nhà nước ngày càng xuống cấp, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng có nhận định: “Bây giờ đạo lý xã hội suy đồi, cái đúng cái sai không phân biệt được. Ở Việt Nam bây giờ, ngay trên các phương tiện truyền thông đại chúng và quan niệm xã hội rất lệch lạc nên cái đúng cái sai người ta không hiểu được. Điều này rất đáng buồn. Những người biết cái đúng và muốn tuyên truyền thì có khi nhà nước không cho làm. Những xã hội dân sự muốn truyền bá cái đúng thì lại không được nhân rộng, phổ biến, cho nên những điều không đúng có dịp sinh sôi nảy nở. Nói cho cùng người ta gọi nhà dột từ nóc dột xuống là như thế”.(Xem “Công chức bẻ hoa chụp ảnh: Nhà dột từ nóc?

Đạo đức xã hội hiện nay được Giáo sư – Tiến sư Nguyễn Thế Hùng kết luận là “dột từ nóc dột xuống”, ấy vậy mà nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân lại đề xuất: “Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn”- vốn có xuất xứ từ Khổng tử- càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ được nên ghi nhận như một trong những thứ ta đã vay mượn, thời quá khứ xa xưa”.

Sao lại có chuyện phân biệt câu nói ấy “vốn có xuất xứ từ Khổng tử”? Nếu là một câu nói hay, có thể áp dụng vào đời sống của quốc gia, của dân tộc thì chúng ta ngại gì phân biệt “xuất xứ”! Không biết nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân có bao giờ nghe những cụm từ như “giao thoa văn hóa”; “tiếp thu văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”… hay chưa mà lại có đề xuất ấu trĩ như vậy?

“Tiên học lễ” tuy nó quá cũ nhưng nó như một bờ đê ngăn cản “những điều không đúng” trong xã hội: “Phù lễ cấm loạn chi lễ do sinh, do phường chỉ thủy chi tự lai dã”. (Lễ là cấm loạn sinh ra, như bờ đê giữ nước không đến vậy – Lễ ký: Kinh giải, XXVI). Will Durant có nhận xét về tác hại của việc phá bỏ đạo đức xưa: “Người nào cho những bờ đê cũ là vô ích và phá bỏ đi thì một ngày kia sẽ bị tai hại của nạn lụt lội” – [Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa Thông tin, tr.342]. Dùng “Lễ” để “ước thúc hành vi của bản thân ta” (Ước ngã dĩ lễ). Người giàu sang biết lễ thì không dâm tàn, không kiêu căng; người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy; người lãnh đạo có biết lễ thì mới biết trọng dụng hiền tài, biết trị nước, an dân.

Nguyễn Văn Nghệ, Diên Khánh – Khánh Hòa

Giải nhân quyền Sacharow được trao cho nhà phê bình chế độ Ilham Tohti

Vũ Ngọc Yên

25-10-2019

Nhà hoạt động nhân quyền Ilham Tohti. Photo Courtesy

Nghị viện Âu châu công bố giải nhân quyền Sacharow 2019 được trao cho nhà phê bình chế độ Trung cộng Ilham Tohti. Tohti là một nhân sĩ nổi tiếng, đại biểu cho dân tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) ở Trung Quốc. Cách đây 5 năm Tohti đã bị án chung thân vì dấn thân tranh đấu cho dân tộc của ông.

Ba nhà hoạt động lãnh án tù

BBT Tiếng Dân

12-8-2018

Hôm nay, ba nhà hoạt động bị mang ra xử cùng ngày, tại ba phiên tòa khác nhau: Thầy giáo Vũ Văn Hùng ở Hà Nội, bà Trần Thị Xuân ở Hà Tĩnh. Cả hai đều là thành viên của Hội Anh em Dân chủ. Một phiên xử khác diễn ra ở Nghệ An, xử nhà hoạt động Nguyễn Viết Dũng, tức Dũng Phi Hổ.

Nguy hiểm cho ai?

Nguyễn Đình Cống

13-12-2021

Lãnh đạo Đảng CSVN đang loay hoay trước tình thế nguy hiểm của sự suy thoái. Cấp thiết phải củng cố, làm trong sạch đảng.

Cộng sản Việt Nam đã chọn ô nhục, rồi họ sẽ nhận chiến tranh

Trung Nguyễn

2-11-2019

Các “đại biểu quốc hội”, các “tướng quân” do giới lãnh đạo cộng sản “cơ cấu”, “quy hoạch” vẫn tiếp tục là đề tài đàm tiếu và phẫn nộ của người dân khi không dám nhắc tên kẻ xâm lược là Cộng sản Trung Quốc tại diễn đàn Quốc hội.

Còn biết tin ai?

Hoàng Dân

18-4-2018

Xã hội này bây giờ thật không còn niềm tin, nếu còn một chút sót lại, có chăng chỉ là sự bám víu. Một khi niềm tin sụp đổ, thì dường như mọi giá trị của cuộc sống điều bị đổ vỡ theo. Cho nên người xưa mới có câu: xã hội vô đạo (đạo đức) thì tất sẽ loạn.

Một đất nước mà người dân phải sống trong cảnh thật giả lẫn lộn, cái ác lên ngôi, đạo đức xuống cấp, văn hoá suy đồi, bạo lực, trộm cắp, giết chóc… thì đó là lỗi của ai? Của dân nước đó hay Chính quyền?

Myanmar, Daw Aung Suu Kyi và cuộc cách mạng: Những năm đầu tiên (Phần 1)

NachDenkSeiten

Tác giả: Marco Wenzel

Vũ Ngọc Chi, chuyển ngữ

2-1-2022

Aung San, cha của bà Aung San Suu Kyi. Nguồn: AFP

Thảm họa cộng sản (Kỳ 3)

Phạm Đình Trọng

11-11-2019

Tiếp theo kỳ 1: Ông đảng trưởng lạc lõngkỳ 2:Ban Lãnh đạo đảng thấp kém

Kỳ 3: Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức cơ hội và lừa đảo chính trị lớn nhất trong lịch sử Việt Nam

Thời nước mất, dân nô lệ, đảng cộng sản giương lá cờ yêu nước, chống xâm lược, giành độc lập và lá cờ yêu nước do người cộng sản phất lên đã tập hợp được đông đảo người dân đang đau đáu với vận nước đi theo cộng sản, từ những quan lại đầu triều nhà Nguyễn đến những công chức trong bộ máy hành chính của thực dân Pháp, từ những trí thức hàng đầu ở trong nước đến những trí tuệ lớn người Việt ở nước ngoài, từ nhà tư sản ở thành thị, đến người cùng đinh đi ở đợ nơi thôn dã.

Nhưng lá cờ yêu nước, lá cờ độc lập mà người cộng sản phất lên chỉ là lá cờ vay mượn, lá cờ ngụy trang. Lá cợ thực sự của họ, lá cờ họ tôn thờ và quyết chiến đấu để nó thống soái trên toàn cõi Việt Nam là lá cờ công nông, lá cờ búa liềm. Tổ quốc của người cộng sản là đảng cộng sản. Họ đặt đảng của họ lên trên dân tộc, trên nhà nước. “Hiến pháp là văn bản pháp lí cao nhất sau cương lĩnh của đảng” Câu nói bộc lộ đầy đủ sự trống vắng tư duy và tình cảm với quốc gia, dân tộc, với nhân dân, đất nước của ông đảng trưởng cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Đưa cương lĩnh của đảng lên trên hiến pháp của nước, những người cộng sản không những tự tách mình đứng ngoài và đứng trên hiến pháp, pháp luật của nước, mà họ còn đứng ngoài và đứng trên dân tộc. Những người cộng sản đích thực chỉ có đảng, không có tổ quốc, chỉ có giai cấp, không có dân tộc, chỉ có bốn phương vô sản, không có quốc gia. Bốn phương vô sản là mục đích. Quốc gia, dân tộc chỉ là phương tiện đưa họ đi đến mục đích.

Quốc gia, dân tộc không phải là mục đích, không phải là lí tưởng phụng sự thiêng liêng, không phải là giá trị thẩm mĩ cao cả thì làm gì có lòng yêu nước. Không có lòng yêu nước nhưng tuyên truyền cộng sản đã làm được điều lừa dối vĩ đại là: Những người Việt Nam vì lòng yêu nước đi theo cộng sản đều đinh ninh rằng cộng sản đồng nghĩa với yêu nước và người phất lá cờ yêu nước đương nhiên phải là người lãnh đạo.

Cũng vì yêu nước, vì lí tưởng độc lập dân tộc, người dân sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của cá nhân, hiến dâng cả tài sản, cơ nghiệp của gia đình cho sự nghiệp cứu nước và người dân cũng hi sinh cả tự do cá nhân, hi sinh cả quyền con người, quyền công dân thiêng liêng của mỗi người, chấp nhận để đảng cộng sản, tổ chức lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thâu tóm toàn bộ quyền lực của dân thời chiến tranh cách mạng.

Lòng yêu nước là sức mạnh vô địch tạo nên sức sống trường tồn của giống nòi Việt Nam. Giương lá cờ yêu nước để có được sức mạnh đó, người cộng sản đã mau lẹ thôn tính được nửa nước. Khi phát động cuộc nội chiến Nam Bắc thâu tóm nốt nửa nước còn lại, để huy động, tập hợp được sức mạnh của lòng yêu nước, người cộng sản đã biến cuộc nội chiến người Việt giết người Việt đau đớn giống nòi của lịch sử Việt Nam do đảng cộng sản phát động thành cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thanh niên, học sinh, sinh viên Sài Gòn rầm rộ xuống đường chống chính quyền hợp pháp và dân chủ miền Nam, những trí thức lớn rời bỏ đô thị vào rừng tham gia hàng ngũ kháng chiến với những người cộng sản đều đinh ninh rằng họ đi theo tiếng gọi giục giã của trái tim yêu nước, đi theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc, tiếng gọi chống Mỹ cứu nước. Những người cộng sản đã thực hiện thành công mĩ mãn cú lừa lịch sử hào nhoáng, hoành tráng nhất trong trang sử bi tráng Việt Nam.

Yêu nước không phải là khái niệm trừu tượng, mơ hồ. Yêu nước là yêu những giá trị vĩnh hằng làm nên một quốc gia, một đất nước. Quốc gia nào, đất nước nào cũng được tạo dựng, hình thành bởi ba giá trị cốt lõi nhất là: Một là con người, người dân, chủ thể của mỗi quốc gia. Hai là đất đai, lãnh thổ không gian sinh tồn. Ba là truyền thống văn hóa tạo ra hồn vía, bản sắc riêng của con người, tạo ra đạo lí xã hội và cũng tạo nên sức sống bền bỉ của đất nước. Trong ba giá trị tạo nên một quốc gia, một đất nước thì con người, chủ thể của đất nước có vai trò quan trọng nhất, quyết định nhất. Điều đầu tiên, đơn giản nhất, thiết thực nhất và không thể thiếu của lòng yêu nước chính là “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Yêu nước phải tôn trọng bảo đảm quyền làm chủ đất nước của người dân, chủ thể đích thực của đất nước và bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ, không để hao hụt, mất mát một tấc sông, một gang núi. Không có lòng yêu nước, nhà nước cộng sản Việt Nam gạt người dân khỏi những lo toan việc nước, “Mọi việc đã có đảng và nhà nước lo!”, coi người dân chỉ là công cụ cho đảng cộng sản sử dụng, chỉ là bầy đàn nô lệ phải chị sự chăn dắt của đảng cộng sản.

Phất lá cờ yêu nước nhưng từ lúc còn đang tiến hành cách mạng và chiến tranh, đảng cộng sản đã lộ ra bản chất vong quốc, chống lại nhân dân, chống lại đất nước khi đánh những đòn chí tử vào nhân dân như đòn cải cách ruộng đất, ra những đòn triệt hạ tinh hoa, trí tuệ của đất nước như dựng lên những vụ án phi pháp không xét xử, không bản án nhưng tù đày mút mùa như vụ xét lại chống đảng, vụ Nhân Văn Giai Phẩm, hãm hại những tinh hoa quí hiếm, những trí tuệ sáng láng, những tâm hồn cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Vũ Đình Huỳnh, Lê Liêm, Nguyễn Kiến Giang, Đặng Kim Giang, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Chí Thiện, Vũ Thư Hiên, Bùi Ngọc Tấn, Trần Thư, Huy Vân  .  .  . tù trong ngục tối, tù tại nhà, tù trong dư luận xã hội, tù trong khốn cùng nghèo đói suốt cuộc đời. Không được làm việc đóng góp cho đời. Không được kiếm sống nuôi bản thân và gia đình. Dưới lá cờ yêu nước lừa dối, nhà nước cộng sản đã đày đọa những người ưu tú của đất nước man rợ hơn cả thời trung cổ.

Thâu tóm cả đất nước trong tay, đảng cộng sản càng bộc lộ đầy đủ bản chất vong quốc, chống nhân dân, chống đất nước. Từ những việc làm lớn nhỏ hàng ngày đến những luật pháp, chính sách lâu dài, nhà nước cộng sản đều chỉ nhằm củng cố sự cầm quyền bất chính của đảng cộng sản, đều cướp đoạt quyền làm chủ đất nước của người dân.

Yêu nước phải thương nòi. Không yêu nước làm sao có được tình cảm thương nòi. Chiến thắng trong cuộc nội chiến người Việt giết người Việt, người cộng sản thắng cuộc liền tước đoạt quyền sống, quyền tự do của hàng triệu người Việt Nam yêu nước nhưng ở bên thua cuộc, đẩy những người Việt Nam yêu nước phụng sự cho nhà nước Việt Nam không cộng sản vào những nhà tù núp dưới tên trại cải tạo và ném cha mẹ, vợ con họ đến những vùng đất sỏi đá hoang vu, heo hút không đường kiếm sống. Những người cộng sản với mục tiêu cháy bỏng phủ lá cờ búa liềm lên toàn cõi Việt Nam, đã đốt cháy cả dãy Trường Sơn làm cuộc nội chiến để lá cờ cộng sản thống trị cả nước thì họ xá gì mạng sống của vài triệu dòng máu người Việt cùng con một mẹ Âu Cơ!

Người Nga yêu nước Nga. Người Thái yêu nước Thái. Yêu nước là thuộc tính của con người. Chủ nghĩa cộng sản không có khuôn mặt người, không còn tính người thì làm gì còn lòng yêu nước. Hàng triệu người dân nặng lòng với nước mà phải gạt nước mắt bỏ nước, tìm mọi cách, mọi phương tiện, mọi cơ hội trốn chạy chính quyền cộng sản không còn tính người, không có lòng yêu nước nhưng đang cai trị đất nước. Trên con đường đầy bất trắc đe dọa chạy trốn cộng sản, chín phần chết mới có một phần mười tia hi vọng sống sót vẫn còn hơn sống dưới ách cai trị cộng sản không còn quyền con người thì sống cũng như chết.

Trên con đường thăm thẳm bóng đêm chạy trốn cộng sản, người bị cướp biển giết, người bị chìm thuyền, bị cá rỉa thịt, xương vùi đáy biển, người chết ngạt trong thùng container. Người chết không tăm tích trong rừng sâu trời Âu. Trốn chạy cộng sản, cả triệu người dân Việt đã chết thê thảm suốt nửa thế kỉ qua. Những người cộng sản cầm quyền đã thay dòng máu Việt Nam yêu thương trong tim họ bằng dòng máu hận thù giai cấp, đã trở thành kẻ khác máu tanh lòng với giống nòi Việt Nam và họ vẫn dửng dưng, bình thản trước cả triệu cái chết thê thảm do họ gây ra.

Đất nước độc lập, thống nhất và thanh bình. Con người trở về cuộc sống dân sự, đời thường. Cuộc sống đó cần có một nhà nước dân chủ, pháp quyền thực sự, một xã hội dân sự. Người dân cần được trả lại quyền làm chủ đất nước, quyền con người, quyền công dân để mỗi người được sống với đầy giá trị con người và tư cách công dân trong cuộc đời. Mỗi con người là một cá thể sáng tạo. Quyền con người cho những cá thể sáng tạo đó được sống đúng mình, được thể hiện hết cá tính sáng tạo. Quyền công dân cho người dân trách nhiệm và tư thế con người làm chủ mảnh đất mà mình thương yêu, làm chủ thời đại của mình.

Nhưng với bộ máy bạo lực chuyên chính vô sản đã được đảng cộng sản dồn tâm sức chăm lo xây dựng từ trong chiến tranh đã trở thành bộ máy đàn áp khổng lồ, liền được đảng cộng sản vận hành đàn áp dân trắng trợn và tàn bạo hơn cả thời chiến tranh để tước đoạt quyền dân, duy trì quyền cai trị độc tôn bất chính của đảng cộng sản. Sửa hiến pháp, ngang ngược và hỗn xược đưa vào hiến pháp quyền thống trị xã hội vĩnh viễn của đảng cộng sản: “Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” (Điều 4 hiến pháp 2013). Đảng cộng sản không những trở thành đảng độc tài man rợ và lạc lõng giữa kỉ nguyên dân chủ mà còn là đảng cướp nước của giống nòi Việt Nam.

Cương vực lãnh thổ quốc gia xác định chỗ đứng, xác định cả gia tài của một quốc gia trong gia đình nhân loại. Đất đai hương hỏa của mỗi con người, mỗi gia đình vừa là tài sản vật chất lớn nhất vừa là tài sản tinh thần, tình cảm vô giá, thiêng liêng để mỗi con người, mỗi gia đình gắn bó máu thịt với quê hương đất nước. Tài sản vật chất lớn lao, tài sản tinh thần tình cảm thiêng liêng của người dân đã bị nhà nước cộng sản cướp trắng trợn bằng điều 4 luật Đất đai: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí”

Điều 4 Hiến pháp cướp quyền làm chủ đất nước của người dân. Điều 4 luật Đất đai cướp nốt quyền sở hữu mảnh đất nơi người dân gắn bó máu thịt với quê hương đất nước. Trong nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam, người dân trắng tay cả quyền làm chủ đất nước, trắng tay cả quyền sở hữu mảnh đất cha truyền con nối. Người dân phải bơ vơ, lưu vong, sống tạm, sống nhờ ngay trên quê hương, tổ quốc mình! Vậy mà tuyên truyền cộng sản vẫn ráo hoảnh: “Đảng cộng sản không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân”! Đúng như nhà văn Nguyễn Khải suốt đời là người cộng sản đã có hơn năm mươi tuổi đảng, đến cuối đời phải thú nhận về con người cộng sản của ông: “Người cộng sản nói dối lem lẻm, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ” (Nguyễn Khải: Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất).

Không chút lòng yêu nước, nhà nước cộng sản mới quyết liệt vận hành bộ máy công cụ bạo lực chuyên chính vô sản, công an, tòa án, nhà tù bóp chết mọi tiếng nói của người dân đòi quyền con người, quyền làm chủ đất nước. Những người mẹ trẻ bế con nhỏ xuống đường nói tiếng nói chính đáng và hợp pháp, đòi dân chủ, đòi quyền con người, nói tiếng nói của lòng yêu nước, phản đối Tàu cộng xâm lược biển Đông, phản đối Formosa giết chết biển Việt Nam đều phải nhận những bản án cả chục năm tù phát vãng đã cho thấy sự tàn bạo, man rợ và lì lợm chống lại nhân dân của nhà nước cộng sản Việt Nam.

Tiếng nói đòi dân chủ, đòi quyền con người, chống Tàu cộng xâm lược không phải là tiếng nói đơn lẻ của vài người, vài nhóm người. Đó là tiếng nói của cả dân tộc Việt Nam không tiếc máu xương chiến đấu giành tự do dân chủ, giành quyền sống, quyền làm người, giành quyền làm chủ đất nước. Để đàn áp dân, nhà nước cộng sản đã đẩy tiếng nói đòi dân chủ, đòi quyền làm chủ đất nước sang “thế lực thù địch”. Coi cả dân tộc Việt Nam là kẻ thù, cô độc giữa nhân dân, nhà nước cộng sản chỉ còn tồn tại bằng tuyên truyền dối trá và bạo lực đàn áp.

Từ xa xưa người dân làm chủ dải đất hình chữ S nhìn ra biển Đông có câu thành ngữ “Rừng vàng biển bạc” để nhắc nhau gìn giữ gia tài tổ tiên để lại vô cùng quí giá. Từ trong xa thẳm lịch sử đã có đội hùng binh người Việt ra trấn giữ Hoàng Sa và ra khai thác sản vật ở Trường Sa. Nhà nước Việt cộng đã để Tàu cộng cướp mất toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và cướp bảy bãi đá trong quần đảo Trường Sa. Từ nhiều năm nay, Tàu cộng đã thực sự làm chủ cả biển Đông.

Sứ mệnh duy nhất của quân đội bất kì nước nào, bất kì thời nào là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ sự thiêng liêng bất khả xâm phạm di sản của tổ tiên. Quân đội nước nào cũng chỉ có một lời thề: Trung với nước. Nhưng lời thề đầu tiên của quân đội nhà nước Việt cộng là trung với đảng. Trung với đảng, quân đội Việt cộng không được chống trả đội quân của đảng Tàu cộng xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Thay vì trang bị vũ khí tương xứng với sứ mệnh giữ nước cho quân đội, nhà nước Việt cộng phát một triệu lá cờ cho người dân ra biển Đông đánh cá. Đối mặt với những chiến hạm hiện đại của Tàu cộng xâm lược biển Đông của tổ tiên người Việt là những con tàu đánh cá mỏng manh với lá cờ đỏ khẳng định chủ quyền. Từ đó mà có câu thành ngữ mới “quân đội bám bờ, ngư dân bám biển”. Dân nuôi quân đội để giữ nước nhưng quân đội nhà nước cộng sản Việt Nam ru rú trong bờ để dân tay không liều mình ra khơi giữ biển của cha ông.

Lấy cớ đất nước còn nghèo, quân đội không được trang bị tương xứng với thách thức của Tàu cộng đang càn rỡ xâm lược nước ta. Nhưng để đàn áp tiếng nói đòi tự do dân chủ của dân, nhà nước cộng sản Việt Nam đã phóng tay chi không tiếc tiền thuế của dân để chăm bẵm lực lượng công an cả triệu quân với vũ khí đàn áp hiện đại nhất thế giới. Theo thông tư 17/2018 của bộ Công an, từ 1.7.2018 công an cấp huyện được trang bị cả những vũ khí hạng nặng của quân đội: súng đại liên, súng cối, súng chống tăng, đại bác không giật, trực thăng vũ trang,… Theo pháp lệnh Cảnh sát cơ động ban hành năm 2013, bộ Công an đã có trung đoàn xe bọc thép ngoài vũ khí thông thường hiện đại còn có vũ khí điện tử. Tháng mười, 2019 bộ Công an lại trình dự luật Cảnh sát cơ động thay cho pháp lệnh Cảnh sát cơ động năm 2013, theo đó bộ Công an còn có trung đoàn Không quân, trung đoàn Kỵ binh. Không lo bảo vệ độc lập toàn vẹn lãnh thổ, nhà nước cộng chỉ lo dồn tất cả tiềm lực đất nước thành sức mạnh bạo lực chống lại nhân dân. Duy trì sự tồn tại không chính danh của đảng cộng sản, nhà nước cộng sản không ngần ngại lấy máu dân để giữ quyền thống trị bất chính của đảng.

Giương lá cờ yêu nước nhưng ngày 30 tháng 12 năm 1999, nhà nước cộng sản Việt Nam đã kí hiệp định biên giới dâng cho Tàu cộng hơn một ngàn năm trăm kilomet vuông đất đai biên cương thấm đẫm mồ hôi tổ tiên ngàn đời khai khẩn, chứa đầy máu xương nhiều thế hệ cha ông gìn giữ. Giương lá cờ yêu nước nhưng viên tướng đứng đầu bộ Quốc phòng nhà nước cộng sản Việt Nam đã phản bội lịch sử Việt Nam, phản bội giống nòi Việt Nam dâng bãi đá Gạc Ma và sáu bãi đá khác trong quần đảo Trường Sa cho Tàu cộng khi trói tay những người lính Việt Nam giữ bãi đá bằng lệnh miệng không được nổ súng chống trả bọn giặc Tàu cộng tràn lên cướp đảo ngày 14 tháng ban, năm 1988.

Bốn ngàn năm dựng nước, phải chống trả hết đạo quân Đại Hán này đến đạo quân Đại Hán khác ầm ầm tràn sang xâm lược nước ta, những dân rãy, dân ruộng, dân chài người Việt được làm chủ dải đất Việt Nam đã không để mất một tấc đất mà còn mở đất rộng dài về phía Nam và mở cương vực mênh mông ra biển Đông. Chỉ mấy chục năm những người cộng sản cướp quyền dân, làm chủ nô trên dải đất Việt Nam đã đế mất hàng chục ngàn kilomet vuông núi sông, hàng trăm ngàn hải lí biển đảo.

Chỉ mấy chục năm tồn tại, nhà nước cộng sản Việt Nam đã để lại một trang sử đen tối nhất trong lịch sử Việt Nam, nhà nước gây tội ác lớn nhất với giống nòi, với lịch sử Việt Nam, là nhà nước cơ hội và lừa đảo chính trị lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Kỳ tới: Quy hoạch thảm họa

Thấy gì qua bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc?

LS Ngô Ngọc Trai

25-4-2018

Hôm 8/2/2018 tôi viết bài ‘VN: Quốc hội mất nhiều quyền vào tay Chính phủ‘ xuất phát từ thông tin về dự án nghĩa trang nghìn tỷ đang được dự kiến xây dựng ở Hà Nội, dự án đã được chính phủ nhiệm kỳ trước cấp phép.

Tuyên bố về vụ đại án Việt Á

27-1-2022

I. Tóm tắt vụ việc

Nỗi niềm tâm tư…

Mạc Văn Trang

18-11-2019

Tối 17/11 vào lúc hơn 20h, trên VTV1 có Chương trình “Thay lời tri ân 2019”. Vốn là một cựu giáo chức, tôi cũng quan tâm xem Nhà đài có món gì hay…

Nobel Hòa bình cho…

Lò Văn Củi

1-5-2018

Ông Hai Xích lô đề nghị:

– Bữa nay là ngày Quốc tế Lao động, ta nói chuyện… thế giới chơi hén bà con cô bác.

Bà con cô bác vui vẻ đồng tình. Anh Năm Ba gác nói:

– Lao động quanh năm suốt tháng, làm dân đen cực khổ đổ mồ hôi sôi nước mắt, nghe tới lao động ngán tới cần cổ rồi ông Hai, nói chuyện thế giới thôi đi.

Đảng vận

Nguyễn Đình Cống

26-2-2022

Đảng vận dùng theo nghĩa là vận động Đảng làm việc gì đó. Đảng có ‘Dân vận’ thì dân có ‘Đảng vận’. Đứng đầu Ban Dân vận của Đảng trước đây là các ông như Xuân Thủy, Vũ Oanh, Nguyễn Văn Linh, Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Minh Triết v.v… nhưng gần đây toàn là các bà như Tòng Thị Phóng, Hà Thị Khiết, Trương Thị Mai, Bùi Thị Minh Hoài.

Ai “tự đập nồi cơm”?

Kông Kông

26-11-2019

Năm tháng trước, giới trẻ Hồng Kông bắt đầu xuống đường phản đối Dự luật dẫn độ, cảnh sát và người biểu tình đều thể hiện nếp sống văn minh chuẩn mực. Cảnh sát giữ trật tự. Tôn trọng quyền bày tỏ chính kiến của người dân. Đường phố được lực lượng biểu tình dọn sạch sẽ ngay sau đó. Rất nhiều hình ảnh đẹp được ghi nhận và ca ngợi.

Cuộc xâm lược Biển Đông không diễn ra ở Biển Đông

Phạm Đình Trọng

7-5-2018

Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch HĐQT tập đoàn FLC (người chỉ tay). Ảnh: internet

NHƯ LÊ CHIÊU THỐNG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA QUÂN MÃN THANH VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM THẾ KỈ 18, NHỮNG NĂM THÁNG NÀY Ý THỨC HỆ CỘNG SẢN ĐANG DẪN ĐƯỜNG ĐƯA TÀU CỘNG THAM TÀN VÀO XÂM LƯỢC VIỆT NAM

Tàu Cộng đã cướp biển Đông của tổ tiên ta trên công luận thế giới bằng hình vẽ lưỡi bò, lưỡi chó sói liếm cả biển Đông trên bản đồ Đại Hán.

Lãnh đạo Việt Nam từ bỏ than đá

Mongabay

Tác giả: David Brown

Song Phan, chuyển ngữ

15-3-2022

Hè năm ngoái, cơ quan năng lượng Việt Nam tìm cách phớt lờ các chỉ đạo của cấp cao nhất trong việc đưa đất nước thoát khỏi sự phụ thuộc ngày càng tăng vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác. Tất nhiên, vì quyền lợi và kiểm soát các ngân khoản lớn sẽ bị đe dọa.

Chính phủ Việt Nam đứng đằng sau vụ tin tặc xâm nhập mạng máy tính BMW?

Hiếu Bá Linh, dịch

6-12-2019

Hôm nay, ngày 6/12/2019, đài ARD, đài truyền hình lớn nhất nước Đức, đưa tin với tựa đề “Ngành công nghiệp ô tô Đức trong tầm ngắm – Công ty BMW bị tin tặc do thám“. Sau đây là bản dịch:

Độc tài mà muốn tìm kiếm nhân tài?

Trung Nguyễn

14-5-2018

Sau 88 năm kể từ năm 1930, đảng cộng sản Việt Nam vẫn loay hoay tranh luận không biết làm sao để tìm ra người tài đức để đưa lên lãnh đạo đảng cộng sản cũng như lãnh đạo quốc gia. Sự bế tắc này của người cộng sản là một chỉ dấu rất rõ là trước sau gì đảng cộng sản cũng sẽ sụp đổ với tư cách là đảng cai trị độc quyền ở Việt Nam.

Bàn thêm về hai bài báo

Nguyễn Đình Cống

7-4-2022

Sáng ngày 7 tháng 4, đọc được hai bài báo, có những ý hay, tôi rất muốn bàn thêm cho rộng đường dư luận. Đó là bài của tác giả Trân Văn, đăng trên VOA: “Quy hoạch nhân sự – chính phạm của mọi scandal” và bài của GS Tương Lai “Sự thật lịch sử bị đánh tráo có còn là lịch sử nữa không”.

Tiếng Việt và chữ Việt với vận mệnh Dân tộc (Phần cuối)

Hà Sĩ Phu

16-12-2109

Tiếp theo phần 1

3/ Chuyện nhỏ mới về Menras Hồ Cương Quyết, cũng hơi buồn một chút, nhưng mang đầy thông điệp hữu ích

Cái tên kép André Menras – Hồ Cương Quyết đã đại diện cho tấm lòng và lập trường rất Quốc tế Vô sản của người đảng viên hai quốc tịch Pháp-Việt. Nhưng ông Tây họ Hồ này “cương quyết” đến mức còn mang tính Việt Nam hơn nhiều người VN chính gốc, và CS hơn rất nhiều người CS.

Học trò vĩ đại

Lò Văn Củi

19-5-2018

Cô Tám Ve chai bữa nay dám nghỉ xả hơi cả ngày, chuyện chưa thấy bao giờ, vận đồ bảnh tỏn tới quán cô Tư Sồn, cô nói ngắn gọn nhưng dõng dạc:

– Bữa nay tui bao hết bà con cô bác.

Ông Hai Xích lô giãy nảy:

– Sao được Tám, phận nghèo với nhau ai cũng tỏ, sao để Tám lo hết được? Ông Hai cười hihi: Vả lại, làm thân nam nhi trai tráng ai lại để vậy được?

Hưởng ứng cùng ông Nguyễn Đình Bin

Nguyễn Đình Cống

1-5-2022

Ông nguyễn Đình Bin, sinh năm 1944, cựu Ủy viên BCH trung ương Đảng, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 30-4-2022, ông Bin công bố bài “Hàn gắn vết thương huynh đệ tương tàn vẫn còn rỉ máu!”. Trong bài, ông kêu gọi lãnh đạo ĐCSVN thức tỉnh, sửa sai, kêu gọi con Lạc cháu Hồng xóa hận thù, dừng lại những trang sử đau buồn của quá khứ để thực hiện Hòa giải, Hòa hợp, Đại đoàn kết dân tộc.

Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 3)

Hồng Hà

24-12-2019

Tiếp theo kỳ 1kỳ 2

Tái cử Bộ Chính trị, chiếm được ghế Trưởng ban Tổ chức Trung ương, quyền hạn của Tô Huy Rứa cực kỳ lớn:

Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp với Kim Jong-un

Thạch Đạt Lang

24-5-2018

Tin mới nhất từ tòa Bạch Ốc cho biết, ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, đã quyết định hủy bỏ cuộc gặp lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un. Trong một bức thư gửi lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, được Tòa Bạch Ốc phổ biến sáng 24/5/2018, Tổng thống Donald Trump viết như sau:

Đừng dùng chữ “nó” như Phạm Minh Chính

Trịnh Bình An

21-5-2022

Ngày 13 tháng 5 năm 2022, một clip video bỗng chốc trở nên “vai-rô” trên khắp các mạng xã hội. “Rõ ràng, sòng phẳng! Mẹ nó! Sợ gì!“. Phát biểu đầy “khí thế” của ông Phạm Minh Chính – thủ tướng nhà nước Việt Nam Cộng Sản trước cuộc gặp gỡ Ngoại Trưởng Antony Blinken – được phát ra từ trang YouTube của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.

Là dấu chấm than (!)

Kông Kông

5-1-2020

Lão Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh qua đời đang được ca ngợi hết lòng. Và diễn biến trong lễ tang cũng được ghi nhận là “hợp lòng dân”! Do đó câu nói “cái quan định luận” với Cụ Vĩnh coi như thật trọn vẹn. Người được kính trọng như vậy xưa nay hiếm. Và vô cùng hiếm với người đương thời dám phê phán đảng cộng sản VN!

Đất nước bảo kê

Lò Văn Củi

31-5-2018

Chú Tám Thinh thốt ra lời mà nghèn nghẹn:

– Trời quơi là Trời! hông thể tưởng tượng được, quỷ thần… cũng hổng tưởng tượng ra nổi chứ nói chi là người, bảo kê… bảo kê, nó đã về tới cánh đồng.

Tâm hồn cao đẹp

Mạc Văn Trang

28-6-2022

Yêu nước, hy sinh chống ngoại xâm thì thấy ở nhiều dân tộc và trải nghiệm biết bao cảm xúc ở Việt Nam mình. Nhưng cách mà người Ukraine phản ứng trước cuộc xâm lăng ào ạt, vô cùng tàn bạo, khủng khiếp của quân Nga từ ngày 24/2/2022, có một cái gì đó thật đặc biệt. Cái trạng thái tâm lý xã hội Ukraine đặc biệt ấy hẳn là đề tài vô cùng lớn cho các nhà nghiên cứu Tâm lý- xã hội, Văn học, Nghệ thuật, sử học …Ở đây tôi chỉ xin nêu mấy cảm nhận ban sơ từ quan sát những tấm hình thấy được.