Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tướng bốn không Nguyễn Chí Vịnh cũng chỉ là cái loa của Tuyên giáo

Phạm Đình Trọng

6-3-2022

Tàu cộng hung hăng gây hấn và âm thầm, dai dẳng gặm nhấm đất đai biên cương, quyết liệt cướp biển đảo Việt Nam, kéo hạm đội lớn, hạm hội nhỏ liên tiếp tập trận trên biển Việt Nam, mưu đồ thôn tính Việt Nam ngày càng trắng trợn không cần giấu giếm nhưng tướng Thứ trưởng bộ Quốc phòng phụ trách đối ngoại Nguyễn Chí Vịnh cứ cao giọng trong các buổi họp báo khẳng định lập trường của quân đội Nhân Dân Việt Nam là kiên trì theo đuổi chính sách, hết ba không, trói tay quân đội ba vòng, lại bốn không, trói quân đội thêm vòng nữa tới bốn vòng cho đúng tinh thần giao kèo Thành Đô tháng chín, 1990, làm vừa ý, đẹp lòng nơi được coi là chỗ dựa, là thành trì của nhúm nước xã hội chủ nghĩa còn ngoi ngóp sống sót.

Lịch Sử Việt Nam Thời Tự Chủ (Phần 15)

Hồ Bạch Thảo

14-11-2019

Tiếp theo phần 1phần 2phần 3phần 4phần 5phần 6 —  phần 7 —  phần 8 —  phần 9 —  phần 10 —  phần 11phần 12 — phần 13phần 14

15. Nùng Trí Cao đánh Tống: [1052-1053]

Đinh Bộ Lĩnh của thời @

Nguyễn Tiến Dân

12-5-2018

1- Thời Bắc thuộc, Việt Nam mình chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ Trung Quốc. Điều hay – lẽ phải, thói hư – tật xấu, mẫu quốc có gì, nước Nam mình, cũng có y chang thứ đó. Nặng – nhẹ, tùy trình độ dân trí của mỗi con người – mỗi dòng tộc và mỗi triều đại. Riêng cái khoản đấu đá để giành ăn, là giống nhau như hai giọt nước. Thổ hào và quan lại, tùy thế lực, ai cũng muốn bành trướng ảnh hưởng của mình. Anh em, không xét – thân thích, chẳng từ.

Tại sao Bắc Kinh cấm phim đam mỹ?

Trịnh Bình An

31-3-2022

Đầu tháng Giêng 2022, nhà cầm quyền Hoa Lục đã ra lệnh chính thức cấm chiếu các phim thể loại “đam mỹ“.

Bảo thủ đại thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Vương quốc Anh

Vũ Ngọc Yên

13-12-2019

Ngày 12/12, hơn 45 triệu cử tri Vương quốc Anh đi bỏ phiếu bầu Quốc hội trước thời hạn. Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh đất nước bị phân hoá trầm trọng vì các chính đảng trong Quốc hội không tìm được sự đồng thuận cho kế hoạch Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Vụ dâm ô ở Vũng Tàu: Kháng nghị hủy án, tạm đình chỉ chủ tọa

LTS: Sau phiên xử phúc thẩm vụ án dâm ô trẻ em của bị cáo Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi, là cán bộ ngành ngân hàng và là đảng viên nhiều tuổi đảng, nên được giảm án từ 3 năm tù giam, xuống còn 18 tháng tù treo, Hội đồng xét xử đã nhận được quá nhiều “gạch, đá” từ cư dân mạng.

Macron tái đắc cử trong cuộc bầu Tổng thống 2022 ở Pháp

Vũ Ngọc Yên

26-4-2022

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tái đắc cử nhiệm kỳ 2. Nguồn: WSJ

Gần 48,7 triệu cử tri Pháp được kêu gọi đi bỏ phiếu vòng 2 vào Chủ Nhật 24-4-2022 để bầu ra người lãnh đạo đất nước trong 5 năm tới. Theo kết quả chính thức của cuộc bầu cử, Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron, 44 tuổi của Đảng Cộng hoà Tiến lên (La Republik en Marche-LREM) đã tái đắc cử với 58,55% (18.779.641 phiếu bầu) trong khi ứng cử viên cánh hữu đối nghịch Marine Le Pen, 53 tuổi, Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National-RN) nhận được 41,45% (13.297.760 phiếu bầu).

Trong cuộc bầu lần này, Macron đã nhận được số phiếu bầu ít hơn so với cuộc bầu cử Tổng thống cách đây 5 năm (66,1%). Le Pen nhận được nhiều phiếu bầu hơn, nhưng không đủ để vượt qua Macron. Tỷ lệ cử tri không đi bầu khoảng 28%, chiếm gần một phần ba tổng số cử tri đã không bỏ phiếu vì họ không thể xác định được sự chọn lựa giữa Marine Le Pen và Emmanuel Macron. Ngoài ra còn có 8% bỏ phiếu trắng “vote blanc“ để phản đối.

Trước ngày bầu cử, nhiều đảng phái và tổ chức kêu gọi ngăn cản chiến thắng của Le Pen và bỏ phiếu cho Macron trong vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Nhiều cử tri đã hành xử theo lời kêu gọi – ngay cả khi họ thật sự không hài lòng với các chính sách của Macron.Không chỉ vì thái độ chống châu Âu của Le Pen, cuộc bầu cử cũng được quốc tế quan sát một cách đầy lo ngại, đặc biệt tại Brussels và Berlin. Một số chính trị gia hàng đầu của châu Âu đã gián tiếp kêu gọi bầu Macron. Trong một bài viết đăng trên báo Le Monde, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và những người đồng cấp từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Pedro Sánchez và António Costa đã ngầm kêu gọi công dân Pháp bỏ phiếu cho Emmanuel Macron: “Các công dân Pháp đang phải đối mặt với một sự lựa chọn quan trọng – cho nước Pháp và cho mỗi người trong chúng ta ở châu Âu. Đây là sự lựa chọn giữa một ứng cử viên dân chủ, người biết rằng sức mạnh của Pháp đang tăng lên trong một Liên minh châu Âu độc lập và hùng mạnh. Và một ứng cử viên cực hữu công khai thể hiện tình liên kết với những kẻ đang tấn công tự do và dân chủ của chúng ta“.

Phản ứng sau kết quả bầu cử

Cuộc bầu cử được công luận nhận xét không chỉ là một cuộc bỏ phiếu định mệnh cho EU, mà còn quyết định về phương hướng chính trị cho cả Pháp. Cử tri Pháp cũng sẽ phải chọn lựa giữa hai mô hình xã hội và hai đề xuất chính trị rất tương phản.

Nếu ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen trở thành tổng thống, không chỉ Pháp sẽ là một quốc gia khác, mà châu Âu cũng sẽ là một lục địa khác. Le Pen muốn lợi ích quốc gia hơn lợi ích của châu Âu và Pháp rời khỏi cơ cấu chỉ huy quân sự của NATO. Le Pen muốn đàm phán lại các hiệp ước châu Âu và bảo vệ lợi ích của Pháp trước các hiệp ước châu Âu. Le Pen muốn đặt luật quốc gia lên trên luật châu Âu, đàm phán lại khu vực giao lưu tự do Schengen và chấm dứt tất cả các dự án vũ trang với Đức.

Về nội chính, Le Pen hướng tới chính sách cứng rắn chống người nhập cư và hạn chế phúc lợi xã hội dành cho người nước ngoài. Le Pen hứa với cử tri của mình, rằng sẽ giảm thuế giá trị gia tăng VAT đối với điện, khí đốt và dầu sưởi từ 20% xuống 5,5%.

Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron, chủ trương đấu tranh cho dự án châu Âu tự chủ, độc lập thông qua tăng cường đối tác Pháp – Đức để thúc đẩy dự án này tiến lên. Macron muốn định vị lục địa châu Âu như một cường quốc địa chính trị so với Mỹ và Trung Quốc. Về nội chính Macron muốn sẽ thực hiện nhiều cải cách, tăng tuổi hưu từ 62 lên 65 và coi việc bảo vệ môi trường là mối ưu tiên đối với một chính phủ tương lai.

Với sự thắng cử, Macron đã cứu nước Pháp và châu Âu tránh được một trận động đất chính trị.

Charles Michel, Chủ tịch Hội đồng Liên minh Âu châu (EU) cảm thấy nhẹ nhõm về việc Macron tái đắc cử khi viết trên Twitter “Chúng tôi có thể trông đợi vào Pháp trong 5 năm nữa. Trong thời điểm hỗn loạn này, chúng ta cần một châu Âu mạnh mẽ và một nước Pháp can dự hoàn toàn cho một Liên minh châu Âu có chủ quyền và chiến lược hơn“. Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban EU cũng chúc mừng Macron tái đắc cử: “Tôi rất vui khi có thể tiếp tục sự hợp tác tốt đẹp của chúng ta và cùng nhau, chúng ta sẽ thúc đây phát triển Pháp và châu Âu“.

Trong bài phát biểu mừng thắng cử đọc trước những người ủng hộ tụ tập trong công viên Champ-de-Mars gần tháp Eiffel, Macron nói: “Những năm tới chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng sẽ trở nên lịch sử và chúng ta cùng nhau viết những trang sử này cho các thế hệ mới. Cử tri đã quyết định cho một dự án nhân bn, cộng hoà, xã hội và sinh thái dựa trên lao động và sáng tạo. Một dự án nhằm giải phóng sức mạnh học thuật, văn hóa và kinh doanh của chúng ta. Chúng ta phải đề ra yêu cầu cao và nhiều ước vọng. Chúng ta có quá nhiều việc phải làm và cuộc chiến ở Ukraine hiện nay nhắc nhở rằng chúng ta đang ở trong thời kỳ bi thảm mà Pháp phải tìm con đường cho chính mình“.

Macron hứa sẽ không bỏ rơi bất kỳ ai phía sau: “Chúng ta cũng phải nhân từ và tôn trọng lẫn nhau bởi vì đất nước của chúng ta đang chìm sâu trong sự nghi ngờ và chia rẽ. Chúng ta phải mạnh mẽ lên“. Macron nói sẽ lưu tâm giải quyết những bất bình của các cử tri bỏ phiếu cho đối thủ của ông, cũng như của nhnữg người không đi bầu.

Phản ứng ban đầu về kết quả bầu cử, Le Pen đã tỏ ra gay gắt khi phát biểu trước những người ủng hộ: “Cuộc đấu tranh vẫn chưa kết thúc. Vì bây giờ  cuộc vận động bầu cử quốc hội mới bắt đầu. Tập hợp Quốc gia mở cửa chào đón tất cả những những ai muốn đoàn kết chống lại Macron“. Theo bà, kết quả bầu cử đã minh chứng cho “một sự bất tín nhiệm lớn của nhân dân Pháp đối với những người nắm quyền ở Pháp và châu Âu“. Le Pen hứa sẽ không kết thúc sự nghiệp chính trị của mình: “Tôi sẽ tiếp tục dấn thân cho nước Pháp và người Pháp bằng nghị lực, lòng kiên nhẫn và tình cảm mà mọi người biết từ tôi“.

Về kết quả cục bầu cử, ứng cử viên Tổng thống cánh tả Jean-Luc Mélenchon nói: “Le Pen và Macron thậm chí không đại diện cho một phần ba số cử tri đã đăng ký”. Tuy nhiên, Mélenchon mô tả, thất bại của Le Pen là “tin rất tốt cho sự đoàn kết của nhân dân“.

Mélenchon muốn trở thành thủ tướng trong cuộc bầu cử Quốc hội dự kiến vào tháng Sáu năm nay. Ông kêu gọi cử tri không bầu Macron “chọn một con đường khác“, hãy bỏ phiếu cho các ứng viên phe tả. Bản thân ông sẽ sẵn sàng thách thức Macron với tư cách là người đứng đầu một chính phủ đối lập.

Những thách thức cho MacronEmmanuel Macron hiện phải tìm cách thống nhất đất nước này, vốn đang bị phân hoá một cách kỳ lạ sau 5 năm kể từ chiến thắng của ông vào tháng 5/2017. Nó được chia thành ba khối chính trị, trong đó, bên cạnh đảng cầm quyền Tập hợp Cộng hoà tiến lên LREM trung tâm, còn có hai đảng ở rìa trái và phải – cánh hữu Tập hợp Quốc gia (RN) của Marine Le Pen và chính đảng Nước Pháp bất khuất (La France insoumise – LFI) của Jean-Luc Melenchon.

Còn có một khối thứ tư bao gồm 28% cử tri đã không đi bầu và 9% cử tri bỏ phiếu trắng “vote blanc”, một lá phiếu đã cố tình làm vô hiệu. Về mặt số lượng và so với kết quả của cuộc bỏ phiếu vòng một thì khối này sẽ là đảng mạnh nhất của Pháp, của những người không còn tin vào sự cạnh tranh dân chủ.

Macron, Tổng thống mới cũng là người đương nhiệm đã ý thức được đa số người dân vẫn còn bất mãn với đường lối cầm quyền của ông trong nhiệm kỳ qua. Ông hứa vào buổi tối kết thúc ngày bầu cử: “Kể từ hôm nay, tôi sẽ không còn là ứng cử viên của một phe nữa mà là ứng cử viên của tất cả người Pháp”.

Muốn trở thành Tổng thống của toàn thể nhân dân Pháp, cho đến nay điều này thật không đơn giản đối với Macron. Ông vốn bị nhiều cử tri nhận xét là Tổng thống của giới giàu, đại gia và thượng lưu tư sản – Những người không phải lo sợ về cuộc sống như tầng lớp lao động.

Macron đã công bố một cách thức quản lý mới để lôi kéo người dân tham gia nhiều hơn vào các dự án và kế hoạch cải cách trong các lãnh vực giáo dục, y tế. Ông hứa sẽ cải cách hệ thống chính trị và áp dụng luật bầu cử theo tỷ lệ. Để phong phú bối cảnh chính trị, Macron có thể bổ nhiệm một thủ tướng và các thành viên trong nội các đến từ một chính đảng khác. Công luận phỏng đoán, Macron sẽ phải làm điều gì đó để bù đắp công bằng cho 42% cử tri cánh tả LFI của Mélenchon, đã  dồn phiếu cho Macron ở vòng chung kết.

Macron đã mê hoặc nhân dân 5 năm trước với lời hứa thay đổi chính trị, giờ phải chứng minh cho người Pháp rằng ông hiểu lá phiếu của họ và quyết tâm thực hiện  một cách nghiêm túc. Đây là nhiệm kỳ cuối cùng của Macron theo quy định của Hiến pháp. Nhưng nhiệm kỳ này sẽ quyết định, liệu Macron có thể phục hồi sự đoàn kết và phục hưng nước Pháp được không? Hay liệu Macron có phải là người mở đường cho những người theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu lên nắm quyền trong 5 năm tới?

Macron có thể trở thành một Tổng thống sẽ làm nên lịch sử. Điều mà Macron mơ ước. Trong bài phát biểu ngắn của mình, để cám ơn cử tri, ông nói về một dự án cộng hòa, xã hội và hứa hẹn sự tiến bộ cho giới trẻ Pháp: “Những năm tới chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng chúng sẽ mang tính lịch sử và chúng ta cùng nhau viết chúng cho các thế hệ mới“.

Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 2)

Hồng Hà

24-12-2019

Tiếp theo kỳ 1

Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.

Đào Tấn Bằng – Kẻ du côn ngồi ghế Chánh Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng! (Phần 2)

Lê Hồng Hà

23-5-2018

Tiếp theo phần 1

Đào Tấn Bằng về làm Bí thư quận Ngũ Hành Sơn được 5 tháng, thì ngày 1/8/2014 Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay, Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quyết định số 1281-QĐNS/TW về việc chỉ định Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2010 – 2015. 

Dân trông chờ Thủ tướng

Nguyễn Đình Cống

14-5-2022

Từ lúc ông Phạm Minh Chính làm Thủ tướng, một số người tỏ ý nghi ngờ, nhưng qua một số việc làm và lời nói công khai, ông đã tạo được một niềm tin nào đó. Tuy vậy, để làm được những việc tốt cho dân, cho nước, ông còn phải vượt qua nhiều trở lực do một số người lãnh đạo bảo thủ ngăn trở. Dân thông cảm với ông về tình huống này.

Bài đọc trong lễ Tưởng Niệm Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

Tương Lai

2-1-2020

Ban thờ Tưởng niệm Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh. Nguồn: Tác giả gửi tới TD

Kính thưa các bác, thưa các anh chị,

Đúng hôm nay, 2.1.2020  Hà Nội tiến hành Lễ tang Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà Cách mạng Lão thành 104 tuổi đời, gần 80 tuổi Đảng, chúng ta ở đây tiến hành Lễ Tưởng Niệm vị Lão tướng với niềm xúc động chân thành tưởng nhớ một chiến sĩ cách mạng đã cống hiến trọn đời mình cho lý tưởng cao cả “làm cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước, non sông quy vào một mối, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân”. Cống hiến trọn vẹn cho lý tưởng đó, Cụ vừa ung dung bước vào cõi vĩnh hằng.

Đảng viên CSVN cần học bài học từ Bắc Hàn

Kông Kông

29-5-2018

Chủ tịch Kim Jong Un là lãnh đạo độc tài, nổi tiếng về giết thuộc cấp kể cả ám sát người thân ở nước ngoài, sẽ có hội nghị thượng đỉnh với Tổng Thống Donald Trump, người đã và đang phá bỏ tất cả mọi khuôn mẫu của người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ. Cuộc họp ngày 12/6/2018 tại Singapore nhiều phần sẽ diễn ra đúng như đã ấn định cho dù đang có nhiều biến cố dồn dập.

Những gương mặt “tinh hoa” và sự bảo kê của đảng

Nông Văn Tiềm

15-6-2022

Từ xưa, các triều đại phong kiến ở Việt Nam đã xem nạn tham ô, tham nhũng là nguyên nhân gây tổn hại tiềm lực của quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến sự thịnh suy vận nước.

Vũ “nhôm”, Trần Văn Minh và đồng bọn đang diễn hài trong phiên tòa? (Phần 3)

Hoàng Mai

10-1-2020

Tiếp theo phần 1phần 2

Quay trở lại nhóm thứ 3, nhóm gồm Vũ “nhôm”, em vợ Nguyễn Quang Thành và Phan Minh Cương. Trong đó, Phan Minh Cương là người được Vũ “nhôm” tin dùng nhất.

Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà! (Phần 2)

Lê Hồng Hà

3-6-2018

Tiếp theo phần 1

Sau khi dư luận rộ lên tin đồn Bắc Hà đã “xộ khám”, cơ quan điều tra BCA đã bác bỏ tin đồn.

Ngày 26/10/2017, Cơ quan điều tra đã có kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với cán bộ BIDV, liên quan vụ án Phạm Công Danh, cơ quan điều tra cho rằng, một số cá nhân và cán bộ của BIDV tuy có các sai phạm, nhưng kết quả giám định về thiệt hại không xảy ra tại BIDV. Hơn nữa, chưa đủ căn cứ xác định những người trên có vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào cho thấy những người liên quan này biết các công ty vay vốn tại BIDV là do Danh thành lập, điều hành… Vậy là Trần Bắc Hà thoát.

Ngành y khủng hoảng trầm trọng

Mạc Văn Trang

23-7-2022

Ngành y tế và ngành giáo dục Việt Nam trong giai đoạn từ chế độ bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường đã gặp những khủng hoảng trầm trọng.

Cụ Lê Đình Kình bị “xử tử”?

Kông Kông

15-1-2020

Ngày 14/1/2020, Thứ trưỏng Bộ Công an, Tướng Lương Tam Quang, tường trình diễn biến xảy ra biến cố chết người tại xã Đồng Tâm rạng sáng ngày 9/1/2020. Sau đó đã có nhiều phân tích khá chi tiết nhiều mặt về nội dung đó rồi. Ở đây chỉ lưu ý thêm một điểm, mà theo tôi là cần thiết: Cụ Lê Đình Kình chết như thế nào?

Thư công dân gửi các đại biểu Quốc hội: Ba lý do chính phải hủy bỏ dự luật về đặc khu

Đào Tiến Thi

7-6-2018

Kính gửi các đại biểu Quốc hội

Kỳ họp thứ V Quốc hội khóa XIV sắp thông qua “Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” (dưới đây gọi tắt là Luật Đặc khu, viết tắt: LĐK).

Đây là điều chúng tôi hết sức bất ngờ và lo lắng. Trong thư này chỉ xin nêu khái quát ba điểm chính yếu.

“Già d*i, non hột”

Mạc Văn Trang

29-8-2022

Trong thang máy có 5-6 người, một cậu bé chừng học lớp 3, hỏi bố:

– Ba ơi “già d*i non hột” là gì? Thằng Quý nó bảo con thế…

Đôi dòng tưởng niệm cụ Lê Đình Kình: “Khí thiêng khi đã về thần”

Tương Lai

24-1-2020

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 85

Cụ Lê Đình Kình (1936-2020). Photo Courtesy

Thao thức mãi không thể nào ngủ được, ngồi dậy bật máy tính, bấm vài dòng “mênh mông thế sự” khoá lại một năm quá nhiều điều phải suy ngẫm, để rồi nghĩ xem liệu còn có thể “để gió cuốn đi” tiếp những quằn quại “thế sự mênh mông” cho năm tới. Nhưng viết gì đây?

Lo gì, cắt kẽm gai, mạng nhện thôi!

Lò Văn Củi

12-6-2018

Anh Sáu Nhặt tặc lưỡi:

– Sao kỳ vậy ta? Kỳ cục quá vậy ta?

Ông Hai Xích lô hỏi:

– Kỳ vụ gì? Vụ gì phải rõ ràng mới gãi ngứa được cho chớ.

Putin tuyên chiến với Mỹ và Âu châu qua việc sáp nhập 4 tỉnh Đông Nam Ukraine?

Vũ Ngọc Yên

1-10-2022

Hôm thứ Sáu 30/9, Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành buổi lễ sáp nhập Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhizhia, là 4 tỉnh thuộc miền đông và nam của Ukraine đã bị quân đội Nga thôn tính. Động thái này khiến cuộc chiến đã kéo dài 7 tháng bước sang một giai đoạn mới khó lường.

Đôi điều bộc bạch khi nhận “quyết định xóa tên”

Nguyễn Đăng Quang

3-2-2020

Thằng con trai 46 tuổi của tôi hồ hởi báo tin: “Nhà mình hôm nay có tin vui. Bố phải thông báo cho tất cả anh chị em nội ngoại và bạn bè thân thiết biết để mọi người mừng cho bố. Có lẽ bố phải mở tiệc chiêu đãi cả nhà để đánh dấu sự kiện này”. Nói đoạn, nó mở bì thư, trịnh trọng đọc quyết định của Quận ủy Cầu Giấy, v/v xóa tên tôi khỏi danh sách đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) “do đã vi phạm quy định chuyển sinh hoạt Đảng”.

Sài Gòn, khuya thứ Bảy 16/6/2018

Trương Minh Ẩn

16-6-2018

Cho tới gần nửa đêm thứ bảy, Sài Gòn vẫn nhộn nhịp kẻ qua người lại. Các tụ điểm vui chơi, ăn chơi vẫn sáng trưng ánh đèn, các hàng quán vẫn đông nghẹt người. Các quán nhậu, quán cà phê đông hơn. Còn đường xá thì vắng hơn các buổi cuối tuần thường lệ, bởi lúc này trùng với mùa World Cup. Các trận đá bóng thi đấu vào những giờ khá đẹp, 17h00, 20h00 và 23h00, lôi kéo được khá nhiều tín đồ túc cầu giáo ở nhà hoặc tập trung ở hàng quán. Ngoài đường vắng hơn là vậy.

Vài lời minh oan

Nguyễn Đình Cống

3-11-2022

Đó là minh oan cho các nhà khoa học, các trí thức Việt Nam khi bị trách móc, còn nói nặng hơn là bị kết án oan. Trong bài Mặt trời luôn toả sáng ở Việt Nam? (Boxitvn ngày 20/2/2022) có sự trách móc như vậy.

Tuyên bố của Diễn Đàn Việt Nam 21 về việc Nghị Viện Âu châu thông qua Hiệp định thương mại tự do EVFTA

14-2-2020

Vào ngày 12/02/2012 Nghị viện Âu châu (EP) đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại  tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữ Liên minh châu Âu (EU) và  Việt Nam.

Toàn bộ nội dung đề án thành lập đặc khu Bắc Vân Phong và Phú Quốc

21-6-2018

Tiếng Dân có nhận được hai tập tài liệu, toàn bộ nội dung đề án thành lập đơn vị Hành chính – Kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Mặc dù đây là hai đề án đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến sự an nguy của đất nước qua nhiều thế hệ và có nguy cơ mất nước như hầu hết mọi người lo ngại, thế nhưng đề án được viết rất cẩu thả, chỉ đưa ra những số liệu copy, lặp đi lặp lại, không có nội dung gì đặc biệt.

“Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả”

Tim Bartz David Böcking thực hiện

Đỗ Kim Thêm dịch

5-12-2022

Der Spiegel phỏng vấn nhà kinh tế nổi danh Nouriel Roubini về cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Nouriel Roubini tại New York: “Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó đang có”. Nguồn: Emmy Park / The Mega Agency

Sự nóng lên trên toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 “mối đe dọa nghiêm trọng” mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó.

Nouriel Roubini sinh năm 1958, là một trong những nhà kinh tế học nổi danh nhất thế giới và cũng là người bi quan cùng cực. Giáo sư hồi hưu Trường Kinh doanh Stern của Đại học New York đã dự đoán được cuộc khủng hoảng tài chính vào năm 2008, cũng như sự sụp đổ của nền kinh tế toàn cầu ngay khi bắt đầu cuộc khủng hoảng dịch Corona. Ông lớn lên ở Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Israel, Ý, và hiện là công dân Mỹ. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn.

DER SPIEGEL: Thưa Giáo sư Roubini, ông không thích biệt danh là “Tiến sĩ Doom”. Thay vào đó, ông muốn được gọi mình là “Tiến sĩ theo thuyết hiện thực”. Nhưng trong cuốn sách mới của ông, ông mô tả về  “Mười Mối Đe Dọa Nghiêm Trọng” gây nguy hiểm cho tương lai của chúng ta. Sách không quá ảm đạm hơn thế nhiều.

Roubini: Những mối đe dọa mà tôi viết là có thật, không ai có thể phủ nhận điều đó. Tôi lớn lên ở Ý vào thập niên 1960 và 1970. Hồi đó, tôi chưa bao giờ lo lắng về một cuộc chiến giữa các cường quốc hay một mùa đông hạt nhân, vì chúng ta đã đạt được tình trạng giảm căng thẳng giữa Liên Xô và phương Tây. Tôi chưa bao giờ nghe thấy những từ về biến đổi khí hậu hay đại dịch toàn cầu. Và không ai lo lắng về việc những người máy đảm nhận hầu hết các công việc.

Chúng ta có nền thương mại tự do hơn và tiến trình toàn cầu hóa, chúng ta sống trong các nền dân chủ ổn định, ngay cả khi không hoàn hảo. Tình trạng nợ rất thấp, dân số không quá già, không có nợ phải trả chưa được tài trợ từ các hệ thống hưu bổng và bảo hiểm sức khỏe. Đó là thế giới mà tôi trưởng thành. Và hiện nay, tôi phải lo lắng về tất cả những điều này, và những người khác cũng vậy.

DER SPIEGEL: Nhưng sao họ lo? Hay là ông cảm thấy rằng giống như tiếng gào trong sa mạc?

Roubini: Tôi đã có mặt trong cuộc họp của Quỹ Tiền tệ Quốc tế ở Washington. Trong một bài phát biểu ở đó, nhà sử học kinh tế Niall Ferguson đã nói rằng, chúng ta sẽ may mắn nếu gặp phải cuộc khủng hoảng kinh tế giống như trong thập niên 1970,  không có một cuộc chiến giống như trong thập niên 1940. Các cố vấn an ninh quốc gia đã lo lắng về việc khối NATO can dự trong cuộc chiến giữa Nga-Ukraine, và Iran và Israel đang va chạm. Và đúng ngay sáng nay, tôi đã đọc được tin, chính quyền Biden lo Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan sớm hơn là muộn. Thành thật mà nói, Thế chiến thứ ba đã bắt đầu có hiệu quả, chắc chắn là ở Ukraine và trong không gian mạng.

DER SPIEGEL: Các chính trị gia dường như bị choáng ngợp khi nhiều cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra cùng một lúc. Họ nên đặt ra những ưu tiên nào?

Roubini: Tất nhiên, họ phải lo cho Nga và Ukraine trước khi cho Iran và Israel hoặc Trung Quốc. Nhưng các nhà hoạch định chính sách cũng nên suy nghĩ về lạm phát và suy thoái kinh tế, tức là tình trạng vừa lạm phát vừa đình trệ. Khu vực sử dụng đồng Euro đã rơi vào tình trạng suy thoái, và tôi nghĩ nó sẽ lâu dài và khó khăn. Vương quốc Anh thậm chí còn tệ hơn. Đại dịch dường như đã được ngăn chặn, nhưng các biến thể của COVID mới có thể sớm xuất hiện. Và biến đổi khí hậu là một thảm họa dù chuyển động chậm nhưng đang tăng tốc. Đối với mỗi một mối đe dọa trong số 10 mối đe dọa mà tôi mô tả trong sách, tôi có thể cung cấp cho bạn 10 ví dụ đang xảy ra như chúng ta nói hôm nay, không phải trong tương lai xa. Bạn có muốn nghe một ví dụ về biến đổi khí hậu không?

DER SPIEGEL: Nếu ông phải làm như vậy.

Roubini: Mùa hè này, đã có những đợt hạn hán trên toàn thế giới, gồm cả ở Hoa Kỳ. Gần Las Vegas, hạn hán tệ hại đến mức mà  xác của những tên cướp từ thập niên 1950 đã nổi lên trong những hồ nước khô cằn. Ở California, hiện nay nông dân đang bán quyền sử dụng nước của họ vì nó có lợi hơn là trồng bất cứ thứ gì. Và ở Florida, bạn không thể mua bảo hiểm cho những ngôi nhà trên bờ biển nữa. Một nửa số người Mỹ cuối cùng sẽ phải chuyển đến vùng Trung Tây hoặc Canada. Đó là chuyện khoa học, không phải do suy đoán.

DER SPIEGEL: Một mối đe dọa khác mà ông mô tả là Hoa Kỳ có thể gây áp lực buộc châu Âu hạn chế mối quan hệ kinh doanh với Trung Quốc để không gây nguy hiểm cho sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên lục địa này. Chúng ta còn bao xa nữa từ kịch bản đó?

Roubini: Chuyện này đã xảy ra. Mỹ vừa thông qua các quy định mới cấm xuất khẩu chất bán dẫn sang các doanh nghiệp Trung Quốc để họ sử dụng thông minh nhân tạo hoặc điện toán lượng tử hoặc sử dụng quân sự. Người châu Âu muốn tiếp tục kinh doanh với Mỹ và Trung Quốc, nhưng điều đó sẽ không thể thực hiện được vì các vấn đề an ninh quốc gia. Thương mại, tài chính, công nghệ, internet: mọi thứ sẽ chia làm hai.

DER SPIEGEL: Tại Đức, hiện nay đang có một cuộc tranh luận về việc liệu các phần của hải cảng Hamburg có nên bán cho Cosco, một doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc không. Lời khuyên của ông sẽ là gì?

Roubini: Bạn phải suy nghĩ về mục đích của một thỏa thuận như vậy là gì. Đức đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi dựa vào năng lượng của Nga. Tất nhiên, Trung Quốc sẽ không sử dụng các cảng của Đức về mặt quân sự, như họ có thể làm như vậy ở châu Á và châu Phi. Nhưng lập luận kinh tế duy nhất cho loại thỏa thuận này là chúng ta có thể phản công lại một khi các nhà máy châu Âu bị tịch thu ở Trung Quốc. Nếu không, đó không phải là một ý tưởng quá thông minh.

DER SPIEGEL: Ông cảnh báo rằng, Nga và Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một giải pháp thay thế cho đồng đô la và hệ thống SWIFT. Nhưng cho đến nay, hai nước này đã thất bại.

Roubini: Đó không chỉ về hệ thống thanh toán. Trung Quốc đang đi khắp thế giới để bán các công nghệ loại 5G được trợ cấp mà nó có thể được sử dụng cho mục tiêu gián điệp. Tôi đã hỏi vị tổng thống của một quốc gia châu Phi là tại sao ông nhận được công nghệ 5G từ Trung Quốc mà không phải từ phương Tây. Ông ta nói với tôi, chúng tôi là một quốc gia nhỏ, vì vậy dù sao cũng sẽ có người theo dõi. Rồi thì tôi cũng có thể chọn công nghệ của Trung Quốc, vì nó rẻ hơn. Trung Quốc đang phát triển về sức mạnh kinh tế, tài chính và thương mại ở nhiều nơi trên thế giới.

DER SPIEGEL: Nhưng liệu đồng nhân dân tệ của Trung Quốc có thực sự thay thế đồng đô la về lâu dài?

Roubini: Việc này sẽ mất thời gian, nhưng người Hoa rất giỏi trong suy nghĩ về lâu dài. Họ đã đề nghị với Ả Rập Xê Út rằng, họ định giá và tính chi phí cho số dầu bán ra bằng đồng nhân dân tệ. Và họ có hệ thống thanh toán tinh vi hơn bất kỳ ai khác trên thế giới. Alipay và WeChat pay được một tỷ người Trung Quốc sử dụng mỗi ngày cho hàng tỷ các giao dịch. Tại Paris, bạn đã có thể mua sắm tại cửa hàng Louis Vuitton và thanh toán bằng WeChat.

DER SPIEGEL: Vào thập niên 1970, chúng ta cũng đã có một cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm phát cao và tăng trưởng trì trệ, được gọi là tình trạng vừa lạm phát và vừa đình trệ. Hiện nay, liệu chúng ta có đang trải nghiệm điều gì đó tương tự như vậy không?

Roubini: Hiện nay còn tệ hơn. Hồi đó, chúng ta không có nhiều nợ công và tư như chúng ta có ngày nay. Hiện nay, nếu các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để chống lạm phát, nó sẽ dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp thoi thóp, (hoạt động cầm chừng chỉ đủ để trả lãi, không trả được nợ chính: ND), các ngân hàng hoạt động trong bóng tối và các tổ chức chính phủ. Bên cạnh đó, ngày nay, cuộc khủng hoảng dầu mỏ gây ra một vài cú sốc địa chính trị còn nhiều hơn. Và chỉ cần tưởng tượng ra tác động của cuộc tấn công Đài Loan của Trung Quốc, nơi sản xuất 50% tổng số chất bán dẫn trên thế giới và 80% các chất bán dẫn cao cấp. Đó sẽ là một cú sốc toàn cầu. Chúng ta phụ thuộc nhiều vào chất bán dẫn ngày nay hơn là dầu.

DER SPIEGEL: Ông chỉ trích gay gắt các ngân hàng trung ương và chính sách tiền tệ lỏng lẻo của họ. Có ngân hàng trung ương nào làm đúng trong lúc này không?

Roubini: Dù sao thì họ cũng bị chê trách. Hoặc là họ chống lạm phát với chính sách lãi suất cao và gây ra một cuộc hạ cánh đầy khó khăn cho nền kinh tế thực và các thị trường tài chính. Hoặc là họ mềm dẻo và thông qua, không tăng lãi suất và giữ cho tình trạng lạm phát tiếp tục tăng. Tôi nghĩ Ngân hàng Trung ương Mỹ và châu Âu sẽ nhắm mắt thông qua, như Ngân hàng Trung ương Anh đã làm.

DER SPIEGEL: Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao cũng có thể hữu ích vì chúng chỉ đơn giản là thổi phồng nợ đi mất.

Roubini: Vâng, nhưng họ cũng làm cho khoản nợ mới đắt hơn. Bởi vì khi lạm phát tăng, những người cho vay tính lãi suất cao hơn. Một ví dụ: Nếu lạm phát tăng từ 2 đến 6%, thì lãi suất trái phiếu của chính phủ Mỹ sẽ phải tăng từ 4 đến 8% để tiếp tục mang lại các doanh lợi tương tự; và chi phí vay tư nhân cho mục tiêu thế chấp và kinh doanh sẽ còn cao hơn nữa. Điều này làm cho nó đắt hơn nhiều đối với nhiều doanh nghiệp, bởi vì doanh nghiệp phải đưa ra mức lãi suất cao hơn nhiều so với trái phiếu của chính phủ, vì nó được coi là an toàn. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều nợ đến nỗi một cái gì đó giống như có thể dẫn đến một sự sụp đổ hoàn toàn về kinh tế, tài chính và tiền tệ. Và chúng ta thậm chí không nói về siêu lạm phát như thời Cộng hòa Weimar, chỉ là tình trạng lạm phát một con số.

DER SPIEGEL: Rủi ro quan trọng nhất mà ông mô tả trong sách là biến đổi khí hậu. Không phải việc nợ ngày càng tăng là  thứ yếu khi nhìn về hậu quả có thể xảy ra của thảm họa khí hậu sao?

Roubini: Chúng ta phải lo lắng về mọi thứ cùng một lúc, vì tất cả những mối đe dọa lớn này được kết nối nhau. Một ví dụ: Hiện tại, không có cách nào để giảm đáng kể số lượng khí thải CO2 mà không làm thu hẹp nền kinh tế. Và mặc dù năm 2020 là cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong 60 năm qua, nhưng số lượng khí thải phát ra với hiệu ứng nhà kính chỉ giảm 9%. Nhưng nếu không có sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, chúng ta sẽ không thể giải quyết vấn đề nợ. Vì vậy, chúng ta phải tìm cách phát triển mà không có chuyện khí thải.

DER SPIEGEL: Với tất cả những cuộc khủng hoảng song song này, làm thế nào để ông đánh giá các cơ hội của nền dân chủ sống sót để chống lại các hệ thống độc đoán như Trung Quốc hay Nga?

Roubini: Tôi rất lo lắng. Các nền dân chủ rất mong manh khi có những cú sốc lớn. Luôn luôn có một số người táo bạo nói ”Tôi sẽ cứu đất nước” và người đổ lỗi mọi thứ cho người nước ngoài. Đó chính xác là những gì mà Putin đã làm với Ukraine. Tổng thống Erdogan có thể làm điều tương tự với Hy Lạp vào năm tới và cố gắng tạo ra một cuộc khủng hoảng vì nếu không ông có thể thua trong cuộc bầu cử. Nếu Donald Trump tái tranh cử và thua cuộc, ông ta có thể công khai kêu gọi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng lần này gây bạo loạn tại Điện Capitol. Chúng ta có thể thấy bạo lực và một cuộc nội chiến thực sự ở Mỹ. Hiện nay, ở Đức, mọi thứ có vẻ tương đối tốt. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu về mặt kinh tế, mọi thứ trở nên tồi tệ và mọi người bỏ phiếu nhiều hơn cho phe đối lập theo cánh hữu?

DER SPIEGEL: Ông được biết đến không chỉ với tư cách là nhà tiên tri tai ương, mà còn cho các tiệc tùng. Ông vẫn còn cảm thấy muốn có tiệc tùng trong lúc này?

Roubini: Tôi luôn tổ chức các sự kiện về nghệ thuật, văn hóa và giới thiệu sách, không chỉ là các sự kiện xã hội. Và trong thời kỳ đại dịch, tôi đã khám phá lại nguồn gốc Do Thái của mình. Hôm nay, tôi thích mời 20 người đến một bữa tiệc tối Shabbat với một buổi lễ tốt đẹp và  có nhạc sống. Hoặc chúng tôi làm một sự kiện buổi tối mà tôi hỏi một câu hỏi nghiêm túc và mọi người phải trả lời, những cuộc trò chuyện sâu sắc về cuộc sống và thế giới nói chung, không phải là tán gẫu. Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống, nhưng cũng nên làm một chút gì để cứu thế giới.

DER SPIEGEL: Ý ông muốn nói gì?

Roubini: Tất cả lượng khí thải carbon của chúng ta đều quá lớn. Một phần đáng kể của tất cả các lượng khí thải với hiệu ứng nhà kính chỉ đến từ chăn nuôi. Đó là lý do tại sao tôi trở thành một người từ bỏ thịt, bao gồm cả thịt gà.

DER SPIEGEL: Ông từng nổi tiếng vì đã đi bộ trên đường trong thời gian ba phần tư một năm.

Roubini: Tôi vẫn đi liên tục. Nhưng tôi sẽ nói với bạn một điều: Tôi yêu New York. Trong thời gian xảy ra đại dịch, tôi đã không chạy trốn đến Hamptons hay Miami như nhiều người khác. Tôi ở lại đây, tôi thấy các cuộc biểu tình của Black Lives Matter, tôi tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư. Tôi thấy hàng ngày sự tuyệt vọng của nhiều người bạn nghệ sĩ, những người bị mất việc làm và thu nhập, không đủ khả năng trả tiền thuê nhà. Và ngay cả khi có một cơn bão khác giống như Sandy ở New York có thể dẫn đến bạo lực và hỗn loạn, tôi sẽ ở lại. Chúng ta phải đối mặt với thế giới như nó vốn có. Ngay cả khi có một cuộc đối đầu hạt nhân. Bởi vì sau đó quả bom đầu tiên sẽ rơi xuống New York và quả tiếp theo là Moscow.

____________

Bài liên quan: Liệu cuộc chiến Đài Loan sẽ xảy ra?

Phụ chú của người dịch: Theo nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 sẽ giảm xuống 3,2% và 2,7% vào năm 2023, nghĩa là một trong những mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2001.

Mức lạm phát sẽ tăng từ 4,7% vào năm 2021 lên 8,8% vào năm 2022, chỉ giảm xuống 4,1% vào năm 2024. Về lãi suất, trong 11 tháng đầu năm 2022, Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã tăng tiền lời từ 0,08% lên 3,75-4,0%.

Nhìn chung, ba nền kinh tế Hoa Kỳ, Liên Âu và Trung Quốc sẽ tiếp tục bị đình trệ và nền kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm 2022 và 2023, các viễn cảnh chung là không khởi sắc.

Quốc tế nào lên án vụ Đồng Tâm?

Thục Quyên

21-2-2020

Sau khi Nghị viện Âu châu chấp thuận phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam, các báo lề trái lề phải, mạng xã hội, đã cùng cho thấy một hiện tượng bất ngờ chưa từng xảy ra: Sự đồng thanh tương ứng giữa các giới khác nhau của Việt Nam: Vui mừng và tràn đầy hy vọng, EVFTA sẽ lả đòn bẫy đẩy VN vươn lên, chuyển mình v.v…

Đồng thanh tương ứng giữa nhà cầm quyền cộng sản VN và những nhà đấu tranh dân chủ, giữa những trí thức chưa từng lên tiếng thổ lộ có đọc, hiểu và suy nghĩ về EVFTA và đại đội dư luận viên ngày này qua ngày khác cần cù chửi rủa những tổ chức bảo vệ nhân quyền đòi hoãn EVFTA, giữa những thành viên hội Cờ Đỏ hớn hở nâng ly và những người thắt cà vạt Cờ Vàng ba sọc đỏ hân hoan chụp ảnh chung với dân biểu EU thuộc phe chiến thắng (401 phiếu quyết định phê chuẩn trên 192 phiếu chống, chống vì trước đó đề nghị hoãn bầu cử phê chuẩn của họ cho đến khi nhà cầm quyền VN thực thi những đòi hỏi về nhân quyền của EU, bị bác bỏ).

Xém chút có thể cường điệu rằng niềm hân hoan EVFTA đã thống nhất dân tộc!

Sự thật phũ phàng

Sáng ngày 20/1/2020, TS Nguyễn Quang A đưa lên Facebook của ông một câu khó hiểu để báo tin một chuyện chẳng lành: “BỌN CHÚNG LẠI GIỞ TRÒ GÌ ĐÂY? TRỌNG PHÚC LÂM CHUNG làm gì vậy đúng 1 ngày sau đối thoại nhân quyền Việt Nam EU tại Hà Nội?

“Toàn là bất hảo cả”, vậy thì rồi làm sao đây?

Tương Lai

26-6-2018

Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 43b

Vừa rồi, trong một cuộc họp với cử tri Hà Nội, ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nỗi đóa lên mà rằng “Xem những thành phần bị công an bắt là ai? Toàn là bất hảo cả”! Để khỏi dài lời, xin dẫn ra đây những người mà ông Trọng gọi là “bất hảo” qua hai đoạn trích trong câu chuyện của họ đã viết rõ ràng và công khai trên facebook, những chuyện hoàn toàn có thể kiểm chứng: