Trang chủ Quan Điểm

Quan Điểm

Kể điều bạn biết, nói điều bạn nghĩ

Tân Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng: Người kế vị được chỉ định của Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng

Cù Huy Hà Vũ

15-4-2023

Trong nền chính trị độc đảng ở Việt Nam hậu Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là người có quyền lực nhất nước, là nguyên thủ quốc gia trên thực tế, Chủ tịch nước vì vậy mang tính lễ nghi là chính. Cũng bởi lý do này, chức Chủ tịch nước được mặc định như một sự tưởng thưởng công lao, đồng nhất với nhiệm kỳ công tác cuối cùng. Nói cách khác, Chủ tịch nước là chức vụ tiền hưu trí.

Cuộc cách mạng tiểu tư sản mới ở Việt Nam bế tắc

Jackhammer Nguyễn

13-4-2023

Bản án nhà cầm quyền Hà Nội tuyên cho ông Nguyễn Lân Thắng vào ngày 12-4-2023 khá nặng nề, với sáu năm tù, hai năm quản chế. Nó nặng vì đã khá lâu rồi, ông Thắng đâu còn hoạt động mấy, kể từ khi những người đồng hành với ông hoặc vô tù hoặc bị đuổi ra nước ngoài.

Phần Lan thoát khỏi lời nguyền địa chính trị, khi nào thì tới Việt Nam?

Jackhammer Nguyễn

9-4-2023

Ngày 4-4-2023 lá cờ Phần Lan được kéo lên tại trụ sở Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels. Từ nay, bất cứ cuộc xâm lăng nào vào Phần Lan thì sẽ bị chống trả bởi 31 quốc gia có kỹ thuật và kinh tế hàng đầu thế giới.

Bang giao Việt-Mỹ thời hậu chiến qua các mối quan hệ huyết thống

Diplomatic History

Tác giả: Heather Marie Stur

Đỗ Kim Thêm dịch

Số tháng 9-2022

Ảnh bìa sách “After Saigon’s Fall”, của tác giả Amanda C. Demmer

Trả lại môn Văn cho nhà trường phổ thông

Phạm Đình Trọng

6-4-2023

1. Không biết từ bao giờ môn Văn trong nhà trường phổ thông bị đổi tên thành môn Ngữ Văn. Đương nhiên việc đổi tên môn Văn thành Ngữ Văn phải do những người thầy dạy văn trong nhà trường, những người soạn sách giáo khoa môn văn và những người lãnh đạo bộ Giáo Dục, đều là những ông thầy, những ông giáo sư, tiến sĩ văn chương. Sự đổi tên môn Văn thành Ngữ Văn đã chứng tỏ những ông thầy dạy văn, những ông giáo sư, tiến sĩ văn chương chỉ là những người sính thuật ngữ, ham khoe thuật ngữ mà không hiểu đầy đủ, thấu đáo về môn Văn.

Gã “độc cô cầu bại” cuối cùng đã chiến bại

Nhã Duy

5-4-2023

Ảnh: NYT

Hôm nay là một ngày lịch sử, ít nhất với riêng Donald Trump, một tỉ phú và cựu tổng thống Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Sau bốn thập niên đối diện với hàng ngàn vụ kiện tụng, điều tra mà hệ thống tư pháp New York và liên bang cũng chẳng làm được gì ông ta, hôm nay Donald Trump đã bị bắt và bị truy tố 34 hình tội trong phiên tòa công bố tội danh tại New York.

Xã ta phải có tượng đài

Mạc Văn Trang

5-4-2023

Hôm nay ông Hùng Phó Chủ tịch xã Đại Phát khánh thành ngôi nhà 5 tầng, vừa xây trên phần đất giãn dân. Khách đến ăn mừng tân gia nhộn nhịp suốt cả ngày. Mấy đồng chí Đảng ủy xã bận họp, chiều tà mới đến. Gia chủ đã dành một bàn cỗ thịnh soạn trên lầu 2, có phòng lạnh, kín đáo mát mẻ.

Trời vào thu, Đại Ngu buồn lắm em ơi!

Dương Tự Lập

2-4-2023

(Thế hệ một thời đi qua vòm trời vàng son Việt Nam Cộng Hòa)

Trước đó đã có, nhưng rầm rộ hơn phải được tính từ đầu năm 2004 khi ông cựu Phó Tổng thống Việt Nam Cộng hòa bốc đồng Nguyễn Cao Kỳ do được những tay “bác sĩ” Cộng sản tài tình kết nối “khúc ruột dư” của ông trở về Việt Nam thành “khúc ruột Thừa ngàn dặm”.

Tại sao báo chí Việt Nam kín tiếng vụ Trump bị truy tố?

Jackhammer Nguyễn

1-4-2023

Chiều thứ năm 30-3-2023, cựu tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump chính thức bị một tòa án ở New York phát lệnh truy tố, sau khi đại bồi thẩm đoàn bỏ phiếu tán thành. Như vậy ông Trump sẽ phải xuất hiện trước tòa án New York, dự trù là ngày thứ ba, 4-4-2023, để làm thủ tục của một kẻ bị cơ quan pháp luật truy tố.

Một đòi hỏi bạo lực hoá nền giáo dục vốn đã tràn ngập bạo lực

Phạm Đình Trọng

31-3-2023

(Về ý kiến phải có roi vọt trong giáo dục)

Chữ tượng hình Trung Hoa ra đời từ tư tưởng triết học vương quyền Trung Hoa, triết học coi trọng quyền uy để duy trì quyền lực nhà nước phong kiến. Triết học vương quyền chia xã hội loài người ra thành hai hạng, quân tử và thứ dân.

Huxley, Orwell, Ionesco, mô hình nào cho Việt Nam?

Từ Thức

30-3-2023

Đài truyền hình Pháp-Đức ARTE gần đây đặt câu hỏi: Mô hình xã hội nào cho thế giới, Huxley hay Orwell? Aldous HUXLEY và George ORWELL, hai nhà văn tiên tri của thế kỷ 19, đã tiên đoán thế giới sẽ đi tới đâu dưới sự cai trị của các chế độ độc tài, toàn trị. Ngày nay, tất cả những gì họ tiên đoán đang xảy ra trước mắt, khắp nơi, đặc biệt là bên Tàu.

Tại sao ông Trọng, ông Thưởng, ông Huệ, ông Chính ‘không nghĩ, không làm’?

Blog VOA

Trân Văn

29-3-2023

Khi “Sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” đã trở thành một loại tuyên ngôn của “nhà nước pháp quyền XHCN” ở Việt Nam thì tại sao từ trên xuống dưới vẫn cứ phải lặp đi lặp lại về “dám nghĩ, dám làm”? Nguồn ảnh: Reuters

Ngộ độc Lịch sử và Tội phạm Chiến tranh

Trần Gia Huấn

28-3-2023

Ще не вмерла України – Ukraine Has Not Yet Perished.

Bàn về vụ bốn nữ tiếp viên hàng không

Trần Đình Triển

26-3-2023

Mấy ngày qua, trên thông tin đại chúng bàn tán nhiều về vụ 4 tiếp viên nữ Hàng không VN, chuyến bay từ Pháp về bị Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện trong hành lý của họ có 11,5 kg chứa chất ma tuý, được che dấu trong các tuýp thuốc đánh răng.

Xin nói thẳng mấy điều

Mạc Văn Trang

26-3-2023

Tôi thấy giữa Chính quyền với Dân, giữa Dân với nhau có những lầm lẫn nguy hiểm, nên xin nói rõ mấy điều.

Chiếc áo NATO và mối tình ngang trái Việt – Nga – Trung

Jackhammer Nguyễn

23-3-2023

Cách đây gần 40 năm, ở Việt Nam, tôi quen một anh bộ đội giải ngũ. Lần đó vào mùa gió bấc, tôi quên áo ấm bèn mượn đỡ một cái áo khoác sĩ quan Việt Nam Cộng hòa của một người bạn, cái áo đó của ba người bạn đã đi Mỹ, không rõ cơ duyên nào còn sót lại. Anh bộ đội thấy tôi mặc cái áo đó bèn nài nỉ tôi bán cho anh, anh ta gọi cái áo đó là áo NATO.

Giấc mơ châu thổ: Ngày nước Việt Nam 10-3-2023 — Ngày nước thế giới 22-3-2023

Ngô Thế Vinh

22-3-2023

Gửi những trẻ em ĐBSCL không biết bơi, và cả không có ngụm nước sạch để uống

Gửi ngót 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Chiến tranh ở Đông Âu nhìn từ góc độ văn hóa

Lê Phú Khải

20-3-2023

Chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga hiện nay có cội nguồn từ chiều sâu văn hóa. Đó là sự đụng độ giữa văn hóa pháp quyền phương Tây và văn hóa cường quyền phương Đông.

Trao đổi với luật sư Vũ Đức Khanh về đối thoại

Jackhammer Nguyễn

20-3-2023

Luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, có một bài viết trong mục Diễn Đàn của trang VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ) tiếng Việt, đặt câu hỏi rằng, liệu Đảng (Cộng sản) muốn đối thoại? Có hai ý chính trong bài viết của ông Khanh.

Thứ nhất, ông cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam và những người bất đồng chính kiến với họ nên đối thoại với nhau để tìm giải pháp tốt cho tương lai của Việt Nam.

Thứ hai, ông Khanh trình bày rằng, để cho cuộc đối thoại được diễn ra tốt đẹp, công bằng thì phải như thế nào.

Những phân tích của ông Khanh trong điều thứ hai, theo tôi, dễ dàng có được sự đồng ý của mọi người.

Còn ý thứ nhất, về nguyên tắc, dựa trên một sự suy luận hợp lý, cũng có vẻ đúng, có nghĩa là khi có những ý kiến khác nhau thì nên tranh luận (đối thoại) sẽ có giải pháp tốt nhất! Nhưng thiết nghĩ, đúng nhất là sự đối thoại sẽ tạo điều kiện thỏa mãn cả đôi bên, ai cũng hài lòng, không gây gỗ hay đánh nhau nữa.

Ngoài ra, ông Khanh cũng cẩn thận khi đặt tựa bài với một câu hỏi, rằng liệu Đảng (cộng sản Việt Nam) có muốn đối thoại? Sự nghi ngờ của ông Khanh hoàn toàn hợp lý, khi ông nhắc lại chuyện ông Võ Văn Thưởng, tân Chủ tịch nước, từng đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, cơ quan tuyên truyền của Đảng, có nêu ra vấn đề đối thoại (với những người không cùng quan điểm), nhưng mãi không thấy làm.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta đang sống trong thời mà chính trị thực dụng (RealPolitik) rất mạnh mẽ (có thể nó sẽ thay đổi sau cuộc chiến Ukraine chăng?). Ta đã thấy những cuộc bắt tay ngoạn mục, hôm trước là thù, hôm sau là bạn, từ Nixon-Mao cho đến mối quan hệ đồng sàng dị mộng Việt – Mỹ hiện nay. Nhìn tổng thể, chính trị thực dụng chính là chính trị của kẻ mạnh. Đôi khi ta lầm tưởng khi thấy kẻ mạnh cúi xuống bắt tay kẻ yếu hơn, nhưng thực ra kẻ mạnh đó đang nghĩ tới việc chinh phục kẻ yếu, làm cho mình mạnh hơn, chứ chưa chắc theo kiểu… đôi bên cùng có lợi (win-win).

Trong không khí đó, nhà nước Cộng sản Việt Nam không có đối trọng nào mà họ cần chinh phục bằng sự đối thoại.

Các nhóm bất đồng chính kiến bên trong Việt Nam đã chấm dứt tồn tại vào năm 2020, sau khi các tổ chức, có thực lực hay không, bị giải tán, các nhân vật nổi bật bị bỏ tù.

Thế còn cộng đồng nói tiếng Việt bên ngoài Việt Nam? Đa số các đảng phái, tổ chức chính trị, là hữu danh vô thực. Một số đảng phái còn hoạt động thì rất vất vả để gầy dựng lực lượng, họ không chỉ gặp khó khăn rất lớn khi phát triển bên trong Việt Nam, mà ở hải ngoại họ cũng chẳng phát triển được là bao. Bên trong nước thì vấp phải bộ máy đàn áp của công an, khổng lồ và hiệu quả, còn bên ngoài, tuy không có trở ngại nào về kỹ thuật, về vật chất, nhưng bản thân tinh thần chống đối hầu như không còn nữa, hoặc vẫn còn theo quán tính, nhưng không quan trọng bằng những chuyện khác trong cuộc đời họ, cách Việt Nam hàng chục ngàn dặm.

Xin hỏi ông Khanh rằng, nếu ngày mai ông Võ Văn Thưởng tuyên bố tổ chức đối thoại, ở Hà Nội, hay Ottawa, ai sẽ là người tham gia đối thoại với Đảng cộng sản? Lúc đó tôi e rằng sẽ có cuộc tranh giành khốc liệt giữa các nhóm người Việt ở hải ngoại… với nhau!

Nhưng điều quan trọng nhất là, liệu trong đại đa số hơn 90 triệu dân Việt Nam, ai có nhu cầu đối thoại? Có thể có không ít người Việt cảm thấy khó chịu với sự nhũng lạm của cơ quan công quyền, cảm thấy tuyệt vọng vì sự suy sụp của nền giáo dục, của môi trường sống… nhưng từ đó đi đến nhu cầu phản kháng thì có lẽ vẫn còn xa.

Xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn ở giai đoạn chuyển biến từ nông nghiệp và khai thác nguyên liệu, sang sản xuất công nghiệp. Đa số dân vẫn cư trú ở thôn quê. Những người chuyển lên thành thị để làm trong các nhà máy, xí nghiệp, hiện hài lòng, trong lúc này, với cuộc sống không phụ thuộc vào trời đất nắng mưa ở thôn quê.

Dĩ nhiên là một người sống ở Bắc Mỹ, tôi cũng như ông Vũ Đức Khanh, hiểu rõ dân chủ đại diện là cái gì, và nó có vai trò lớn như thế nào để phát triển. Bất cứ cộng đồng nhỏ nhoi nào trên đất Mỹ, hay Canada, vẫn được đại diện ở quốc hội liên bang. Vì thế, có những vị dân biểu rất ấm ớ hội tề chẳng hạn như Lauren Boebert, hay Marjorie Greene… ở Mỹ, nhưng họ đại diện cho các cộng đồng nào đó, có thể cũng ấm ớ hội tề như họ, nhưng họ có quyền.

Ông Vũ Đức Khanh, cũng như nhiều người khác hiểu rằng, số đông chưa chắc lúc nào cũng đúng, và sự tranh cãi, hay nói nhẹ hơn là đối thoại, là một cơ chế giữ thăng bằng cho xã hội. Nhưng Việt Nam thì khác. Hãy nhớ những lời tâm sự buồn bã của một số người tham gia các cuộc biểu tình ở Việt Nam, rằng họ cảm thấy cô độc vì đám đông thờ ơ xung quanh, thậm chí họ bị sỉ vả, vì… biểu tình cản trở giao thông. Từ truyền thống phong kiến Đông Á độc đoán, xã hội Việt Nam chuyển sang một trạng thái tinh thần trong đó số đông áp bức số ít. Xã hội Việt Nam có vẻ vẫn chưa sẵn sàng cho một cơ chế dân chủ đại diện.

Trở lại câu hỏi của ông Vũ Đức Khanh, tôi nghĩ rằng hỏi là trả lời. Ông Khanh có thể đặt một câu hỏi ở dạng khác, đó là những người bất đồng chính kiến trong nước, các tổ chức chính trị hải ngoại, mà ông Khanh cũng có hoạt động, có thể tạo cho mình một sức mạnh như thế nào để đảng cộng sản Việt Nam thấy rằng, họ cần đối thoại?

Tướng Cương đâu có “quay xe”?

Mạc Văn Trang

19-3-2023

Một số bạn trên mạng xã hội, sau khi xem clip Open Talks giữa tướng Lê Văn Cương và Luật sư Hoàng Việt đã nhận xét là, tướng Cương đã “quay xe”, tức là đã quay ngược lập trường, quan điểm đối với “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin, tức cuộc xâm lược Ukraine của quân Nga.

Võ Văn Thưởng, Đảng CSVN và chủ trương “thà mất nước còn hơn mất đảng”

Đào Tăng Dực

17-3-2023

Vào ngày 2 tháng 3 năm 2023, sau khi được Bộ Chính Trị và Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN tuyển chọn, ông Võ Văn Thưởng, thường trực Ban Bí Thư đảng, được Quốc Hội bù nhìn bầu và tuyên thệ vào chức vụ chủ tịch nước, tương đương với nguyên thủ quốc gia nhưng không phải chức vụ đứng đầu chính phủ như thủ tướng. Hiến Pháp 2013 cũng chia một số quyền hành pháp giới hạn cho CTN và chức vụ này không hẳn là hoàn toàn có tính biểu tượng.

Thật vậy, ngoài những trách nhiệm liên hệ đến ngôi vị quốc trưởng, điều 88 (2) và (5) của Hiến Pháp 2013 trao cho CTN những thực quyền sau đây:

Điều 88 (2). “Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ”.

Điều 88(5). “Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp;…”

Tuy nhiên, sự thay thế CTN qua việc thanh trừng ông Nguyễn Xuân Phúc và bầu chọn Võ Văn Thưởng không hề làm cho vận mệnh đất nước sáng sủa hơn. Trong bài diễn văn nhậm chức, theo báo Người Lao Động, ông Thưởng bày tỏ: “Nhận thức sâu sắc rằng vấn đề mang tính nguyên tắc có ý nghĩa sống còn, nền tảng vững chắc đối với đất nước ta, chế độ ta là phải kiên định vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Sự bám víu vô điều kiện vào chủ nghĩa Mác- Lênin chứng tỏ rằng Võ Văn Thưởng ngày nay không khác gì Nguyễn Văn Linh sau ngày Hiệp Ước Thành Đô với CSTQ được ký kết năm 1990. Thật vậy, các thành phần chóp bu của CSVN ý thức rằng, đi với Trung Quốc thì có thể mất nước, đi với Mỹ thì có thể mất đảng, nhưng thà mất nước còn hơn mất đảng.

Không riêng gì đảng CSVN, tất cả các đảng CS trên thế giới đều là những thảm họa cho các quốc gia liên hệ vì trong một chế độ độc đảng, không cạnh tranh, tập thể cai trị biến thành một định chế quyền lực cứng nhắc và khi có sự xung đột giữa sự sống còn của quốc gia và sự sống còn của đảng phái thì quyền lợi và sự sống còn của đảng CSVN sẽ ưu thắng và tổ quốc sẽ diệt vong.

Quy luật này áp dụng cho các đảng CSLX, CSTQ, CS Cuba, Lao Động Bắc Triều Tiên và dĩ nhiên CSVN. Thật vậy, ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày tai họa ngiệt ngã nhất của dân tộc, khi đảng CSVN được khai sinh tại Hồng Kồng. Nếu duyệt lại suốt chiều dài lịch sử của dân tộc thì tại họa phát xuất từ đảng CSVN vượt xa các tai họa đến từ thiên nhiên như lụt lội, động đất, hoặc đến từ con người như các triều đại bạo chúa hoặc giặc ngoại xâm từ Trung Quốc hay Thực Dân Pháp.

Bằng chứng hùng hồn nhất là các quốc gia trong vùng Đông Á bị CS cai trị đều tụt hậu thê thảm so với các quốc gia dân chủ như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore và đặc khu hành chánh Hồng Kông.

Tính vị kỷ và khuynh hướng thà mất nước còn hơn mất đảng của CSVN đã làm cho dân tộc mất đi nhiều cơ hội lịch sử:

1. Năm 1945: Đảng CSVN đánh mất cơ hội đầu tiên. Cuộc cướp chính quyền từ tay Chính Phủ Trần Trọng Kim ngày 2 tháng 9 không cần xảy ra. Trên nguyên tắc chính phủ Trần Trọng Kim đã giành được độc lập cho dân tộc. CSVN lập luận rằng Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là bù nhìn của Nhật Bản. Tuy nhiên Nhật Bản là một cường quốc trên đà diệt vong. Thay vì cướp chính quyền và dành quyền cai trị độc tôn quốc gia theo quan điểm của Lenin, đảng CSVN đã đánh mất cơ hội cộng tác với các nhóm chính trị và xã hội khác. Các lực lượng này bao gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, Đại Việt Quốc dân Đảng, Đệ Tứ Quốc tế Cộng sản và các nhóm tôn giáo như Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng của Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, được thành lập năm 1946. CSVN vì quyền lợi vị kỷ của đảng và vâng lời các quan thầy Liên Xô và Trung Quốc, thanh toán đẩm máu các đảng phái quốc gia, thay vì xây dựng một nền dân chủ đa nguyên chân chính cho Việt Nam.

2. Năm 1954: Trận chiến Điện Biên Phủ do Việt Minh, dưới sự điều hướng của CSVN, không cần xảy ra. Các chính đảng yêu nước từ hữu khuynh đến tả khuynh đều có thể góp sức đánh đuổi Thực Dân Pháp và sẽ không có thảm họa chia cắt đất nước thành hai miền. Đây là giai đoạn các cường quốc thực dân thoái trào. Nếu không có đảng CS thì toàn thể lãnh thổ Việt Tộc, từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau cũng đã được trao trả độc lập, xây dựng một chế độ dân chủ đa đảng và ngày nay, dân tộc đã hóa rồng trên bầu trời Đông Á.

3. Năm 1975: Sau khi chiếm được miền Nam, một lần nữa, vì quyền lợi vị kỷ của đảng, đắm chìm trong sự u mê ý thức hệ của Mác Lê, đã đánh mất cơ hội đại đoàn kết dân tộc như Tổng thống Abraham Lincoln của Hoa Kỳ đã làm hơn 100 về trước. Thay vào đó, chính sách trả thù, giết chóc, cải tạo … gây ra thảm họa vượt biên tìm tự do với hằng trăm ngàn người vùi thây trong lòng đại dương.

4. Năm 1990: Khi Cộng sản Liên Xô sụp đổ, cũng vì chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng, CSVN đã từ chối không gia nhập tiến trình dân chủ hóa như các quốc gia Đông Âu và Trung Á mà chọn quy hàng CSTQ hầu có điểm tựa ý thức hệ tương lai, bán rẻ đất, biển và chủ quyền dân tộc.

5. Gia nhập WTO: CSTQ gia nhập Tổ chức Thương Mại Quốc Tế này năm 2001 và từ đó tiến bộ ngoạn mục trở thành một cường quốc kinh tế. Trước đó đã 10 năm, nhiều thành phần trí thức Việt Nam đã khuyến khích đảng CSVN gia nhập. Tuy nhiên đảng CSTQ ngăn chận và hứa hẹn rằng: Buôn bán với TQ còn lợi nhuận gấp 10 lần buôn bán với Hoa Kỳ và các nước tư bản. Sau đó, CSTQ bất ngờ gia nhập WTO trước Việt Nam. CSVN thà mất nước về tay TQ còn hơn mất đảng, đã bị đàn anh gạt gẫm, bán rẻ quyền lợi tổ quốc.

Trên đây là những cơ hội lịch sử CSVN đã đánh mất vì quan điểm “thà mất nước còn hơn mất đảng”.

Sự đăng cơ chức CTN của Võ Văn Thưởng chỉ là sự tiếp nối của chủ trương phản quốc của CSVN. Đó là: “Thà mất nước còn hơn mất đảng” mà thôi.

“Củi” từ biên giới Việt-Trung, “lò ông Trọng” có đốt nổi không?

Nông Văn Tiềm

17-3-2023

Lào Cai là tỉnh bị phá nát rừng để khai thác tận thu các mỏ khoáng sản, vét sạch tài nguyên để dâng cho Trung Quốc. Bộ sậu lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã làm ra những chuyện kinh thiên động địa. Thế nhưng, có lẽ “lò ông Trọng” ở xa quá, hoặc “củi” ở đây khó cháy, nên từ lâu mọi chuyện bị quên.

Liên quan đến phát biểu của cựu Đại sứ Grover Joseph Rees về chương trình ROVR

Lê Xuân Khoa

16-3-2023

Mới đây, tôi được một số thân hữu gửi cho Bản tin Mạch Sống ngày 8 tháng 3 năm 2023 của tổ chức BPSOS, cho hay, Bộ Ngoại giao Mỹ mới thành lập chương trình Welcome Corps để cho các nhà hảo tâm tư nhân có thể tiếp tay với chính quyền giúp cho một số người tị nạn trên thế giới được vào Mỹ định cư, và BPSOS đang chuẩn bị tham gia chương trình này hi vọng sẽ đưa được một số người tị nạn Việt Nam còn kẹt ở Thái Lan sang Mỹ.

Mặc cảm Á châu qua vụ Quan Kế Huy

Yên Khê

17-3-2023

Không rõ trong không gian tiếng Hoa, người ta bàn về chuyện ông Quan Kế Huy nhận giải Oscar như thế nào, nhiều hay ít. Ít nhất ông Huy có trả lời báo South China Morning Post, một tờ báo ở Hong Kong, rằng ông tự hào ông là người gốc Hoa.

Nhưng trong không gian Việt ngữ thì ông Quan Kế Huy tạo ra một sự ồn ào vô tiền khoáng hậu. Từ những “đại gia” như BBC, VOA, cho đến các nhân vật nổi tiếng, từ báo chí của đảng cộng sản Việt Nam, cho đến những người hay tranh cãi trên Facebook.

Họ tranh cãi ông Huy là người gì, người Hoa, người Việt hay người Mỹ. Ông là người Mỹ là đúng rồi vì passport của ông là passport Mỹ. Ông là người Hoa cũng đúng vì gia đình ông di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, ông là người Việt cũng đúng luôn, vì ông sinh ra ở Việt Nam.

Có một điểm chung của các phe là họ đều thấy ông vinh dự quá, làm cho họ thơm lây.

Họ tranh cãi dữ dội như vậy vì cái vinh dự của… Oscar lớn quá. Ở một khía cạnh nào đó, sự tranh cãi và tự hào đến từ một mặc cảm… Á châu. Oscar do người Mỹ (phương Tây) lập ra, Hollywood cũng của phương Tây, mà xa hơn nữa, điện ảnh cũng không phải là do người Á châu tạo nên.

Ngoài ra, như ông Huy đã nói, vừa nói vừa khóc, rằng ông có giấc mơ Mỹ, vượt lên từ sự khốn khó của một người tị nạn lên đến thảm Oscar danh giá. Nước Mỹ liên tục chứng minh sự biệt lệ của mình (American Exceptionalism), hết trường hợp này tới trường hợp khác, và trường hợp ông Huy là mới nhất.

Những người gốc Việt ở Mỹ tự hào về ông Huy, khi họ có cảm xúc đó, họ cảm thấy họ cũng nằm trong sự biệt lệ Mỹ quốc. Nhưng mặt khác, sự biệt lệ Mỹ quốc, lại làm cho họ chìm lỉm trong cái tính toàn cầu của nó. Họ cảm thấy họ thua thiệt khi so với ai đó, chẳng hạn như người Mỹ gốc châu Âu thì rất rõ, rồi người Mỹ gốc Latin, gốc Ấn Độ (ngoài bà phó tổng thống đương nhiệm, thì có khá nhiều CEO ở Silicon Valley).

Sự tranh cãi, giành tự hào của người Việt, một cộng đồng chính trị hóa rất cao, còn đưa đến những thái cực rất khôi hài. Một phía là nhà nước Việt Nam, dù rất muốn giành ông Huy về mình, lại rón rén cắt đi cái phần đời rất quan trọng của ông là vượt biên, là trại tị nạn. Phía bên kia thì giành phần bảo rằng ông Huy là người Việt… Nam Cộng hòa, một quốc gia đã chết gần nửa thế kỷ.

Suy cho cùng, căn bệnh Đông Á bệnh phu này không chỉ riêng người Việt, mà cả ở Hoa Lục. Người Hoa Lục cũng hay giành phần tự hào như vậy khi ai đó có máu Trung Hoa đạt điều gì đó danh dự ở nước Mỹ, xứ sở họ vừa mê đắm vừa ghét cay ghét đắng. Họ không chấp nhận biệt lệ Mỹ quốc, họ cho rằng Mỹ cũng như Trung Quốc thôi, đều là hai quốc gia, là hai dân tộc ngang nhau. Họ không công nhận chuyện “dân tộc Mỹ” rất khác so với phần còn lại của thế giới.

Hai dân tộc Đông Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, đã thoát ra khỏi cái tự ti Á châu của họ, vì họ là hai quốc gia tối tân hàng đầu thế giới, mà không chỉ kỹ thuật, văn hóa của họ cũng thống trị khắp nơi.

Người Việt thì sao? Thôi thì đôi khi có một cái tin gì đó về bà Dương Nguyệt Ánh, một viên chức thì đúng hơn là một nhà khoa học, có một thành công nào đó, họ lại vui với nhau, dù chẳng thấy báo chí Mỹ bàn tới bao nhiêu. Số phận lại cho ông Huy sinh ra ở Sài Gòn, làm hại người Việt khắp chốn lại xôn xao.

Người Hoa có lẽ cũng xôn xao, nhưng tôi nghĩ trong các bài viết về ông Huy bằng tiếng Hoa, người ta sẽ không viết là ông Huy, mà là ông Quan vậy.

Đảng đã thắng, rồi sao nữa?

Jackhammer Nguyễn

17-3-2023

Ông David Brown, một nhà quan sát Việt Nam rất rành tiếng Việt, nêu một nghi vấn trong bài viết của ông rằng, liệu các ủy viên trung đảng cộng sản Việt Nam sắp tới đây có bầu cho một người lãnh đạo giống như ông Nguyễn Phú Trọng hay không?

Ai bảo kê cho Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang?

Thu Hà

16-3-2023

Đại án test kit Việt Á với số tiền đưa hối lộ khủng, đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố 29 vụ với 102 bị can, phong toả được 1670 tỷ đồng. Tuy nhiên, còn một số “sâu bự” ăn không chừa bất cứ thứ gì, vì được nhiều thế lực bảo kê, vẫn chưa bị khởi tố điều tra, như Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cựu giám đốc Sở Y tế hoặc Hà Văn Phúc, giám đốc Sở Y tế Kiên Giang.

Tương quan giữa các khái niệm chính quyền, XHDS, Luật Hình sự và Dân sự trong một nền dân chủ

Đào Tăng Dực

14-3-2023

Tương quan giữa các khái niệm chính quyền (the state), xã hội dân sự (civil society), luật hình sự (criminal law) và luật dân sự (civil law) trong một nền dân chủ chân chính

Vào ngày 24 tháng 2 vừa qua, dư luận VN xôn xao vì nhà báo và luật sư Đặng Thị Hàn Ni vừa bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam, chiếu theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự, cùng với bà Nguyễn Phương Hằng. Bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt vì sử dụng mạng xã hội để livestream xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự cũng chiếu theo điều 331 nêu trên.

Đúng nguyên lý cách mạng

Mạc Văn Trang

13-3-2023

Theo FB Mạc Việt Hồng, thì đã có hơn 300 người đã tham gia biểu tình “chống lạm thu phí lãnh sự” trước Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan ngày 12/3/2023. Ảnh: FB Mạc Việt Hồng

Các nhà Cách mạng luôn tuyên truyền, giác ngộ quần chúng rằng: Có áp bức, bất công thì phải vùng lên đấu tranh; đấu tranh tự phát sẽ thất bại; đấu tranh phải có tổ chức, phải tập hợp được đông đảo quần chúng tham gia với sự đoàn kết chặt chẽ thì sẽ thắng lợi… “Đoàn kết là sức mạnh”!

Cuộc thập tự chinh đơn độc của Nguyễn Phú Trọng

Asia Sentinel

Tác giả: David Brown

Hồ Động Đình, dịch

12-3-2023

Tổng bí thư Việt Nam chấp nhận hy sinh năng lực để đổi lấy sự trung thành

Cộng sản và doanh nhân Mỹ gốc Việt, chẳng lẽ giờ này mới biết?

Yên Khê

10-3-2023

Chống cộng triệt để và ăn tiệc Việt … Cộng

Nhiều người Việt ở Mỹ xôn xao sau khi Hiệp hội doanh nhân Mỹ gốc Việt (VABA, Vietnamese American Business Association) tổ chức một buổi tiệc thân mật, nhưng khá “hoành tráng”, với các vị dân cử người Mỹ gốc Việt, tại một nhà hàng lớn ở thành phố Milpitas, California.